Hóa 10 - [ Chia Sẻ ]Quy Tắc Slater Và Hằng Số Chắn - HOCMAI Forum

Cộng đồng Học sinh Việt Nam - HOCMAI Forum Cộng đồng Học sinh Việt Nam - HOCMAI Forum
  • Diễn đàn Bài viết mới Tìm kiếm trên diễn đàn
  • Đăng bài nhanh
  • Có gì mới? Bài viết mới New media New media comments Status mới Hoạt động mới
  • Thư viện ảnh New media New comments Search media
  • Story
  • Thành viên Đang truy cập Đăng trạng thái mới Tìm kiếm status cá nhân
Đăng nhập Đăng ký

Tìm kiếm

Everywhere Đề tài thảo luận This forum This thread Chỉ tìm trong tiêu đề By: Search Tìm nâng cao… Everywhere Đề tài thảo luận This forum This thread Chỉ tìm trong tiêu đề By: Search Advanced…
  • Bài viết mới
  • Tìm kiếm trên diễn đàn
Menu Install the app Install Hóa 10[ chia sẻ ]Quy tắc Slater và Hằng số chắn
  • Thread starter NHOR
  • Ngày gửi 2 Tháng chín 2018
  • Replies 9
  • Views 21,607
  • Bạn có 1 Tin nhắn và 1 Thông báo mới. [Xem hướng dẫn] để sử dụng diễn đàn tốt hơn trên điện thoại
  • Diễn đàn
  • HÓA HỌC
  • TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
  • Hóa học lớp 10
  • Nguyên tử
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.You should upgrade or use an alternative browser. NHOR

NHOR

Cựu Mod Hóa
Thành viên 11 Tháng mười hai 2017 2,369 4,280 584 Quảng Trị École Primaire Supérieure [TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bữa trước có nhiều bạn hỏi Ngọc về cách tính hằng số chắn. Tuy nhiên, lúc đó Ngọc chưa được học và không thể giải đáp thắc mắc cho các bạn về vấn đề này. Vì vậy, hôm nay Ngọc lại chia sẻ, hi vọng có thể giúp được các bạn, đồng thời luyện tập thêm kĩ năng của mình. đầu tiên, mời các bạn xem qua trang 14,15 trong ibook sau các bạn có thể thấy bảng đó là một cách rất cụ thể, chi tiết về hằng số chắn. Các bạn phải đọc theo cả hàng ngang lẫn hàng dọc nhé! ví dụ upload_2018-9-2_22-10-3.png ở đây xét tại s,p thì chỉ tính hàng ngang thứ nhất và cột đầu tiên upload_2018-9-2_22-13-59.png và chỉ đọc riêng phần màu đỏ tương tự với d,f đó là đọc bảng, còn sau đây mình sẽ diễn đạt bằng lời để dễ hiểu hơn nhé! *Quy tắc Slater [tex]\varepsilon _{nl}= \frac{-13,6.Z^{*2}}{n^{*2}}\frac{-13,6.(Z^{*}-\sigma )^{2}}{n^{*2}}[/tex] trong đó: Z* là số đơn vị điện tích hạt nhân hiệu dụng = Z - [tex]\sigma[/tex] [tex]\sigma[/tex] là hằng số chắn n* là số lượng tử chính hiệu dụng upload_2018-9-2_22-28-21.png ( n là lớp chứa e mà ta đang xét ) Và đương nhiên cái định luật này không phải là tự nhiên là xuất hiện, cũng không thể tự dưng biến mất, chỉ là điều chúng ta cần học, hiểu và truyền đạt từ thế hệ hs này qua thế hệ khác...Vì nó có nguyên lí khoa học! :D Nguyên do đó là đây Ta đã biết, hạt nhân sẽ tác dụng lên các electron. Tuy nhiên, trong nguyên tử nhiều electron, không phải tất cả các điện tích dương (Z+) của hạt nhân đều tác dụng lên electron cần xét mà một phần điện tích này đã bị chắn bởi các electron khác. Số điện tích bị chắn này gọi là hằng số chắn [tex]\sigma[/tex] . Số điện tích còn lại, thực tế có tác dụng lên electron cần xét là số đơn vị điện tích hạt nhân hiệu dụng Z* = = Z - [tex]\sigma[/tex] . Hiệu ứng chắc này bằng tổng hiệu ứng chắn của các electron trong nguyên tử trừ electron đang xét, hay mỗi electron trừ electron đang xét góp vào hằng số chắn [tex]\sigma[/tex]của một số hạng góp b. * Cách tính hằng số chắn: [tex]\sigma[/tex] = tổng các số hạng góp b của các electron khác - Chia các obitan (theo từng lớp electron như trong cấu hình electron ) thành các nhóm sau: (1s); (2s2p); (3s3p); (3d); (4s4p); (4d); (4f)... - Các electron thuộc các nhóm obitan bên ngoài obitan đang xét không có hiệu ứng chắn đối với obitan đó (là các lớp n+1, n+2 trên bảng ấy các bạn, các bạn thấy giá trị = 0). - Mỗi electron trên các obitan thuộc cùng nhóm obitan đang xét có b = 0,35, riêng đối với nhóm 1s có b = 0,3 - Nếu obitan đang xét là obitan s hay p thì mỗi electron trên lớp electron bên trong (n' = n-1) có b = 0,85; mỗi electron trên các lớp eletron sâu hơn (n' < n-1) có b = 1,00. - Nếu obitan đang xét là d hay f thì mỗi electron thuộc các nhóm bên trong (ngay cả khi cùng lớp) đều có b = 1,00. Để vận dụng những lí thuyết trên, các bạn có thể làm và xem cái ví dụ trang 15,16 trong ibook Tài liệu này mình chỉ khuyến khích các bạn học chuyên hoặc có kiến thức nâng cao về hóa học 10 nhé! Chúc các bạn học tốt! Nếu có gì không hiểu thì chúng ta trao đổi thêm ha! @hoangthianhthu1710 @Max ngu toán các bạn còn cần không nhỉ? @Junly Hoàng EXO-L bà chắc học rồi, nếu tui sai chỗ nào thì chỉnh giùm nhé! :) @Hồng Nhật anh xem có lỗi gì sửa giúp em với luôn ạ!

