Tiêu Chảy Ra Máu Là Bệnh Gì? Cách Chữa Trị Như Thế Nào?

Đi ngoài ra máu là hiện tượng khá phổ biến. Đây có thể là biểu hiện của chứng táo bón gây tổn thương niêm mạc hậu môn, trực tràng khiến phân lẫn máu. Tuy nhiên, tiêu chảy ra máu cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, viêm loét dạ dày, thậm chí là ung thư. Do đó, cần tìm đúng nguyên nhân để có hướng điều trị kịp thời hiệu quả, bảo vệ sức khỏe toàn diện.

Bị tiêu chảy ra máu nguyên nhân là gì?
Bị tiêu chảy ra máu nguyên nhân là gì?

1. Thế nào được gọi là tiêu chảy ra máu?

Tiêu chảy ra máu là hiện tượng đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng có lẫn máu, hoặc đi ngoài ra máu cuối bãi. Máu lúc này có thể có màu đỏ tươi, đỏ thẫm thậm chí là thâm đen.

Thông thường nếu máu có màu đỏ tươi là do đường tiêu hóa dưới gồm đại tràng, trực tràng, hậu môn bị tổn thương. Còn nếu máu thâm đen là do đường tiêu hóa trên gồm thực quản, dạ dày, tá tràng có vấn đề.

Một số triệu chứng đi kèm khi bị tiêu chảy ra máu đó là: đau bụng, sôi bụng, đầy hơi, buồn nôn, chán ăn, cơ thể mệt mỏi, phân có lẫn mủ hoặc chất nhầy, thậm chí bị sốt. Hiện tượng tiêu chảy ra máu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn.

2. Tiêu chảy ra máu là bệnh gì?

2.1. Virus Rota

Virus Rota là nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy ra máu
Virus Rota là nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy ra máu

Một trong những nguyên nhân tiêu chảy ra máu là do rota virus. Tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc tiêu chảy do virus rota, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do hệ miễn dịch còn non yếu. Loại virus này có thể bám rất lâu trên bề mặt đồ vật và môi trường nước, xâm nhập cơ thể qua đường phân, miệng, tay, gây ra tiêu chảy cấp. Vì vậy khả năng lây nhiễm cao vô cùng cao, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Biểu hiện của tiêu chảy do virus rota: trẻ thường bị nôn ói, đau bụng, sút cân nhanh, đi ngoài nhiều lần. Tình trạng nặng hơn sẽ xuất hiện triệu chứng: đi ngoài phân lỏng toàn nước, có thể bị nhớt màu xanh hoặc ỉa chảy ra máu.

2.2. Nhiễm vi khuẩn 

Nếu bạn bị nhiễm khuẩn bao gồm khuẩn E.coli, campylobacter, salmonella, shigella, clostridium, khuẩn tụ cầu,… đều có thể gây ra triệu chứng ỉa chảy ra máu. Những vi khuẩn này chủ yếu lây qua đường ăn uống, ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh hoặc nguồn nước nhiễm khuẩn. 

Vi khuẩn xâm nhập gây bệnh cho đường ruột gây ra các triệu chứng bất thường như nôn mửa, sốt, tiêu chảy, đau dữ dội kèm theo co thắt bụng, mất nước,…  Nếu không xử lý kịp thời, các loại khuẩn này sẽ đi sâu vào mạch máu gây nhiễm khuẩn huyết, rối loạn tuần hoàn, suy thận,…

>> Xem ngay: Tiêu chảy kèm sốt có nguy hiểm hay không?

2.3. Bệnh trĩ và rò hậu môn

Đây là một căn bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh trĩ là các bệnh của hệ thống mạch máu và mô liên kết được lót bởi lớp biểu mô của ống hậu môn. Đám rối tĩnh mạch dưới lớp niêm bị áp lực rặn mạnh khi đi cầu hoặc kèm ứ máu sẽ tạo các búi trĩ. Có 2 loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại.

Một số nguyên nhân gây bệnh trĩ đó là: rặn khi đi cầu, ngồi lâu trên bồn cầu, mang thai, béo phì, ăn ít chất xơ, táo bón hoặc tiêu chảy mãn tính. Các triệu chứng có thể gặp phải là: chảy máu khi đi tiểu, tiêu chảy ra máu, đau hoặc khó chịu tại hậu môn, sưng hậu môn,… Khi bị trĩ phần da xung quanh hậu môn dễ bị viêm nhiễm, gây ra những vết rách khiến người bệnh đau rát và ngứa ngáy. Vết rách này cũng là tác nhân gây phân dính máu.

