Ho Khan Có Đờm: Nguyên Nhân Và Cách Trị Hiệu Quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Bác sĩ Trần Thị Hương Lan

Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN

Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Đặt lịch

Ho khan có đờm xuất hiện một thời gian rồi hết, nhưng cũng có trường hợp kéo dài không khỏi. Cơn ho gây ra không ít ảnh hưởng cho người bệnh trong sinh hoạt, lao động và sức khỏe. Cần xác định nguyên nhân gây ho và điều trị sớm, phòng nguy cơ ho là triệu chứng của những bệnh lý nguy hiểm gây hại cho sức khỏe.

Ho khan có đờm
Ho khan có đờm do nguyên nhân nào gây ra?

Nguyên nhân nhân gây ho khan có đờm

Ho khan và ho có đờm là hai dạng ho phổ biến. Người bệnh có thể gặp phải cùng một lúc hai dạng ho này trong một đợt ho. Đối với ho khan, cổ họng người bệnh thường có cảm giác đau rát, ngứa họng, sưng họng, khản tiếng hoặc mất tiếng,…kèm theo cơn ho không dịch đờm ở cổ.

Đối với ho có đờm, lúc này cổ họng người bệnh sẽ chứa dịch nhầy ở niêm mạc. Chúng thường sánh đặc khiến cho người bệnh khó khăn trong việc khạc đờm nhớt ra ngoài, ảnh hưởng đến đường hô hấp. Các dạng đờm thường gặp như đờm thanh dịch, nhầy, mủ, đờm xanh, vàng,…

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng ho khan có đờm cùng lúc. Chẳng hạn như ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường, thời tiết, lông động vật,…Tuy nhiên, tình trạng ho khan có đờm cũng có thể là triệu chứng của các bệnh lý về đường hô hấp. Nếu không sớm điều trị, người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng.

Dưới đây là những bệnh gây triệu chứng ho khan, ho có đờm mà bạn có thể mắc phải:

1. Bệnh ho gà

Bệnh ho gà là một dạng bệnh lý có thể lây nhiễm qua đường hô hấp, thường gặp ở trẻ nhỏ. Nếu gặp điều kiện thuận lợi, bệnh có thể lây nhanh thành dịch, nhất là có nguy cơ gây tử vong cao. Khi bạn tiếp xúc với nguồn lây bệnh, vi trùng bordetella pertussis sẽ bám vào cơ thể.

Nếu hệ miễn dịch kém, sau khoảng 7-10 ngày, các triệu chứng ho gà bắt đầu xuất hiện. Điển hình như tình trạng ho, chảy nước muối,…Sau 2 tuần tiếp theo, tình trạng ho sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, những cơn ho xuất hiện dày đặc, diễn ra trong thời gian dài.

Nguyên nhân nhân gây ho khan có đờm
Bệnh ho gà có thể gây ra những cơn ho kéo dài

Trường hợp không kiểm soát tốt, bệnh nhân sẽ bị nôn ói, không ăn uống được gây suy nhược cơ thể. Đặc biệt ở trẻ nhỏ, ho gà sẽ khiến áp lực phổi tăng cao, kéo theo hiện tượng viêm não, viêm phổi, tạo điều kiện phát sinh các bệnh nhiễm trùng cơ hội khác.

ĐỌC NGAY: Bệnh ho gà có lây không? Lây lan như thế nào?

2. Cảm cúm hay cảm lạnh

Tình trạng ho có thể bắt nguồn từ nguyên nhân là bạn đang nhiễm bệnh cúm và cảm lạnh. Hai chứng bệnh này do virus cúm và rhinovirus gây nên. Bệnh khá phổ biến, ai cũng có thể gặp phải. Tuy nhiên cảm cúm và cảm lạnh tương đối dễ điều trị, không gây nguy hiểm nghiêm trọng sức khỏe người bệnh.

Chúng thường xuất hiện khi thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ môi trường thay đổi. Nhận biết bệnh thông qua các triệu chứng như ho khan, ho có đờm, chảy nước mũi, mệt mỏi, hắt hơi, sốt,…Bệnh thường kéo dài từ 1-2 tuần sau đó thuyên giảm và biến mất.

3. Bệnh về phổi

Các chứng bệnh về phổi là nguyên nhân gây ho thường xuyên. Chẳng hạn:

  • Bệnh lao phổi: 

Cơn ho khan, ho có đờm xuất hiện kéo dài có thể đặt ra nghi vấn liệu bạn có đang mắc lao phổi hay không. Bệnh do một loại vi khuẩn có tên là mycobacterium gây nhiễm trùng phổi, có mức độ lây lan cao.

Ho khan có đờm, đôi khi còn ho ra máu,…là dấu hiệu cảnh báo bệnh lao phổi mà bạn đọc cần lưu ý. Triệu chứng này thường xảy ra trong thời gian dài, hơn 3 tuần và không có dấu hiệu thuyên giảm dù đã can thiệp điều trị. Các triệu chứng khác kèm theo để nhận biết bệnh như sốt, mệt mỏi, đau ngực, giảm cân đột ngột, đổ mồ hôi trộm….

Nguyên nhân nhân gây ho khan có đờm
Các bệnh lý về phổi có thể là nguyên nhân khiến bạn bị ho khan, ho có đờm kéo dài
  • Ung thư phổi:

Ngoài lao, tình trạng ho kéo dài còn có thể là triệu chứng của bệnh ung thư phổi. Các khối u ác tính bắt đầu hình thành trong cơ quan này âm thầm, khi chuyển nặng bắt đầu khởi phát các triệu chứng. Nhất là khi kích thước u lớn nằm chèn lên phế nang, ống dẫn không khí, gây khó thở, đau tức ngực dữ dội.

Bệnh thường xuất hiện ở những người có thói quen hút thuốc hơn 10 năm. Người hít phải khói thuốc thụ động trong thời gian dài, sống trong môi trường ô nhiễm, độc hại,…cũng có nguy cơ mắc phải chứng bệnh này.

  • Phù phổi:

Phù phổi cũng là một trong những nguyên nhân gây ho khan có đờm trong nhiều ngày không khỏi. Bệnh hình thành khi những phế nang và các mô trong phổi bị ứ đọng dịch. Lúc này quá trình hô hấp của cơ thể gặp khá nhiều khó khăn.

Phù phổi có thể là hệ quả của bệnh lý về tim hoặc do chấn thương gây ra. Tình trạng này khá nguy hiểm, nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có nguy cơ suy hô hấp nghiêm trọng dẫn đến tử vong. Các triệu chứng nhận biết thường là khó thở, ho ra máu, người tái nhợt, đổ nhiều mồ hôi,….

  • Tràn dịch màng phổi: 

Các khoang màng phổi tiết dịch ồ ạt khiến dịch tràn ra ngoài. Nguyên nhân gây nên hội chứng này rất đa dạng, thường là xuất phát từ những bệnh lý khác như. Chẳng hạn như bệnh suy giáp, suy tim, bệnh lao, lupus ban đỏ, ung thư phổi,…

Người bệnh có thể nhận thấy các triệu chứng bất thường của cơ thể như đau ngực, sốt, khó thở, ho khan có đờm….kéo dài. Đặc biệt cơn ho có thể nghiêm trọng hơn khi người bệnh thay đổi tư thế ngồi hoặc nằm.

4. Bệnh viêm phế quản

Ống phế quản có thể bị sưng hoặc viêm khiến cho bạn mắc phải chứng viêm phế quản. Nguyên nhân là do thói quen hút thuốc lá thường xuyên, nhiễm vi khuẩn, dị ứng với bụi, hóa chất, tiếp xúc lâu ngày với môi trường độc hại,…

Nguyên nhân nhân gây ho khan có đờm
Viêm phế quản do thói quen hút thuốc lá thường xuyên, nhiễm vi khuẩn, dị ứng với bụi, hóa chất, tiếp xúc lâu ngày với môi trường độc hại,…

Khi cơ quan này bị tổn thương, quá trình lưu thông không khí bị gián đoạn gây ảnh hưởng hoạt động hô hấp của cơ thể. Các triệu chứng viêm phế quản điển hình như ho, khó thở, thở khò khè, sốt cao, mệt mỏi cơ thể,…Cần phát hiện và điều trị sớm, tránh tình trạng viêm chuyển sang mãn tính khó trị.

5. Viêm thanh quản

Thanh quản là cơ quan đảm nhiệm vai trò cảm thụ cũng như phát ra âm thanh. Khi thanh quản bị tổn thương do nhiễm vi khuẩn, virus, trào ngược,….dẫn đến viêm sẽ gây ra không ít vấn đề tại cổ họng. Bạn sẽ bị ho khan có đờm thường xuyên. Kèm theo đó là các triệu chứng bất thường như mệt mỏi cơ thể, sưng hạch bạch huyết, sốt cao.

6. Viêm họng

Một trong những bệnh lý gây ho khan hoặc ho có đờm phổ biến là bệnh viêm họng. Họng thuộc hệ thống đường hô hấp trên, khi bị viêm nhiễm, niêm mạc trở nên nhạy cảm hơn. Do đó, bạn sẽ nhận thấy các triệu chứng phát sinh khi viêm họng, chẳng hạn đau rát cổ, ứ đờm, ho, sốt, sưng hạch, mệt mỏi,…

Mặc dù vậy, bênh viêm họng không phải là chứng bệnh quá nguy hiểm. Bạn có thể điều trị, sau 1-2 tuần tình trạng đau rát, ho có thể thuyên giảm rõ rệt. Trường hợp bệnh kéo dài cũng có khả năng gây biến chứng, nhất là việc tổn thương niêm mạc cổ họng lan rộng gây ra các triệu chứng mãn tính.

