Hộ Kinh Doanh Cá Thể Là Gì - GLaw Vietnam

Mục lục

Toggle
  • HỘ KINH DOANH CÁ THỂ LÀ GÌ?
    • 1. Hộ kinh doanh cá thể là gì?
    • 2. Hộ kinh doanh cá thể có những đặc điểm gì?
      • a. Đối tượng thành lập hộ kinh doanh
      • b. Hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ mang tính chất nghề nghiệp thường xuyên
      • c. Hộ kinh doanh không phải là doanh nghiệp
      • d. Chịu trách nhiệm cho hoạt động kinh doanh bằng toàn bộ tài sản.
    • 3. Khác nhau giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân:
      • a. Chủ thể:
      • b. Quy mô kinh doanh:
      • c. Nhân sự:
      • d. Điều kiện kinh doanh:
      • e. Ưu điểm:
    • 4. Các nhóm ngành nghề yêu cầu chứng chỉ:
HỘ KINH DOANH CÁ THỂ LÀ GÌ?

Hiện nay, hộ kinh doanh cá thể là một trong những hình thức kinh doanh đơn giản và phổ biến nhất tại Việt Nam. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ “hộ kinh doanh cá thể là gì?”, cùng Glaw tìm hiểu rõ hơn về loại hình kinh doanh này và những thông tin cơ bản cần phải biết khi thực hiện kinh doanh theo hình thức này.

1. Hộ kinh doanh cá thể là gì?

Theo Luật doanh nghiệp 2014 Hộ kinh doanh cá thể là hộ kinh doanh do một cá nhân hay nhóm người, trong đó các cá nhân đều là công dân Việt Nam đã 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, hay một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm nhất định, số lượng lao động được phép sử dụng dưới 10 người, không thường xuyên thuê lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm hoàn toàn bằng tài sản đối với các hoạt động kinh doanh.

Nói một cách đơn giản hộ kinh doanh cá thể thực ra cũng được xem là một loại hình Doanh Nghiệp thu nhỏ, vẫn được công nhận và bảo vệ bởi pháp luật. Vì phạm vi kinh doanh của nó chỉ nhỏ hẹp trong quận, huyện nên được gọi là loại hình doanh nghiệp thu nhỏ.

2. Hộ kinh doanh cá thể có những đặc điểm gì?

a. Đối tượng thành lập hộ kinh doanh

Cá nhân làm chủ hộ kinh doanh có toàn quyền quyết định các hoạt động kinh doanh của hộ. Đối với hộ kinh doanh được làm chủ bởi một nhóm người hay hộ gia đình thì các thành viên trong nhóm hay hộ gia đình cùng quyết định các hoạt động kinh doanh. Để tham gia các giao dịch với bên ngoài cần cử đại diện có đủ điều kiện thay mặt cho hộ gia đình hay nhóm người đó.

Những hộ kinh doanh cá thể nào thường xuyên sử dụng hơn mười lao động phải thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định

b. Hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ mang tính chất nghề nghiệp thường xuyên

Chỉ yêu cầu đăng ký đối với các hộ kinh doanh có quy mô nghề nghiệp ổn định và hoạt động một cách thường xuyên.

Trừ trường hợp kinh doanh các ngành nghề cần điều kiện, các hộ gia đình làm muối, nông – lâm – ngư nghiệp, kinh doanh lưu động, bán hàng rong và những hoạt động kinh doanh làm dịch vụ có thu nhập thấp khác thì không cần phải đăng ký kinh doanh.

c. Hộ kinh doanh không phải là doanh nghiệp

Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân của doanh nghiệp dù hộ kinh doanh được tổ chức khá chuyên nghiệp. Và không có những quyền sau: không văn phòng đại diện, không mở chi nhánh, không có con dấu ngoài ra cũng không được thực hiện các quyền mà doanh nghiệp đang có như thực hiện Luật phá sản khi hộ hoạt động kinh doanh thua lỗ và hoạt động xuất nhập khẩu.

d. Chịu trách nhiệm cho hoạt động kinh doanh bằng toàn bộ tài sản.

Các thành viên trong hộ kinh doanh có trách nhiệm bắt buộc phải thanh toán hết số nợ khi phát sinh mà không phụ thuộc vào việc liệu họ có chấm dứt thực hiện hoạt động kinh doanh hay không .Và không được phụ thuộc vào số tài sản kinh doanh còn lại hay tài sản dân sự mà họ hiện đang có.