Attachments

  • upload_2018-9-2_22-34-14.png upload_2018-9-2_22-34-14.png 8 KB · Đọc: 352
Last edited by a moderator: 3 Tháng chín 2018
  • Like
  • Love
Reactions: thuyduongne113, Nguyễn Linh_2006, Kayaba Akihiko and 14 others Link <3

Link <3

Học sinh chăm học
Thành viên 15 Tháng sáu 2018 645 325 91 21 Nghệ An AS1 thank bn ........... ak mk số hạng góp b là j z bn Last edited: 26 Tháng mười 2018
  • Like
Reactions: Tên tôi là........... NHOR

NHOR

Cựu Mod Hóa
Thành viên 11 Tháng mười hai 2017 2,369 4,280 584 Quảng Trị École Primaire Supérieure
NHOR said: Bữa trước có nhiều bạn hỏi Ngọc về cách tính hằng số chắn. Tuy nhiên, lúc đó Ngọc chưa được học và không thể giải đáp thắc mắc cho các bạn về vấn đề này. Vì vậy, hôm nay Ngọc lại chia sẻ, hi vọng có thể giúp được các bạn, đồng thời luyện tập thêm kĩ năng của mình. đầu tiên, mời các bạn xem qua trang 14,15 trong ibook sau các bạn có thể thấy bảng đó là một cách rất cụ thể, chi tiết về hằng số chắn. Các bạn phải đọc theo cả hàng ngang lẫn hàng dọc nhé! ví dụ View attachment 76094 ở đây xét tại s,p thì chỉ tính hàng ngang thứ nhất và cột đầu tiên View attachment 76096 và chỉ đọc riêng phần màu đỏ tương tự với d,f đó là đọc bảng, còn sau đây mình sẽ diễn đạt bằng lời để dễ hiểu hơn nhé! *Quy tắc Slater [tex]\varepsilon _{nl}= \frac{-13,6.Z^{*2}}{n^{*2}}\frac{-13,6.(Z^{*}-\sigma )^{2}}{n^{*2}}[/tex] trong đó: Z* là số đơn vị điện tích hạt nhân hiệu dụng = Z - [tex]\sigma[/tex] [tex]\sigma[/tex] là hằng số chắn n* là số lượng tử chính hiệu dụng View attachment 76098 ( n là lớp chứa e mà ta đang xét ) Và đương nhiên cái định luật này không phải là tự nhiên là xuất hiện, cũng không thể tự dưng biến mất, chỉ là điều chúng ta cần học, hiểu và truyền đạt từ thế hệ hs này qua thế hệ khác...Vì nó có nguyên lí khoa học! :D Nguyên do đó là đây Ta đã biết, hạt nhân sẽ tác dụng lên các electron. Tuy nhiên, trong nguyên tử nhiều electron, không phải tất cả các điện tích dương (Z+) của hạt nhân đều tác dụng lên electron cần xét mà một phần điện tích này đã bị chắn bởi các electron khác. Số điện tích bị chắn này gọi là hằng số chắn [tex]\sigma[/tex] . Số điện tích còn lại, thực tế có tác dụng lên electron cần xét là số đơn vị điện tích hạt nhân hiệu dụng Z* = = Z - [tex]\sigma[/tex] . Hiệu ứng chắn này bằng tổng hiệu ứng chắn của các electron trong nguyên tử trừ electron