Phiếu An Toàn Hóa Chất Msds Là Gì - Bảng Mẫu Msds

Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (msds) là văn bản chứa các dữ liệu có liên quan đến thuộc tính hóa chất. Nó còn được gọi là phiếu an toàn hóa chất với cách làm msds hóa chất khá đơn giản. Vậy, msds là gì?

Bảng dữ liệu an toàn hóa chất msds giúp những người tiếp xúc hay làm việc cả dài hạn hay ngắn hạn hiểu rõ các trình tự để làm việc an toàn hay xử lý khi bị ảnh hưởng, khi có sự cố phát sinh. Trong bài viết này chúng tôi hướng dẫn cách tìm msds của hóa chất và cách làm msds hóa chất. Các bạn học quản trị kinh doanh, chủ doanh nghiệp hay nhân viên lao động tiếp xúc trực tiếp với hóa chất nên đọc bài viết này.

  1. 1. Phiếu an toàn hóa chất MSDS là gì?
  2. 2. Mục đích của bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (msds) là gì?
  3. 3. Nội dung chính của bảng dữ liệu an toàn MSDS Hóa chất tiếng việt mọi người cần đọc:
    1. I. Thành phần Nguy hiểm bao gồm:
    2. II. Thông tin thủ tục chuẩn bị bao gồm:
    3. III. Thông tin sản phẩm:
    4. IV. Dữ liệu vật lý mô tả các thông tin:
    5. V. Nguy cơ cháy nổ mô tả các thông tin:
    6. VI. Dữ liệu phản ứng mô tả các thông tin:
    7. VIII. Tính độc tính mô tả:
    8. IX. Biện pháp phòng ngừa có các thông tin:
    9. X. Biện pháp sơ cứu mô tả các thông tin:
    10. XI.Miễn trừ bí mật thương mại mô tả các thông tin:
  4. Mẫu phiếu an toàn hóa chất msds hay bảng msds mẫu:
  5. Cách tìm MSDS của hóa chất:
  6. Cách làm MSDS hóa chất, ai làm và làm MSDS ở đâu
    1. Ai sẽ là người làm phiếu MSDS?
    2. Cách làm MSDS hóa chất:
    3. Làm msds ở đâu?

1. Phiếu an toàn hóa chất MSDS là gì?

MSDS là gì? Nó là bảng chỉ dẫn an toàn hàng hoá hay phiếu an toàn hóa chất (tên tiếng anh được viết tắt của từ Material SafetyData).

Nó là một bảng dữ liệu thông tin an toàn hóa chất yêu cầu bất cứ người dù tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp đều phải đọc và nắm rõ. Mục đích là để mọi người làm việc với hóa chất một cách an toàn nhất và tờ giấy này sẽ bao gồm những thông tin sau :

  • Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người khi làm việc phơi nhiễm với hóa chất, sản phẩm.
  • Đánh giá các rủi ro liên quan đến việc xử lý, cất giữ bảo quản hoặc sử dụng sản phẩm.
  • Các biện pháp để bảo vệ người lao động có thể có nguy cơ bị phơi nhiễm
  • Quy trình xử lý tình huống khẩn cấp.

Các bảng dữ liệu an toàn hóa chất msds có thể được viết, in hoặc bằng các cách thể hiện khác. Và MSDS phải đáp ứng những yêu cầu sẵn có về mô hình thiết kế và nội dung theo quy định pháp luật theo từng quốc gia khác nhau.

Luật pháp quốc tế có các đạo luật quy định về nội dung chung, nhưng ở mỗi quốc gia thì có tính mềm dẻo trong việc việc sử dụng từ ngữ, dịch thuật sang tiếng Anh. Dù ở đất nước nào như Mỹ, Nhật Bản, Úc, Việt Nam thì đều yêu cầu cách làm msds hóa chất khi nào cũng phải tuân theo các nội dung sau:

♦ Hoàn thành một số lượng các loại thông tin tối thiểu và có tất cả các thành phần độc hại.

♦ Đáp ứng đầy đủ các tiêu chí nhất định được liệt kê và phải tuân theo các miễn trừ được cấp.

msds là gì

2. Mục đích của bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (msds) là gì?

CUNG CẤP cảnh bảo về những mối nguy hiểm có thể xảy ra trong quá trình thao tác hay vận chuyển các nguyên vật liệu hay hóa chất khi bạn không tuân thủ các khuyến nghị, chỉ dẫn xử lý trong quá trình thao tác. Nó cung cấp cho người lao động các thông tin và quy tắc thực sự cần thiết để thao tác với vật liệu hay hóa chất theo cách an toàn hiệu quả nhất.

Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (msds) là yếu tố thứ hai từ hệ thống phân phối thông tin của WHMIS ( Hệ thống thông tin vật liệu độc hại nơi làm việc). Bảng msds sẽ bổ sung các thông tin cảnh báo được cung cấp trên nhãn.

Yếu tố thứ ba từ hệ thống là việc giáo dục, cung cấp cho các nhân viên các thông tin về sản phẩm có kiểm soát. Bao gồm các hướng dẫn về thông tin nội dung chính liên quan đến hóa chất và tầm quan trọng của các thông tin có trên phiếu MSDS.

3. Nội dung chính của bảng dữ liệu an toàn MSDS Hóa chất tiếng việt mọi người cần đọc:

Danh mục bảng dữ liệu an toàn MSDS có những nội dung quan trọng sau đây mà mọi người cần nắm bắt:

I. Thành phần Nguy hiểm bao gồm:

  • Tên và nồng độ hoá học có liên quan đến các thành phần độc hại
  • LD50 và LC50 cho thấy mức tiềm năng độc hại ngắn hạn
  • Số CAS hữu ích trong việc tra cứu thêm thông tin nhất là sản phẩm có nhiều tên gọi khác nhau.

II. Thông tin thủ tục chuẩn bị bao gồm:

  • Tên, địa chỉ và số điện thoại của người làm giấy msds hóa chất.
  • Ngày chuẩn bị phiếu MSDS.

III. Thông tin sản phẩm:

  • Xác định sản phẩm chất hóa học theo tên kinh doanh trên nhãn của nhà cung cấp, theo tên nhập khẩu hay xuất khẩu.
  • Cung cấp các tên hóa học, tên thường gọi và công thức của nó (bao gồm trọng lượng phân tử)
  • Liệt kê các tên sản phẩm, tên của nhà sản xuất và nhà cung cấp, địa chỉ đơn vị cung ứng và các số điện thoại khẩn cấp

IV. Dữ liệu vật lý mô tả các thông tin:

Phần này của mẫu phiếu an toàn hóa chất msds bao gồm các thông tin cho thấy hình thức và dạng tồn tại của nó trông như thế nào. Và chất đó sẽ hoạt động ra sao khi sử dụng, cất giữ, nếu tràn và cách phản ứng với các sản phẩm khác:

  • Trạng thái tồn tại của nó
  • Mùi và hình dạng sản phẩm
  • Trọng lượng, tỷ lệ bốc hơi, mật độ hơi, điểm sôi và điểm đóng băng
  • Áp suất hơi, nồng độ chất càng cao thì nồng độ không khí càng cao
  • Ngưỡng mùi hay là nồng độ không khí thấp nhất của 1 chất hóa học mà có thể nhận biết được bằng mùi
  • pH phản ánh về tính chất ăn mòn hoặc độ nhạy cảm, kích thích của chất, sản phẩm.

V. Nguy cơ cháy nổ mô tả các thông tin:

  • Xác nhận nhiệt độ và điều kiện mà chất có thể gây ra cháy hoặc nổ
  • Phương tiện cứu trợ xử lý bao gồm cả loại bình chữa cháy cần thiết
  • Thiết bị bảo vệ cá nhân như quần áo bảo hộ, găng tay, giày, máy móc, …cần thiết yêu cầu cho phòng cháy chữa cháy
  • Một số yêu cầu lưu trữ có thể tìm thấy trong phần giấy giới thiệu thông tin dữ liệu phản ứng

VI. Dữ liệu phản ứng mô tả các thông tin:

  • Sự ổn định mặt hóa học và phản ứng với ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, sốc và các vật liệu không tương thích. Khả năng liên kết phản ứng của nó với các chất khác để biết cách ứng dụng hay xử lý.
  • Yêu cầu về bảo quản chất dựa trên phản ứng hay sự bất ổn của sản phẩm
  • Các sản phẩm không tương thích sẽ không được trộn lẫn hoặc chứa để gần nhau
  • Sự xử lý thật sự cần thiết trước khi chúng trở nên cực kỳ dễ hoạt động

VIII. Tính độc tính mô tả:

  • Tác hại của việc tiếp xúc với sản phẩm theo thời gian.
  • Khả năng xâm nhập chất vào cơ thể và ảnh hưởng đến các cơ quan, sản phẩm.
  • Tác động đến sức khỏe ngắn hạn (cấp tính) và tác dụng lâu dài (mãn tính) do tiếp xúc bao lâu.
  • Giới hạn phơi nhiễm, nồng độ tối đa có trong không khí của chất độc hại ( ở dạng khí, hơi, sương, bụi, khói). Mà gần như tất cả người lao động (khi không có thiết bị bảo vệ cá nhân) có thể bị phơi nhiễm liên tục mà không ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
  • Nếu vượt quá giới hạn này thì người lao động phải sử dụng thiết bị bảo vệ cá nhân được đề nghị.
  • Các đánh giá về sức khoẻ của bất cứ nhân viên nào khi sử dụng các hóa chất. Và xác định những vấn đề của người lao động có liên quan đến tiếp xúc hay sử dụng hóa chất