Bệnh có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như thiếu máu, tắc mạch, viêm da quanh hậu môn. Để phòng ngừa bệnh trĩ bạn nên uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ, không rặn mạnh khi đi cầu,…

Đau bụng tiêu chảy ra máu là dấu hiệu của bệnh trĩ
Đau bụng tiêu chảy ra máu là dấu hiệu của bệnh trĩ

2.4. Ung thư đại tràng

Đau bụng tiêu chảy ra máu có thể là dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư đại tràng hoặc ung thư trực tràng. Các polyp phát triển gây viêm, kích ứng ruột già hoặc trực tràng, dẫn đến chảy máu khi đi vệ sinh.

Ngoài ỉa chảy ra máu, người mắc ung thư đại trực tràng còn có các dấu hiệu như: buồn nôn, nôn ói, rối loạn đại tiện như táo bón, tiêu chảy thất thường, đau quặn, mót rặn, hình dạng phân khác thường, tiểu buốt, tiểu không tự chủ, giảm cân đột ngột.

2.5. Polyp đại – trực tràng

Polyp đại trực tràng là những tổ chức tăng sản quá mức trên niêm mạc của đại tràng hoặc trực tràng. Chúng có hình dạng như những khối u trong lòng ruột, có kích thước đường kính từ vài mm tới vài cm. Các polyp nhìn chung là lành tính song nếu kích thước lớn sẽ có nguy cơ dẫn đến ung thư.

Một số nguyên nhân dẫn đến polyp đại trực tràng đó là: chế độ ăn nhiều chất béo, nhiều thịt đỏ, ít chất xơ, người bệnh bị béo phì, hút thuốc lá nhiều,… Khi mắc polyp đại trực tràng người bệnh sẽ bị chảy máu từ hậu môn, táo bón hoặc bị tiêu chảy trong thời gian dài, phân có máu.

2.6. Viêm loét dạ dày

Bị viêm loét dạ dày có thể gây ra tình trạng tiêu chảy ra máu
Bị viêm loét dạ dày có thể gây ra tình trạng tiêu chảy ra máu

Viêm loét dạ dày chính là tổn thương gây nên tình trạng viêm loét trên niêm mạc dạ dày. Bệnh này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt người già rất dễ mắc phải. Viêm loét dạ dày khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, suy nhược cơ thể, nguy hiểm hơn thể bị xuất huyết tiêu hóa và tử vong do mất máu. Triệu chứng thường gặp của bệnh đó là: đau bụng thượng vị, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, tiêu chảy ra máu, mất ngủ,…

Nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm loét dạ dày phần lớn là do vi khuẩn HP xâm nhập, phát triển tại niêm mạc dạ dày và tiết độc tố làm mất khả năng chống lại acid của niêm mạc. Ngoài ra, trường hợp bị căng thẳng, ăn uống không điều độ, sử dụng các loại thuốc kháng viêm giảm đau nhiều cũng là lý do dẫn tới bệnh này.

2.7. Viêm trực tràng

Trực tràng là phần gần hậu môn nhất, cũng là vị trí dễ bị viêm nhiễm nhất. Tác nhân gây viêm trực tràng có thể do nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, hội chứng ruột kích thích, táo bón, quan hệ qua đường hậu môn, bệnh Crohn.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm trực tràng: khó tiêu, tiêu chảy, đau bụng, ngứa hậu môn, đi ngoài ra máu,… Viêm trực tràng dễ kéo theo bệnh thiếu máu do tình trạng đi chảy máu liên tục khi đi đại tiện. Với trường hợp viêm trực tràng mãn tính, ở vị trí bị viêm có thể hình thành các vết loét lớn, lâu dần lan qua thành ruột gây rò ruột.

2.8. Tác dụng phụ của thuốc

Tác dụng phụ của thuốc gây ra tình trạng ỉa chảy ra máu
Tác dụng phụ của thuốc gây ra tình trạng ỉa chảy ra máu

Một số loại thuốc có thể gây xuất huyết tiêu hóa hoặc phá vỡ cân bằng vi khuẩn trong dạ dày. Ví dụ các nhóm thuốc kháng sinh như cefuroxim, cefixim, cefpodoxime, clindamycin, erythromycin, ampicillin, amoxicillin, nhóm quinolones (ciprofloxacin, levofloxacin), tetracycline (doxycycline, minocycline). Điều này có thể dẫn đến chảy máu hoặc nhiễm trùng gây tiêu chảy ra phân màu đỏ.

2.9. Ngộ độc thực phẩm

Khi bị ngộ độc thức ăn, biểu hiện thường gặp sẽ là nôn mửa, đau bụng tiêu chảy, đuối sức, ớn lạnh và sốt,.. Nếu ngộ độc nhẹ thì có thể tự khỏi sau vài ngày nghỉ ngơi. Nhưng xuất hiện các triệu chứng nặng như đau bụng dữ dội, mắt trũng, tay chân lạnh, hoa mắt, tiêu chảy ra máu,.. thì cần đến ngay bệnh viện để được điều trị kịp thời.

