Hồ là những khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền. Hồ thường không có diện tích nhất định. Có những hồ rất lớn, diện tích rộng hàng vạn km² như hồ Victoria ở châu Phi, hồ Aral ở châu Á, nhưng cũng có nhũng hồ nhỏ chỉ rộng vài trăm mét vuông đến vài km vuông như hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm ở Việt Nam.
Phân loại
[sửa | sửa mã nguồn]
Hồ có nhiều nguồn gốc hình thành khác nhau. Dựa vào tính chất, hồ được phân ra làm nhiều loại khác nhau:
Hồ móng ngựa (hồ vết tích của các khúc sông) là loại hồ hình thành do uốn khúc một con sông, qua thời gian, đoạn sông cũ trên dòng chảy mất đi tạo ra đường đi cho dòng sông mới, vết tích dòng sông cũ để lại. Ví dụ: Hồ Tây (Hà Nội - vết tích của sông Hồng).
Hồ nhân tạo là do con người hình thành nên.
Hồ băng hà được hình thành do băng hà di chuyển qua bào mòn mặt đất, đào sâu chỗ đất đá mềm để lại vũng nước lớn. Ví dụ: Phần Lan, Canada...
Hồ miệng núi lửa là hồ hình thành trên miệng trũng của núi lửa, nước tụ lại khi chảy ra sông
Hồ kiến tạo là loại hồ hình thành ở vùng đất bị sụt lún do động đất gây ra và di chuyển các mảng kiến tạo. Ví dụ: hồ ở Đông châu Phi.
Ở hoang mạc, gió tạo thành các cồn cát cao, chân cồn cát tạo thành nơi trũng, nước tụ lại thành hồ, các hồ này rất nông.
Ngoài ra còn dựa vào tính chất của nước nên hồ chia làm hai loại tiếp:
Hồ nước ngọt chiếm nhiều nhất trong lục địa. Hồ có thể có dòng sông nước ngọt chảy qua hay do mưa. Ví dụ: Hồ Ba Bể, Biển Hồ.
Hồ nước mặn chiếm rất ít. Hồ có thể do di tích của biển, đại dương bị cô lập giữa lục địa hay trước kia hồ là hồ nước ngọt nhưng vì khí hậu khô hạn nên nước hồ cạn dần và tỉ lệ muối khoáng trong hồ tăng.
Theo nguồn gốc hình thành còn có:
Hồ nhân tạo (còn gọi là thủy đàm)
Hồ tự nhiên
Lợi ích hồ
[sửa | sửa mã nguồn]
Nhờ có hồ nối với sông mà sông được điều hòa chế độ nước sông. Khi nước sông dâng lên (mùa lũ), nước chảy vào các hồ, đầm. Khi nước sông xuống (mùa khô) để cho sông đỡ cạn. Sông Mê Kông luôn được điều hòa là nhờ có Biển Hồ ở Campuchia
Các hồ nổi tiếng
[sửa | sửa mã nguồn]
Ngũ Đại Hồ:
Hồ Huron
Hồ Ontario
Hồ Michigan
Hồ Erie
Hồ Superior
Biển Caspi
Hồ Baikal
Hồ Titicaca
Hồ Nettilling
Hồ Balaton
Hồ Geneva
Hồ Maracaibo
Hồ Tonlé Sap
Hồ Dầu Tiếng - Việt Nam
Hồ Hoàn Kiếm- Việt Nam
Hồ Tây (west lake)- Việt Nam
Các hồ lớn trên thế giới
[sửa | sửa mã nguồn]
Các hồ lớn trên thế giới được xếp theo thứ tự diện tích bề mặt trung bình hàng năm lúc lớn nhất (trên 1,700 sq. mi.; 4,403 km²):
Biển nước mặn Caspian được xếp vào định dạng hồ vì nó được bao quanh bởi đất liền.