IX. Biện pháp phòng ngừa có các thông tin:

  • Hướng dẫn cách sử dụng an toàn, xử lý bảo quản sản phẩm mặt hàng hóa chất này.
  • Các thiết bị bảo hộ cá nhân hoặc những phương pháp thiết bị an toàn
  • Các bước hướng dẫn làm sạch vết đổ
  • Các chuỗi thông tin về yêu cầu cách xử lý chất thải

X. Biện pháp sơ cứu mô tả các thông tin:

  • Các biện pháp sơ cứu với ảnh hưởng cấp tính khi con người tiếp xúc với sản phẩm
  • Tiếp đến là các bước cấp cứu thực hiện theo đúng trình tự
  • Thông tin để hỗ trợ lập ra kế hoạch cho trường hợp khẩn cấp

Mẫu MSDS tiếng việt có thể chứa những phần bổ sung cung cấp thêm các thông tin liên quan đến các sản phẩm cụ thể.

XI.Miễn trừ bí mật thương mại mô tả các thông tin:

Thông tin này có thể được giữ lại để bảo vệ quyền công nghiệp để bảo vệ lợi ích thông tin bí mật của doanh nghiệp. Thông tin này có thể được coi là bí mật thương mại khi kinh doanh, ban quản trị doanh nghiệp sẽ dựa theo sự cần thiết và nhu cầu để chọn ra các thông tin công khai.

Nhà sản xuất khi mua bán sản phẩm được giữ lại các thông tin như:

  • Tên và nồng độ của bất cứ thành phần nào
  • Tên của những nghiên cứu độc tính liên quan

Truy cập y tế: Các bác sĩ và y tá có thể tiếp cận các thông tin giữ lại nhưng sẽ giữ bí mật.

Mẫu phiếu an toàn hóa chất msds hay bảng msds mẫu:

Các bạn có thể tham khảo hình ảnh mẫu phiếu an toàn hóa chất msds dưới đây:

phiếu an toàn hóa chất msds

Cách tìm MSDS của hóa chất:

Nếu các bạn thấy chất mới mà mình không biết thì có thể áp dụng cách tìm msds của hóa chất theo các bước sau:

  • Truy cập vào link http://www.sciencelab.com/msdsList.php
  • Sau đó bấm nút Ctrl +F để tìm hóa chất cần biết và Download file về rồi đổi đuôi tệp là .pdf
  • Cuối cùng là dịch ra tiếng việt nếu muốn.

Cách làm MSDS hóa chất, ai làm và làm MSDS ở đâu

Ai sẽ là người làm phiếu MSDS?

Người bán hoặc nhà cung cấp, xuất khẩu sản phẩm là người làm phiếu MSDS và cung cấp loại chứng từ này. Không phải do bên hải quan hay bên thu mua hàng, các bên dịch vụ thực hiện.

Cách làm MSDS hóa chất:

Để làm được MSDS hóa chất thì yêu cầu phải biết được các thông tin về sản phẩm và các chỉ dẫn an toàn với người tiếp xúc.  Cách làm phiếu MSDS hóa chất rất đơn giản, các bạn chỉ tải mẫu MSDS trên mạng về và kê khai bằng tiếng anh sau đó ký tên, đóng dấu công ty doanh nghiệp là xong.

Hoặc bạn có thể mang mẫu MSDS đến các cơ quan chức năng để xin kiểm tra và đợi cấp phiếu MSDS khi họ làm xong.

Làm msds ở đâu?

Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ khai báo MSDS hóa chất trực tiếp tại phòng Văn thư – Cục Hóa chất (21 Ngô Quyền, Hà Nội). Hiện nay, để hỗ trợ cho các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc chuẩn bị hồ sơ, Cục Hóa chất có hỗ trợ khai báo phiếu an toàn hóa chất tại địa chỉ: http://khaibaogiay.cuchoachat.gov.vn

Trên đây là 1 số thông tin về nội dung, công dụng phiếu an toàn hóa chất MSDS và tại sao nó lại cần thiết với nhiều ngành công nghiệp sản xuất. Hy vọng với thông tin trên giúp bạn trả lời được câu hỏi MSDS là gì, và các thông tin cần thiết trên phiếu an toàn hóa chất như thế nào.

>>> Xem thêm các thông tin hữu ích khác tại: Migco.vn

Từ khóa » Xin Msds ở đâu