Hồ Sơ Thủ Tục Xin Giấy Phép Nhập Khẩu Hóa Chất

Có thể bạn quan tâm:

  • Giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm
  • Xuất nhập khẩu khoáng sản

Hóa chất là nguyên vật liệu đặc biệt, một số loại hóa chất có tính gây hại rất cao vì vậy khi nhập khẩu hóa chất cần khai báo và xin Giấy phép nhập khẩu hóa chất từ Cục Hóa chất của Bộ Công thương. Nếu không nắm rõ các thủ tục và các quy trình khi xin cấp phép nhập khẩu thì bạn sẽ phải tốn rất nhiều thời gian và chi phí để hoàn thành. Vì lý do đó, Công ty Luật Hà Đô cung cấp dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu hoá chất với chi phí hợp lý nhất, nhanh chóng.

Thủ tục xin cấp phép nhập khẩu hóa chất là gì?

Thủ tục xin cấp phép nhập khẩu hóa chất là gì?

Điều kiện xin Giấy phép nhập khẩu hóa chất

Để có thể xin giấy phép nhập khẩu hóa chất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp thì các doanh nghiệp cần thỏa các điều kiện dựa theo Chương II Điều 8 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP như sau:

Theo quy định tại Điều 8. Hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp

Hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp bao gồm:

1. Chất có trong Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp được ban hành tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này.

2. Hỗn hợp chất chứa các chất có trong Phụ lục I và hỗn hợp chất chứa các chất có trong Phụ lục II mà không thuộc trường hợp quy định tại Điều 14 của Nghị định này được phân loại theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này thuộc ít nhất một trong các nhóm phân loại sau đây:

a) Nguy hại vật chất cấp 1, 2, 3 hoặc kiểu A, B, C và D;

b) Độc cấp tính (theo các đường phơi nhiễm khác nhau) cấp 2, 3;

c) Tổn thương nghiêm trọng, kích ứng mắt cấp 1, 2/2A;

d) Ăn mòn, kích ứng da cấp 1, cấp 2;

đ) Tác nhân gây ung thư, đột biến tế bào mầm, độc tính sinh sản cấp 2;

e) Nguy hại môi trường cấp 1.

Hóa chất nhập khẩu phải không nằm trong danh sách hóa chất cấm theo điều 18 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP như sau:

Theo quy định tại Điều 18. Hóa chất cấm

1. Danh mục hóa chất cấm được ban hành tại Phụ lục III kèm theo Nghị định này.

2. Trong trường hợp đặc biệt để phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, việc sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất cấm thực hiện theo quy định tại Điều 19 của Luật hóa chất và quy định của Chính phủ.

Điều kiện xin cấp phép nhập khẩu hóa chất

Điều kiện xin cấp phép nhập khẩu hóa chất

Những điều cần biết về thủ tục xin cấp Giấy phép nhập khẩu hóa chất

Để nhập khẩu thì bạn cần làm các thủ tục khai báo nhằm xin Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) cấp giấy phép nhập khẩu hóa chất căn cứ theo quy định tại Điều 27 về Khai báo hóa chất nhập khẩu của Nghị định 113/2017/NĐ-CP sau:

1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất phải khai báo có trách nhiệm thực hiện khai báo hóa chất nhập khẩu trước khi thông quan qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.

2. Tạo tài khoản truy cập Cổng thông tin một cửa quốc gia:

a) Tổ chức, cá nhân tạo tài khoản đăng nhập theo mẫu quy định trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, bao gồm các thông tin, tệp tin đính kèm.

b) Trường hợp cần làm rõ hoặc xác nhận thông tin, cơ quan tiếp nhận thông tin khai báo yêu cầu tổ chức, cá nhân nộp các văn bản, chứng từ quy định tại điểm a khoản này dạng bản in.

3. Thông tin khai báo hóa chất nhập khẩu

a) Các thông tin khai báo theo mẫu quy định tại Phụ lục VI Nghị định này trên Cổng thông tin một cửa quốc gia bao gồm các thông tin tổ chức, cá nhân khai báo, các thông tin hóa chất nhập khẩu;

b) Hóa đơn mua, bán hóa chất;

c) Phiếu an toàn hóa chất bằng tiếng Việt;

d) Trường hợp đối với mặt hàng phi thương mại không có hóa đơn mua, bán hóa chất, tổ chức, cá nhân khai báo hóa chất có thể sử dụng giấy báo hàng về cảng thay cho hóa đơn thương mại.