đang xét, hay mỗi electron trừ electron đang xét góp vào hằng số chắn [tex]\sigma[/tex]của một số hạng góp b. * Cách tính hằng số chắn: [tex]\sigma[/tex] = tổng các số hạng góp b của các electron khác - Chia các obitan (theo từng lớp electron như trong cấu hình electron ) thành các nhóm sau: (1s); (2s2p); (3s3p); (3d); (4s4p); (4d); (4f)... - Các electron thuộc các nhóm obitan bên ngoài obitan đang xét không có hiệu ứng chắn đối với obitan đó (là các lớp n+1, n+2 trên bảng ấy các bạn, các bạn thấy giá trị = 0). - Mỗi electron trên các obitan thuộc cùng nhóm obitan đang xét có b = 0,35, riêng đối với nhóm 1s có b = 0,3 - Nếu obitan đang xét là obitan s hay p thì mỗi electron trên lớp electron bên trong (n' = n-1) có b = 0,85; mỗi electron trên các lớp eletron sâu hơn (n' < n-1) có b = 1,00. - Nếu obitan đang xét là d hay f thì mỗi electron thuộc các nhóm bên trong (ngay cả khi cùng lớp) đều có b = 1,00. Để vận dụng những lí thuyết trên, các bạn có thể làm và xem cái ví dụ trang 15,16 trong ibook Tài liệu này mình chỉ khuyến khích các bạn học chuyên hoặc có kiến thức nâng cao về hóa học 10 nhé! Chúc các bạn học tốt! Nếu có gì không hiểu thì chúng ta trao đổi thêm ha! @hoangthianhthu1710 @Max ngu toán các bạn còn cần không nhỉ? @Junly Hoàng EXO-L bà chắc học rồi, nếu tui sai chỗ nào thì chỉnh giùm nhé! :) @Hồng Nhật anh xem có lỗi gì sửa giúp em với luôn ạ! Bấm để xem đầy đủ nội dung ...
mk có đề cập rồi bạn, phần mk bôi đỏ ha! :) có nghĩa là mỗi e ở các nhóm khác nhau thì có hằng số chắn riêng... thì nó chính là b... mk có thể hiểu nó như "hằng số chắn nhỏ" và đem các b của các e khác đang chắn thằng e mk đang xét á góp lại thì thành [tex]\sigma[/tex] - "hằng số chắn to" ở đây có 2 thằng b cả 2 thằng b này đều là HẰNG SỐ CHẮN nhưng nó khác nhau một b là b bự, được gọi vs cái tên khác là [tex]\sigma[/tex] để phân biệt vs b nhỏ một b là b con . Nhiều b con hợp lại thì thành b bự Hiểu một cách tượng hình: giả sử chữ cát được kí hiệu là b b là hạt cát b là đống cát cả 2 đều là cát nên được viết là b nhưng một cái lớn và một cái nhỏ thằng đống cát được ưu tiên hơn, để phân biệt vs hạt cát, người ta gọi nó là [tex]\sigma[/tex] OK???
tuphapthitranas@gmail.com said: thank bn ........... ak mk số hạng góp b là j z bn Bấm để xem đầy đủ nội dung ...
  • Like
Reactions: Kyanhdo, Hồng Nhật and Nguyen van duy Link <3

