Họ Và Tên Của 54 Dân Tộc Việt Nam (Nguyễn Khôi) - Vanhoavietnam

  • ₪ Trang Nhà
  • ₪ Đại Học Hè
  • ₪ Hội Thảo
  • ₪ Thư Viện
  • ₪ Dân tộc Kinh
  • ₪ Liên Lạc

Họ và tên của 54 dân tộc Việt Nam (Nguyễn Khôi)

- Dân Tộc Thái: Dân tộc Thái có trên 1,32 triệu người, cư trú ở các tỉnh Tây Bắc, Hoà Bình, Thanh Hoá và Nghệ An. Người Thái có nhiều họ khác nhau. Họ Lò không ăn thịt chim Táng Lò ( vật tổ). Họ Quang kiêng ăn thịt hổ... Đồng bào Thái thờ cúng tổ tiên, trời, đất, cúng bản Mường, không theo tôn giáo nào. Văn hoá nghệ thuật Thái rất độc đáo rạng rỡ với nghệ thuật " Múa Xoè", " Múa Nón" , Khèn Thái, Pí Pặp, Quăm Khắp (Hát). Các tác phẩm truyện thơ nổi tiếng như "Sống Trụ Son Sao " (Tiếng dặn người yêu - như Truyện Kiều) mà Nguyễn Khôi đã chuyển dịch rất thành công sang thơ Song thất lục bát, tái bản nhiều lần ), Khun Lua - Nàng ủa, Em bé - Nàng Hổ ( như Tấm Cám của người Kinh. Lối hát giao duyên " Hạn Khuống" (như Quan họ Bắc Ninh), rất hấp dẫn. Nhìn chung người Thái là dân tộc phát triển trồng lúa nước , dệt thổ cẩm, làm được súng săn... Thường được goi là "người Kinh" ở miền Núi. Có rất nhiều nhà hoạt động chính trị, tướng tá , văn nghệ sỹ khá nổi tiếng. Người Thái có các họ: Bạc, Bế, Bua, Bun, Cà, cầm, Chẩu, Chiêu, Đèo, Hoàng, Khằm, Leo, Lỡo, Lềm, Lý, Lò, Lô, La, Lộc, Lự, Lường, Mang, Mè, Nam, Nông, Ngần, Ngu, Nho, Nhọt, Panh, Pha, Phia, Quàng, Sầm, Tụ, Tày, Tao, Tạo, Tòng, Vang, Vì, , Sa, Xin, . 12 họ gốc là Lò, Lường, Quàng, Tòng, Cà, Lỡo, Mè, Lù, Lềm, Ngần, Nông. Người Thái có một số dòng họ quý tộc ( thường là các họ lớn ) tuỳ theo từng nơi đó là Cầm, Bạc, Xa, Đèo, Hà, Sầm, Lò... Các tên khác của một số họ : Họ Lò còn gọi là Lô, La, sau còn đổi là Cầm, Bạc, Điêu (Đèo), Tao (Đào), Hoàng, Lò Cầm (Lò Vàng), Lò Luông (Lò Lớn). Họ Lường còn gọi là họ Lương Họ Quàng còn gọi là họ Hoàng, Vàng. Cà còn gọi là Sa, Hà, Mào. Vi còn gọi là Vi, Sa. Lêm còn gọi là Lâm, Lim. Ngành Thái đen còn có các họ Cầm , Bạc thường hay giữ các chức vị Chảu Mường . Ngành Thái trắng thường là các họ Đèo Lò làm Chảu Mường Các tên thường gặp, ví dụ như : Lò Văn Muôn (vui) Lò Văn ứt (đói) Hoàng Nó (vua măng). Xưng hô hàng ngày của người Thái thường không gọi tên tục của nhau Thưòng là hai ngưôi "Cu-mưng (như ủa- nỉ của Tàu, Toa- moa của Pháp, hiểu đơn giản như Tao-Mày - tôi- anh (chị). Thường gọi "dựa" con: Đàn ông là ải nọ..., ải kia..., người tôn trọng nhất gọi là "ải ộ", anh là "ải luông", bác là "ải lung" rồi "ải thẩu"; đàn bà là Êm (ếm) nọ..., Êm kia, già nhất là Êm thẩu. Các vị chức sắc xưa thì gọi là Tạo nọ, Tạo kia hay Phìa nọ, Phìa kia (con cháu những người này cũng được tôn trọng gọi là Tạo con..., Nàng... già là bà Nàng...) Sau năm 1945 bà con dân tộc được đổi tên mới, đặt tên không theo truyền thống mà phù hợp với đời sống văn minh hiện đại. Ví dụ nhà văn nhà thơ lấy bút danh như Tòng ín là Ban Pún (Hoa ban nở). Dân tộc Thái có Huyền thoại về dòng Họ: Sau nạn hồng thuỷ, chỉ còn sống sót một cặp vợ chồng. Người vợ có một thỏi đồng liền đem ra nấu và đúc thành dụng cụ. Quá trình đúc đồng được chia làm mấy giai đoạn như: lúc đầu làm đồng nguyên, sau nấu gọi là lô, muốn tăng sức nóng thì phải quạt, rồi đảo quấy đều, sau đó thành nước loãng, đem luyện lại, tô luyện thành công cụ rắn chắc. Vì vậy khi sinh con, họ đặt cho con đầu lòng mang họ Tông (đồng), con thứ hai là Ló nay gọi là Lò (lô), con thứ ba họ Ví (quạt), con thứ tư họ Quá (quàng), con thứ năm họ Đèo (đồng thành nước), con thứ sáu họ Liếng (đã luyện) nay gọi chệch là Lường, con thứ bày họ Cả (tôi luyên rắn thành công cụ), nay gọi là Cà. Quá trình phân hoá giàu nghèo nên các họ trên đều có ngày giỗ riêng. Đến nay tên đệm Văn cho Nam và Thị cho Nữ khá phổ biến như người Kinh. Theo nghiên cứu thì nét đắc sắc văn hoá dùng họ và đặt tên có thể thấy ở Thanh Hoá, Nghệ An và Lai Châu. Người Thái Trắng ở Lai Châu rất chú trọng lễ đặt tên cho con. Đồng bào cho rằng: Trẻ con mới sinh do vía yếu, không muốn người lạ lên nhà người ta gài vào đầu cầu thang một cành lá xanh và giắt tấm phên đan mắt cáo (Ta Leo). Đến ngày trẻ đầy tháng (Hết Hoóng) làm lễ cúng đầy tháng và cũng là lúc đặt tên cho trẻ. Cách đặt tên không trùng với tên gọi ông bà họ hàng nội ngoại là được. Ngườì Thái Nghệ an do Lê Thái Tổ cho di từ Thuận Châu vào Miền Tây Nghệ An. Người Thái ở Thanh Hoá có câu tục ngữ: "Người có họ, cây có vườn (con mi họ, co mi xuân). Người Thái gọi là "Chao" có nghĩa là nòi giống. Tại Tây Bắc họ Lường làm thày mo, họ Lò làm Tạo, nhưng ở Thanh Hoá thì họ Hà làm Tạo. Người Thái theo phụ quyền (huyết thống cha), ở Việt nam người Thái mang cả tên họ gốc và tên phiên âm sang tiếng Việt, ví dụ Chao Lộc là họ Lục. Đó cũng là nét văn hoá Thái trong cộng đồng 54 dân tộc Việt nam. - Dân Tộc Êđê: Êđê có nghĩa là người sống trong rừng tre. Dân tộc Ê Đê có trên 270 nghìn người , cư trú tập trung ở Đắc Lắc, Gia Lai, Khánh Hoà và Phú Yên.Các nhóm địa phương gồm: Rađe Đe, Kpa, Adham, Krung, Ktul, Đlie, HrueBlô, Epan, Mdhuna, Bih. Về kinh tế đồng bào này làm nương rẫy , nhóm Bih làm ruộng nước dùng trâu giẫm đất thay cho cày cuốc, ngoài ra là chăn nuôi, săn bắn , dệt... Tổ chức đời sống chặt chẽ. Làng gọi là " Buôn", các địa danh gọi tên rất gợi như " Buôn chư mơ ga " 9 nghĩa là làng núi lửa., Sông Đực, Sông Cái , Sông Tóc... Gia đình theo mẫu hệ, chủ nhà là phụ nữ. Con cái mang họ mẹ, con trai không được hưởng thừa kế. đàn ông ở nhà vợ. Nếu vợ chết mà bên nhà vợ không còn ai thay thế thì người chồng phải về ở với chị em gái mình. Nếu chết, được chôn bên người thân của mẹ đẻ. Nhà ở của người Êđê là nhà sàn và nhà sài. Trang phục màu chàm có điểm các hoa văn sặc sỡ. đàn bà mặc váy áo, đàn ông đóng khố mặc áo. Ngày xa có tục cà 6 răng cửa hàm trên. Người Êđê rất thích uống rượu cần, đặc biệt là vào các dịp lễ tết. Về tín ngưỡng, thờ nhiều thần linh. Người Êđê có kho tàng văn hoá đồ sộ to lớn như các sử thi "Khan Đam San", cồng chiêng cũng rất nổi tiếng, đã được Unesco công nhận là văn hoá phi vật thể của nhân loại. Người Êđê có Lễ đặt tên. Khi đứa trẻ sinh ra trong vòng một tháng, gia đình sửa soạn đồ cúng để làm lễ đặt tên cho trẻ. Thầy cúng hướng dẫn gia đình chuẩn bị lễ vật. Họ quan niệm: Khi mới sinh ra, con người cha có hồn, nên lúc đặt tên là lúc nhập hồn cho đứa trẻ. Gia đình sẽ chọn rất nhiều tên trong dòng tộc của ông bà nội ngoại, tên những người tài giỏi, có uy tín được lấy để đặt tên cho đứa trẻ. Ý nghĩa việc này là mong trẻ mới sinh ra được nhập hồn của một trong những người tài giỏi của dòng họ. Muốn làm được như thế , người trong nhà khi đi mời thày cúng sẽ nói trước với thày cúng những tên dự kiến đó để thày cũng nhập tâm. Lễ vật cho lễ đặt tên thường là một con gà, một ché rượu. Lễ được tổ chức vào đêm khuya, khoảng 11-12 giờ đêm, khi cả buôn đã đi ngủ thì bắt đầu làm lễ. Ché rượu được đặt vào cột chính gian trước, lễ vật đặt phía đông. Thày cúng ngồi đối diện với ché rượu, quay mặt về phía đông để cúng. Thầy khấn: "Ơ Yàng, hiện giờ gia đình đã dâng lên một con gà, một chén rượu để làm lễ đặt tên cho con. Mời tất cả các Yàng về uống rượu, ăn thịt, giúp đỡ cho trẻ ăn no, chóng khoẻ, không khóc. Mời các ông, các bà trong dòng tộc của gia đình: Mảng, Ma Choá, Mí Thơ, Mí Thơm, Ma Đam ... về ăn thịt, uống rượu , giúp đỡ cho trẻ lớn...". Thày cúng khấn đến tên nào, đứa trẻ không thấy khóc lại tỏ ý thích thúc (vui) thì gia đình sẽ lấy tên đó để đặt tên cho trẻ. Khi cúng xong, cả gia đình và thày cũng sẽ ăn cơm, ăn thịt gà, uống rượu. Sau khi ăn uống xong thì toàn bộ xương, lòng, lông gà, cơm dư thừa sẽ được gói lại cẩn thận, ché rượu úp xuống, bỏ lại gian khách (tiếng ÊĐê là Gah) của gia đình đúng 3 ngày. Sở dĩ làm thế, bởi người Êđe quan niệm rằng con người khi mới sinh còn rất yếu ớt, mới được nhập hồn người chết còn rất mỏng, nên phải giữ tất cả những lễ vật đã cúng đúng 3 ngày rồi mới mang đi thả xuống suối. Khi đó hồn mớí nhập hoàn toàn vào trẻ mới sinh. Các họ của người Êđê: Adrâng, Ayun, Ayun C, Ayun Tul H, Wing Atul, Atul Buon Yah, Buon Krong , Duot, Eban, Eban Rah Lan, Eman, Emo, Enoul, Hđok, Hrue, Hmok, Hwing, Jdrong, Ktub, Kebour, Knul, Kpa, Kpor, Ksor, Ktla, Ktul, Mjao, Mlo, Mlo Duon Du , Mlo Hut, Mlo Ksei, Nie Blo, Nie Buon Dap, Nie Buon Rit, Nie Cam , Nie Mkriek, Nie Mla, Nie Mlo, Nie Sieng, Nie Sor , Nie Sok , Nie To, Nie Trang ... Xin có ví dụ : . Nam: Y Ngong Nie Dam ( 4 chữ này có nghĩa là Trai-Tên-Họ - Chi họ) . Nữ: Hlinh Mlo Duon Du ( 4 chữ này có nghĩa là Gái- Tên-Họ- Chi họ) Người Êđê xưng hô : Khi vợ chồng có con thì gọi theo tên con. Tục này có ở nhiều dân tộc, kể cả người Kinh, ví ma Thuột có nghĩa là Bố thằng Thuột. Chính về thế mới có tên " Buôn Ma Thuột ) tức là làng bố thằng Thuột, nên nay có thành phố Buôn Ma Thuột. Còn nếu gọi Ban mê Thuột là gọi theo tiếng Lào có nghĩa là mẹ thằng Thuột. Như vậy dùng tên con để gọi bố mẹ. Thật là độc đáo bản sắc văn hoá Việt nam ./. - Dân Tộc Chăm: Dân tộc Chăm có trên 132 nghìn người. Sống ở Ninh Thuận ( 50%), Bình Thuận, An Giang, Đồng Nai, Sài Gòn. Người Chăm là cư dân bản địa lâu đời. Đồng bào trồng lúa nước thâm canh có trình độ cao. Các nghề thủ công như đồ gốm , dệt thổ cẩm rất nổi tiếng. Người Chăm theo chế độ mẫu hệ. Mỗi làng có từ 1000 đến 8000 người.Văn hoá nghệ thuật rất phong phú với các sử thi, lễ hội, mua hát, ca nhạc... Tháp Chăm là công trình thờ cúng đặc sắc của người Chăm. Cũng như địa danh làng Palei Chăm , tên người của dân tộc Chăm thường có hai (2) tên : tên khai sinh theo hộ khẩu tương tự như người Kinh và tân dân tộc.Các họ Chăm : Bá, Bạch , Báo, Bố, Chế, Dương, Đàng, Đạo, Đạt, Đổng, Fatimah, Hàm, Hán, Hứa, Kiêu, La, Lâm,Lộ, Lu, Ma, Mohâmch, Miêu, Nại, Não, Nguyễn, Ông (ôn), Phú, Qua, Quảng Đại, Samách, Tài, Từ, Thanh, Thập, Thị (nữ), Thiên Sanh, Thiết, Thổ, Trà, Trương, Trượng, Văn.Ví dụ Tên thường gọi là Phú Trạm (tên dân tộc là Inrasa), Chế Bồng Nga (Ceibingu), Chế Mân (SimhavarmanIII), Phạm Phật (Bhadravarman). . Nam: Ka Sô Liêng (Họ- Lót - Tên) . Nữ : Sô Mơ Đinh . Theo nhà thơ Inrasara thì : Họ ngày xưa của các vua Chăm Pa gồm có : . Inđra/Indravarzman . Jaya/Jờyinhavarma . Cri/Cri Satyavirman . Maha/MahaVijaya . Rudra/Rudrravarman... Ngày nay các họ này vẫn còn được một số người sử dụng : . Inra/Patra (là biến thái của inđra) . JayaMrang . JayaPanrang . Inrasara (Inra là sấm, Sara là muối) . Puđradang Các họ này được phiên âm ra tiếng hán là Chế (Cri) như Chế Mân , Chế Củ, Chế Bồng Nga, Chế Linh, Chế Lan Viên... . Họ Ong (hay Ông) như: Ông ích Khiêm, Ông Văn Tùng ... . Họ Ma có lẽ phiên âm từ chữ Maha. . Họ Trà (có lẽ từ Jaya) Bốn họ Ông, Ma, Trà, Chế xưa kia là họ Vua. Họ người Chăm bình dân: ở người Chăm thường thì cứ Ja (Nam) hay M (nữ) được đặt trước tên để phân biệt giới tính, nó như Văn nam Thị nữ của người Kinh, thời xa coi đó là họ ? Gần đây có khuynh hướng đặt tên cho mình như thế, ví dụ Lờy "nó" làm bút danh như Jantâhrei (nhà nghiên cứu Thiên Sanh Cảnh), Talau (Nhà thơ Trương Văn Lỗu) được coi là đẹp và sang. Họ người Chăm theo dòng tộc: Như trên đã trình bày, trước đây người Chăm không có họ như kiểu người Kinh như Trần, Nguyễn, Phạm, Lê..., mà người Chăm chỉ có chữ Ja hoặc M (Mng) đặt trước tên mình để phân biệt nam nữ, ví dụ Ja Phôi, Ja Ka (Nam) M Ehava, Mng Thang Ôn (nữ) , giống như Văn Thị của người Kinh . Người Chăm chỉ có hoàng tộc mới có họ : Ôn, Trà, Ma, Chế . Quan lại thường đựoc gọi bằng chức như Po Klăn Thu (ngài Trấn thủ), Pô Phok Thăk (ngài phó trấn thủ tên Thak hoặc như Đwai Kabait (ông đội Kabait). Cũng có dòng họ đặt theo tên vua: họ Po Rome, họ Po Gihlw hoặc đặt theo tên lòai cây trụ trong kut chính , họ Ga dak, họ Mul Pui, nhưng không dùng họ này đặt tên riêng. Họ và tên còn đặt theo tôn giáo ( Islam): Thường do sự tiên đoán tương lai của đứa con mà người cha chọn 1 trong 25 vị thánh đặt tên : Con trai là Ali, Ibrohim, Mousa, Ysa.... Con gái là: Fatima, Khođijah,Maryam... Cách đặt tên theo giấy khai sinh: Vào đời vua Minh Mạng ( 1820-1840), năm thứ 14, nhà vua ban cho người Chăm các họ theo phong tục Việt Nam: Bá, Đàng, Hứa, Lưu, Lựu, Hán, Lộ, Mà, Châu, Nguỵ, Tử,Tạ,Thiên, Uc, Vạn, Lâm, Hải, Báo, Cây, Dương, Quảng, Qua, ởng, L.. Số người có công với triều đình được mang họ Nguyễn . Như vậy có sự giao lưu văn hoá Kinh - Chăm , nhưng nét đặc sắc của văn hoá Chăm là Họ tộc Chăm là theo Mẫu Hệ , ví dụ Nguyễn Văn Tỷ (khai sinh) , họ mẹ là Po Đăm hoặc Phú Trạm (khai sinh), họ mẹ là Inrasara ./. - Dân Tộc Mường: Cách dùng họ và đặt tên các dân tôc ở Việt Nam Dân tôc Mường Dân tôc Mường có trên 1,1 triệu người, chiếm hơn 1,5 % dân số Việt Nam Ngoài ra có các tên khác gọi: Mol, Mual, Mọi, Mọi bi, Au tá,. Tên Mường mới xuất hiện khoảng hơn một thế kỷ nay, để chỉ cộng đồng dân có nét tương đồng với người Kinh (Việt) sinh sống ở các bản Mường Hoà Bình,Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Sơn La, Thanh Hoá..."Mường" là một loại tổ chức hành chính cơ sở ở vùng núi , trở thành tên gọi của tộc người . Xét về nguồn gốc lịch sử, người Mường là người Việt cổ ( bản địa) từ 3000 năm trở về trước, từ sau thế kỷ 10 có sự cách biệt của nhóm người Việt ở đồng bằng với người ở miền núi nên dần dần có sự khác biệt thành người Kinh - người Mường. Về kinh tế, đồng bào Mường trồng lúa nước là chính. Trên nương dẫy có ngô, khoai, sắn, đậu, đỗ. Một số nơi trồng tre, luồng, trẩu, gai, sở, đay, bông, quế, mía. Về chăn nuôi có trâu, bò,ngựa, lợn ,gà, ngựa, lợn, gà, vịt. Đồng bào có các nghề thủ công: dệt,đan lát, mộc... Ngoài ra còn thu hái các lâm thổ sản, săn bắt các lọai thú rừng để cải thiện bữa ăn hàng ngày. Xã hội Mường Hoà Bình trước năm 1945 là một xã hội có đẳng cấp, trong đó mỗi con người được "chính danh định phận". Quý tộc gọi là Lang, bình dân gọi là Jan (dan). Trong một mương (Mường) gồm nhiều xóm, quý tộc thống trị đều là thành viên một dòng họ. Ví dụ dòng họ Bạch Công thống trị ở Mường Rếch (12 xóm). Con trai trưởng thống trị toàn bộ thung lũng 12 xóm gọi là Lang Cun (cun). Lang Cun Mường Rếch là Cun Đếch (Chiềng Rếch hay Cun Rếch là Cun Đếch) Chiềng Rếch, tức là Chiềng của Mường Rếch). Các chi thứ chia nhau thống trị các xóm khác ở phạm vi ngoài Chiềng (ý là trung tâm). Đứng đầu xóm Đúp là con trai trưởng của một chi thứ của họ Bạch Công, đó là Lang Tạo ( Lang Đạo ), nói rõ là Tao Tuúp (Đạo Đúp, tức Lang Đạo xóm Đúp).Nội bộ bình dân phân hoá thành từng lớp Âu. Người bình dân được cất nhắc vào bộ máy thống trị của Cun ở Chiềng hay Đạo ở xóm chức Âu, cao nhất là Âu Eng (Âu anh) được ăn phần ruộng tốt nhất, chức nhỏ là Âu ún (Âu em) là tay chân cho Lang và các Âu anh sai phái.Dưới Âu đến nóc dân thường được ăn ruộng công gọi là nhà nưóc, cấp thấp nhất là Noóc K,Loi (Nóc Trọi) sống bằng nước rẫy, đó là Tứa Roong, có ý khinh miệt. Sau năm 1945 mọi người Mường đều được bình đẳng. Gia đình Mường tổ chức theo mô hình gia đình nhỏ phụ quyền . Con trai là người được hưởng quyền thừa kế tài sản... Dân tộc Mường theo hôn nhân một vợ một chồng bền vững , cư trú bên nhà chồng. Tục cưới xin giống người Kinh (chạm ngõ, ăn hỏi, xin cưới và đón dâu).. Khi trong nhà có người sinh đẻ, đồng bào rào cầu thang chính bằng một phên nứa. Khi trẻ lớn một tuổi mới đặt tên. Khi có người chết, tang lễ được theo nghi lễ nghiêm ngặt..Tiếng Mường là một ngôn ngữ thống nhất, là hình ảnh của tiếng Việt ở giai đoạn tiếng Việt- Mường chung với đăc điểm chính là lưu giữ lại quá trình vô thanh hoá các phụ âm đầu. Ví dụ gà (Việt)/ ka (Mường), đi/ti, ba/pa....Dân tộc Mường chưa có chữ viết riêng. Mo "đẻ đất đẻ nước" là tài liệu văn học dân gian có giá trị nhất trong kho tàng văn học dân gian dân tộc Mường. Dàn cồng chiêng là nhạc cụ dân tộc đặc sắc nhất của dân tộc Mường. ở Phú Thọ còn dùng ống nứa gõ vào những tấm gỗ trên sàn nhà tạo thành những âm thanh để thưởng thức gọi là Đâm Đuổng.. Lễ sinh con; Ngày đứa trẻ ra đời cả gia đình mở tiệc ăn mừng, mời Mo đến cúng cho hai mẹ con khoẻ, bé ăn no chóng lớn. Cả gia đình vui như hội. Thời gian kiêng cữ từ 7-12 ngày. Con trai goi là Thóc giống (lọ me), con gái gọi là Rau cỏ (cách tắc). Khi ở cữ, phụ sản phải qua tục Sưởi lửa . Bất kể mùa nào cũng phải ngồi bên bếp lửa, với ý là lưu thông khí huyết, ba ngày sau mới được lau tắm thân thể. Sau một tháng mới được ăn thịt gà (chỉ ăn đùi bóc sạch da) nướng với rau bệ. Ngay sau khi sinh đặt tên tạm, chờ đến đầy tuổi tôi (12 tháng) mới làm lễ đặt tên chính thức. Để cầu mong cho trẻ hay ăn chóng lớn người ta còn làm lễ cúng Mụ. Lễ vật gồm xôi, rượu, cá chép. Mâm cỗ đặt trên cửa sổ nhà sàn. Gia chủ cầu khấn mong cho đứa trẻ "thốt như cách, mách như đác" nghĩa là: "Tốt như ót , mát như nước". Khi đứa trẻ lọt lòng mẹ, người Mường ở Vĩnh Phúc đặt đứa trẻ trên cái Cúm (mẹt to) có lót lá chuối rừng đã được nướng mềm. Người mẹ nằm ngay bên cạnh con. Nếu là con gái thì lấy cái hông nồi xôi bằng gỗ khoét rỗng (chõ) đập nhẹ xuống sàn , nếu là con trai thì lấy cái chài cũ, đập nhẹ xuống sàn, miệng nói: "hỡi con trai dậy mà ti chài ti lứa. Hỡi con tứa dậy mà tháo thơ tháo thằm", đại ý là: "Hỡi con trai dậy mà đi kéo chài, đánh lưới. Hỡi con gái dậy mà kéo tơ, kéo tằm". Gọi và đập như vậy ba lần chờ đứa bé khóc to mới bế lên quấn tã lót. Ba tháng sau mới làm lễ Vía cho bé. Người Mường có họ tên như người Kinh. Do xưa kia, hình thái tổ chức xã hội đặc thù của người Mường là chế độ Lang đạo, các dòng họ Lang đạo (Đinh, Quách, Bạch, Hà) chia nhau cai quản các vùng. Đứng đầu mỗi Mường có Lang Cun, dưới Lang Cun có các Lang Xóm hoặc Đạo Xóm cai quản một xóm. Ngoài bốn họ trên còn có một số họ tiêu biểu như Bùi , Hoàng, Lê, Phạm, Trịnh, Xa, họ Phùng ... Ví dụ như : Đinh Công Vợi, Quách Tất Công, Bùi Thị Phệu, Phùng Thị Lợi, Hà Công Rộng, Bạch Thành Phong, Bùi Văn Kín. - Dân Tộc H'Mông: Dân tộc Mông có trên 784 nghìn người. cư- trú tập trung ở các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Nghệ An... Còn có tên là Mông roi (Mèo Trắng ), Mông Lềnh ( Mèo hoa), Mông roi ( Mèo đỏ), Mông đú (Mèo đen), Mông súa ( Mông mán). Mông có nghĩa Người. Dân tộc Mông có bản sắc văn hoá rất độc đáo. Gốc gác ở vùng Quý Châu Trung Quốc , gọi là Miêu Tộc (miêu gồm bộ thảo và chữ điền nghĩa là mạ , là mầm , là dáng diệu xinh đẹp , một tộc người biết trồng lúa từ xa xưa). Do bị phong kiến Hán tộc tàn sát nên di cư- xuống Việt nam..., tên đồng bào tự gọi nhau là H'Mông, có nghiã là Người. Từ trước đến nay, các nhà ngôn ngữ học Trung Quốc vẫn kiên trì coi ngôn ngữ nhóm H'Mông - Dao thuộc ngôn ngữ Hán Tạng. Người H'Mông, có người nghiên cứu tìm ra có nhiều cái nhất: Ngôn ngữ có nhiều thanh nhất 8 thanh chia thành nhiều âm vực; Vốn từ láy dồi dào. Hệ thống âm đầu rất phong phú có từ 51-57 phụ âm đầu; Âm nhạc H'Mông có tiếng Sáo, Khèn Mèo, đàn môi nổi bật gai điệu ở dạng gãy khúc "nhâp nhô" như- đỉnh non cao mà họ cư- trú. Ngoài ra còn có Gạo Mèo, Rượu Mèo, Táo Mèo là ngon nhất; Lợn Mèo , bò Mèo là to nhất; Cày Mèo, cối xay Mèo bằng đá độc đáo bền nhất, ruộng bậc thang với hệ thống tới tiêu ở lưng chừng núi tuyệt vời nhất; Váy Mèo, áo Mèo sặc sỡ đẹp nhất; Múa Mèo, hát Mèo vào loại hay nhất; Súng Mèo tự tạo, dao Mèo tốt sắc nhát; Đi bộ leo dốc giỏi nhất; Dũng cảm, vượt gian khó, hiên ngang nhất. Tại Việt nam cùng thời với Hoàng Hoa Thám đánh Pháp người H'Mông cũng có Giàng Chỉn Hùng ( Bắc Hà ) Thảo Nủ Đa ( Mù Cang Chải ) Giàng Tả Chay ( Tây Bắc). Sau này có Vừ A Dính ( Tuần Giáo ) - Kim Đồng ( Cao Bằng ). Nhân vật lịch sử Vua Mèo Vàng Chí Sình ( Bắc Hà ). Thời nay có nhiều người H'Mông học tới Cử nhân, Tiến sỹ, ví dụ Tiến sỹ Thào Xuân Sùng, bí thư tỉnh uỷ Sơn la. Về văn học có "Tiếng hát làm dâu" "Tiếng hát mồ côi" nói lên thân phận con người thật là thống thiết, dù ai "cứng lòng" mà đọc cũng phải rư rưng nước mắt!. "Dân ca Mèo'', truyện cổ tích Mèo cũng rất phong phú. Quan hệ dòng tộc rất đặc sắc, mỗi dòng họ cư- trú quây quần thành từng cụm, có một trưởng họ đảm nhiệm công việc chung "đi đâu ở đâu" có họ hàng, sống chết không rời nhau. Có tục "Háy Pú", cướp vợ rất đặc sắc. Đồng bào có chữ viết riêng. Lễ cúng khi sinh đẻ: Đồng bào quan niệm rằng: Con người ta có hai phân (thể xác và linh hồn) , họ không quan tâm nhiều đến phần thể xác. Họ cho rằng con người sinh ra trên cõi đời chỉ cần nhìn thấy ba lần ánh mặt trời cũng là một kiếp người. Một con người có ba linh hồn : Hồn thứ nhất ở đỉnh đầu, do đó kiêng xoa đầu trẻ em vì hồn nó yếu , xoa đầu hồn sẽ bỏ đi , vì thế ai xoa thì phải làm lễ gọi hồn về. Hồn thứ hai ở vùng ngực, hồn này ít bỏ đi lang thang , nhưng khi đã bỏ đi thì bệnh sẽ nặng Hồn thứ ba ở rốn, hồn này cai quản thân xác và nội tạng, hồn này bỏ đi là đau nội tạng, đau bụng (hồn này ở phụ nữ yếu hơn nam giới, nên phụ nữ hay đau bụng hơn , hồn bỏ đi không về sẽ chết). Khi chết hồn thứ nhất bay lên tầng cao nhất cùng tổ tiên trên trời (cõi tiên). Hồn thứ hai bay lên chỗ Ngọc Hoàng chờ đầu thai vào kiếp khác (ai xấu sẽ đầu thai làm con vật); Hồn thứ ba gác phần mộ, lởn vởn nơi tầng thấp của Ngưu ma vương, thường bay về quấy nhiễu. Vì thế người H'Mông rất quan tâm đến việc thờ cúng gắn với chu kỳ đời người. Khi bà mẹ sắp sinh em bé thì nhà có lễ cúng "đề ca súa", cầu cho mẹ tròn con vuông. Đồng bào cho rằng: Khi trẻ sinh ra chư-a có linh hồn ngay, phải sau 3 ngày mới tổ chức lễ gọi hồn (húp hi) - đây là lễ lớn, thông báo cho sự ra đời của một thành viên trong gia đình. Đây cũng là lúc đặt tên cho trẻ. Tên trẻ không đư-ợc trùng với tên ông bà, tổ tiên, họ hàng. Cuối lễ, thầy cúng xem chân gà "bói" tư-ơng lai cho trẻ. Về họ và tên, những người có chung một họ như- Giàng, Vừ, Thào, Lầu, Lý... đều coi nhau như- anh em , dẫu không chung một tổ. Người H'Mông ở Lào Cai, Thanh Hoá và Nghệ An có nhiều nét văn hoá đặc sắc. Người H'Mông ở Lào Cai có hơn 30 họ, các họ lấy tên con vật như- Sùng (gấu), Hầu (khỉ), Lồ (lừa), Mã (ngựa) Giàng (dê) và Lùng (rồng). Có họ lấy màu sắc đặt họ ví dụ Hoàng (màu vàng), Lù (màu xanh) Hùng (màu đỏ). Có họ lấy tên cây, ví dụ như- Lý (mận) Thào (đào). Họ còn lấy tên đồ vật, ví dụ như- Cư- (trống), Thèn (thùng). Đồng bào đặt tên nhiều lần : Khi bé đầy tuổi , có lễ mừng tuổi, Lễ đội tên đệm của bố cùng lúc với lễ mừng con đầu lòng 1 tuổi. Khi ấy con trai tặng nỏ, súng, dao, cháu gái tặng cuốn chỉ thêu, tấm vải. ước nguyện trai tài gái đảm. Lễ đặt tên lần thứ hai "Tì bê lầu", thịt một con lợn tặng bố mẹ vợ nửa, cầu khấn những điều tốt lành, buộc chỉ cổ tay, đặt tên đệm mới cho con rể. Bố mẹ vợ tặng vật kỷ niệm cho con rể thường là đồng bạc trắng, cái địu con. Có trường hợp người đàn ông có đến 3-4 tên, khi đau ốm hoặc rủi ro, tai nạn thì lại làm lễ đặt tên lại . Đồng bào quan niệm "thùng sếnh, thùng đang" tức là cùng họ cùng ma vì làm ăn làm uống ta có thể học người khác, nhưng làm ma thì không thể theo người ta đựơc. Lễ ma có 4 lễ : - Lễ ma tươi - Cúng ma bò - Cúng ma lợn - Cúng ma cửa Đúng là, cách đặt 3-4 tên của ngư-ời H'Mông mang bản sắc văn hoá thật độc đáo ./. - Dân Tộc Khơme: Dân tộc Khơ Me có trên 1 triệu người, sống tập trung ở các tỉnh Sóc Trang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang.Còn có các tên khác Khơ Me Krom, Cur, Cul, Thổ, Việt gốc Miên.Tên Khơ Me bắt nguồn từ tiếng Phạn ( Ấn Độ ) Khêmara có nghĩa là "An Vui Hanh Phúc."Đây là một cư dân sống lâu đời ở Đồng bằng Sông Cửu Long, sống xen kẽ với người Kinh và người Hoa. Đồng bào biết thâm canh lúa nước từ lâu đời, biết làm thuỷ lợi và lợi dụng thuỷ triều để thay chua rửa mặn, xổ phèn cải tạo đất.Có địa phương trồng nhiều dưa hấu. Chăn nuôi gia súc, gia cầm, làm các nghề thủ công (dệt, gốm...) và làm đường Thốt nốt. Dân tộc Khơ Me sống quần tụ thành các phum, sóc (như thôn ấp của người Kinh, gồm từ 17-70 nóc nhà. Trên các phum sóc không có đình mà có chùa, gọi là chùa Khơ Me. Các chùa này có cấu trúc khá giống nhau tuy quy mô khác nhau. Chùa là nơi thờ Phật và là nơi hành lễ của dân làng. Về trang phục : đàn ông đóng khố sampôt. đàn bà mặc váy xà rồng , dài chấm mắt cá chân , màu gụ, có nhiều hoa văn đẹp. Ngày xưa phụ nữ không mặc áo mà dùng một tấm vải vắt chéo qua vai để che ngực, có thói quen quấn khăn Khrâm lên đầu. Nhà sư cọc trọc đầu, râu và lông mày. Khoác áo cà sa, mang khố vàng màu nghệ và ô trắng hay vàng. Đồng bào Khơ Me có ba hình thức tôn giáo, theo tín ngưỡng dân gian, đạo Balamon,Phật giáo tiểu thừa. Trong mỗi chùa có nhiều sư sãi (gọi là các ông Lục) và do sư cả đứng đầu . Con trai Khơ Me trớc khi trưởng thành thường đến ở chùa để tu học, trau dồi đức hạnh và kiến thức. Nhà chùa thường dạy kinh nghiệm sản xuất , dạy chữ. Hiện nay có trên 400 chùa Khơ Me. Ngời Khơ Me ghi chép lại một nền văn học rất phong phú của mình trên lá buông gọi là Xatra. Văn học dân gian truyền miệng cũng vô cùng phong phú. Nghệ thuật sân khấu gồm nhiều loại Dù kê, Rô băm. Các điệu múa nổi tiếng: Lăm vông, Múa kiếm ( Răm khách ), Lăm Lêu... Các ngày lễ lớn là Choi Chnăm Thơ Mây (Mừng năm Mới), Lễ Phật đản, lễ Đôn ta ( xá tội vong nhân ), Oóc Bom boóc (cúng trăng).Các họ của người Khơ Me:Bàn, Binh, Chau, Chiêm, Danh, Dơng, Đào, Điêu, Đoàn, Đỗ, Hiùnh, Hứa, Kỷ, Liêu, Lộc, Lục, Lu, Mai, Neang, Nuth, Ngô, Nguyễn, Panth, Pem, Pham, Sơn, Tăng, Tô, Từ, Tng, Thạch, Thị, Thuấn, Trà, Trần, U, Uônth, Xanh, Xath, Xum... Các họ tên tiêu biểu của người Khơ Me Danh, Sơn, Kim, Thạch, Châu, Lâm, ví dụ : Danh út, Ngọc Anh ( Nam ) Lâm Phú Thạch Thị ( nữ). Phụ nữ thường phân biệt bằng chữ Thị hoặc Nêang . Người Khơ Me có họ từ thời Nguyễn , vua Minh Mạng, để kiểm kê hộ khẩu dân số. Trước đó người Khơ Me không có họ. Nét văn hoá đặc sắc trong văn hoá dùng họ và đặt tên của ngời Khơ Me chính là: Để phân biệt những người cùng tên và có quan hệ huyết thống thì người Khơ Me thường gọi kèm tên người cha ( phụ tử liên danh), tên người cha thành họ của người con. - Dân Tộc Chứt: Dân Tộc Chứt có gần 4000 người, có các tên gọi khác là: Sách, Mày, Rục, Mã Liềng, Arem, Tu va, Paleng, Xơlang, Tợ hung, Cha cú,Tắc cụi. Umo sinh sống ở 2 xã Minh Hóa, Tuyên Hóa Quảng Bình, còn nặng về hái lượm. Họ phổ biến là họ Cao, Đinh, Hồ... Trong dó có nhóm Người Rục (Kha toong lương-Mọi lá vàng) được coi như loại "Người Rừng mới phát hiện", dân số có 51 hộ-212 nhân khẩu sống rải rác trong hang núi, rừng rậm ở miền tây Quảng Bình. Nhóm người Mã Liềng ( Mơ Leng-người) có khoảng 700 người, là nhóm người Việt cổ ở vùng Tuyên Hóa (Quảng Bình), Hương Khê (hà Tĩnh), Khăm Muộn (Lào), không có Họ, nay do Nhà nước đặt họ cho (Cao, Đinh, Hồ) để làm Chứng minh nhân dân. Lễ đặt tên :khi đứa trẻ biết cười. - Dân Tộc Thổ: còn giọ là Kẹo, Mòn, Cuổi,Tày Pọng, Đan Lai,Ly Hà, sống chủ yếu ở Con Cuông, Nghĩa Đàn, Tân Quỳ (Nghẹ An).Trai gái có tục "ngủ mái" để tâm tình tìm hiểu nhưng không được có hành vi thiếu đứng đắn. Họ tên như người Kinh: Phan, Bùi, Phạm, Trương, Hồ, La, Nguyễn, Cao, Hoàng, Lê, Chu, Trần. - Dân Tộc Ba Na: có khoảng 170.000 người ở Tây nguyên, Bình Định, Phú Yên. có các tên gọi : Bơ Nâm,Glơ lăng, Y lăng, Gơ lar, Rơ ngao,...Buôn làng gọi là Plây. Xưa có tục "Cà răng căng tai".Người Ba Na không có Họ. ví dụ: Nam có người là Yang Danh, Nữ : Thưr, Thớp, Yung, Blui, Aying,Klrot, Blinh, Chơ, Y owu, Nhiêng, Đim, Đech, Njưk... - Dân Tộc Brâu: có 313 người, còn gọi là Brạo,ở Kontum. Làng gọi là Srúc. Người Brâu thuộc nhóm các tộc người Song Hệ, tức là cách tính dòng họ, thừa kế tài sản theo cả cha và mẹ và chế độ cư trú Song Phương luân chuyển tùy theo từng hoàn cảnh.Cũng như người Rơ Măm, người Brâu không có tên để chỉ một dòng Họ cụ thể, nhưng họ có cách tính họ tộc huyết thống tới 10 đời : kiêng sau 5 đời mới được kết hôn, vì Luật tục chặt chẽ, dân số lại quá ít nên con trai có khi phải sang Lào, Campuchia để kiếm vợ. - Dân Tộc Bru- Vân Kiều: có trên 55.ooo người ở miền núi Bình Trị Thiên. Trước đây không có Họ, sau này lấy họ Hồ. - Dân Tộc Co (Kor): còn gọi là Cùa, Tràu, có ngót 3 vạn người, trồng Quế ở miền núi xứ Quảng. Trước không có Họ, nay là họ Đinh, Hồ... - Dân Tộc Chơ Ro: Còn gọi Châu ro, Đơ ro, Chro, sống ở Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa...theo chế độ Song Hệ. Số đông là họ Điểu như người Xtiêng, ngoài ra còn có họ: Chrau Lun (cá sấu), Bicu (cây gỗ mật)... - Dân Tộc Cơ Ho (k'Ho): có trên 12 vạn người là cư dân bản địa ở Lâm Đồng, Đồng Nai...gồm các nhóm Chil, Lát (Lách- cư trú ở Đà Lạt, cái tên Đà Lạt xuất xứ từ chư nước của người Lát...), Tơ ring, Sree, Nộp... Gia đình mẫu hệ. Làng gọi là "Bon". Có các Họ: Adat,Buoorr, Bondưng, Bontô, Chiphichoreo, Chily, Chil mup, Day Out, Day K, Đazur, Đakriêng, Đưngur, Kơ, Kdun, Llong, Kơpa, Kơsa, Kra zanh, K'tol, Lâm Biêng, Lé mou, Liênghót, Liêng Zẩng, Mbon, Paungtin, Rglê, RơÔ, Rơon, Sarem, Sơao, Sơ kết, Srê... Ví dụ : Lơmu hà Kroong, Tuprông Nim (nam); Kgléo, Cillpam Mơlam (nư ) - Dân Tộc Cơ Tu: có trên 50.000 người, là dân bản địa ở dãy Trường Sơn thuộc Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam. còn gọi là Cà tu, Gao, Hạ, Phương, Ca tang. Có các họ: Achuếch (nước), Adốt (vượn), Amu (chó), A rắt (Con Cuốc ), D râm (cái đầu), Nđnok (Con Bò), Prông (con Sóc), Vọt (khỉ)... - Dân Tộc Gié-Triêng: có 3 vạn người, là cư dân bản địa ở Kon tum, Quảng Nam...các nhóm: Cà Tang, Ve, Proong, Gié, Giang Rẫy, Triêng đang từ mẫu hệ chuyển sang phụ hệ, có tục đẻ ngoài rừng...mỗi người Gié- Triêng (trừ nhóm Proong) đều có Họ kèm theo tên, nhưng đàn ông khác với đàn bà. các họ như: Bluông, Bruốt, Cắp năng, Ê đuốt, (tên một loài chim),Khoông, Kriêng, Na xó (vùng đất đỏ)... Ví dụ : Y Một ( Uv Tư Đảng-nữ ), Sô Lây Tăng (Bác sĩ Bí thư Thỉnh Ủy Kontum - nam). Nhóm Người Triêng: có trên 1 vạn, 3/4 ở Kon Tum, ở Lào gọi là Tà Liêng. chia thành các chi họ , người đứng đầu thường là Thủ lĩnh có tài : - Bloong Tro : có tài bắt tù binh - Chông Hăng : tài bất Cọp V.v...Nhóm NGƯỜI VE: ở Quảng Nam, có khoảng 2000 người, nam giới có các họ: Choong xuyên ( Côn Choong Xuyên Ngâu), Choong Unh,...Nữ giới có các họ: Plei Pooc, Lêp Pieerr, ( H'nei Plei Pooc Thêm), Rủ Ah...Hiện nay "từ" chỉ nam "côn", nữ "H'nei" đều đã bỏ, vì gây rắc rối khi làm giấy tờ hành chính... - Dân Tộc Hrê : có trên 11 vạn người ở Quảng Ngãi, Bình Định, trình độ phát triển khá như người Chăm, sống ở dọc Sông Re. Dưới thời Phong kiến chỉ có 1 họ là họ Đinh, nay có họ Phạm, Nguyễn, Hà... Tên nữ Thi sĩ nổi tiếng là Hơ Vê. - Dân Tộc Kháng : có 1 vạn là cư dân bản địa ở Sơn La, Lai Châu. Họ tên theo người Thái. Ví dụ: Hoàng Sương (nam) - Dân Tộc Khơ Mú: có 56.000 người là cư dân bản địa ở Sơn La, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai, Thanh Hóa, Nghệ an...còn gọi là: Kúm Mụ, Kmụ. Còn là cư dân đông đảo ở bên Lào. Họ và tên người Khơ Mú ở Việt Nam do lịch sử bị người Thái chinh phục, thành dân "bị trị= cuông nhốc" cho Phìa Tạo (Thái) nên thường là có 2 tên: Họ người Khơ Mú nguyên gốc: theo tên các thú rừng, cây cối, chim, vật vô tri...như : - Nhóm tên thú: Nhóm Rvai (hổ) gồm có: Rvai Veng Ung (Hổ vằn tròn có đốm to);Rvai Xênh Khương (Hổ vằn đen vàng);Rvai Tlắp (Báo); Rvai Đêr (Hổ xám lớn). Nhóm Tmoong (Chồn, Cầy) gồm có: Tmoong Hol (Cầy); Tmoong Rung (Cáo). Ngoài ra có nhóm Tiác ( Hươu, Nai); Ho Hoa (khỉ); Hual( Gấu); Goi (Sóc); Oivê (Rái cá); Mar (Rắn); Kưmbur (Tê tê).Nhóm tên chim : nhóm Thràng (Phượng hoàng đất);nhóm Tgooc Xlooc Ôm có 2 nhành :Ôm Cô Tlê (Chim Bồng chanh) và Ôm Lit Praga (Chìa vôi); Chưnđre (Chàng ràng); Ric (én); Rivi (Chim Phường chèo); Lang Tu (Họa mi); Khư Tloc (Cuốc); Klảng (Cắt) ; Ir Glava (Bìm bịp). Nhóm tên cây: Nhóm Tvạ có 3 ngành: Tvạ Tờrông Blai (Guột), Tvạ Ngăm (rau Dớn), TvạVoor ( Dương xỉ), Xinh Ưa (Tỏi).Ngoài ra lẻ tẻ có họ Rét ( con ông lão "Tu niễu" ở dưới nước); họ Soong (cái Rọ),Ha Lip ( muôi múc canh)...Do người Khơ Mú ở xen kẽ với người Thái (bị trị lâu đời) nên bị văn hóa Thái "đồng hóa" tới người Khơ Mú khá đận nét :Ở Nghệ An: người Khơ Mú vẫn giữ cách đặt tên theo dòng họ theo ngôn ngữ dân tộc của mình nhứ các họ Tmoong, Soong, Rvai, Lo, Seo, Chon, Cút, Chích, Ven, Hung, O ôc...Còn ở Sơn La, Lai Châu thì người Khơ Mú đã đổi sang họ người Thái...họ gốc khơ Mú chỉ còn gọi trong nội bộ dân tộc, tên hành chính (hộ khẩu, chứng minh thư theo họ & tên người Thái): họ Rvai đỏi thành họ Quàng, ở Nghệ An lại đổi thành họ Lộc; Rvai Tlăp thành họ Lương, Rvai KrLự thành họ Lự...Ở Điện Biên: họ Ôm thành hị Vi, Tmoong thành họ Lù.Ở Sơn La : họ Ôm thành họ Lò, Tmoong thành họ Lường, họ Chưn đnẹ thành họ Tòng. - Dân Tộc Ma : Có trên 33.000 người ở Lâm Đòng, gồm các nhóm Blao, Chô Rô, Chô Tô, Chơ Sôp, Đa Dựng, Đa Huây...trước đây có tục cà răng căng tai.. Làng gọi là "bon". Họ tên: ví dụ K'va Răng (nam), K'Bình, K' Sáu (nữ)... - Dân Tộc Mảng : Có 2663 người ở Lai Châu, sống du canh du cư, Làng gọi là "muy". Nguồn gốc xưa có 5 họ chính, nay theo kiểu họ người Thái - H'mông: Tơ Gioảng (Chìn), Vẳn Nơ ( Lò), Văn Nệnh ( họ Anh), Tơ Lot (họ Lùng), Tơ Ổ (họ Pàn), họ Lý, Tào, Vàng, Sùng, Chao, Ma...Trong mỗi dòng họ gốc đều gắn với tên Vật tổ (Tô tem) như chim, thú hoặc một vật nào đấy. Mỗi dòng họ có cách đặt tên theo 1 kiểu riêng: ví dụ:Thông thường là : họ, tên đệm, tên gọi chính thức. Tuy vậy : con trai đều có tên đệm là "A", nhưng lại đặt lên đầu , rồi đến tên người, cuối là họ ( cứ như kiểu tên Tây bên Châu Âu ?): họ Vẳn Nơ (họ Lò) như A Muôn Vẳn Nơ-Lò văn Muôn.con gái: Thà Vẳn Nơ Muôn-Lò thị Muôn. Họ Từ Gioảng (họ Chìn) thì lại như bình thường: Từ Gioảng A Chảo-Chìn A Chảo.Con gái: Từ Gioảng Chảo-Chìn thị Chảo. Họ Văn Nệnh: con trai chỉ dùng một "từ" họ: như Nệnh A Kây hay Anh A Kây.Con gái: Văn Nệnh Kây, Anh Thị Kây. Họ Tơ Ổ (họ Pàn): con trai đặt bình thường; con gái thì đặt tên đệm là "Chứa" ở giữa- ví dụ : tên là Nhượng thì với con trai là Tơ Ổ A Nhượng, con gái là Tơ Ổ Chứa Nhượng.Ví dụ : một số tên thông thường của người Mảng hiện đang dùng trên giấy tờ là :Lý A Lầy, Lý A Chức, Lò A Nhì, Lò A Xoang, Tào A Sến, Vàng Mò Hừ, Lùng Thị Dính, Pàn Thị Nhương, Lò Thị Phương, Hoàng Ngọc Phan, Sìn Văn Son, Pàn Thị Mê... - Dân Tộc M'Nông: Còn gọi là Chil, Gar, Kuyênh, Nông,Preh,Prong, Riăm. có 92.451 người ở Lâm Đồng, Bình Dương , Dak Nông. Tên M'Nông hay Pnông có nghĩa là "người ở núi".Người M'Nông ở Buôn Đôn (Dak lak) có nghề săn Voi...xưa có tục cà răng căng tai.Các Họ: Ba Sưr, Bing, Bu đăm, Busor, Bu đôp, Bu tông, Bu nô, Bun Toi, Buôn Krong, Chin, Dak cat, Đinh Đrang, Ja, K Liêng, Lieng, Lieng Hot, Long Đing, Lưk, Mbuôn, Mđrang, Mok, Nđu, Nong, N'tor, Ong, Pang Pé, Pang Sur, Pang Ting, Pang Tsong, Phi Mbre, Phok,Rche, Rchil, Ry am, R Lăk, Sruk, Tơr, Tumol, Triek, Uêbas, Vmăk. Họ tên : H' Luộc NTor (nữ), K' Tân (nam). - Dân Tộc Ơ Đu : Có 301 người, cư trú ở 2 bản Kim Hòa,Xốp Pột (Tương Dương- Nghệ An), sống bằng nương rẫy, hái lượm...là tộc người không còn tiếng mẹ đẻ, bà con sử dụng chủ yếu là tiếng Thái, tiếng Khơ Mú , băn sắc văn hóa đã mờ nhạt. xa xưa không có họ, nay theo họ người Thái hoặc Lào. - Dân Tộc Rơ Măm: có 352 người ở Làng Le , xã Mo Rai, huyện Sa Thầy -Kontum. sống bằng nương rẫy, hái lượm. Tộc người này họ còn sống rải rác ở Lào, Campuchia tùy sở thích, còn ở trình độ tan rã của chế độ nguyên thủy. Dòng họ theo song hệ (cả cha/mẹ) và cư trú song phương (nội/ ngoại) Họ tên : Y Ly Trang (nư ). - Dân Tộc Tà Ôi : Có 34.960 người ở A Lưới (Thừa thiên -Huế), còn gọi là Pa cô, Pa Hí, Cà Tua...giỏ săn Voi. làm Lúa nước.Làng gọi là "Vel". Có các họ : Avet (chim Vẹt), Blup, Kêr; Hoa Hăr (Thờ chó), họ Pa tả, A kơ... Ví dụ : Hồ Đức Vai (anh hùng quân Giải phóng), Vien Lô, Hồ Onh, Plup Nùng... - Dân Tộc Xinh Mun: Dân số 18.018 người, là dân bản địa ở Sơn La, Lai Châu...xưa gọi là "Người Xá" (có ý miệt thị), bên Thái Lan, Lào gọi là người Khạ.Còn có các tên gọi : Xá tú năng (uống nước, uống rượu bằng Mũi), Xá chại càng Lài (có tục xăm cằm), Xá toong lương= xá Lá vàng, Xá Poọng (Xá ở rìa bản do Phìa Tạo quản lý -làm tôi tớ), Xá Xúa (làm thuốc súng), Xá tấu nha ( Xa hay nói: không biết đâu)Theo đồng bào thì K'xing có nghĩa là "người", mul= là "núi"- Xinh Mun là người ở núi. Trước không có họ, sau theo người Thái: Lò, Vì...Lường, Mè, Cút... như Lò Văn Sắn, Lò Văn Lên, Vì Văn Khăm... - Dân Tộc Xơ Đăng: Có 127.148 người ở Kon tum. có các nhóm : Cà Dong, Hà Lăng, Mơ Năm, Xơ Đăng, Tơ Đrá, Hơ Teng, Xê Tác,Xê Tang, Rơ Tê Ang, Rơ Tê A, Holklan,Kmang. Làng gọi là "plây". Đàn ông đóng khố.... Người Xơ Đăng không có họ, chỉ có "từ" phân biệt trai gái : A Nhông, A Sênh (trai), Y Hên, Y Vênh (nữ) - Dân Tộc Xtiêng : Còn gọi Xa Điêng , là hậu duệ của người Phù Nam xưa ở Nam Bộ. Trước đây con trai là K' để trước tên như K' Lư, con gái là Thị...Ví dụ: Thị Diêm, Thị Em Sau này có họ Điểu ( Điểu Bảo) người theo họ Thiên Chúa lấy họ Lê ( Lê K' Bang). Nhóm người Tà Mun: ở Tây Ninh có 389 người là nhóm thuộc người Xtiêng. - Dân Tộc Bố Y : Có 1864 người cư trú ở Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang,Tuyên Quang. Còn gọi là :Chủng Chá, Pù Ná, Trọng Gia, Tu Dí, Tu Din, trước 1945 chịu sự quản lý của bộ máy hành chính người Nùng, canh tác lúa nước, nương rẫy, đã có chữ viết . Họ và tên tựa người Thái, mỗi dòng họ có hệ thống tên đệm riêng từ 5 đến 9 chữ, mỗi chữ dùng cho một thế hệ. Các họ :Dương (Zàng), Lỗ (Lồ), Lục (Lù), Ngũ (Ngủ, U), Phan (Phán), Vi (Vầy), Vù (vủ)... - Dân Tộc Giáy: Có 49.000 người sống ở Lào cai, Hà giang,, Cao Bằng, Lai Châu... còn có tên gọi: Củi Chu,Dẩng, Pầu Thình, Pu Xạ, Pu Nà. Có tục "cướp dâu" (kéo vợ) như người H'mông. Có các họ: Lò, Vùi, Chảo (Triệu),Phán (Phan), Trần, Vàng (Vương).Nhà thơ Lò Ngân Sủn. - Dân Tộc Lào : Có 11.000 người ở biên giới Tây Bắc VN , tương tự người Thái...Nữ cũng dùng khăn Piêu, Nam thường xăm chữ "vạn" ở cổ tay và hình con vật vào đùi. Theo đạo Phật. Thường mang các họ: Lò, Lường, Vi, mỗi họ có kiêng kỵ riêng, con cái theo họ cha. Ví dụ: Lò Văn Xay... - Dân Tộc Lự : Có 4.964 người ở Lai Châu rất gần người Thái, văn hóa kinh tế phát triển, ở nhà sàn 2 mái. Ăn cơm nếp, hút thuốc Lào, hôn nhân tự do, ở Rể 3 năm. Tín ngưỡng :theo đạo Phật. Văn nghệ: ca hát múa phong phú Họ và tên: họ theo cha, con trai có tên đệm "Bạ", con gái có tên đệm "Ý"; các họ: Lò, Vàng, Tao (Đào)... - Dân Tộc Nùng : Có 856.412 người cư trú ở các tỉnh miền núi phía bắc. Tự gọi là Người Nùng hay Nồng. Tộc danh này lúc đầu chỉ dùng họ Nông, một trong 4 họ lớn ở vùng Tả hữu giang (Quảng Tây) và vùng Đông bắc VN là Chu, Vi, Hoàng , Nông. Trong 4 dòng họ ấy thì vào thời điểm lịch sử phát triển, họ Nông có ưu thế hơn cả, đặc biệt là từ cuộc hưng nghiệp của Nông Trí Cao ( sách xưa phiên âm là Nùng Trí Cao) -đời Nhà Lý, từ năm Tân Tỵ 1041 trở đi nổi lên lập 1 Nhà nước riêng chống cả Tống lẫn Lý, do đó có tên gọi "đất Nùng" ở Quảng Tây. Như vậy tộc danh Nùng từ chỗ chỉ là tên 1 dòng họ (họ Nông), dần dần do viết chệch đi thành tên 1 tộc người. Rồi các nhóm Nùng di cư sang Việt Nam, thường lấy "Quê gốc" để gọi tên: Nùng An gốc ở Kết Châu, Long An. Nùng Phàn Sình ở Vạn Thành Châu. Nùng Inh ở Anh Châu. Nùng Cháo ở Long Châu. Nùng Quý Rịn ở Quy Thuận Châu. Nùng Lòi ở Hạ Lôi. Nùng Giang (biến âm của chữ "Choang" -Tráng, ở Trịnh Châu. Nùng Cúm Cọt (phụ nữ mặc áo ngắn); Nùng hua Lài (đội khăn trắng). Người Nùng mặc quần áo Chàm. Ăn có món "khâu nhục" nổi tiếng. Có hát Sli giao duyên, đàn Tính, hát Then., Lễ hội xuống đồng "Lùng tùng". Dòng họ: Nhóm Nùng An ở Hoàng Su Phì có 16 họ: Vàng, Cháng, Xin, Sải, Lừ, Hoàng, Pờ, Ly, Lèng, Sèn, Then, Giằng, Tải. Nhóm Nùng An ở Linh Hồ (vị Xuyên) có các họ: Hoàng, Nông, Triệu, Phùng, Nùng, Đặng, Lưu, Sạch, Hà, Lão, mỗi họ có tên đệm riêng cho nam từ ông tổ đến thế hệ thứ 6, sau đó mới lặp lại. Hệ thống tên đệm của dòng họ người Nùng Dín lần lượt thể hiện qua 6 thế hệ là: Lao, Slử, Sào, Vần, Thìn, Kháng. Một số tên: Nông Đình Hiên, Mông ký Slay,Hoàng Thị Thiệu, Lục Minh Chỉnh, Mông Lợi Chung, Hà Cắm Di... - Dân Tộc Sán Chay : Có 147000 người, còn gọi là : Hờn Bán, Mán Cao Lan, Trại, Sờn Nhằn (Sơn nhân)...có 2 nhóm: Cao Lan, Sán Chỉ, sống rải rác ở miền núi phía bắc. Cao Lan có nghĩa là :làn sóng cao ngày xưa ở ven biển, gần gũi tiếng Tày Nùng, nhóm Sán Chỉ có nghĩa là Sơn Tử = người ở núi, gần thổ ngữ Hán. Văn nghệ có "Sình ca" nổi tiếng. Các họ: Dương, Đặng, Đàm, Hoàng, Trương, La, Lục, Trần, Nịnh, Lý, Lâm, Mễ, Mông... Người Cao Lan có 36 họ. Tuy nhiên :có họ chỉ có người Sán Chỉ có như : Đằng,. Đồng, Lương, Vi...hoặc chỉ có ở người Cao Lan như :Âu, An, Bàng, Chu, Chung, Lãnh, Lưu, Quách, Tiêu, Tô, Tơ, Tống, Trạc, Vũ, Vương...Họ Hoàng có 10 chi nhánh như : Hoàng Quan Âm, Hoàng Ngọc Hoàng, Hoàng Nam Hoa, Hoàng Táo Quân, Hoàng Nguyên, Hoàng Ngũ giáp, Hoàng Vùng, Hoàng Bách Vùng...Trong đó họ Hoàng Quan Âm thờ Phật Qua Âm, họ Hoàng Ngọc Hoàng thờ Ngọc Hoàng, Hoàng Thập Giáp thờ ma ngoài trời chỉ cúng thịt trâu, bò; trong khi Hoàng Ngũ Giáp chỉ cúng hoa quả. - Dân Tộc Tày : Có 1.477.514 người sống chủ yếu ở Việt Bắc.. tên khác "Thổ", Ngạn, Phén, Thu Lao, Pa Dí. Thời Bắc thuộc gọi là Man Di, Lý, Lạo hay Sinh Lão. Tộc danh "Tày" bắt nguồn từ "cày ruộng" (cái cày-mạc thay, thây) rồi biến âm thành Tày, Thái ( cần Tày, côn Tay). Từ thế kỷ 15 các lưu Quan, binh lính nhà vua Đại Việt lên trấn thủ lưu đồn lâu ngày đã "Kinh già hóa Thổ " (thổ địa), còn Tày bản địa là "cần Tày cốc đin mác nhả" -Người Tày gốc đất hạt cỏ. Các họ chính gốc: Ma, Mông, Cà,, Nông, Hoàng Lý, Chu, Vi, Ngân, Bế.. như Ma Khánh Bằng, Nông Đức Mạnh, Bế văn Phủng, Hoàng Đức Hậu...các họ ở xuôi (Kinh) lên như Nguyễn, Trần, Đàm (Đàm Quang Trung), Hà Thiêm Ích, Vũ , Cao, Đinh...Đặc biệt ở xã Kim Hỷ (Na Rì) người Tày họ Nguyễn gốc Kinh chiếm tới 80% số hộ Tày ở đây. Nhóm Người Pa Dì: có trên 2000 dân ở Mường Khương (Lào Cai) có họ tên như Tày, Thái như Nhà thơ Pờ Sảo Mìn (Bạch Tiểu Minh). - Dân Tộc Dao : Có 620.000 người, sống xen kẽ với các dân tộc ở miền núi phía bắc. các nhóm : Dao quần trắng, Dao quần chẹt, Dao Tiền, Dao Thanh Y, Dao Đỏ, Mán, Trại, Đông, Dìu miền, Kim miền, Lù Gang, Làn Tẻn, Đại Bản, Tiểu Bản, Cốc Ngáng, Cốc Mùn, Mán Sơn Đầu. Các nhóm đều thờ ông tổ Bàn Hồ (Bàn Vương), có chữ Nôm, có nhiều tập tục cúng bái phong phú tốn kém. Phong tục: Việc chọn ngày tháng để làm nhà quy định: họ Bàn làm vào tháng 1,2,7,9. Họ Lý :tháng 1,2,4,12. Họ Đặng : tháng 1,2,4,12, tuổi gia chủ được làm nhà từ 30-45, kiêng làm vào các năm "hạn", cần thì phải lấy tuổi cha mẹ thay con để làm. Việc chọn hướng nhà cũng theo dòng họ: nhà hướng đông là các họ Bàn, Triệu, Chu, Lưu; hướng nam là các họ Lý, Đặng, Lê, Đàm; hướng bắc dành cho họ Trương. Hướng bàn thờ tổ tiên theo dọc ngôi nhà. Ngoài các họ trên còn có họ Bạch, Bao, Đối, Đường, Lan, Mãn, Phùng, Phương, Trần...Có các tên như Triệu Khánh Phương, Lý Lòi Sáng, Lya Mẩy Muội,Bàn Văn Mình, Triệu Thị Nhậy (nhì = 2). Họ Bàn (âm Hán Việt) tương đương với Phàn (âm Dao). - Dân Tộc Pà Thẻn : Tự gọi là Pạ Hưng, có 5.569 người, cư trú ở Hà Giang, Tuyên Quang. còn gọi là Mèo Lai, Mèo Hoa, Mèo Đỏ...bên Trung Quốc gọi là Hoa Lan Dao (Hung Dao, Thầu Dào) là 1 trong 4 ngành Dao. Thư tịch xưa gọi là "Bát tiên tộc". Một số tác giả Pháp gọi là " Mán Paseng" mới sang Việt Nam khoảng 300 năm cùng các nhón Dao chủ yếu làm nương rẫy ở trên núi cao, có tục "nhảy Lửa" vào dịp tết nguyên đán. Có 8 họ : Phù, Sìn, Làn, Hùng, Tẩn, Tải, Lìu, Ván. ngoài ra có họ Bàn, Triệu, Chẩu, Giàng; có 2 cách gọi: họ Phù (âm Hán), tiếng Pà Thẻn là Ca Bô, Sìn-Ca Sơ. Lìu - Ca Đe, Làn - CaLaMe. Họ Phù ở Bắc Quang có 3 chi là Phù to (Ca bô cộ),Phù Đê (Cabô ca đe). họ Phù gio bếp (Caboo ca xi). Họ Sìn có 3 chi: Ca sơ qua, Ca sơ pi, Ca sơ công hay Pế ca công. Cách đặt tên theo quy tắc : họ theo cha với trình tự nhất định. Con trai đệm "Láo", con gái đệm "Thì" - ví dụ: Nam : Sìn Láo Tả,Sìn Láo Lở, ...Si, Ủ, Pù, Chớ Nữ : Sìn Thì Tả, Sìn Thì Lở...................... Anh chi em họ ai hơn tuổi thì là bậc trên. - Dân Tộc Pu Péo: Có 705 người ở Hà Giang, còn gọi là : Ka Beo, Penti lô lô. Tiếng nói gần với Cờ Lao,La Chí , La Ha, sống bằng nương rẫy. Là tộc người còn sử dụng "Trống đồng" (có trống đực, cái). Dòng họ: Chồ,Củng, Chúng, Giàng, Lèng, Lù, Phủ,Thào, ráng, Vàng... - Dân Tộc La Chí : có 10.765 người ở Hà Giang, Lào Cai. có tên là Cù Tê, La Quả. giỏi làm ruộng bậc thang, trồng lúa nước. Có các họ: Ly, Lùng, Tận, Vương... - Dân Tộc La Ha : Có 5686 người ở Sơn La, Lào Cai, làm nương rẫy, có trồng Bông , nhưng không dệt vải ,nên đổi cho người Thái lấy quần áo, ăn mặc như người Thái. tục ở Rể 4 năm, vợ theo họ chồng. Tín ngưỡng: cho rằng mỗi người có 8 hồn, có bàn thờ ma,nhưng chỉ thờ một ông bố. Vào mùa hoa Ban nở ( Pan pún) nhà nhà đều làm lễ tạ ơn cha mẹ. Họ và tên: như người Thái, ví dụ Lò Thị Nu (chuột). - Dân Tộc Cờ Lao : Có 1865 người, còn gọi là Ke Lao sống ở Hà Giang. Canh tác :trồng Ngô trong hốc đá, làm nương ruộng... Phụ nữ mặc áo 5 thân cài nách. Con theo họ cha. Mộ phần được xếp các vòng đá rồi lấp kín. thờ cúng tổ tiên. Dòng họ : Cáo , Chảo, Chéng, Hồ, Lý, Min, Sáng, Sênh, Sú, Vân... - Dân Tộc Hoa (Hán) : có 862.371 người ,ở nhiều nơi trong cả nước, trình độ phát triển xã hội cao. Phụ hệ :chỉ con trai mới được thừa kế. Hôn nhân "môn đăng hộ đối- cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" (xưa ) ? Tín ngưỡng: Khổng, Phật, Lão. Có bản sắc dân tộc, tính cộng đồng rất cao. Họ bên Trung Quốc có 10.000 họ, trong đó phổ cập khoảng từ 45-100 họ, riêng họ Zhang (Trương) có tới 100 triệu người (48% dân số TQ).Ở VN người Hoa có khoảng trên 100 họ. Nguồn gốc các họ: - Nguyễn: thời nhà Thương có nước Nguyễn, con cháu lấy tên nước làm họ.Nước Ngụy có nhà thơ Nguyễn Tịch. - Họ Lê: cháu nội vua Chuyên Húc được phong ở Lê Dương, tức nước Lê, con cháu lấy tên nước là họ. - Họ Trần: đất Trần ở Quận Dĩnh Xuyên, con cháu dòng dõi Ngu Thuấn, lấy tên nước làm họ. - Họ Phạm: có ấp Phạm ở Quận Quỳnh Dương, người ở đấy lấy tên ấp làm họ. - họ Vũ: con út vua Bình Vương là Hữu Văn ,thích xăm trên cánh tay chữ "Vũ", Vua bèn ban cho họ Vũ. - Họ Ngô: đất Ngô ở Quận Diên Lăng, Chu Vũ Vương phong cho cháu 4 đời của Trọng Ung ở đất Ngô, con cháu lấy tên đất làm họ. - Họ Lý (cây Mận): con cháu Cao Dao làm chức Quan Lý ở Lũng Tây, lấy chức quan làm họ, sau có Lão Tử (Lý Đam) tổ của Đạo Lão. - Họ Khúc: đời Chu có chức quan Khúc Thị ở Quận Nhữ Nam, con cháu lấy tên chức quan làm họ. - Họ Trịnh: con cháu vua Chu Lệ Vương được phong ở đất Trịnh - Quận Huỳnh Dương, lấy tên nước làm họ. - Họ Hồ: nguyên họ Quy ở Quận Yên Định, một người con thứ của Trần Công Mãn lấy tên thụy (đặt khi chết) là họ. - Họ Mạc: hậu duệ của Cao Dương Thị được phong ở đất Mạc, lấy tên đất làm họ. - Họ Đinh: nguyên họ Khương, dòng dõi Đinh Công (tước vị) con của Tề Thái Công, lấy tên thụy làm họ. - Họ Đặng: Vua nhà Ân phong cho Chúc Man Quý ở đất Đặng, con cháu lấy họ Đặng. - Họ Phùng: con cháu Văn Vương hưởng Thái ấp ở đất Phùng- Quận Thủy Bình, sau lấy tên ấp làm họ. - Họ Tưởng: con Chu Công được phong ở đất Tưởng - Quân Lạc An, lấy tên đất làm họ. Tên người Hoa thường mẫu mực cho cách đặt tên truyền thống ở Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên...Về giới tính tuy không: "Văn"/nam, Nữ / "thị" như ta, nhưng cách đặt tên cũng dễ phân biệt nam/ nữ : Nam: Chu Nguyên Chương, Hứa Trụ, Nghị Đoàn, An Văn Phát... Nữ: Mã Tú Anh, Lư Mỹ Niệm, Phan Bích Vân, Lương Ngọc Thuyên... Cách đặt tên của người Hoa theo công thức nhất định : - Tên đơn (1 chữ): Lưu Bị, Trần Nghị - Tên đôi (2 chữ): Văn Thiên Tường, Lý Tự Thành - Họ kép, tên đơn : Gia Cát Lượng, Tư Mã Ý - Tên 3 chữ Lô Tiểu Lập Kính, Chu Nhị Muội Ly - Họ chồng+họ vợ: hoặc họ cha+ họ mẹ: Trần Trương Cúc Như, Vương Cáp Thục Thu. - Dân Tộc Sán Dìu : Có 126.273 người rải rác ở các tỉnh miền núi, trung du phía bắc còn gọi là Sán Déo, Mán Quần Cộc. làm ruộng...là người sáng tác ra cái "xe quệt" do trâu kéo thay cho gồng gánh. Trang phục như người Kinh, có chữ Nôm. Con trai mang tên đện "Á" (Tràn Á Thanh), con gái mang đệm "A" ( Trần A Lan). Quan hệ dòng họ coi trọng như người Hoa. Các họ tiêu biểu: Hoàng, Trần, Ân, Vi, Tô, Trương, Dương, Đỗ, Đặng, Diệp, Hà, Lưu, Leo, Phạm, Viên, Thăng, Dư, Đào, Đằng... Hệ thống tên đêm được đặt tới 9 đời : Kính, Phượng, Thắng, Vinh,Nguyên, Thế, Văn, Trung, rồi mới lăp lại. - Dân Tộc Ngái : Có 4841 người, sống ở Quảng Ninh, Bắc giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tp HCM, Thái Nguyên. Còn gọi là Ngái Hắc Cá, Lẩu Mẩn, Hẹ, Lê, Đàn. Sơn Ngái-miền núi. Trồng lúa nước, đánh cá, giỏi làm Thủy lợi, làm Lò gạch, dệt chiếu...Gia đình phụ hệ. Cưới qua 2 lần lễ thành hôn và lễ nhập phòng.Tín ngưỡng: cúng tổ tiên, theo đạo Khổng, Phật, Lão. Văn nghệ có hát giao duyên suốt 5-7 ngày mà không trùng lặp, múa Sư TửHọ & tên giống người Hoa. - Dân Tộc Chu Ru : Có 14.978 người sống chủ yếu ở Đơn Dương ( Lâm Đồng) và có khoảng 2000 người ở Ninh Sơn (Ninh Thuận), Đức Linh (Bình Thuận). Chu Ru còn gọi là Cru - "xâm đất" (di cư từ nơi khác đến, còn gọ là: Cado, Kơ lu, Pnông Chăm, tộc người này gần với người Chăm (có thể là người Chăm ở Nam Trung Bộ lên), giỏi làm ruộng, đồ gốm, thủy lợi.Làng gọi "plây", theo mẫu hệ. Tín ngưỡng: thờ cúng thần linh, ở nhà không có bàn thờ, 1 năm chỉ lập 1 lần ở ngoài Nghĩa địa (Kôt a tâu).