Hoa Atiso Có Tác Dụng Gì? Cách Dùng, Giá Tiền Và Nơi Bán
Có thể bạn quan tâm
Hoa atiso được biết đến là một loài thảo dược quý có công dụng nổi bật trong việc chữa bệnh và làm đẹp. Cụ thể công dụng đó là gì? Giá bán thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Tóm tắt nội dung:
- Atiso là gì?
- Atiso có tác dụng gì?
- Atiso có tốt cho sức khỏe không?
- Bộ phận sử dụng của Atiso
- Hoa atiso
- Quả atiso
- Cách sử dụng atiso
- Trà atiso
- Uống atiso đúng cách
- Atiso ngâm đường
- Atiso ngâm rượu
- Atiso hầm giò heo
- Atiso giá bao nhiêu tiền, mua ở đâu?
Atiso là gì?
Đây là loại cây được nhiều người biến đến với cái tên cây Bụp giấm, có nơi gọi là Vô thường, có tên khoa học là Hibiscus Sabdariffa. Cây Atiso có tính hàn, vị chua và có mùi thơm nhẹ.
Loại này khác hoàn toàn với loại màu xanh thuộc họ Cúc được trồng nhiều tại Đà Lạt hiện nay.Loại cây này có nguồn gốc từ châu Phi cụ thể là Tây Phi, sau đó được di thực trồng nhiều nơi trên khắp thế giới trong đó có Việt Nam. Atiso là loại cây lá gai lâu năm, thân thảo. Cây cao từ 1 đến 1,2m, thậm chí có cây cao đến 2m. Đặc điểm nhận diện của loại cây này như sau:
- Thân thẳng và cứng, màu tím nhạt có khía dọc và phủ lông trắng trên bông.
- Lá cây có màu lục, to và dài, mọc so le nhau, phiến lá xẻ, có răng cưa không đều.
- Hoa atiso mọc ở nách lá, có màu đỏ tím đôi khi có màu trắng, đài hoa hợp, có lông nhỏ và đầu hoa nhọn
- Quả màu nâu sẫm, hình trứng, có lông tơ và nhẵn bóng
Trừ thân cây, các phần khác của atiso đều được sử dụng làm dược liệu. Hoa và quả là hai bộ phận được sử dụng nhiều nhất.
Atiso có tác dụng gì?
Atiso có tốt cho sức khỏe không?
Loại thảo dược này có tác dụng trong việc phòng ngừa và điều trị các bệnh lý về gan, huyết áp, mỡ máu và có công dụng giảm cân hiệu quả. Theo y học cổ truyền, atiso có tính hàn nên tốt cho việc thanh nhiệt, giải độc. Thành phần kháng sinh giúp chữa các bệnh ho, viêm họng, các bệnh lý về da, nấm rất tốt. Với những người bị mắc bệnh tiêu hóa, có tác dụng nhuận tràng, kích thích nhu động ruột, hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, atiso có tác dụng trong việc lọc máu, giảm áp suất tác động lên các mạch máu. Theo y học hiện đại, loại cây này có thể điều trị được các căn bệnh như huyết áp thấp, hạ đường huyết, an thần và tăng khả năng bài tiết ure ở chân. Nhờ khả năng giảm Cholesterol toàn phần, atiso còn có tác dụng hạ mỡ máu. Với các nghiên cứu y học hiện đại, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, dịch chiết Methanol từ thân cây atiso có công dụng trong việc ức chế một số tế bào ung thư dạ dày, trực tràng, bạch cầu và niêm mạc miệng. Do có hai hoạt chất Cyaniding và Delphinidin nên atiso rất tốt cho người bị rối loạn chuyển hóa. Việc sử dụng thường xuyên với đối tượng mắc bệnh lý này sẽ giúp họ bảo vệ gan. Loại thảo dược này được nhiều người biết đến với tác dụng giảm béo. Thành phần có trong atiso sẽ ức chế men amylase, một enzyme có tác dụng phá hủy nhanh lượng tinh bột trong cơ thể và ngăn chặn được sự hấp thu Carbohydrate, thành phần gây nên tình trạng tăng cân. Atiso có chứa nhiều vitamin C, nhờ vậy ngoài tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể còn được sử dụng trong việc làm đẹp của các chị em phụ nữ. Vitamin C sẽ tác động không nhỏ trên việc làm mờ các vết thâm sạm, giúp làn da thêm trắng hồng, mịn màng.
