Ho Ra Máu: Biểu Hiện Nguy Hiểm Của Bệnh Phổi
Có thể bạn quan tâm
Video
Xem thêm tinBệnh viện TWQĐ 108 khám bệnh, tri ân tại tỉnh Tuyên Quang
04/12/2024 Chi tiếtThiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108 chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
20/11/2024 Chiều ngày 19/11, Viện NCKHYDLS 108, Bệnh viện TWQĐ 108 tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Thay mặt Thường vụ, Đảng uỷ, lãnh đạo Viện NCKHYDLS 108, Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108, Giám đốc Bệnh viện đã phát biểu chúc mừng, tri ân quý Thầy cô; đề ra các mục tiêu cụ thể cho đội ngũ giảng viên và phương hướng hoạt động năm 2025. Trân trọng kính mời quý vị xem video phát biểu chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song dưới đây: Chi tiếtBệnh đái tháo đường có xu hướng trẻ
14/11/2024 Chi tiếtPhẫu thuật thay khớp nhân đạo tại Bệnh viện TWQĐ 108
11/11/2024 Chi tiết Trang chủ | Y Học Sức Khỏe Ho ra máu: Biểu hiện nguy hiểm của bệnh phổi 10:51 AM 16/03/2017 SKĐS - Ho ra máu là máu từ đường hô hấp dưới được ho, khạc, trào, ộc ra ngoài theo đường miệng, mũi. Ho ra máu là một dấu hiệu liên quan tới nhiều bệnh, trong đó có các bệnh tại phổi như lao phổi, nấm phổi, áp xe phổi… Ngoài ra, ho ra máu có thể là biến chứng của các thủ thuật thực hiện khi nội soi phế quản. Nguyên nhân gây ho ra máu Ho ra máu có nguyên nhân từ các bệnh ung thư phế quản phổi (bệnh nhân có tiền sử hút thuốc, tuổi trên 40, ho máu, gầy, sút cân); Giãn phế quản (bệnh nhân có biểu hiện ho, khạc đờm thường xuyên, kéo dài); Lao phổi (bệnh nhân có tiền sử tiếp xúc với người bị lao, ho khạc đờm kéo dài, gầy sút cân, ra mồ hồi đêm); Nấm phổi (người bị suy giảm miễn dịch, nhiễm HIV, sau điều trị với thuốc ức chế miễn dịch); Áp xe phổi (Ho, khạc đờm, mủ, ho máu, tức ngực, khó thở); Viêm phổi (bệnh nhân sốt cấp tính, ho khạc đờm, tức ngực, khó thở); Tắc mạch phổi (bệnh nhân đau ngực, khó thở, ho máu); Dị dạng mạch phổi (bệnh nhân tiền sử ho máu tái phát nhiều lần); Dị vật đường hô hấp dưới (bệnh nhân có thể ho khạc đờm từng đợt). Triệu chứng lâm sàng Bệnh nhân ho ra máu lúc đầu màu đỏ tươi, có bọt lẫn đờm, sau đó chuyển dần sang sẫm màu. Khám lâm sàng thấy có các triệu chứng liên quan đến bệnh lý phổi, phế quản (sốt, khó thở, đau ngực, ran, nổ, ran ẩm…). Nếu ho ra máu nặng và rất nặng (như sét đánh) thì ảnh hưởng đến toàn bộ huyết động của bệnh nhân dẫn đến truỵ mạch, bệnh nhân da xanh, niêm mạc nhợt, mạch nhanh, hạ huyết áp, suy hô hấp cấp. Tùy thuộc mức độ ho ra máu và tình trạng bệnh lý phổi, bệnh nhân có nhịp thở nhanh, tím môi và đầu chi. Cần phân biệt giữa ho ra máu do bệnh lý ở phổi với các bệnh ở tai mũi họng, răng hàm mặt, tiêu hóa. Bệnh nhân ho ra máu cần được điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ Làm sao điều trị? Bệnh nhân cần được làm các thăm dò chẩn đoán và điều trị sớm ở bệnh viện. Đồng thời điều trị cầm máu và điều trị nguyên nhân (điều trị các nguyên nhân gây ho ra máu như lao phổi, giãn phế quản, ung thư phế quản, phù phổi cấp…). Việc hồi sức đảm bảo thông khí phế nang, cung cấp đủ oxy bồi phụ đủ máu, dịch. Bệnh nhân cần được hô hấp, đảm bảo thông khí phế nang: Hút máu, các chất tiết trong đường hô hấp. Đặt nội khí quản, thở oxy, thở máy nếu có suy hô hấp nặng. Bồi phụ khối lượng tuần hoàn: Đặt đường truyền cỡ lớn, truyền máu để bù đủ khối lượng máu mất, đảm bảo khối lượng tuần