Đời sống văn nghệ phong phú như dạng Sử thi Đam San, Xinh Nhã...Họ & tên: B'nahria, Crugiang,Dnơngsang, Đơ Lơng, Ya, K'Bao, Ma, M'Hơi.Ví dụ: Manuôi Ta In (nữ). - Dân Tộc Gia Rai : Có 317.557 người, chủ yếu ở Tây Nguyên,Phú Yên , Khánh Hòa.Gia Rai có nghĩa là "thác nước". Có 10 họ : đặt theo sự tích bà tổ Rchom (nếu đẻ ở gốc cây um tùm), Nay (gốc cổ , thụ), Rơ Ô, Siu (đẻ ở gốc cây Rsiu), Rmah (đẻ ở gốc Mãng Cầu), vợ chồng làm tình ở Rẫy đẻ ra con nên có họ là Ksor, Rahlan, Hieo (dưới bóng cây Hieo) Kpă (dưới bóng cây Kbla).ví dụ : Ksơr Tên Kreng, Ksơr Sahôm Ta (một mắt). - DÂN TỘC RAGLAI (Raglei, Rai, Noang, Laoang) : Có 96.931 người ở Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh -Bình Thuận. Ngôn ngữ, sinh hoạt giống người Chăm, theo mẫu hệ. Dòng h: Pa Tâu (đá mài), Pi Năng (cau), Ka to (Bobo), Pupo (tro bếp), Kazá (dựa vào nhau), Camau, Copuro', Chama le' (dây máu) Chip, Dó, Hà dài, Ja rao, Lao, Man, Bẩu, Pateh, Phul Ví dụ: Chamale' Điêu, Pi Năng Tắc (nam) Catơ Thị Cuống, Chamale' Thị Đăm.Tên thường gắn với con vật: Tikuh (con chuột), Anu (con dúi). - Dân Tộc Cống : Có 1.600 người từ Lào, Trung Quốc sang ở Lai Châu. còn gọi là Xắm khổng, Mâng Nhé, Xá Xeng. Do ở cạnh người Thái nên dùng tiếng Thái để giao tiếp, làm ruộng- nương. trồng Bông để đổi lấy quần áo của người Thái, Lào. Các họ tiêu biểu: Chang, Chảo, Hù, Lý, Lò, Lung, Séng. Tên: Lý Hoài Sáo, Lò Văn Saư(nam), Chang Thị Lin (nữ). - Dân Tộc Hà Nhì (U Ní) : Có 17.535 người ở Lai Châu, Lào Cai, làm ruộng, tự túc được mặc. Gia đình phụ quyền. Ăn: thích món cháo. làng bản đông vui, thờ cúng tổ tiên. Văn nghệ phong phú.Đặt tên theo 12 con giáp. ví dụ: Cà Bơ là cô Bơ sinh ngày con Lợn, Ha Dé là cậu bé sinh ngày con Gà. Nam: Pờ A Vù, Chang Bố Hừ, Lỳ Ly phà Nữ: Pờ Gò Sừ, Lỳ Thị Chom, Hù Mí Dẹ - Dân Tộc La Hủ : Có 6.874 người, cư trú ở huyện Nậm Tè ( Lai Châu) hẻo lánh đi lại khó khăn. Gốc gác là người Địch- Khương xưa ở Cam Túc, Tứ Xuyên -TQ, bên Trung Quốc gọi là "Côn Minh tộc", hoặc Miên, Miến (do sử dụng bông cây Gạo-mộc miên ), ở VN gọi là Xá Pươi (Xá ở trần), Xá toong Lương ( Xá lá vàng), Khù Sung, Cò Sung ( tiếng Thái - ở núi cao). La-con Hổ, Hủ - cách nướng thịt ngon nhất. Sống bằng nương rẫy, hái lượm, giỏi đan lát...gia đình phụ hệ, nhà ở : tường trình hoặc nhà sàn. Phụ nữ có chửa kiêng ăn thịt Hổ. Người La Hủ ở bên Trung Quốc có 30 vạn (1982), Thái Lan có 35.000 người, còn ở Lào, Miến Điện. Họ Ly, Vàng, Pờ, Giàng, Phùng, Ma, Sừng...song song còn có hệ thống tông tộc được gọi bằng tiếng La Hủ, thường gắn với 1 loài thú: Họ La Lò-Hổ, họ Pha Lạ Thó Lò-họ Sóc, Vàng Là Pa Thờ Ngác Lò (chim gõ kiến), Ly Giò Lò - họ Giàng, Ha ná Lò-họ Phù, Trong số 14 họ thì 6 họ có tên riêng là: Thàng, Lò, Giàng, Chang, Hoàng, Ky. Còn 8 họ được mang 4 tên họ giống nhau mà chỉ khác tên đệm như: Pờ La Hủ và Pờ A Lé, Ly La Lok-Ly Pá Lạ Thộ và Ly Lỵ Cơ. Vàng Min Du và Vàng Pà Thô, Phản Xạ và Phản Thu. - Dân Tộc Lô Lô : Có 3.307 người ở Hà Giang, Cao Bằng, Lai Châu, Lào Cai. có các tên gọi: Lu Lộc Màn, Lu Lu, Qua La, Ô man, Di nhân, Di gia, Lạc Tô. Đồng bào tự gọi mình là "Mà Trgix" hay Mu Trgif rất khó phát âm, gọi đơn giản là "Màn Di" hay Mùn Di. Là 1 trong các tộc người lập ra Nước Nam Chiếu ở Vân Nam, từng sang xâm chiếm Giao Chỉ (thời Nhà Đường).Kinh tế nông nghiệp khá phát triển, Gia đình phụ hệ, thờ cúng tổ tiên, học hành giỏi giang (tuy dân số ít nhưng đã có những Cử Nhân, Tiến sĩ người Lô Lô) Dòng họ: Bàn, Cáng, Cổ, Chi, Chông, Dao, Dìu, Doãn, Duyền, Hoàng, Hồ, Lang, Làng, Lặc, Lý, Liềng, Lò, Lồ, Lù, Màn, Mèo, Nùng, Pâu, Phái, Sình, Thàng, Thào, Thổ, Vàng, Văn... Ví dụ: Lò Giàng Páo, Lầu Súng Páo, Lò Si Pao, Mùng Dỉ Đổi, Thàng Dúng Kỉnh, Vàng Dĩ Sinh, Chấn Vần Quang, Thàng Thị Kèn... - Dân Tộc Phù Lá : Có 9.046 người ở Lai Châu, Sơn La, Lào cai, Hà Giang. Có các hóm: Phù Lá Lão (Xá Phó), Phù Lá Hán, Pố Khô Pà, Phù Lá Đen. Sống nghề nông, trồng bông dệt vải. Làng gọi là "hờ" (Xá Phó), "Chải" (Phù Lá Hán- tiếng Quan Hỏa).Chế độ phụ quyền. Vị trí người vợ được coi trọng, mọi người trong gia đình khá bình đẳng. Tín ngưỡng: thờ cúng tổ tiên, theo âm lịch như người Hán, nhưng năm mới bắt đầu từ tháng 10 hay 11 (1 năm 12 tháng theo 12 con giáp, cứ 2 năm có 1 năm nhuận). Tiếng nói gần với tiếng Hà Nhì, Lô Lô, La Hủ, Cống và Si La. Dòng họ: tiêu biểu là A Si, Nhơ Hê... Ví dụ: Lý Ba Dửn, Đặng Văn Lả, Nìu A Xướng, Nìu Văn Xiêm... - Dân Tộc Si La : Có 802 người ở Mường Tè-Lai Châu...có nguồn gốc với các bộ lạc ở Côn Minh (Vân Nam) Sang Việt Nam từ 200 năm trước từ phía Lào. Tên tự gọi là" Cú Dề Xừ", các dân tộc khác gọi là "Khả Pé". Canh tác nương rẫy. Gia đình phụ quyền, có tục cưới 2 lần, cách nhau 1 năm. ở nhà đất. Phụ nữ đẻ "ngồi" (Thái). Tang ma: quan tài là 1 cây gỗ độc mộc, làm nhà mồ rồi mới đào huyệt. Dòng họ: có 5 họ là Hù, Pờ, Lì, Li, Giàng, trong đó họ Hù và Pờ chiếm số đông, mỗi họ gắn với 1 truyền thuyết: Hù gắn với Hổ cứu người; họ Pờ là thanh gươm bảo vệ làng bản. Phân biệt trai gái bằng tên đệm: con trai đệm "chà", con gái đệm "Có" (cô); Ví dụ: Hù Chà Cây,... Chà Xóa,... Chà Thái (nam); Nữ như ... Có Ché, Có Dớ... - Dân tộc Kinh (Việt) Có trên 70 triệu người, chiếm 86 % dân số cả nước, người Tày-Thái goi người Kinh là "Cần Keo, côn Keo" (Keo-Giao...). Người Giao Chỉ khác người Hán ở chỗ tầm vóc thấp nhỏ hơn, lăn lẳn thân mình (gắm) chứ không to béo. Họ Và tên: theo Sử sách thì người Kinh đã có Họ và Tên từ Thế kỷ thứ 2 trước Tây lịch. Đó là các nhân vật lịch sử như An Dương Vương-Thục Phán, Cao Lỗ, Đào Nồi, Lý Thân (Lý Ông Trọng)...trong 1 thời gian dài, họ tên người Kinh chỉ có 2 tiếng, sau thêm "thị" để phân biệt giới tính như Lê Thị Đoan (mẹ của 2 Bà Trưng), Triệu Quốc Đạt (anh trại Bà Triệu). Người Kinh thướng có tên "Nôm" (Cu Tèo, cái Hĩm) lúc nhỏ gọi thông thường,và tên "Chữ" khi làm giấy tờ, đi học. Điều thú vị là : có những trường hợp người Kinh đặt tên không theo "tiêu chí" nào ? với các cái tên vô nghiã (không có trong Tự Điển) nhưĐặng Thị Tèo, Trần Văn Đuống, Trạch Văn Đoành , Nguyễn Thế Cởng... Ngoài tên do cha mẹ đặt (giấy khai sinh), còn có họ tên do Vua ban cho như: Nguyễn Trãi - Lê Trãi (Quốc tính), Lê Danh Phương - Lê Quí Đôn... Họ và tên người Kinh ngày càng có nhiều "từ" : trước 1945, trong số 448 nhân vật lịch sử chỉ có 1 người có họ tên 4 chữ là Lương Thị Minh Nguyệt ( tức Kiến Quốc Phu Nhân thời Vua Lê Thái Tổ). Việc đặt tên thường tránh tên "húy" (tên cúng cơm ông bà cha mẹ, tên kỵ húy do Triều Đình quy định.) Người Kinh có trên 300 họ, trong đó: họ Nguyễn chiếm 38 % dân số cả nước; họ Lê 9,5 %; họ Trần 11%, họ Phạm 5 %, họ Vũ/ Võ 3,9 %, họ Ngô 1,3 % rồi đến các họ Lý, Khúc, Trịnh, họ Hồ 1,3 %,họ Đinh, họ Đặng 1 %, họ Phùng, họ Tưởng... Họ Mạc : Xuất sắc có Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Thái tổ Mạc Đăng Dung...sau do biến loạn phải đổi ra các họ là: Bế, Hà, Nguyễn, Vũ, Lê, Hoàng, Thạch, Thái, Mai, Cát, Chử, Đặng, Đoàn, Đỗ, Phạm, Phan, Bùi, Dương, Lều, Hoa, Ma, Đào, Khương , Tô... Cách Đặt Tên rất đa dạng: - Giới trí thức thường đặt tên theo "chữ Hán" (bộ thủ), theo các tích trong sách sử... - Bình dân: theo tên nôm na bằng các "từ" thuần Việt, sau lớn lên lại đổi như : Hồ THơm - Nguyễn Huệ, Phạm Thị Gáo - Phạm Thị Loan (gáo với Lon)... - Cách đặt tên theo âm vần: Biên (cha), - Bình, Bồng, Bưởi, Bắc (con); Mít (mẹ)- Xơ, Múi, Hột (con)...Tên cha/ con đồng âm: Đỗ Đại Đồng/Đỗ Đại Định Nói Lái tên cha mẹ thành tên con như Tiến (cha)/ Giang (mẹ) - Giáng Tiên (con). Ghép tên cha mẹ thành tên con: Huỳnh Tâm (cha)/ Võ Thị Phượng (mẹ)-Huỳnh Tâm Phượng (con). Tên ghép theo sự liên tưởng: Hội (cha)/ Nghị (con). Đặt theo nghề: Sĩ, Nông, Công, Thương...Đặt theo dụng cụ: Chàng, Đục, Cưa, Bào...Đặt theo tên các nước: Nga, Mỹ, Nhật, Pháp...theo địa danh lịch sử: Việt Băc, Điện Biên, Sông Lô. theo thời cuộc: Trường, kỳ, Kháng, Chiến... Theo can chi: Tí, Sửu...theo mùa: Xuân, Hè...theo tưởng vọng các triều đại: Đường, Tống, Minh, Thanh...Theo ước vọng: Phúc, Đức, Vinh, Hoa... Theo danh nhân, nghệ sĩ: Quang Trung, Tố Uyên...theo thứ tự: Một, Hai, Ba, Bốn... Theo cây cối: Lý, Đào, mộc, Lan, Huệ...theo con vật: Long, Lân, Quy, Phượng Đặt theo lấy tên "người tình" xưa để tưởng nhớ; theo tên "kẻ thù" để chửi cho bõ tức... Đăt kèm tên Tây cho "sang" như: Vũ Thị Nô En, Nguyễn Lê Na, Phạm Bá Rose... Hỗn danh: Năm Sài Gòn, Tài Chó, Chí Phèo... Các tên hiệu của Nho sĩ: Nguyễn Du, tên tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên; Phan Bội Châu/ Sào Nam. Nguyễn Trãi /Ức Trai... Xước danh: Phù Thăng/ thằng Phu (Lục Văn Phu). Pháp danh: Thích Trí Thủ. Đạo hiệu: Tâm Như. Tên thánh: Phê rô Phạm Văn Tĩnh...Biệt danh: Thắng cụt, Bảy Sẹo... Tên theo chức vị: Ngô Tổng Thống... Nguyễn Khôi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)

