Hồ Sơ, Trình Tự, Thủ Tục Sáp Nhập Doanh Nghiệp - AZLAW
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- 1 Sáp nhập công ty là gì?
- 1.1 Trường hợp nào thì thực hiện sáp nhập
- 2 Thủ tục sáp nhập công ty
- 2.1 Thủ tục về thuế đối với công ty bị sáp nhập
- 2.2 Thủ tục về BHXH khi sáp nhập doanh nghiệp
Sáp nhập công ty là gì?
Sáp nhập công ty là việc một hoặc một số công ty nhập lại vào một công ty khác (dạng A + B + C = C) bằng cách chuyển toàn bộ quyền và nghĩa vụ vào công ty nhận sáp nhập và chấm dứt các công ty bị sáp nhập. Cụ thể tại điều 201 luật doanh nghiệp quy định như sau:
Điều 201. Sáp nhập công ty1. Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.2. Thủ tục sáp nhập công ty được quy định như sau:a) Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải gồm các nội dung chủ yếu sau: tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập;b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật này. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua;c) Sau khi công ty nhận sáp nhập đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập. Các công ty nhận sáp nhập đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ, và lợi ích hợp pháp của các công ty bị sáp nhập theo hợp đồng sáp nhập.3. Các công ty thực hiện việc sáp nhập phải bảo đảm tuân thủ quy định của Luật Cạnh tranh về sáp nhập công ty.4. Cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho công ty nhận sáp nhập. Trường hợp công ty bị sáp nhập có địa chỉ trụ sở chính ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính thì Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính thông báo việc đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty bị sáp nhập đặt trụ sở chính để cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Trường hợp nào thì thực hiện sáp nhập
Theo khái niệm về sáp nhập đã nếu ở trên thì việc sáp nhập sẽ xảy ra trong một số trường hợp như “cá lớn nuốt cá bé” khi thâu tóm đối thủ cạnh tranh hoặc khi tiến hành sáp nhập nhiều công ty thành một để thực hiện kinh doanh
Thủ tục sáp nhập công ty
Bước 1: Công ty bị sáp nhập và công ty nhận sáp nhập thông qua hợp đồng sáp nhập, Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua;Nội dung chính của hợp đồng sáp nhập: tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập;
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ sáp nhập gồm:– Hợp đồng sáp nhập;– Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty nhận sáp nhập;– Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty bị sáp nhập, trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập là thành viên, cổ đông sở hữu trên 65% vốn điều lệ hoặc cổ phần có quyền biểu quyết của công ty bị sáp nhập.
Bước 3: Thực hiện thay đổi đăng ký kinh doanh đối với công ty nhận sáp nhập gồm các hồ sơ– Biên bản họp quyết định về việc nhận sáp nhập công ty– Thông báo thay đổi của công ty– Danh sách thành viên, cổ đông mới của công ty nhận sáp nhập– Bản sao hợp lệ ĐKKD của công ty nhận sáp nhập và công ty bị sáp nhập– Hợp đồng sáp nhập hoặc quyết định tách công ty được sử dụng thay thế cho hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng.
Bước 4: Chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập1. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, công ty nhận sáp nhập được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty bị sáp nhập đặt trụ sở chính thực hiện chấm dứt tồn tại đối với các công ty này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.2. Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện việc chấm dứt tồn tại chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty bị sáp nhập trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.3. Trường hợp công ty bị sáp nhập có địa chỉ trụ sở chính ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chính công ty nhận sáp nhập, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập gửi thông tin cho Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập để thực hiện chấm dứt tồn tại đối với công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Điều 73. Chấm dứt tồn tại của công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập1. Sau khi công ty được chia, công ty hợp nhất, công ty nhận sáp nhập được cấp đăng ký doanh nghiệp, công ty bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập chuyển sang tình trạng pháp lý đã bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập. Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập đặt trụ sở chính gửi thông tin cho Cơ quan thuế. Cơ quan thuế có trách nhiệm gửi thông tin cho Phòng đăng ký kinh doanh về việc doanh nghiệp đã hoàn thành việc quyết toán và chuyển giao nghĩa vụ thuế.2. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của Cơ quan thuế về việc công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập hoàn thành việc quyết toán và chuyển giao nghĩa vụ thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập đặt trụ sở chính thực hiện cập nhật tình trạng pháp lý đối với các công ty này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng chấm dứt tồn tại theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.3. Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện việc chấm dứt tồn tại chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập trước khi chấm dứt tồn tại của các công ty này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.4. Trường hợp sau khi sáp nhập doanh nghiệp mà nội dung đăng ký doanh nghiệp của công ty nhận sáp nhập không thay đổi, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc sáp nhập doanh nghiệp, công ty nhận sáp nhập gửi thông báo bằng văn bản đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính để thực hiện chấm dứt tồn tại của công ty bị sáp nhập. Kèm theo thông báo phải có các giấy tờ quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 61 Nghị định này.5. Trường hợp công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập có địa chỉ trụ sở chính ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính của công ty được chia, công ty hợp nhất, công ty nhận sáp nhập, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty được chia, công ty hợp nhất, công ty nhận sáp nhập gửi thông tin cho Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính của công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập để thực hiện chấm dứt tồn tại đối với các công ty này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Xem thêm: Tìm hiểu về hợp nhất và sáp nhập
