Hóa 10 Bài 2: Hạt Nhân Nguyên Tử - Nguyên Tố Hóa Học - Đồng Vị

Hóa 10 Bài 2: Hạt nhân nguyên tử - Nguyên tố hóa học - Đồng vị Hóa 10 bài 2 Bài trước Tải về Bài sau Nâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Hóa 10 Bài 2: Hạt nhân nguyên tử - Nguyên tố hóa học - Đồng vị được VnDoc biên soạn là nội dung lý thuyết trọng tâm Bài 2 Hóa 10. Nội dung tóm tắt ý chính trong bài kèm theo bài tập mình họa ví dụ từng phần. Giúp các bạn dễ dàng nắm được kiến thức cũng như hiểu bài, vận dụng giải bài tập Hóa 10 bài 2.

Hóa 10 Bài 2

  • A. Tóm tắt trọng tâm lý thuyết Hóa 10 bài 2
    • I. Hạt nhân nguyên tử
    • II. Nguyên tố hóa học
    • III. Đồng vị
    • IV. Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình
  • B. Bài tập hóa 10 bài 2
  • C. Giải bài tập hóa 10 bài 2
  • D. Trắc nghiệm Hóa 10 bài 2

Hy vọng qua Hóa học 10 bài 2 này giúp các bạn học sinh nắm chắc kiến thức bài học cũng như giúp quý thầy cô trong quá trình soạn hóa 10 bài 2 của mình. Dưới đây là nội dung chương trình mới của 3 đầu SGK Mới.

>> Mời các bạn tham khảo thêm một số nội dung chương trình SGK MỚI

  • Giải Hóa 10 Bài 3: Nguyên tố hóa học Chân trời sáng tạo
  • Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 3 Nguyên tố hóa học Chân trời sáng tạo
  • Giải Hóa 10 Bài 3: Nguyên tố hóa học Cánh diều
  • Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 3: Nguyên tố hóa học Cánh diều
  • Giải Hóa 10 Bài 2: Nguyên tố Hóa học Kết nối tri thức
  • Trắc nghiệm Hóa 10 Kết nối tri thức Bài 2: Nguyên tố hóa học

A. Tóm tắt trọng tâm lý thuyết Hóa 10 bài 2

I. Hạt nhân nguyên tử

1. Điện tích hạt nhân

Nếu hạt nhân nguyên tử có Z hạt proton thì điện tích hạt nhân là Z+ và số đơn vị điện tích hạt nhân là Z.

Số dơn vị điện tích hạt nhân = số p = số e = Z

2. Số khối

Số khối của hạt nhân (A) bằng tổng số proton (Z) và tổng số notron (N)

Công thức: A = Z + N

II. Nguyên tố hóa học

1. Định nghĩa

Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân (cùng số proton, số electron)

Ví dụ: Tất cả các nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân là 12 đều là nguyên tố Magie

2. Số hiệu nguyên tử

Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của một nguyên tố được gọi là số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó, kí hiệu Z.

3. Kí hiệu nguyên tử

Số đơn vị điện tích hạt nhân và số khối được coi là những đặc trưng cơ bản của nguyên tử.

Kí hiệu nguyên tử

  • X là kí hiệu nguyên tố
  • A là số khối (A = Z + N)
  • Z là số hiệu nguyên tử

III. Đồng vị

Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác số notron, do đó số khối của chúng khác nhau.

Ví dụ: Nguyên tố O có 3 đồng vị là {}_8^{16}O;{}_8^{17}O;{}_8^{18}O\({}_8^{16}O;{}_8^{17}O;{}_8^{18}O\)

IV. Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình

1. Nguyên tử khối

Nguyên tử khối là khối lượng tương đối của nguyên tử.

Công thức A = mp + mn

 Nguyên tử khối cho biết khối lượng nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử

2. Nguyên tử khối trung bình

Công thức:

\overline A  = \frac{{{A_1}.x + {A_2}.y + {A_3}.z + ....{A_n}.n}}{{100}}\(\overline A = \frac{{{A_1}.x + {A_2}.y + {A_3}.z + ....{A_n}.n}}{{100}}\)

  • Trong đó A1, A2, A3,… là số khối của các đồng vị.
  • x,y,z,… là thành phần % của các đồng vị.

Ví dụ 1: Oxi có 3 đồng vị là: {}_8^{16}O ({x_1} = 90\% );{}_8^{17}O ({x_2} = 6\% );{}_8^{18}O ({x_3} = 4\% )\({}_8^{16}O ({x_1} = 90\% );{}_8^{17}O ({x_2} = 6\% );{}_8^{18}O ({x_3} = 4\% )\)

Nguyên tử khối trung bình của O là:

\overline A  = \frac{{{A_1}.x + {A_2}.y + {A_3}.z}}{{100}} = \frac{{16.90 + 17.6 + 18.4}}{{100}} \approx 16,14\(\overline A = \frac{{{A_1}.x + {A_2}.y + {A_3}.z}}{{100}} = \frac{{16.90 + 17.6 + 18.4}}{{100}} \approx 16,14\)

Ví dụ 2: Xét 50 nguyên tử X có 27 nguyên tử X1 và 23 nguyên tử X2.

Số khối A1 = 35 + 44 = 79; A2 = 35 + 46 = 81

Ta có: \overline A  = \frac{{79.27 + 81.23}}{{50}} \approx 79,92\(\overline A = \frac{{79.27 + 81.23}}{{50}} \approx 79,92\)

B. Bài tập hóa 10 bài 2

Bài 1. Nguyên tử Al có điện tích hạt nhân là 13+. Trong nguyên tử Al số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Hãy cho biết số khối của nhôm.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Ta có: Điện tích hạt nhân của Al là 13+, tức p = 13 (1)

Theo đề bài ta có: (p + e) - n = 12 (2)

Giải (1) và (2) ta được n= 14

Số khối A = p + n = 13 + 14 = 27

Vậy số khối của Al là 27.

Bài 2. Trong tự nhiên nguyên tố Brom có 2 đồng vị, trong đó đồng vị {}_{35}^{79}Br\({}_{35}^{79}Br\)chiếm 54,5% về số lượng. Số khối của đồng vị còn lại bằng bao nhiêu

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Đặt A2 là số khối của đồng vị thứ hai

Phần trăm số lượng của nó là: 100 - 54,5 = 45,5

Ta có: \overline M  = \frac{{{x_1}.{A_1} + {x_2}.{A_2}}}{{100}} = \frac{{54,5.79 + 45,5.{A_2}}}{{100}} = 79,91 =  > {A_2} = 81\(\overline M = \frac{{{x_1}.{A_1} + {x_2}.{A_2}}}{{100}} = \frac{{54,5.79 + 45,5.{A_2}}}{{100}} = 79,91 = > {A_2} = 81\)

Bài 3. Cho hợp chất MX3, biết: Tổng số hạt là 196 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. Nguyên tử hối của X lớn hơn của M là 8. Tổng 3 loại hạt trong X- nhiều hơn trong ion M3+ là 16. Hãy xác định M và X thuốc đồng vị nào của 2 nguyên tố đó

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Trong M có Z proton, Z electron, N notron

X có Z’ proton, Z’ electron, N’ nơtron

=> Hệ phương trình:

Từ khóa » Hạt Nhân Nguyên Tử Nguyên Tố Hóa Học đồng Vị Giáo án