Vào năm 1960, biển Aral là hồ lớn thứ tư thế giới, với diện tích vào khoảng 68000 km². Đến năm 2004 thì nó chỉ còn 17.160 km², đứng ở vị trí thứ tám.
Đa dạng với những cơn mưa lớn vào mùa mưa.
Một vài thông tin về những hồ nổi tiếng
[sửa | sửa mã nguồn]
Hồ lớn nhất thế giới xét theo diện tích bề mặt là biển Caspian. Với diện tích bề mặt là 394,299 km², diện tích của nó lớn hơn diện tích của sáu hồ lớn kế tiếp cộng lại.
Hồ Victoria là hồ lớn nhất châu Phi và là hồ nước ngọt lớn thứ hai thế giới tính theo diện tích bề mặt.
Hồ sâu nhất thế giới là hồ Baikal ở Siberia, Nga. Hồ này sâu 1637 m (5371 ft) và là hồ nước ngọt lớn nhất thế giới nếu xét theo thể tích.
Hồ cổ nhất thế giới là hồ Baikal, kế đó là hồ Tanganyika (Tanzania).
Ojos del Salado nằm trên độ cao 6,390 là hồ cao nhất thế giới.
Hồ cao nhất thế giới thích hợp cho tàu bè đi lại là hồ Titicaca, cao 3821 m so với mực nước biển. Nó là hồ lớn thứ hai ở Nam Mỹ và cũng là hồ nước ngọt lớn nhất của khu vực này.
Hồ thấp nhất thế giới là biển Chết, nó nằm thấp hơn mực nước biển 418 m (năm 2005). Đây cũng là một trong những hồ có nồng độ muối cao nhất thế giới, được xếp vào loại "siêu mặn".
Hồ lớn nhất thế giới nằm trên một hòn đảo là hồ Nettilling trên đảo Baffin.
Hồ Tonlé Sap là hồ lớn nhất Đông Nam Á.
Hồ nước ngọt lớn nhất châu Âu là hồ Ladoga, kế đó là hồ Onega. Cả hai hồ này đều nằm ở tây bắc nước Nga.
Hồ Maracaibo là hồ lớn nhất ở Nam Mỹ. Hồ này ăn thông với biển, nên cũng có thể gọi là vịnh.
Hồ lớn nhất nằm hoàn toàn trong ranh giới của một thành phố là hồ Wanapitei ở khu đô thị Sudbury, Ontario, Canada. Trước khi ranh giới của thành phố này được xác định lại vào năm 2001 thì vị trí này thuộc về hồ Ramsey, cũng ở Sudbury.
Hồ Enriquillo là hồ nước mặn duy nhất trên thế giới có cá sấu sinh sống.
Hồ Eyre ở Úc là hồ có diện tích mặt nước thay đổi nhiều nhất trên thế giới: dao động 0–8.200 km², phụ thuộc vào nước mưa. Khi mưa nhiều, mặt nước hồ cao so với mặt biển 15 mét và chiếm diện tích hơn 8.000 km², khi hồ cạn, mặt đáy hồ lộ ra một lớp muối khá dày.
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.
Hình ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Hồ.