Ngoài ra, Nhân trần cũng được biết đến là một trong những loại thảo dược rất tốt cho cơ thể, giúp thanh nhiệt, giải độc gan hiệu quả. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm thông tin về loại cây này.
Bộ phận sử dụng của Atiso
Hoa atiso
Hoa được nhiều người biết đến với cái tên Hibiscus (tên của cây atiso trong khoa học). Trong thành phần của hoa chứa rất nhiều chất dinh dưỡng trong đó có thể kể đến như Bioflavonoids, một chất chống oxy hay vitamin A, C…Đặc biệt, hai chất tạo nên sắc đỏ của hoa là Cyaniding và Delphinidin tạo nên tác dụng của hoa atiso. Hoa atiso cho thu hoạch từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm. Sau khi thu hoạch phải sấy khô để bảo quản chất lượng. Quy trình bảo quản của hoa như sau:
- Rửa bằng nước sạch ít nhất 3 lần để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn bám trên hoa
- Để ráo nước
- Phơi khô hoa atiso dưới nắng trong vòng 1 ngày
- Sấy khô ở nhiệt độ từ 50-70 độ C trong khoảng từ 3-4h
- Để nguội và cho bảo túi hút chân không bảo quản
Quả atiso
Trong quả có chứa 7% chất khoáng, 7,6% nước, 22,3% dầu, 24% protein, 13,5% chất xơ. Các axit béo không no có trong dầu tạo nên công dụng chính của quả atiso. Người ăn kiêng và người cao tuổi sử dụng quả đặc biệt tốt cho sức khỏe. Quả nằm bên trong hoa nên sau khi thu hoạch sẽ được tách riêng hoặc bảo quản chung với hoa. Tuy nhiên, để đảm bảo hàm lượng chất có trong quả, nhiều người lựa chọn tách quả atiso mang ngâm để giữ lại nguyên hàm lượng chất thay bằng sấy khô giống hoa.
Cách sử dụng atiso
Trà atiso
Trà có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm mỡ máu và hạ huyết áp tốt. Cách pha trà như sau:
- Sử dụng 70g Atiso tươi hoặc 30g khô
- Nếu hoa/quả tươi rửa sạch với nước và để ráo
- Hãm trong bình kín với 700ml nước sôi
- Cho thêm đường phèn nếu muốn đổi hương vị
Uống atiso đúng cách
Loại thảo dược này rất tốt nhưng phải sử dụng đúng cách để có được hiệu quả tốt. Theo đó, các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng quá 2g đài khô (hoa atiso) mỗi ngày cho người trưởng thành. Việc này dễ dẫn đến tình trạng ngộ độc do sử dụng quá nhiều.
Người dùng nên chia thành nhiều lần uống trong ngày, không nên dùng nhiều trong một lần. Đặc biệt thận trọng khi uống cùng các loại thuốc khác. Phụ nữ có thai và cho con bú không được uống atiso.
Atiso ngâm đường
Ngâm với đường cũng là một cách hiệu quả để bảo quản atiso. Cách làm như sau:
- Tách lấy hoa, bỏ hạt bên trong
- Rửa sạch đài hoa với nước
- Ngâm hoa atiso với muối loãng, để ráo
- Cho hoa vào bình thủy tinh ngâm theo tỷ lệ 1:1 (1 kg hoa : 1 kg đường)
- Lấy vỉ ép hoa trồi lên, chống mốc
- Đậy kín nắp bình
Atiso ngâm rượu
Các nhà khoa học đã công nhận hiệu quả của rượu atiso trong việc phòng ngừa và điều trị các căn bệnh liên quan đến gan, tiêu hóa. Tuy nhiên, để phát huy tối đa công dụng, người dùng nên sử dụng liều lượng hợp lý. Cách ngâm:
- Làm sạch hoa atiso với nước
- Ngâm với muối loãng trong vòng 30 phút
- Vớt hoa để ráo nước
- Xếp hoa atiso vào bình (nên chọn thủy tinh hoặc gốm)
- Đổ ngập rượu lên trên hoa (nên chọn rượu từ 40 đến 45% để đạt hiệu quả cao nhất)
Atiso hầm giò heo
Kết hợp loại hoa với giò heo cho công dụng rất tốt để giải nhiệt. Quy trình chế biến món ăn này như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm: 1 cái giò heo, 300g hoa atiso, hành, ớt, gia vị
- Rửa sạch chân giò và hoa
- Trần chân giò, bỏ nước
- Cho chân giò và atiso vào nồi, đổ ngập nước, cho thêm 1 thìa cà phê muối
- Ninh trong khoảng 45 phút, tắt bếp và múc ra bát dùng
Chè vằng cũng được coi là một trong những loại thảo dược giúp thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố ở gan hiệu quả. Một số cách sử dụng loại thảo dược này hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.