2.10. Bệnh kiết lỵ

Kiết lỵ là tình trạng ruột già bị nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn Shigella hoặc Entamoeba histolytica. Những vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể có thể do đi vệ sinh không rửa tay, ăn uống không đảm bảo vệ sinh.

Bệnh kiết lỵ có thời gian ủ bệnh từ 1-7 ngày và phát bệnh rất đột ngột. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể bị mắc hội chứng nhiễm khuẩn hoặc hội chứng lỵ. Những triệu chứng của bệnh kiết lỵ đó là: sốt, mệt mỏi, đau bụng âm ỉ quanh rốn sau đó lan ra khắp bụng. Tiếp đó, người bệnh sẽ có những đơn đau quặn bụng và bị đi ngoài, phân sệt hoặc loãng có lẫn chất nhầy và máu.

2.11. Viêm túi thừa

Bệnh viêm túi thừa là tác nhân gây tiêu chảy ra máu
Bệnh viêm túi thừa là tác nhân gây tiêu chảy ra máu

Túi thừa đại tràng là những túi nhỏ phát triển ở thành đại tràng. Hiện tượng viêm túi thừa xảy ra khi một hoặc nhiều túi thừa bị nhiễm khuẩn ở bên trong hoặc quanh túi. Bệnh nhân bị viêm túi thừa thường sẽ bị đau bụng nhất là vùng bụng bên trái phía dưới, cảm thấy chướng hơi, táo bón hoặc tiêu chảy có máu. Bệnh viêm túi thừa có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như: rò mủ vùng bụng, tắc ruột, áp-xe,…

2.12. Xuất huyết đường tiêu hóa

Một trong những bệnh lý có biểu hiện tiêu chảy ra máu tươi đó là xuất huyết đường tiêu hóa, có thể ở bất cứ vị trí nào như dạ dày, ruột, hậu môn. Vì một lý do nào đó mà những vị trí kia bị tổn thương gây chảy máu, máu ra khỏi lòng mạch và chảy vào trong ống tiêu hóa gây ra xuất huyết.

Những triệu chứng thường gặp của xuất huyết đường tiêu hóa là đau quặn bụng, nôn ói ra máu, đi ngoài ra máu hoặc nặng hơn có thể sốc do mất máu nhiều. Đây là bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, cần được xử lý kịp để không đe dọa tính mạng.

2.13. Dùng thức ăn có màu đỏ

Bên cạnh những nguyên nhân bệnh lý, hiện tượng tiêu chảy ra máu có thể xuất phát từ việc bạn nạp các loại thực phẩm và nước uống màu đỏ. Khi bị tiêu chảy, phẩm màu trong thực phẩm không hấp thu được sẽ bị đào thải ra ngoài cùng phân khiến phân có màu đỏ như máu. Gặp tình trạng này, bạn chỉ cần xem lại thực đơn có rượu, nước ép trái cây, nước ngọt có phẩm màu đỏ không và cắt giảm chúng.

>> Xem thêm: Cách điều trị tiêu chảy kéo dài hiệu quả

3. Tiêu chảy ra máu có gây nguy hiểm không?

Bị tiêu chảy ra máu có nguy hiểm không?
Bị tiêu chảy ra máu có nguy hiểm không?

Nhìn chung, ỉa chảy ra máu là biểu hiện của việc hệ tiêu hóa của bạn bị tổn thương, gây xuất huyết tiêu hóa. Tình trạng này nếu kéo dài và không có dấu hiệu bình thường trở lại thì có thể là nguyên nhân gây nên một số bệnh lý nguy hiểm như đã đề cập ở trên.

Bên cạnh đó, khi bị tiêu chảy ra máu trong thời gian dài người bệnh sẽ gặp phải một số vấn đề như:

  • Ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày: Người bệnh sẽ thường xuyên phải đối mặt với những triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, đi ngoài nhiều lần một ngày,… Lúc này cơ thể mất nước, luôn trong trạng thái mệt mỏi nên khó có thể tập trung vào công việc.
  • Tiêu chảy ra máu nếu kéo dài cũng khiến người bệnh phải đối mặt với nguy cơ bị ung thư cao hơn so với bình thường, nhất là các bệnh về hệ tiêu hóa.
  • Ngoài ra, khi bị tiêu chảy ra máu trong thời gian dài, bệnh nhân sẽ bị thiếu máu, thậm chí mất máu nghiêm trọng. Lúc này, nội tạng trong cơ thể cũng bị yếu dần, suy giảm chức năng, cơ thể vừa mất nước vừa thiếu máu nên rất dễ xảy ra tình trạng bị sốc, hôn mê thậm chí nguy hiểm tới cả tính mạng.