Bài viết về chủ đề địa lý này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
x
t
s
x
t
s
Ao, hồ và vũng nước
Ao
Ash pond
Balancing lake
Ballast pond
Beel
Cooling pond
Detention basin
Dew pond
Evaporation pond
Facultative lagoon
Garden pond
Ao băng
Kettle (landform)
Log pond
Ao băng tan
Mill pond
Raceway pond
Retention basin
Sag pond
Ruộng muối
Sediment basin
Settling basin
Ao mặt trời
Stabilization pond
Giếng bậc thang
Stew pond
Stormwater management pond
Facultative lagoon#Subsequent polishing ponds
Đuôi quặng
Tarn (lake)
Treatment pond
Hồ sinh học
Bể
Vũng gần biển
Brine pool
Natural pool
Hồ thác nước
Hồ phản chiếu
Spent fuel pool
Stream pool
Hồ bơi
Hồ thủy triều
Vernal pool
Vũng nước
Bird bath
Coffee ring
Puddle
Sức căng bề mặt
Seep (hydrology)
Quần xã sinh vật
Đập hải ly
Gerris lacustris
Occidozyga laevis
Duck pond
Ao cá
Cá vàng
Koi pond
Sen hồng
Ardeola
Họ Súng
Lymnaea
Pond turtle
Pondweed
Hệ sinh thái
Hệ sinh thái thủy sinh
Hệ sinh thái nước ngọt
Hệ sinh thái hồ
Hệ sinh thái biển
Chủ đề liên quan
Aerated lagoon
Bakki shower
Big-fish–little-pond effect
Thủy vực
Full pond
Hydric soil
Phytotelma
Water aeration
Haud-e-Kauthar
Pond liner
Ponding
The Pond
Puddle (M. C. Escher)
Mạch nước
Swimming hole
Water garden
Giếng khoan
x
t
s
Phân vùng địa lý sinh học
Quần xã sinh vật
Trên cạn
Cực/vùng cao
Đài nguyên
Rừng Taiga
Đồng cỏ và cây bụi Montane
Ôn đới
Rừng lá kim
Rừng lá rộng và hỗn hợp
Đồng cỏ, xavan và cây bụi
Nhiệt đới và cận nhiệt đới
Rừng lá kim
Rừng lá rộng ẩm
Rừng lá rộng khô
Đồng cỏ, xavan và cây bụi
Khô
Rừng Địa Trung Hải, rừng thưa, và cây bụi
Vùng sa mạc và cây bụi xeric
Ẩm
Đồng cỏ và xavan ngập nước
Vùng ven sông
Đất ngập nước
Dưới nước
Ao hồ
Vùng cận duyên
Vùng gian triều
Rừng ngập mặn
Rừng tảo bẹ
Rạn san hô
Vùng ven bờ
Thềm lục địa
Vùng nước nổi
Vùng đáy nước
Miệng phun thủy nhiệt
Lỗ phun lạnh
Quần xã khác
Trong đá
Khu vực địa lý sinh vật
Trên cạn
Châu Phi nhiệt đới
Nam cực
Úc - Á
Toàn Bắc
Tân Bắc
Cổ Bắc
Ấn Độ - Mã Lai
Tân nhiệt đới
Châu Đại dương
Dưới nước
Arctic
Temperate Northern Pacific
Tropical Atlantic
Western Indo-Pacific
Central Indo-Pacific
Tropical Eastern Pacific
Chia nhỏ
Biogeographic provinces
Vùng sinh học
Vùng sinh thái
Danh sách các vùng sinh thái
200 vùng sinh thái toàn cầu
Xem thêm
Ecological land classification
Floristic kingdoms
Thảm thực vật
Zoogeographic regions
x
t
s
Đất ngập nước
Hệ sinh thái thủy sinh
Thực vật thủy sinh
Đầm lầy Atchafalaya
Bayou
Vũng lầy
Đầm lầy nước lợ
Đầm lầy cây lá kim
Constructed wetland
Lưu vực
Fen
Ducks Unlimited
Cửa sông
Đồng cỏ ngập nước và trảng cỏ
Đầm lầy nước ngọt
Rừng đầm lầy nước ngọt
Đất ngập nước gian triều
Karst
Thực vật ngập mặn
Rừng ngập mặn
Đầm lầy
Bãi lầy
Bãi bùn
Ốc đảo
Ao
Rừng đầm lầy than bùn
Công ước Ramsar
Khu vực ven sông
Châu thổ
Bãi lầy triều
Đầm lầy ngập mặn
Đầm lầy cây bụi
Đầm lầy
Đồng cỏ ướt
Wetlands International
Wildfowl & Wetlands Trust
Ma trơi
Vernal pool
x
t
s
Hệ sinh thái thủy sinh
Hệ sinh thái thủy sinh – Các thành phần chung và nước ngọt