Atiso giá bao nhiêu tiền, mua ở đâu?
Loại cây này được trồng rất phổ biến ở Việt Nam nên việc mua loại dược liệu này tương đối dễ dàng. Nếu muốn mua hoa atiso tươi thì phải đợi đúng vụ từ tháng 7 đến cuối tháng 10. Thời gian này tại các khu chợ đầu mối lớn của cả nước như Long Biên, Ngã Tư Sở, Đồng Xuân, Bến Thành…đều bày bán rất nhiều mặt hàng này. Bạn cũng có thể liên hệ mua tại vườn ở Đà Lạt hoặc Đồng Tháp, hai địa điểm trồng hoa atiso nhiều nhất cả nước. Nếu muốn mua hoa đã sấy khô bạn có thể mua quanh năm trực tiếp từ các nhà vườn hoặc có thể lên mạng đặt mua qua các ứng dụng facebook, shopee, Lazada… Về giá cả, atiso tươi vào chính vụ được giao bán với giá từ 20 đến 30 nghìn đồng/kg. Hoa sấy khô có giá dao động từ 80 đến 100 nghìn đồng. Giá của loại thảo dược sẽ thay đổi theo từng mùa, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và sản lượng thu hoạch từng năm. Hy vọng qua bài viết các bạn đã có cái nhìn toàn diện hơn về atiso, công dụng, nơi bán và giá cả. Tìm hiểu và sử dụng đúng cách để đảm bảo sức khỏe của bạn nhé!
Lương Đức ChươngBác sĩ Lương Đức Chương sinh ngày 02/2/1954, ông nguyên là Thượng tá – Bác sỹ của Học viện Quân Y. Hiện nay, bác sĩ Chương đang làm việc và công tác tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường
Bài viết liên quan:
Nhân trần có tác dụng gì, có mấy loại? Cách dùng, giá tiền và nơi bán Cây chùm ngây có tác dụng gì, kỵ gì? Cách trồng, sử dụng và giá bán Chè vằng có tác dụng gì, mua ở đâu? Hình ảnh, cách dùng và giá tiền Hoa đậu biếc là gì? Tác dụng, cách dùng, giá và nơi bán Hạt chia là gì, kỵ với gì? Công dụng, cách dùng, giá tiền và nơi bánTừ khóa » Hoa A Ty Xô
-
12 Tác Dụng Cực Tốt Của Hoa Atiso Bạn Không Nên Bỏ Qua
-
Atiso Có Tác Dụng Gì? Bạn đã Sử Dụng đúng Cách Chưa? • Hello Bacsi
-
10 Công Dụng Của Atisô: Lợi ích Sức Khỏe Toàn Diện - Hello Bacsi
-
Hoa Atiso Có Tác Dụng Gì? Cách Sử Dụng đúng Cách Và Hiệu Quả
-
Công Dụng Và Tác Hại ít Ai Biết Của Hoa Atiso đỏ
-
Cận Cảnh Hoa Atisô đỏ Trồng Trên Xã Nông Thôn Mới Thường Thới ...
-
Atiso Là Gì? Công Dụng Và Cách Sử Dụng Atiso
-
Tác Hại Khi Lạm Dụng Atiso | Vinmec
-
3 Tác Hại Khi Lạm Dụng Atiso
-
Atisô – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hoa Atisô Với Cách Sử Dụng Và Công Dụng Tuyệt Vời Cho Sức Khỏe.
-
Hạt Atisô Có Tác Dụng Gì? Cách Ngâm Rượu Hoa Hạt Atiso đỏ Tại Nhà
-
Cách Làm Trà Hoa Atiso Đúng Cách, Bảo Quản Lâu