[Quy định] Chủ Hộ Kinh Doanh - Luật Doanh Gia 090477997

Hộ kinh doanh cá thể là mô hình kinh doanh đang được áp dụng rộng rãi tại nước ta, với mô hình hoạt động linh hoạt, cơ cấu đơn giản, không bao gồm các phòng ban chuyên môn hay các quy định liên quan, đây chính là điều kiện để các hộ kinh doanh phát triển đa dạng và phong phú

Để hộ kinh doanh hoạt động được tốt nhất thì vai trò của chủ hộ kinh doanh rất quan trọng, chủ hộ kinh doanh là người đại diện theo pháp luật của Hộ kinh doanh, đại diện chính của hộ kinh doanh về tất cả các hoạt động của hộ kinh doanh. Chủ hộ cũng là chủ sở hữu hộ kinh doanh và thực hiện các quyền của hộ kinh doanh

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn Luật Doanh nghiệp thì: Chủ hộ kinh doanh đại diện cho hộ kinh doanh với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Đăng ký hộ kinh doanh ở Hà Nội

Chủ hộ kinh doanh có các quyền gì?

Chủ hộ kinh doanh có các quyền được quy định tại Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ như sau:

Chủ hộ kinh doanh thực hiện các nghĩa vụ về thuế, các nghĩa vụ tài chính và các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Chủ hộ kinh doanh đại diện cho hộ kinh doanh với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Chủ hộ kinh doanh có thể thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh. Trong trường hợp này, chủ hộ kinh doanh, các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh vẫn chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác phát sinh từ hoạt động kinh doanh.

Chủ hộ kinh doanh, các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh chịu trách nhiệm đối với các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh.

Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

(Trích: Điều 81 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ về Đăng ký doanh nghiệp)

Lưu ý: Các vấn đề khi bán hộ kinh doanh

Chủ hộ kinh doanh có được thành lập công ty?

Chủ hộ kinh doanh với vai trò là chủ sở hữu của Hộ kinh doanh thì có được thành lập Công ty hay không? xem xét về vấn đề Công ty ta thấy:

Công ty theo Luật Doanh nghiệp là gồm các doanh nghiệp mang tên sau:

Công ty TNHH Một thành viên;

Công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên;

Công ty Cổ phần;

Công ty Hợp danh

Như vậy, sẽ có 4 loại Công ty nêu trên và trong 04 loại công ty này thì phần lớn đều có trách nhiệm hữu hạn với số vốn góp vào Công ty. Đối với Công ty Hợp danh thì có thành viên là thành viên hợp danh, nghĩa là không góp vốn mà chỉ góp danh, do đó cần làm rõ việc Công ty Hợp danh có cho phép Chủ hộ kinh doanh được tham gia thành lập hay không? Về vấn đề này, Chính phủ có quy định cụ thể tại Điều 80 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP thì:

Cá nhân, thành viên hộ gia đình quy định tại khoản 1 Điều 80 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.

Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

Như vậy, nếu được sự đồng ý của các thành viên Hợp danh thì Chủ hộ kinh doanh vẫn có thể là thành viên của Công ty Hợp danh, tham gia quản lý điều hành Công ty hợp danh

Tìm hiểu: Số vốn tối thiểu để lập hộ kinh doanh

Chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm gì? xem xét trách nhiệm của hộ kinh doanh ta thấy chủ hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm sau:

Trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh, các hoạt động kinh doanh lỗ, lãi, các nghĩa vụ thuế, tài chính đối với nhà nước. Nếu vi phạm trong hoạt động kinh doanh có thể bị xử lý hành chính, bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh hoặc tổ chức hoạt động kinh doanh.

Chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các giao dịch của hộ kinh doanh, các tranh chấp của hộ kinh doanh và nếu có tranh chấp thì có thể trở thành Nguyên đơn, Bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan… và khi tham gia vào các tranh chấp này thì phải có trách nhiệm về các việc của mình trên cơ sở là trách nhiệm của Đương sự, trách nhiệm của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.

Chịu trách nhiệm với các chế tài về kinh tế đối với hộ kinh doanh có thể là chịu trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại, Chịu phạt vi phạm do vi phạm các hợp đồng giao dịch; Chịu nghĩa vụ trả tiền hoặc nghĩa vụ phải làm một công việc nhất định.

Hướng dẫn: Điều kiện để thành lập Hộ kinh doanh ở Hà Nội

CÔNG TY LUẬT DOANH GIA

Địa chỉ: Số 72 Ngô Gia Tự, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: 0904.779997; Email: luatdoanhgia@gmail.com;  

Website: www.luatdoanhgia.com;          www.luatdoanhgia.vn

Từ khóa » Chủ Hộ Kinh Doanh Gọi Là Gì