₪ Tìm kiếm tài liệu

Bảo cổ-canh tân-Văn hóa Việt Nam

Bảo cổ-canh tân-Văn hóa Việt Nam

₪ Hoạt động của chương trình bảo trợ Văn Hóa Việt Nam

  • ₪ Sinh Hoạt 54 Dân Tộc (9)

₪ Thời sự 54 dân tộc

  • ₪ Những chợ phiên Tây-Đông Bắc (52)
  • ₪ Thời sự 54 dân tộc (15)
  • ₪ Rượu 54 dân tộc (12)
  • ₪ Chân dung những sắc tộc bị lãng quên 1 (2)

₪ Nhóm dân tộc Việt-Mường

  • ₪ Dân tộc Chứt (14)
  • ₪ Dân tộc Mường (47)
  • ₪ Dân tộc Thổ (10)

₪ Nhóm dân tộc Tày-Thái

  • ₪ Bộ Tộc Pa Dí (3)
  • ₪ Dân tộc Bố Y (12)
  • ₪ Dân tộc Giáy (29)
  • ₪ Dân tộc Lào (18)
  • ₪ Dân tộc Lự (17)
  • ₪ Dân tộc Nùng (130)
  • ₪ Dân tộc Sán Chay (Cao Lan) (24)
  • ₪ Dân tộc Tày (186)
  • ₪ Dân Tộc Thái (329)
  • ₪ Dân tộc Thu Lao (9)

₪ Nhóm dân tộc Kadai

  • ₪ Dân tộc Cờ Lao (14)
  • ₪ Dân tộc La Chí (18)
  • ₪ Dân tộc La Ha (14)
  • ₪ Những dân tộc Tây-Đông Bắc (31)