hoàn, bồi phụ điện giải. Bệnh nhân cần nằm nghỉ tuyệt đối ở nơi yên tĩnh, tránh vận động mạnh. Bệnh nhân ho ra máu nặng khi ổn định cho nằm nghiêng về bên phổi tổn thương để phòng nguy cơ sặc máu vào bên phổi lành. Chế độ ăn lỏng, uống nước mát lạnh. Kết hợp việc dùng thuốc an thần nhẹ (diazepam liều thấp). Không dùng liều cao vì có nguy cơ sặc khi ho máu nhiều và che lấp các dấu hiệu suy hô hấp. Dùng kháng sinh phòng bội nhiễm. Các thuốc làm giảm ho ra máu thường dùng: Morphin khi ho máu nặng; thuốc giảm ho (terpin codein). Để điều chỉnh các rối loạn đông, cầm máu cần truyền huyết tương tươi nếu có rối loạn đông máu, INR kéo dài, truyền tiều cầu khi số lượng, chất lượng tiểu cầu giảm. Suy gan hoặc thiếu vitamin K dùng vitamin K1. Adrenochrom (adrenoxyl, adona, adrenosem): Tăng cường sức đề kháng thành mạch. Các thuốc chống tiêu sợi huyết (acid tranexamique): Trường hợp cấp cứu phải tiêm tĩnh mạch, khi ổn định dùng thuốc viên. Desmopressin: Là peptin tổng hợp giống hormone chống bài niệu, được chỉ định trong trường hợp bệnh Hemophili A mức độ trung bình, bệnh Wilbrand, suy thận mạn với thời gian chảy máu kéo dài. Các can thiệp để giúp chẩn đoán và điều trị ho ra máu Soi phế quản ống mềm: Giúp kiểm soát đường thở bằng cách chèn ống soi tại nơi chảy máu hoặc đặt nội khí quản riêng bên lành, đốt điện đông cao tần cầm máu, nút động mạch phế quản, nhét gạc có tẩm thuốc cầm máu và phế quản chảy máu. Nếu tiếp tục chảy máu mà không xác định được điểm chảy máu có thể đặt nội khí quản Carlen 2 nòng để cô lập bên phổi chảy máu và thông khí phổi lành. Có thể đặt ống thông Fogarty qua ống soi phế quản tạm thời gây bít tắc phế quản nơi chảy máu. Nếu chảy máu nhiều phải đặt nội khí quản và chụp động mạch phế quản để gây bít tắc động mạch phế quản cấp cứu. Chỉ định phẫu thuật cấp cứu khi: Chảy máu nhiều ở một bên phổi khi không có điều kiện chụp động mạch phế quản gây bít tắc; Ho ra máu nặng sau khi gây bít tắc động mạch phế quản; Ho máu nặng ảnh hưởng tới huyết động, gây suy hô hấp. Chỉ định ngoại khoa tiến hành ở bệnh nhân có tổn thương khu trú, khi tình trạng toàn thân, chức năng hô hấp cho phép. Chống chỉ định phẫu thuật ở bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn không phẫu thuật được hoặc bệnh nhân có chức năng hô hấp trước khi ho ra máu quá kém không cho phép cắt phổi. Theo SKĐS. Chia sẻTin cùng chuyên mục
Tin cùng chuyên mục
Một số điều cần biết về kéo dài chân, nâng chiều cao
14:14 07/07/2019Chăm sóc người bị cảm cúm
13:46 21/12/2018Một số điều cần biết về bệnh Viêm tụy cấp
03:08 12/07/2018Từ khóa » Có Máu Là Bệnh Gì
-
Phân Có Máu: Biểu Hiện Của Bệnh Gì? | Vinmec
-
Ho Ra Máu Có Thể Cảnh Báo Bệnh Gì? | Vinmec
-
9 Nguyên Nhân Gây đi Ngoài Ra Máu Ai Cũng Nên Biết
-
Khạc Ra Máu Có Nguy Hiểm Không - đây Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?
-
Phân Có Máu - Hello Bacsi
-
Khạc đờm Có Máu Là Bệnh Lý Gì? Phải Xử Lý Ra Sao? - Hello Bacsi
-
Phân Có Máu Do Nguyên Nhân Gì? | BvNTP
-
Ho Ra Máu - Rối Loạn Chức Năng Hô Hấp - Cẩm Nang MSD
-
UNG THƯ ĐẠI TRÀNG BIỂU HIỆN QUA MÁU TRONG PHÂN
-
Ho Ra Máu Là Biểu Hiện Của Bệnh Gì? - Phổi Việt
-
Buồn Nôn Ra Máu Tiềm ẩn Bệnh Gì? Cảnh Báo Bạn Chớ Nên Xem ...
-
Tiêu Chảy Ra Máu Là Bệnh Gì? Cách Chữa Trị Như Thế Nào?
-
Đi Cầu Ra Máu Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? - CarePlus
-
Đi Ngoài Ra Máu Tươi Là Bệnh Gì? Dấu Hiệu & Cách Chữa Trị