Hộ Tịch - Quốc Tịch - Https//:pbgdpl..vn
Có thể bạn quan tâm
Mẹ sinh tôi là con ngoai giá thú nên tôi mang họ mẹ là họ Lê. Nhưng hiện tại, mẹ con tôi và bố đẻ đã đoàn tụ, bố tôi họ Nguyễn
TIN LIÊN QUANSắp tới vợ tôi sinh con. Bố tôi muốn con của chúng tôi mang họ Nguyễn của ông. Xin hỏi, con của tôi có được mang họ của ông nội trong khi tôi vẫn mang họ Lê có được không?
Trả lời:
Khoản 1, 2 Điều 26 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền có họ, tên như sau:
“1. Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.
2. Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.”
Mặt khác, tại Điều 6, Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch hướng dẫn nội dung khai sinh như sau:
“Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật hộ tịch, khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và hướng dẫn sau đây:
1. Việc xác định họ, dân tộc, đặt tên cho trẻ em phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam; không đặt tên quá dài, khó sử dụng.
2. Trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được về họ, dân tộc, quê quán của con khi đăng ký khai sinh thì họ, dân tộc, quê quán của con được xác định theo tập quán nhưng phải bảo đảm theo họ, dân tộc, quê quán của cha hoặc mẹ.”
Như vậy, về nguyên tắc, pháp luật quy định dù theo sự thỏa thuận, lựa chọn của cha, mẹ hay theo tập quán thì khi khai sinh, đứa trẻ cũng chỉ có thể mang họ của cha hoặc của mẹ chứ không thể mang họ khác được. Do đó, nếu bạn muốn con mình khi đăng ký khai sinh được mang họ của ông nội (họ Nguyễn) thì sẽ không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.
Vì bạn là con ngoài giá thú nên được khai sinh theo họ của mẹ (họ Lê) mà không mang họ của cha (họ Nguyễn). Do vậy, trường hợp bạn vẫn muốn con mình mang họ của ông nội cháu thì bạn cũng phải mang họ Nguyễn theo họ của bố mình. Có nghĩa bạn phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 24, Điều 25 Luật Hộ tịch và Điều 14 Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 của Bộ Tư pháp, cụ thể như sau:
“Điều 24. Thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.”
“Điều 25. Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con
1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.”
“Điều 14. Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con
Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
2. Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.”
Và làm thủ tục thay đổi hộ tịch để thay đổi họ của bạn, từ họ Lê thành họ Nguyễn trong Giấy khai sinh và Sổ hộ tịch theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 27 Bộ luật dân sự năm 2015; Điều 46, Điều 47 và Điều 28 Luật Hộ tịch, cụ thể như sau:
“Điều 27. Quyền thay đổi họ
1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:
a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;”
“Điều 46. Thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc.”
“Điều 47. Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc
1. Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch được áp dụng theo quy định tại Điều 28 của Luật này.”
“Điều 28. Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch
1. Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.
3. Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.”
Sau khi bạn hoàn thành thủ tục thay đổi họ cho mình từ họ Lê sang họ Nguyễn thì bạn mới có thể đăng ký khai sinh cho con bạn theo họ của ông nội cháu (họ Nguyễn).
Tuấn Đạt
Nguyễn Sỹ Tuấn
Các tin khác- Chủ hộ kinh doanh có thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Hồ sơ, thủ tục giải quyết thường trú tại Việt Nam cho người nước ngoài
- Có thể đổi họ cho con sang họ của cha dượng không ?
- Thay đổi họ tên sau khi nhận con nuôi
- Thủ tục đổi họ mẹ sang họ cha
- Trùng tên, phạm huý có được đổi tên không?
- Tuyên truyền, phổ biến Tài liệu giới thiệu Luật Thủ đô số 39/2024/QH15
- Kế hoạch Hưởng ứng “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024
- Phóng sự “Luật Thủ đô năm 2024 - Khơi thông nguồn lực phát triển Thủ đô”
- Các chứng chỉ được miễn thi môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT 2025
- Giữ gìn sức khỏe mùa lạnh cho người già và trẻ nhỏ
- Cảnh báo tham gia đầu tư ngoại hối qua 3 sàn lừa đảo “RichSmart, Topmax, GFS”
- Khuyến cáo đảm bảo an toàn PCCC khi thắp hương thờ cúng tại mỗi gia đình
Từ khóa » Khai Sinh Cho Con Theo Họ Mẹ được Không
-
Thủ Tục Làm Giấy Khai Sinh Cho Con Theo Họ Mẹ
-
Thủ Tục đăng Ký Khai Sinh Cho Con Theo Mẹ Và Mang Họ Mẹ
-
Đăng Ký Khai Sinh Cho Con Mang Họ Mẹ được Không?
-
Khai Sinh Cho Con Mang Họ Mẹ Có được Không? - Luật Minh Gia
-
Trẻ Em Khi Khai Sinh Nên được Mang Họ Mẹ - VnExpress
-
Làm Giấy Khai Sinh Cho Con Mang Họ Mẹ Có được Không?
-
Làm Giấy Khai Sinh Lấy Họ Mẹ Có được Không? (Cập Nhật 2022)
-
Người Kết Hôn Nhập Cư | Easy To Find, Practical Law
-
Đăng Ký Khai Sinh Cho Con Theo Họ Mẹ - Chi Tiết Tìm Kiếm
-
Đăng Ký Họ Tên Cho Con Theo Mẹ - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Con Cái Mang Họ Cha Hay Mẹ Khi Chưa đăng Ký Kết Hôn ?
-
Một Số Quy định Của Pháp Luật Về đăng Ký Khai Sinh
-
Khai Sinh Cho Con Theo Họ Mẹ Có được Không? - Luật Minh Khuê
-
Hướng Dẫn Cách đổi Họ Cho Con Từ Họ Cha Sang Họ Mẹ - Vntuvanluat