Link <3

Học sinh chăm học
Thành viên 15 Tháng sáu 2018 645 325 91 21 Nghệ An AS1
NHOR said: mk có đề cập rồi bạn, phần mk bôi đỏ ha! :) có nghĩa là mỗi e ở các nhóm khác nhau thì có hằng số chắn riêng... thì nó chính là b... mk có thể hiểu nó như "hằng số chắn nhỏ" và đem các b của các e khác đang chắn thằng e mk đang xét á góp lại thì thành [tex]\sigma[/tex] - "hằng số chắn to" ở đây có 2 thằng b cả 2 thằng b này đều là HẰNG SỐ CHẮN nhưng nó khác nhau một b là b bự, được gọi vs cái tên khác là [tex]\sigma[/tex] để phân biệt vs b nhỏ một b là b con . Nhiều b con hợp lại thì thành b bự Hiểu một cách tượng hình: giả sử chữ cát được kí hiệu là b b là hạt cát b là đống cát cả 2 đều là cát nên được viết là b nhưng một cái lớn và một cái nhỏ thằng đống cát được ưu tiên hơn, để phân biệt vs hạt cát, người ta gọi nó là [tex]\sigma[/tex] OK??? Bấm để xem đầy đủ nội dung ...
bạn có thể cung cấp cho mik công thức tính b ko bạn
  • Like
Reactions: Nguyen van duy and NHOR NHOR

NHOR

Cựu Mod Hóa
Thành viên 11 Tháng mười hai 2017 2,369 4,280 584 Quảng Trị École Primaire Supérieure
tuphapthitranas@gmail.com said: bạn có thể cung cấp cho mik công thức tính b ko bạn Bấm để xem đầy đủ nội dung ...
hở??? bạn hỏi kì ghê :)
NHOR said: * Cách tính hằng số chắn: [tex]\sigma[/tex] = tổng các số hạng góp b của các electron khác - Chia các obitan (theo từng lớp electron như trong cấu hình electron ) thành các nhóm sau: (1s); (2s2p); (3s3p); (3d); (4s4p); (4d); (4f)... - Các electron thuộc các nhóm obitan bên ngoài obitan đang xét không có hiệu ứng chắn đối với obitan đó (là các lớp n+1, n+2 trên bảng ấy các bạn, các bạn thấy giá trị = 0). - Mỗi electron trên các obitan thuộc cùng nhóm obitan đang xét có b = 0,35, riêng đối với nhóm 1s có b = 0,3 - Nếu obitan đang xét là obitan s hay p thì mỗi electron trên lớp electron bên trong (n' = n-1) có b = 0,85; mỗi electron trên các lớp eletron sâu hơn (n' < n-1) có b = 1,00. - Nếu obitan đang xét là d hay f thì mỗi electron thuộc các nhóm bên trong (ngay cả khi cùng lớp) đều có b = 1,00. Bấm để xem đầy đủ nội dung ...
  • Like
Reactions: Kyanhdo Nguyen van duy

Nguyen van duy

Học sinh tiến bộ
Thành viên 24 Tháng bảy 2017 1,092 1,007 206 21 Tuyên Quang THPT Chuyên Tuyên Quang
tuphapthitranas@gmail.com said: bạn có thể cung cấp cho mik công thức tính b ko bạn Bấm để xem đầy đủ nội dung ...
Ví dụ : 1s2 2s2 2p5 b của phân lớp s = 0,3.1 =0,3 b của phân lớp 2s2p = 0,85.2 + (7-1).0,35
  • Like
Reactions: Link <3 and NHOR Link <3

Link <3

Học sinh chăm học
Thành viên 15 Tháng sáu 2018 645 325 91 21 Nghệ An AS1
Nguyen van duy said: Ví dụ : 1s2 2s2 2p5 b của phân lớp s = 0,3.1 =0,3 b của phân lớp 2s2p = 0,85.2 + (7-1).0,35 Bấm để xem đầy đủ nội dung ...
7-1 ở đâu ra z ạ
  • Like
Reactions: Nguyen van duy Nguyen van duy

