Họ Vi Khuẩn đường Ruột (Enterobacteriaceae) - Học Y

chuyên mục

  • Trang chủ
  • Cuộc sống thú vị

2018-01-28

Họ vi khuẩn đường ruột (Enterobacteriaceae)

Họ vi khuẩn đường ruột (Enterobacteriaceae) Trực khuẩn Gr(-), hiếu kỵ khí tuỳ tiện, dễ nuôi cấy, oxidase(-), lên men glucose Có thể di động hoặc ko, nếu di động thì có nhiều lông quanh thân. Ko sinh nha bào Khử nitrat --> nitrit --> xét nghiệm nước tiểu để phát hiện có vi khuẩn trong nước tiểu hay ko. Note: vi khuẩn tả chỉ có lông ở một cực --> không thuộc họ vk đường ruột Vi khuẩn lỵ (Shigella) và Klebsiella --> không có lông Họ vi khuẩn đường ruột đứng đầu các căn nguyên gây tiêu chảy. Gây bệnh ở tất cả các hệ cơ quan khác nhau-->Bất kỳ loại bệnh phẩm nào cũng có thể gặp vi khuẩn đường ruột. Note: ở trẻ sơ sinh <1th, nguyên nhân hàng đầu gây viêm màng não là E.coli. Kháng nguyên: - kn O (thân) --> kn trên vách, bản chất là LPS (lipopolysaccharid - nội độc tố), chịu nhiệt, bị phá huỷ bởi formal, nội độc tố chỉ có ở Gr(-) - kn H (lông) --> bàn chất protein, không chịu nhiệt, chịu được formal - kn K (vỏ) --> bản chất polysaccharid *Salmonella ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC Có lông quanh thân -->di động Ko lên men đường lactose (giống shigella - lỵ) --> đều gây bệnh nặng KHẢ NĂNG GÂY BỆNH +S.typhi, S.paratyphi --> thương hàn Thức ăn, nước uống nhiễm vk (10^5-10^7 vk ) --> bám vào niêm mạc ruột non --> vào hạch mạc treo ruột, nhân lên--> hệ bạch huyết --> máu (các dấu hiệu lâm sàng bắt đầu xuất hiện) --> lách, các cơ quan khác -->gan --> theo mật đổ xuống ruột rồi theo phân ra ngoài --> thận --> đào thải qua nước tiểu --> mảng Payer --> tiếp tục nhân lên (có ái tính với mảng Payer ở hồi tràng) Gây bệnh bằng nội độc tố, nội độc tố kích thích tk giao cảm ở ruột --> hoại tử chảy máu (thường ở các mảng Payer) --> thủng ruột (do ăn sớm khi chưa bình phục) Nội độc tố lên kích thích trung tâm tk thực vật ở não thất ba --> sốt hình cao nguyên, thân nhiệt tăng nhưng nhịp tim không tăng (mạch nhiệt phân ly) --> li bì, có thể hôn mê, truỵtim mạch, tử vong. Note: nếu điều trị kháng sinh liều cao --> vk chết nhiều--> nội độc tố càng tăng --> sốc nội độc tố. 5% những người khỏi vẫn thải vi khuẩn qua phân do vk vẫn tồn tại ở túi mật (nhiều năm--> nguồn truyền bệnh nguy hiểm) +S.typhimurium, S.enteritidis -->nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn. Thường do thức ăn không được bảo quản trong tủ lạnh Ủ bệnh 10-48h--> sốt, nôn, ỉa chảy, người lớn kéo dài 2-5 ngày rồi tự khỏi Ở trẻ nhỏ có thể gây tình trạng bệnh nặng: nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm xương. MIỄN DỊCH Sau miễn dịch có kháng thể chống kn O, H, Vi nhưng vai trò bảo vệ không đầy đủ. IgA tiết, lympho ở ruột, cơ chế ADCC có vai trò quan trọng trong cơ chế bảo vệ. CHẨN ĐOÁN VSV Trực tiếp: Nhuộm soi phân ít có giá trị chẩn đoán, nhuộm đêm bạch cầu đa nhân có giá trị định hướng chẩn đoán (20bc/1vi trường/độ phóng đại 400x) Cấy máu lúc sốt cao, chưa điều trị kháng sinh --> chẩn đoán chắc chắn. Cấy phân --> không chẩn đoán chắc chắn (người lành cũng có thể mang vk), nhưng cấy phân cho phép theo dõi BN sau khi khỏi có tiếp tục đào thải vk nữa không hoặc cho phép phát hiện người lành mang vk. Gián tiếp: Pư Widal xác định kháng thể trong huyết thanh, tiến hành 2 lần vào 2 tuần kế nhau --> xác định động lực kháng thể. PHÒNG BỆNH Ko đặc hiệu: vệ sinh ăn uống, dùng nước sạch, quản lý - xử lý phân, phát hiện người lành mang vk đặc biệt là những người trực tiếp liên quan đến ăn uống của tập thể, chẩn đoán sớm, cách ly kịp thời, xử lý chất thải của BN. Đặc hiệu: vaccin chứa kháng nguyên Vi của S.typhi ĐIỀU TRỊ Chloramphenicol/ampicilli, tuy nhiên tỷ lệ kháng thuốc đang gia tăng. *Shigella (trực khuẩn lỵ) ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC Không có lông --> không di động KHẢ NĂNG GÂY BỆNH Gây lỵ trực khuẩn (chỉ ở người/khỉ) Thức ăn nước uống bẩn (100-1000vk)--> có ái tính với đại tràng--> nhân lên nhanh chóng-->vk chết giải phóng nội độc tố--> xung huyết, xuất tiết, tạo thành những ổ loét và mảng hoại tử. Nội độc tố còn tác động lên tk giao cảm --> co thắt, tăng nhu động ruột. Note: tam chứng lỵ: mót dặn+đau bụng quặn+phân nhày máu mũi. Đây là bệnh cấp tính, tỷ lệ nhỏ trở thành mạn tính (thình thoảng lại ỉa chảy và thường xuyên thải vk ra ngoài theo phân) MIỄN DỊCH Hiệu lực bảo vệ của kháng thể đặc hiệu rất kém, chủ yếu là nhờ IgA tiết tại ruột. CHẨN ĐOÁN VSV Nhuộm soi trực tiếp phân --> nhiều bạch cầu (30-50 trên 1 vi trường độ p.đại 400x) Cấy phân ngay vì vk lỵ chết nhanh --> phương pháp tốt nhất để chẩn đoán Chẩn đoán gián tiếp ít làm vì kết quả chậm và tính đặc hiệu không cao. PHÒNG BỆNH Chưa có vaccin, chủ yếu là vệ sinh ăn uống, sử dụng nước sạch, quản lý xử lý phân, diệt ruồi, chẩn đoán sớm và cách ly BN. ĐIỀU TRỊ Tỷ lệ kháng k.sinh rất cao do R-plasmid, cần làm kháng sinh đồ để lựa chọn k.sinh phù hợp. *Escherichia coli Ít chủng có vỏ, hầu hết có lông Chiếm 80% vk hiếu khí trong đường tiêu hoá, đứng đầu các vk gây ỉa chảy, viêm đường tiết niệu, viêm đường mật, đứng đầu trong các nguyên nhân gây nhiễm khuẩn huyết, ngoài ra có thể gây viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn vết thương. Dựa vào tính chât gây bệnh, E.coli được chia thành 5 loại: -EPEC (Enteropathogenic E.coli) --> gây bệnh đường ruột, cơ chế gây bệnh chưa được biết rõ. -ETEC (Enterotoxigenic E.coli) --> sinh độc tố ruột LT giống độc tố ruột của V.cholerae -EIEC (Enteroinvasive E.coli) --> gây bệnh do khả năng xâm nhập vào niêm mạc đại tràng, cơ chế gây bệnh giống vi khuẩn lỵ -EAEC(Enteroadherent E.coli)-->gây bệnh do bám vào niêm mạc và làm tổn thương chức năng ruột, cơ chế chưa thật sáng tỏ. -EHEC (Enterohaemorrhagic E.coli)--> gây chảy máu đường ruột, cơ chế chưa thật rõ. CHẨN ĐOÁN VSV Trực tiếp: Phân, nước tiểu, máu tuỳ thể bệnh --> soi trực tiếp/ chủ yếu là nuôi cấy phân lập Đối với viêm màng não: kỹ thuật ngưng kết latex để xác định kháng nguyên của E.coli trong dịch não tuỷ. Chẩn đoán gián tiếp --> không được sử dụng vì là bệnh cấp PHÒNG BỆNH Chưa có vaccin Vệ sinh… (giống các vi khuẩn đường ruột khác) Đề phòng nhiễm khuẩn đường tiết niệu do E.coli: vệ sinh vùng hậu môn và bộ phận sinh dục ngoài, thực hiện đúng nguyên tắc vô trùng khi thăm dò hoặc đặt thông đường tiết niệu. ĐIỀU TRỊ Tỷ lệ kháng thuốc cao--> kháng sinh đồ Bồi phụ nước, điện giải khi ỉa chảy, giải quyết các cản trở trên đường tiết niệu, rút ống thông sớm nếu có thể được. *Klebsiella Đại diện là K.pneumoniae, thường ở trong phân hoặc đường hô hấp trên --> viêm phổi (thường ở trẻ sơ sinh, tỷ lệ tử vong cao), nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm màng não, viêm tai giữa, viêm xoang. *Proteus Là các trực khuẩn Gr(-), có lông, trên môi trường đặc không tạo thành khuẩn lạc mà lan khắp bề mặt như những lớp sóng --> cản trở phân lập vi khuẩn gây bệnh khác. Một số typ huyết thanh (OX2, OX19, OXk) có cấu trúc kháng nguyên giống Rickettsia, chúng được dùng làm kháng nguyên để chẩn đoán huyết thanh học bệnh do Rickettsia gây ra. Có thể ở trong phân, trong hốc tự nhiên như ống tai ngoài, chúng là vk gây bệnh cơ hội (viêm đường tiết niệu, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm mủ vết thương) *Enterobacter, Serratia, Citrobacter, Edwardsiella… Newer Post Older Post Home