4. Bị tiêu chảy ra máu, khi nào cần đi khám?

Đi khám ngay khi thấy các dấu hiệu đi ngoài ra máu nặng hơn
Đi khám ngay khi thấy các dấu hiệu đi ngoài ra máu nặng hơn

Khi bị tiêu chảy ra máu, bạn cần theo dõi liên tục. Trong quá trình bị tiêu chảy ra máu, nếu có kèm các triệu chứng sau và thấy bệnh tình không biến chuyển tốt hơn, bạn nên tới những cơ sở y tế để được khám bệnh kỹ hơn:

  • Đi ngoài phân lỏng trên 3 ngày.
  • Khi đi ngoài phân có kèm máu, màu máu càng thẫm dần càng nguy hiểm. Nước tiểu sẫm màu.
  • Đau bụng dữ dội, có thể bị nôn ra máu.
  • Sốt cao trên 38 độ C
  • Chóng mặt, khó thở, mệt mỏi thậm chí bị ngất xỉu.
  • Cơ thể bị mất nước, miệng khô.
  • Mạch đập nhanh.

5. Một số cách chữa tiêu chảy ra máu tại nhà hiệu quả

Chữa tiêu chảy ra máu tại nhà bằng cách ăn uống sinh hoạt khoa học
Chữa tiêu chảy ra máu tại nhà bằng cách ăn uống sinh hoạt khoa học

Khi bị tiêu chảy ra máu, bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây để khắc phục tình trạng này tại nhà:

  • Bổ sung nước: Khi bị tiêu chảy cơ thể chắc chắn sẽ bị mất nước và các chất điện giải, khiến người bệnh mệt mỏi. Vì vậy, lúc này việc đầu tiên bạn cần làm đó là uống nhiều nước, có thể là nước lọc, nước ép trái cây để đồng thời bổ sung các vitamin và khoáng chất giúp cơ thể mau phục hồi. Với trường hợp mất nhiều nước, bệnh nhân có thể uống oresol để mau chóng bù đắp lượng nước và các chất điện giải đã bị mất đi.
  • Xây dựng thói quen ăn uống sinh hoạt lành mạnh: Bạn nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống đầy đủ, cân bằng các dưỡng chất để đảm bảo đủ năng lượng cho cơ thể. Các loại rau củ quả sẽ vừa là nguồn cung cấp vitamin vừa giúp hỗ trợ tiêu hóa dễ dàng.
  • Dùng bài thuốc dân gian từ thảo mộc tự nhiên trị đi ngoài ra máu như: dùng lá ngải cứu, rau diếp cá, quả việt quất và trà vỏ cam vừa lành tính, lại hiệu quả. Ví dụ, trong quả việt quất do có chứa anthocyanosides – là chất chống oxy và có đặc tính kháng khuẩn nên trị bệnh tiêu chảy rất tốt.
  • Sử dụng men vi sinh: Đây là một trong những cách giúp cải thiện nhanh chóng cũng như ngăn ngừa bệnh tiêu chảy rất tốt. Men vi sinh gồm probiotics có tác dụng bổ sung các lợi khuẩn cho cơ thể người bệnh, giúp cân bằng hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng, mau chóng phục hồi.

Để đạt hiệu quả tốt hơn, bạn nên lựa chọn các loại men vi sinh có thành phần chứa probiotics (các lợi khuẩn) kết hợp với prebiotics (chất xơ hòa tan). Chất xơ hòa tan sẽ giúp hạn chế tình trạng tiêu chảy một cách nhanh chóng nhất. Bên cạnh đó, người dùng cũng nên ưu tiên chọn những sản phẩm được bào chế từ công nghệ bao kép Lab2Pro hiện đại nhất hiện nay. Với công nghệ này, các lợi khuẩn sẽ phát huy được tối đa tác dụng của mình, cũng như tồn tại được trong cơ thể con người lâu hơn trong nhiệt độ cao hơn. Chi tiết xem thêm sản phẩm tại đây.

Người bị tiêu chảy ra máu bổ sung men vi sinh không những giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy mà còn có cảm thấy ăn ngon miệng và giúp thức ăn được tiêu hóa dễ dàng hơn.

Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đã hiểu hơn về bệnh tiêu chảy ra máu cũng như có thêm nhiều thông tin hữu ích để chữa trị, phòng ngừa căn bệnh này. Chúc các bạn sẽ luôn có một sức khỏe thật tốt nhé!

>> Xem thêm: Tiêu chảy nhiễm trùng phải làm sao ?

Từ khóa » Có Máu Là Bệnh Gì