Vì tính chịu trách nhiệm vô hạn này dẫn đến quy định về vấn đề một cá nhân khi đã thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh thì không được cùng lúc là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên của công ty hợp danh trừ trường hợp đã nhận được sự đồng ý của các thành viên hợp danh còn lại.

3. Khác nhau giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân:

Dưới đây là những đặc trưng, ưu, nhược điểm của hai loại hình kinh doanh để bạn đọc tham khảo:

a. Chủ thể:

Hộ kinh doanh: Được làm chủ bởi cá nhân là công nhân Việt Nam hoặc hộ gia đình cùng làm chủ và cùng quản lý và cùng chịu trách nhiệm trước kết quả kinh doanh của hộ.

Doanh nghiệp tư nhân: Được góp vốn toàn bộ bởi một cá nhân và cá nhân này là người chịu trách nhiệm toàn bộ cho những vấn đề của doanh nghiệp và nhận được toàn bộ lợi ích của kết quả kinh doanh.

b. Quy mô kinh doanh:

Hộ kinh doanh:

  • Quy mô kinh doanh nhỏ hơn.
  • Địa điểm kinh doanh cố định để đăng ký kinh doanh.
  • Cần phải thông báo cho cơ quan quản lý kinh doanh, thuế,… trong trường hợp muốn kinh doanh ngoài địa điểm kinh doanh hay buôn bán lưu động.
  • Không được phép thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu.

Doanh nghiệp tư nhân:

  • Quy mô kinh doanh lớn doanh.
  • Không bị giới hạn về quy mô, địa điểm và vốn kinh doanh.
  • Không được phép thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu.

c. Nhân sự:

Hộ kinh doanh:

Không vượt quá mười lao động.

Doanh nghiệp tư nhân:

Không giới hạn

d. Điều kiện kinh doanh:

Hộ kinh doanh:

  • Không có con dấu.
  • Chỉ đăng ký kinh doanh ở cơ quan cấp huyện trong một số trường hợp không xác định.

Doanh nghiệp tư nhân:

  • Được công an cấp con dấu trong quản lý.
  • Để được cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh doanh nghiệp bắt buộc phải đăng ký kinh doanh ở cấp tỉnh.

e. Ưu điểm:

Hộ kinh doanh:

Phù hợp với cá nhân, nhóm kinh doanh nhỏ lẻ do hoạt động với quy mô nhỏ gọn, chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản.

Doanh nghiệp tư nhân:

Với chế độ chịu trách nhiệm vô hạn giúp doanh nghiệp dễ dàng trong việc vay vốn. Một chủ đầu tư nên nhanh chóng trong việc đưa ra các quyết định trong hoạt động kinh daonh.

4. Các nhóm ngành nghề yêu cầu chứng chỉ:

  • Kinh doanh dịch vụ: Pháp lý, kinh doanh dược phẩm và khám chữa bệnh, thú y, môi giới chứng khoán, kiểm toán, kế toán, xông hơi khử trùng.
  • Gia công, sản xuất, sang chiết, đóng gói, kinh doanh các loại thuốc bảo vệ thực vật
  • Kinh doanh, mua bán di vật – bảo vật – cổ vật quốc gia.
  • Thiết kế xây dựng công trình, khảo sát/giám sát thi công xây dựng, kinh doanh thiết kế quy hoạch xây dựng.

Những ngành nghề cần được kiểm tra thực tế trước khi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

  • Dịch vụ Karaoke
  • Kinh doanh khí đốt hóa lỏng
  • Dịch vụ cầm đồ
  • Dịch vụ Internet
  • Dịch vụ cho thuê nhà trọ

Trên đây là những thông tin được chia sẻ bởi đội ngũ pháp lý của Glaw giúp doanh nghiệp có những thông tin cần thiết khi muốn hoạt động bằng loại hình hộ kinh doanh cá thể. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì cần giải đáp vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm.

GLaw Vietnam Chúng tôi cung cấp dịch vụ Tư vấn luật, Tư vấn đầu tư nước ngoài, Tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Việt Nam. Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài Thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp Việt Nam – Làm giấy phép kinh doanh Hotline: 0945 929 727 Email: info@glawvn.com

Từ khóa » Chủ Hộ Kinh Doanh Gọi Là Gì