7. Viêm xoang

Xoang là lớp lót có vai trò dẫn khí, dịch nhầy nằm trong mũi – má – trán. Xoang có thể bị viêm nhiễm khi virus, vi khuẩn, tác nhân dị ứng xâm nhập vào cơ thể. Lúc này mô xoang có thể bị viêm nhiễm dẫn đến tình trạng trì trệ hoạt động dẫn lưu khiến dịch bị ứ đọng ở mũi và cổ họng.

do thói quen hút thuốc lá thường xuyên, nhiễm vi khuẩn, dị ứng với bụi, hóa chất, tiếp xúc lâu ngày với môi trường độc hại,...
Bệnh viêm xoang gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, trong đó có tình trạng ho khan có đờm

Người bệnh viêm xoang sẽ gặp phải rất nhiều triệu chứng. Trong đó phổ biến nhất là tình trạng ho có đờm, kèm theo hiện tượng đau đầu, chảy nước mũi, đau cổ họng, thở nghe khò khè,…Người bệnh nên thăm khám định kỳ và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

8. Bệnh hen suyễn

Bạn có thể mắc phải chứng bệnh mãn tính về đường hô hấp là hen suyễn ngay từ khi còn nhỏ. Triệu chứng bệnh hen phổ biến nhất là cơn ho khan kéo dài, khó thở, đau thắt ngực,…

Nhận diện vấn đề đang gặp phải chính xác giúp việc điều trị dễ dàng hơn. Bạn nên thăm khám y tế khi nhận thấy tình trạng ho khan có đờm không thuyên giảm, kéo dài và kèm theo các triệu chứng khác như buồn nôn, sốt, mệt mỏi và suy nhược cơ thể,…

Điều trị tình trạng ho khan có đờm

Dựa vào nguyên nhan gây ho khan có đờm, bác sĩ sẽ lựa chọn hướng điều trị phù hợp. Ở mỗi bệnh lý khác nhau, cách chữa trị cũng khác nhau. Bạn đọc có thể tham khảo các hướng sau:

Điều trị ho khan có đờm tại nhà

Sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên như gừng, chanh, mật ong,…để giảm ho tại nhà phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ, nhất là cảm cúm, cảm lạnh. Mẹo chữa dân gian vừa an toàn, lành tính vừa mang lại hiệu quả tích cực, cải thiện cơn ho khan, ho có đờm mà không gây ra tác dụng phụ. Các cách làm đơn giản như:

  • Trị ho khan có đờm bằng gừng: Nhờ vào tính ấm gừng sẽ nhanh chóng giúp bạn làm ấm cơ thể, cổ họng và giảm ho. Sử dụng một lát gừng hãm với nước như hãm trà, uống vào sáng tối, có thể cho vào trà gừng một chút mật ong tạo vị cho thêm phần thơm ngon.
  • Trị ho khan, ho có đờm bằng lê: Lê chứa nhiều giá trị dinh dưỡng cho cơ thể. Dùng lê hấp với đường phèn trị ho là mẹo chữa dân gian được nhiều người áp dụng. Cơ thể được giải độc, kháng viêm, tăng đề kháng chống lại vi khuẩn, virus gây hại cho cơ thể.
  • Trị ho tại nhà bằng tắc: Tắc hay còn được gọi là quả quất chứa hàm lượng vitamin dồi dào. Tương tự như chanh, dùng tắc trị ho cũng được nhiều người áp dụng. Bạn chuẩn bị một vài quả tắc, rửa sạch rồi cắt lát, cho vào chén hấp cách thủy với một ít mật ong, ngậm giảm ho tại nhà.

    Điều trị tình trạng ho khan có đờm
    Trị ho khan, ho có đờm tại nhà với nguyên liệu thiên nhiên dễ tìm

Áp dụng biện pháp dân gian kiên trì để đạt được hiệu quả tốt nhất. Trường hợp sử dụng một thời gian không thấy cơn ho thuyên giảm, kèm theo có biểu hiện bất thường khác bạn nên thăm khám đề tìm hiểu chính xác nguyên nhân và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Sử dụng thuốc Tây

Trị ho bằng thuốc Tây y có hiệu quả nhanh tuy nhiên cũng tìm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi được bác sĩ hoặc người có chuyên môn hướng dẫn để tránh gặp tác dụng phụ không mong muốn. Thường để trị ho khan có đờm, các dạng thuốc phổ biến như:

  • Thuốc giảm ho: Công dụng giúp giảm ho, giảm ngứa rát cổ họng. Loại được dùng như neocodion, codepect, rhumenol,…
  • Thuốc kháng sinh: Tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, cải thiện cơn ho, tiêu đờm khó chịu ở cổ họng. Các loại như amoxicillin, roxithromycin, augmentin,…
  • Thuốc long đờm: Tác dụng của thuốc giúp làm loãng đờm ở niêm mạc, họng, các loại như acodine, terpicod, passedyl, teppi,…
  • Thuốc tiêu đờm: Làm tan đờm nhanh chóng giúp bạn giảm ho, giảm khó chịu cổ họng. Các loại ambroxol, bromhexin,…

Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều lượng, sử dụng thuốc tùy tiện có thể gặp tác dụng phụ không mong muốn. Bạn nên thăm khám và nhận tư vấn điều trị từ bác sĩ chuyên khoa để sớm cải thiện bệnh, bảo vệ sức khỏe.

Uống thuốc Đông y trị ho khan, ho có đờm

Điều trị ho bằng thuốc Đông y cũng là sự lựa chọn của nhiều người. Theo Đông y, bệnh hình thành chủ yếu do phong hàn táo nhiệt, một lượng tà độc xâm nhập từ miệng, mũi rồi tích tụ lại trong cơ thể. Bên cạnh đó còn có các nguyên nhân ngoại cảnh như thời tiết, môi trường,…khiến cổ họ đau rát, ngứa, gây ho, sổ mũi, hắt hơi liên tục,…

Dùng thuốc Đông y giúp loại bỏ phong hàn, độc tố ra khỏi cơ thể, kích thích khí huyết lưu thông tốt hơn, nâng cao miễn dịch và đề kháng cho cơ thể. Bạn nên đến cơ sở thăm khám Đông y uy tín, điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc kết hợp chăm sóc cơ thể.

Điều trị tình trạng ho khan có đờm
Dùng thuốc Đông y trị ho kéo dài cũng là hướng điều trị được nhiều người lựa chọn

Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà tác dụng nhanh hay chậm, bạn nên kiên trì áp dụng. Đồng thời không tự kết hợp nhiều loại thuốc với nhau khi chưa được thầy thuốc, bác sĩ chỉ định để tránh những tác dụng phụ, tương tác nguy hiểm.

Chăm sóc và phòng ngừa ho khan, ho có đờm

Cơn ho có thể mau chóng qua đi nhưng cũng có khả năng tái phát nếu gặp điều kiện thuận lợi. Nếu không điều trị, bệnh có thể chuyển sang mãn tính hay gây ra những biến chứng nguy hiểm. Do đó, chủ động phòng tránh là biện pháp tốt nhất giúp bạn bảo vệ sức khỏe. Lưu ý một số vấn đề dưới đây để chăm sóc tốt cơ thể, phòng ho khan có đờm kéo dài:

  • Ăn uống đủ chất, bổ sung cho cơ thể thực phẩm tốt như rau xanh, trái cây tươi, thịt, cá, trứng, sữa,…Hạn chế ăn những thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn cay nóng, hạn chế uống nước ngọt có ga, bia rượu, không nên hút thuốc lá.
  • Lựa chọn món ăn mềm khi bị bệnh cảm, ho khan có đờm như cháo, súp giúp giảm kích thích cổ họng, tiêu hóa tốt hơn.
  • Uống nhiều nước ấm để làm loãng dịch đờm, ẩm niêm mạc cải thiện tình trạng ho.
  • Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya, làm việc quá sức, giữ tinh thần thoải mái, tránh áp lực, căng thẳng.
  • Vệ sinh cơ thể, vệ sinh môi trường sống, nhà ở, không gian ngủ sạch sẽ, thoáng mát để tránh tình trạng nhiễm khuẩn ảnh hưởng sức khỏe.
  • Giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết thay đổi, bảo vệ vùng ngực, vùng họng tránh bệnh về hô hấp trên gây ho khan hay ho có đờm.
  • Tập thể dục, vận động cơ thể giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường đề kháng.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ, nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ khi có các triệu chứng ho khan có đờm kèm theo sốt cao, cơ thể suy nhược,…

Ho khan có đờm là hiện tượng thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây nên. Nhiều người chủ quan khi thấy cơn ho xuất hiện và thường tự để ho thuyên giảm mà không điều trị. Tuy nhiên một số trường hợp, ho khan có đờm là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Bạn nên thăm khám và điều trị để phòng tránh các vấn đề ảnh hưởng sức khỏe.

HỮU ÍCH CHO BẠN

  • 7 cách trị ho khan tại nhà hiệu quả – Nhanh hết ho, rát
  • 7 cách trị ho có đờm đơn giản, hiệu quả tại nhà

Từ khóa » Nguyên Nhân Ho Không Có đờm