4. Giá trị pháp lý của chứng từ điện tử

a) Tổ chức, cá nhân thực hiện khai báo thông tin thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia. Thông tin sẽ tự động chuyển đến hệ thống của Bộ Công Thương, khi đó hệ thống của Bộ Công Thương sẽ tự động phản hồi qua Cổng thông tin một cửa quốc gia tới tổ chức, cá nhân khai báo và cơ quan hải quan, thông tin phản hồi như một bằng chứng xác nhận hoàn thành khai báo hóa chất, làm cơ sở để tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan làm thủ tục thông quan;

b) Thông tin phản hồi khai báo hóa chất nhập khẩu qua Cổng thông tin một cửa quốc gia theo mẫu quy định tại Phụ lục VI Nghị định này, có giá trị pháp lý để làm thủ tục thông quan.

5. Trường hợp phát sinh sự cố hệ thống

Trường hợp phát sinh sự cố hệ thống, tổ chức, cá nhân không thể thực hiện khai báo qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, trong thời gian chờ khắc phục sự cố, tổ chức, cá nhân có thể thực hiện khai báo hóa chất nhập khẩu qua hệ thống dự phòng do Cơ quan tiếp nhận thông tin khai báo quy định.

6. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện khai báo hóa chất qua Cổng thông tin một cửa quốc gia:

Tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của các thông tin khai báo theo biểu mẫu có sẵn trên Cổng thông tin một cửa quốc gia và các văn bản, chứng từ, dữ liệu điện tử trong bộ hồ sơ khai báo hóa chất qua Cổng thông tin một cửa quốc gia. Trường hợp thông tin khai báo không chính xác, tổ chức, cá nhân liên quan sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định hiện hành. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm lưu trữ bộ hồ sơ khai báo hóa chất để xuất trình cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu, thời gian lưu trữ hồ sơ tối thiểu 5 năm.

a) Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng hệ thống quản lý tiếp nhận thông tin khai báo; chủ trì, phối hợp với bộ, ngành liên quan kiểm tra tổ chức, cá nhân hoạt động khai báo hóa chất.

b) Dữ liệu nhập khẩu hóa chất của tổ chức, cá nhân được Bộ Công Thương chia sẻ với các cơ quan quản lý ngành ở địa phương thông qua Cơ sở dữ liệu về hóa chất.

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện khai báo hóa chất qua Cổng thông tin một cửa quốc gia

Thủ tục thực hiện xin Giấy phép nhập khẩu hóa chất

-        Các tổ chức đề nghị xác nhận khai báo hóa chất nguy hiểm nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Cục Hóa chất (Bộ Công Thương);

-        Cục Hóa chất kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, Cục Hóa chất thông báo bằng văn bản cho tổ chức để hoàn chỉnh hồ sơ;

-        Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cục Hóa chất thẩm tra nội dung hồ sơ. Nếu hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện, trong thời hạn 15 ngày làm việc, Cục Hóa chất cấp giấy xác nhận cho tổ chức. Nếu hồ sơ không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Hóa chất trả lời bằng văn bản cho tổ chức, nêu rõ lý do không cấp.

Hồ sơ chủ yếu để xin Giấy phép nhập khẩu hóa chất

-        Đơn khai báo hóa chất nguy hiểm nhập khẩu;

-        Đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu hóa chất (theo mẫu);

-        Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

-        Hợp đồng nhập khẩu hóa chất (bản sao hợp lệ);

-        Bản chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS) - Bản nguyên gốc và bản dịch Tiếng Việt;

-        Bộ chứng từ gửi hàng của nhà cung cấp hóa chất;

-        Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng hoá là hoá chất độc hại và sản phẩm có hoá chất độc hại;

Công ty Luật Hà Đô sẽ thực hiện theo quy trình:

-        Tư vấn các quy định của pháp luật về khai báo hóa chất, xin nhập khẩu hoá chất.

-        Soạn thảo hồ sơ và thực hiện thủ tục khai báo hóa chất, xin nhập khẩu hoá chất.

Nộp hồ sơ và theo dõi quá trình kiểm tra, cấp tại cơ quan có thẩm quyền.

Tóm lại, việc xin cấp phép nhập khẩu hóa chất sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian nên nếu bạn không nắm rõ được các quy trình thực hiện thì hãy tìm đến các công ty luật uy tín để được tư vấn hỗ trợ. Công ty Luật Hà Đô với đội ngũ Luật sư và Chuyên viên cao cấp về lĩnh vực cấp phép nhập khẩu hóa chất và có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý các vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng. Đồng thời, chúng tôi cũng tư vấn kiểm tra sau thông quan cho Quý Khách nên chúng tôi tự tin có thể mang đến cho Quý Khách sự hài lòng về dịch vụ của chúng tôi.

Để được hỗ trợ tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan đến xin cấp phép nhập khẩu hóa chất, Quý Khách vui lòng liên hệ HOTLINE: 1900.6280

Tìm hiểu ngay: Thủ tục xin cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế

Từ khóa » Xin Msds ở đâu