Thủ tục về thuế đối với công ty bị sáp nhập
Theo quy định tại điều 20 thông tư 105/2020/TT-BTC quy định việc thay đổi thông tin đăng ký thuế với công ty bị sáp nhập như sau:
Điều 20. Đăng ký thuế trong trường hợp tổ chức lại3. Sáp nhập tổ chứcTổ chức nhận sáp nhập được giữ nguyên mã số thuế. Các tổ chức bị sáp nhập bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế.a) Tổ chức bị sáp nhập:Tổ chức bị sáp nhập phải thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quy định tại Điều 39 Luật Quản lý thuế và Điều 14 Thông tư này.Căn cứ hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của tổ chức bị sáp nhập, cơ quan thuế thực hiện thủ tục và trình tự để chấm dứt hiệu lực mã số thuế của tổ chức bị sáp nhập theo quy định tại Điều 39 Luật Quản lý thuế và Điều 15, Điều 16 Thông tư này.b) Tổ chức nhận sáp nhập:Trường hợp sáp nhập làm phát sinh thay đổi thông tin đăng ký thuế, trong thời hạn 10 (mười) làm việc ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ tương đương khác, tổ chức nhận sáp nhập phải thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.Hồ sơ gồm:– Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế mẫu số 08-MST ban hành kèm theo Thông tư này;– Bản sao Hợp đồng sáp nhập hoặc văn bản tương đương;– Bản sao Giấy phép thành lập và hoạt động, Quyết định thành lập hoặc Văn bản tương đương khác.Cơ quan thuế thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế của tổ chức nhận sáp nhập theo quy định tại Điều 36 Luật Quản lý thuế và Điều 11 Thông tư này.
Việc giải quyết chấm dứt mã số thuế của nghiệp bị sáp nhập: làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế tại cơ quan thuế khi có hợp đồng sáp nhập hồ sơ gồm:– Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT– Bản sao ĐKKD của công ty– Bản sao hợp đồng sáp nhậpTrong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ cơ quan thuế sẽ thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế của công ty nhận sáp nhập (kết quả là Thông báo về việc người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế để nộp hồ sơ chấp dứt hoạt động tới cơ quan đăng ký kinh doanh). Sau khi có KQ này đơn vị gửi phòng ĐKKD để chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp.
6. “Đã giải thể, phá sản, chấm dứt tồn tại” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục giải thể theo quy định và được Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý theo khoản 8 Điều 208, khoản 5 Điều 209 Luật Doanh nghiệp; doanh nghiệp có quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án theo quy định của pháp luật về phá sản; doanh nghiệp bị chấm dứt tồn tại do bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập theo khoản 5 Điều 198, khoản 5 Điều 200, khoản 4 Điều 201 Luật Doanh nghiệp. Thời gian xác định chuyển tình trạng pháp lý “Đã giải thể, phá sản, chấm dứt tồn tại” là thời điểm Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Thủ tục về BHXH khi sáp nhập doanh nghiệp
Theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam thủ tục về BHXH khi sáp nhập doanh nghiệp đăng trên báo chính phủ như sau:
Tại Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam ban hành quy trình thu BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ-BNN); quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT hướng dẫn trường hợp các đơn vị sáp nhập lại thành một đơn vị mới thì thực hiện như sau:– Đơn vị bị sáp nhập lập hồ sơ báo giảm (dừng) tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN và đóng đủ tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN đến thời điểm đơn vị sáp nhập để cơ quan xác nhận sổ BHXH cho người lao động.– Đơn vị nhận sáp nhập lập hồ sơ đăng ký (báo tăng) tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN cho người lao động từ thời điểm đơn vị bị sáp nhập dừng tham gia.Thủ tục dừng hoặc báo tăng tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN là Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN (Mẫu D02- TS, ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH).Trường hợp đơn vị nhận sáp nhập thay đổi thông tin đơn vị thì lập thêm Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS, ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ- BHXH).
Từ khóa » Thông Báo Về Việc Sáp Nhập Công Ty
-
Thông Báo Về Việc Sáp Nhập Công Ty Trong Trường Hợp Sau Sáp Nhập ...
-
Mẫu Thông Báo Sáp Nhập/hợp Nhất Công Ty Quản Lý Quỹ ? Quy định ...
-
TIC: Thông Báo Về Việc Sáp Nhập Doanh Nghiệp | Tình Hình SXKD
-
Sáp Nhập Doanh Nghiệp
-
Thủ Tục Sáp Nhập Doanh Nghiệp Mới Nhất | Pháp Lý Khởi Nghiệp
-
Thủ Tục Sáp Nhập Doanh Nghiệp - Tư Vấn Doanh Nghiệp - Luật Việt An
-
Sáp Nhập Doanh Nghiệp - CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT INSLAW
-
Sáp Nhập Doanh Nghiệp, Công Ty Theo Quy định Luật Doanh Nghiệp
-
Ng Thay đổi Nội Dung đăng Ký Doanh Nghiệp - Thủ Tục Hành Chính
-
Sáp Nhập Công Ty Là Gì? Quy định Về Sáp Nhập Công Ty
-
Trình Tự, Thủ Tục Sáp Nhập Doanh Nghiệp | Luật Hùng Thắng
-
Sáp Nhập Doanh Nghiệp - Đăng Ký Doanh Nghiệp
-
Thủ Tục Sáp Nhập Doanh Nghiệp - FBLAW