Mục lục

  • note (151)
  • dược lý (62)
  • bệnh án (41)
  • điều dưỡng (37)
  • lượm (33)
  • tiền lâm sàng (31)
  • test (28)
  • sản phụ khoa (26)
  • vi khuẩn (26)
  • phục hồi chức năng (24)
  • sinh lý học (yhoctructuyen.com) (22)
  • tâm thần học (20)
  • hóa sinh (19)
  • giải phẫu bệnh (17)
  • dược lý lâm sàng (16)
  • dinh dưỡng (15)
  • sinh lý học (15)
  • y học cổ truyền (15)
  • hóa sinh lâm sàng (12)
  • miễn dịch bệnh lý học (12)
  • sinh lý bệnh (11)
  • khám lâm sàng (10)
  • huyết học lâm sàng (9)
  • kinh nghiệm học y (9)
  • lao (8)
  • triệu chứng nội HUE (8)
  • thần kinh (6)
  • sinh học (3)
  • tiếng Anh (3)
  • vi sinh lâm sàng (3)
  • giải phẫu (1)
  • good links (1)
  • luật & văn bản hướng dẫn (1)

Bài đăng phổ biến

  • test Nghiên cứu khoa học (nội trú k44 HMU)
  • cách tính g rượu per ngày và thuốc lá gói x năm
  • 10 khám khớp gối
  • Duỗi cứng mất não - mất vỏ
  • test Sinh lý bệnh - HMU
  • bệnh án thi Phục hồi chức năng
  • cơ chế đẻ ngôi chỏm + nghiệm pháp lọt
  • 07 chuyển hóa glucid và rối loạn
  • test tai mũi họng HMU
  • Chương 4 - điện thế màng và điện thế hoạt động

Từ khóa » Enterobacter Gây Bệnh Gì