₪ Nhóm dân tộc Môn–Khmer

  • ₪ Dân tộc Ba Na (41)
  • ₪ Dân tộc Brâu (17)
  • ₪ Dân tộc Bru - Vân Kiều (18)
  • ₪ Dân tộc Chơ Ro (15)
  • ₪ Dân tộc Co (8)
  • ₪ Dân tộc Cơ Ho (16)
  • ₪ Dân tộc Cơ Tu (27)
  • ₪ Dân tộc Giẻ Triêng (21)
  • ₪ Dân tộc Hrê (18)
  • ₪ Dân tộc Kháng (17)
  • ₪ Dân tộc Khơ Me (24)
  • ₪ Dân tộc Khơ Mú (22)
  • ₪ Dân tộc M’Nông (29)
  • ₪ Dân tộc Mạ (20)
  • ₪ Dân tộc Mảng (13)
  • ₪ Dân tộc Ơ Đu (13)
  • ₪ Dân tộc Pu Péo (23)
  • ₪ Dân tộc Rơ Măm (15)
  • ₪ Dân tộc Tà Ôi (20)
  • ₪ Dân tộc X’Tiêng (12)
  • ₪ Dân tộc Xinh Mun (13)
  • ₪ Dân tộc Xơ Đăng (30)

₪ Nhóm dân tộc H'Mông-Dao

  • ₪ Dân tộc Dao (61)
  • ₪ Dân tộc H’Mông (130)
  • ₪ Dân tộc H'Mông Trắng (3)
  • ₪ Dân tộc Pà Thẻn (13)

₪ Nhóm dân tộc Nam đảo

  • ₪ Bộ Tộc Lạch & Chill (2)
  • ₪ Dân tộc Chăm (67)
  • ₪ Dân tộc Chu Ru (16)
  • ₪ Dân tộc Ê Đê (30)
  • ₪ Dân tộc Jrai (49)
  • ₪ Dân tộc Ra Glai (24)

₪ Nhóm dân tộc Hán

  • ₪ Dân tộc Hoa (10)
  • ₪ Dân tộc Ngái (11)
  • ₪ Dân tộc Sán Dìu (24)

₪ Nhóm dân tộc Tạng-Miến

  • ₪ Dân tộc Cống (13)

Lưu trữ Blog

  • ▼  2016 (1509)
    • ▼  tháng 4 (180)
      • Những hiểu biết về dân tộc Thái Đen (Văn Hóa Tây Bắc)
      • Luật tục trong đời sống các dân tộc thiểu số (Văn ...
      • Người Thái Xây Dựng Miền Tây Bắc Trong Thời Gian C...
      • Tập quán bảo vệ môi trường của dân tộc Thái (Huỳnh...
      • Những thay đổi và phát triển văn hóa (Huỳnh Tâm)
      • Dân tộc Thái (Văn Hóa Tây Bắc)
      • Luật tục dân tộc Thái (Huỳnh Tâm ghi lại)
      • Lễ cúng rừng thiêng của người Thái, Yên Bái (Văn H...
      • Nàng Han trong đời sống tâm linh dân tộc Thái (Văn...
      • Khèn bè đặc sắc (Văn Hóa Tây Bắc)
      • Sự tích khèn bè Yên Châu (Văn Hóa Tây Bắc)
      • Khèn bè và người con gái Thái (Văn Hóa Tây Bắc)
      • Vietnam image of the commtnity of 54 ethnic groups...
      • Nhạc cụ người dân tộc thiểu số Việt Nam (Văn Hóa T...
      • Huyền thoại về những cây đàn của mùa xuân (Văn Hóa...
      • Những chặng đường trải bước của dân tộc Thái (Huỳn...
      • Chắt lọc, bảo tồn, và phát triển văn hóa dân tộc (...
      • Vài Suy Nghĩ Khi Đọc "Quam Tô Mương" (Lò Văn Lả)
      • Xuống mường hạ giới (Sầm Văn Bình)
      • Nghĩ về lối sống của các tộc người Thái (Phan Cẩm ...
      • Đặc trưng văn hóa các dân tộc ở Tây Bắc (Lâm Bá Nam)
      • "Dầu làng cuối bản còn say…" (Hoàng Nhâm)
      • Cuộc thiên di vĩ đại của người Thái đen (Thái Sinh)
      • Chiếc khăn Piêu độc đáo của dân tộc Thái (Trần Hải)
      • Chân dung văn hóa dân tộc Thái - 5 (Văn Hóa Tây Bắc)
      • Chân dung văn hóa dân tộc Thái - 4 (Văn Hóa Tây Bắc)
      • Chân dung văn hóa dân tộc Thái - 3 (Văn Hóa Tây Bắc)
      • Chân dung văn hóa dân tộc Thái - 2 (Văn Hóa Tây Bắc)
      • Chân dung văn hóa dân tộc Thái - 1 (Văn Hóa Tây Bắc)
      • Vài Suy Nghĩ Khi Đọc "Quam Tô Mương" (Lò Văn Lả)
      • Chương trình nhạc dùng khăn Piêu làm khố
      • Màu sắc trong đời sống của dân tộc Thái Đen (Huỳnh...
      • Luật tục Thái ở Việt Nam - tái bản què cụt và thiế...
      • Sản phẩm gốm Mường Chanh (HuỳnhTâm)
      • "Xên Lẩu Nó" trong lòng dân tộc Thái Đen tỉnh Sơn ...
      • Chuyện "vua Thái" ở Sơn La: Vụ án chấn động một th...
      • Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc (Tặng ...
      • Cuộc hành trình đi tìm lại chính mình... (Tường Phạm)
      • Độc đáo nhà sàn dân tộc Thái (Tuấn Hùng)
      • Khèn Bè - Nhạc cụ độc đáo của người Thái (Văn Hóa ...
      • Thành ngữ tục ngữ Thái (Văn Hóa Tây Bắc)
      • Sơn là núi, La là suối. (Văn Hóa Tây Bắc)
      • Tục ngữ dân tộc Thái (Admin: Góc)
      • Vùng văn hóa dân tộc Tây Bắc (Văn Hóa Tây Bắc)
      • Thực trạng nguồn nhân lực Tây Bắc và những vấn đề ...
      • Tục ngữ, ca dao dân tộc Thái và Tục ngữ, ca dao ng...
      • Bảo tồn trang phục phụ nữ Thái (Nguyễn Nhật Thanh)
      • Đặc trưng văn hoá các dân tộc Tây Bắc (Lâm Bá Nam)
      • Thuận Châu miền đất truyền thống văn hóa (Văn Hóa ...
      • Ý nghĩa các lễ cúng giỗ của người Thái đen Tây Bắc...
      • Gốm Mường Chanh một sản phẩm văn hóa (Văn Hóa Tây ...
      • Sắc Gốm Mường Chanh (Phan Thanh Sơn)
      • Văn hóa các cư dân tộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái (Văn...
      • Hội Hoa Ban (Thạch Phương-Lê Trung Vũ)
      • Vài nét về "Cầm Hánh đánh giặc cờ vàng" (Trần Vân ...
      • Lễ hội Xên Lẩu Nó của người Thái đen (Văn Hóa Việt)
      • Vai trò của Mờ (người mai mối) trong hôn nhân của ...
      • Tục thờ thần bếp của người Thái Đen ở Lai Châu (Vă...
      • Nghề thêu, dệt thổ cẩm truyền thống của người Thái...
      • Người gìn giữ những báu vật thiêng liêng của người...
      • Tục "Pục Quảng" của người Thái Đen Mường Lò (Đặng ...
      • Tung Còn, trò chơi truyền thống dân tộc Thái (Thúy...
      • Sử thi thần thoại Mường với truyện thơ của người T...
      • Sự Tích Chim Lửa (Truyện dân gian Thái)
      • Tưng bừng thôn bản mùa Lễ hội Hoa Ban khắp vùng Tâ...
      • Văn hoá uống rượu của người thái Tây Bắc (Trần Vân...
      • Những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái (Văn ...
      • Những tác phẩm văn học Thái cổ đặc sắc (Trần Thị T...
      • Vũ điệu của rừng Tây Bắc (Văn Hóa Việt)
      • Đằm thắm dân ca Thái Mường Lò (Văn Hóa Việt)
      • "Tản chụ xống xương" một thiên tình sử của dân tộc...
      • Khun Lú Nàng Ủa (Văn Hóa Việt)
      • Một số vấn đề cơ bản của các dân tộc vùng Tây Bắc ...
      • "Quắm tố mương" nét đẹp văn hoá của dân tộc Thái (...
      • Ma chay của dân tộc Thái Đen (Ad Khánh)
      • Lễ gội đầu của phụ nữ Thái, Sơn La (Điêu Chính Tới)
      • Phong tục đón giao thừa của người Thái Tây Bắc (Ho...
      • Lễ hội Xển Xó Phốn của người Thái vùng Tây Bắc (Vă...
      • Họ và tên của 54 dân tộc Việt Nam (Nguyễn Khôi)
      • Bí ẩn kho báu của vua Thái ở tây bắc Tổ quốc (Hải ...
      • Dân ca Thái của Dân tộc Thái (Văn hóa Việt)
      • Phong tục đón tết của dân tộc Thái (Văn hoá Việt)
      • Bí ẩn kho báu của người Thái ở vùng đất cổ Mường S...
      • Một Số Loại Hình Ruộng Đất, Ruộng, Nương Của dân t...
      • Lễ hội Hết Chá-Văn hóa tâm linh của người Thái Sơn...
      • Những lễ hội văn hóa đặc sắc, độc đáo của Sơn La (...
      • Miếu Nàng Han (Văn hóa Việt)
      • Lễ tạ ơn con trâu của dân tộc Thái, Tây Bắc (Văn H...
      • Trang phục dân tộc Thái - Nét văn hoá riêng biệt (...
      • Những món ăn độc đáo từ hoa ban chỉ có ở Tây Bắc (...
      • Bàn về học tiếng Thái, Tày, Nùng (Văn hóa V...
      • Nàng Han trong đời sống tâm linh dân tộc Thái (Văn...
      • Nàng Han trong đời sống tâm linh của các dân tộc T...
      • Vài nét về người Thái ở Tây Bắc Việt Nam (Văn hóa ...
      • Cơ bản văn hoá dân tộc Thái từ góc độ triết học (T...
      • Lễ hội Xên bản xên mường của dân tộc Thái Đen (Hoà...
      • Đặc sắc lễ hội "cầu mưa" của người Thái (Văn Hóa V...
      • Độc đáo lễ hội Xên bản, Xên mường của người Thái (...
      • Lời ca trong lễ hội "Xên Bản xên Mường của dân tộc...
      • Mắc khén, một gia vị độc đáo của núi rừng Tây Bắc ...

₪ Bài đăng phổ biến

  • Vùng văn hóa dân tộc Tây Bắc (Văn Hóa Tây Bắc) L ờ i m ở đ ầ u Văn hóa là một hệ thống hữu c ơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá tr ình h...
  • Họ và tên của 54 dân tộc Việt Nam (Nguyễn Khôi) - Dân Tộc Thái: Dân tộc Thái có trên 1,32 triệu người, cư trú ở các tỉnh Tây Bắc, Hoà Bình, Thanh Hoá và Nghệ An. Người Thái có nhi...
  • Tục ngữ, ca dao dân tộc Thái và Tục ngữ, ca dao người Kinh (Cảnh Thụy) Cộng đồng dân tộc Thái ở Việt Nam có khoảng hơn 1,5 triệu người, cư trú chủ yếu ở các tỉnh thuộc địa bàn Tây Bắc. Theo nhiều nguồn tài ...
  • Khác biệt giữa Thái Đen và Thái Trắng (Văn Hóa Tây Bắc) Những đặc điểm nhận dạng dân tộc Thái trắng và Thái đen ở miền Tây Bắc tỉnh Sơn La được phân biệt với các nhóm khác chủ yê...
  • Tìm hiểu về họ người Khmer (Minh Khánh) Quan niệm dòng họ của người Khơme khác hẳn với các tộc người khác trong vùng, không hẳn là phụ hệ hay mẫu hệ. Trong cách tính dòng họ, mộ...
  • Xống Chụ Xon Xao (Dân tộc Thái Đen) Xống Chụ Xon Xao (Tiễn dặn người yêu) T ruyện thơ Tiễn dặn người yêu (Xống Chụ Son Sao) là một thiên trường ca trữ tình kết...
  • Dân tộc H'Mông ở Việt Nam: Nguồn gốc tộc người và dân số (By Văn Thoa) N gười H’mông là một trong những dân tộc thiểu số có dân số đông ở miền Bắc Việt Nam. Cùng với 53 dân tộc anh em, người H’mông luôn luôn ...
  • Trang phục dân tộc Thái - Nét văn hoá riêng biệt (Văn hóa Việt) Việt Nam có 54 dân tộc anh em là một trong những đấ t nư ớc có nề n văn hoá phong phú và đa d ạng. Mỗi miền, mỗi dân tộc đều có bản sắ c ...
  • Khun Lú Nàng Ủa (Văn Hóa Việt) Khun Lú Nàng Ủa   là tập truyện   thơ   kể về một bi tình yêu của đôi trai gái yêu nhau tha thiết nhưng không lấy được nhau. Then (chúa...
  • Khun Lù Nàng Ủa Bản gốc " Khun Lù Nàng Ủa " bằng chữ Thái cổ. Dưới trần gian khi đó có một ông phìa (thủ lĩnh một mường) quyền uy và khá ...

₪ Nhóm dân tộc Tibeto-Burma

  • ₪ Dân tộc Hà Nhì (20)
  • ₪ Dân tộc La Hủ (22)
  • ₪ Dân tộc Lô Lô (32)
  • ₪ Dân tộc Phù Lá (31)
  • ₪ Dân tộc Si La (10)

Từ khóa » Họ Ka