Nguyen van duy

Học sinh tiến bộ
Thành viên 24 Tháng bảy 2017 1,092 1,007 206 21 Tuyên Quang THPT Chuyên Tuyên Quang
tuphapthitranas@gmail.com said: 7-1 ở đâu ra z ạ Bấm để xem đầy đủ nội dung ...
trong 2s2 2p5 thì mình đang xét 1 e, tức là còn 6e chắn cái e đang xét, thì là 7-1 =6 e chắn nhé
  • Like
Reactions: Kyanhdo, Link <3, Green Tea and 1 other person T

ttdung8806@gmail.com

Học sinh mới
Thành viên 27 Tháng mười 2019 1 1 6 cho em hỏi là với phân lớp 3d và 4s thì phải nhân 18 với 1 và 10 với 1, tại sao lại vậy ạ, và các lớp tiếp theo như 5s thì phải lấy gì nhân với 1 ạ ? em cảm ơn
  • Like
Reactions: Lindlar Catalyst Lindlar Catalyst

Lindlar Catalyst

Cựu Mod Hóa
Thành viên 23 Tháng chín 2018 576 781 161 TP Hồ Chí Minh Đại học sư phạm tphcm Áp dụng lí thuyết này nha bạn ,bạn tham khảo lại để áp dụng nhiều bài tập hơn nha Tính toán hằng số che lấp (và từ đó suy ra điện tích hạt hữu hiệu) của một điện tử nằm trong lớp n tuân theo các quy tắc sau:
  1. Sự hiện diện của các điện tử của các nhóm nằm sau nhóm đang xét gần như không ảnh hưởng gì đến hằng số che chắn của điện tử trong nhóm đang xét.
  2. Mỗi điện tử khác nằm trong cùng nhóm với điện tử đang được xem xét sẽ đóng góp một giá trị là 0,35 vào hằng số che lấp của điện tử đang xem xét.
  3. Nếu điện tử đang xét nằm ở phân lớp s hay p: mỗi điện tử các điện tử nằm ở lớp (n-1) sẽ đóng góp 0,85 vào hằng số che lấp của điện tử đang xem xét; còn mỗi điện tử nằm ở lớp (n-2) trở xuống sẽ đóng góp 1 vào hằng số che lấp.
  4. Nếu điện tử đang xét nằm ở phân lớp d hay f: mỗi điện tử các điện tử nằm ở các lớp thấp hơn sẽ đóng góp 1 vào hằng số che lấp của điện tử đang xem xét.
NhómCác điện tử khác, nằm trong cùng nhómCác điện tử nằm trong nhóm có số lượng tử chính n và số lượng tử xung lượng nhỏ hơn lCác điện tử nằm trong nhóm có số lượng tử chính (n-1)Các điện tử nằm trong nhóm có số lượng tử chính nhỏ hơn (n-1)
[1s]0,3Không cóKhông cóKhông có
[ns,np]0,35Không có0,851
[nd] or [nf]0,35111
[TBODY] [/TBODY] Ví dụ 1: Trong nguyên tử sắt với điện tích hạt nhân là 26 và cấu hình điện tử là 1s22s22p63s23p63d64s2. 4s: 0,35.1+0,85.14+1.10=22,5 3d: 0,35.5+1.18=19,75 3s,3p: 0,35.7+0,85.8+1.2=11,25 2s,2p:0,35.7+0,85.2=4,15 1s:0,3.1=0,3 Ví dụ 2:Cấu hình nguyên tử Oxy là: 1s22s22p4 Ta tính hệ số chắn b: - Đối với orbital 1s: b=1.0,30=0,30 - Đối với orbital 2s và 2p: b=5.0,35+2.0,85=3,45
  • Like
Reactions: 006x, Kyanhdo, phamkimcu0ng and 1 other person You must log in or register to reply here. Chia sẻ: Facebook Reddit Pinterest Tumblr WhatsApp Email Chia sẻ Link
  • Diễn đàn
  • HÓA HỌC
  • TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
  • Hóa học lớp 10
  • Nguyên tử
Top Bottom
  • Vui lòng cài đặt tỷ lệ % hiển thị từ 85-90% ở trình duyệt trên máy tính để sử dụng diễn đàn được tốt hơn.

Từ khóa » Hiệu ứng Chắn Electron