Hoa Dừa Cạn (Catharanthus Roseus) - HOA CÂY CẢNH SEELIFE

Hoa Dừa cạn (Catharanthus roseus)

Hoa Dừa cạn tên tiếng anh Periwinkle, tên khoa học là Catharanthus roseus, thuộc  họ thực vật: Apocynaceae, với mỗi người có tên gọi khác nhau như Dừa cạn, Cây rau dừa,….

Hoa dừa cạn đứng thái màu đỏ

Hoa dừa cạn đứng thái màu đỏ

Đặc điểm hoa Dừa cạn

Hoa Dừa cạn là cây thân thảo, lá hình trứng đầu hơi nhọn, dài 4-7 cm, rộng 2-3 cm. Chiều cao của cây khoảng từ 40cm- 60cm, một số vùng trên thế giới cây còn có chiều cao 1m. Cuống lá ngắn, dài 3-5 mm. Hoa có nhiều màu sắc sặc sỡ như trắng, hồng đậm, phớt hồng, hồng nhụy trắng, ….hoa ở kẽ lá mỗi bông cho 5 cánh hoa.

Hoa Dừa Cạn là loại cây sống tốt trong điều kiện khô, ưa nắng, đủ chất dinh dưỡng, những nơi thoát nước tốt. Hoa nở liên tục từ mùa xuân nhưng hoa to và nở dày khoảng từ mùa hè cho đến hết mùa thu.

Hiện nay, có nhiều loại Dừa cạn như dạng đứng, dạng rủ, màu đỏ, màu hồng phớt, hồng phấn,… thích hợp trồng chậu hoặc treo ban công nơi có ánh nắng.

Hoa dừa cạn đứng thái màu hồng phớt

                                     Hoa dừa cạn đứng thái màu hồng phớt

Ngoài tác dụng làm đẹp cho ngôi nhà, hoa Dừa cạn còn có tác dụng hữu ích trong đông y. Trong y học cổ truyền Ấn Độ các chiết xuất từ chồi và rễ của hoa Dừa cạn có thể chữa một số bệnh, trong y học cổ truyền Trung Quốc dừa cạn còn được dùng để chữa bệnh tiểu đường, bệnh sốt rét,….

Hoa Dừa cạn còn là loại cây đem lại may mắn, mang lại sự thành đạt trên con đường học vấn

 Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Dừa cạn

Chọn giống:

Nếu gieo hạt giống nên chọn loại có chất lượng và đảm bảo sạch bệnh, giá thể đất mua về nên phơi nắng cho khô để phòng trong đất còn nhiễm sâu bệnh.

Nếu bạn mua cây thì nên chọn những cây có nhiều mầm đầu ngọn và gốc không bị héo, vì cây rất có thể bị bệnh nấm héo rũ nếu ta không để ý mà mua về.

Tưới nước:

Vào những ngày hè oi bức tưới cho cây 2 lần/ngày, tưới đẫm vào lúc sáng sớm và chiều mát, nên tưới nhẹ, tưới gọn vào gốc không làm văng rơi đất ra ngoài. Còn ngày trời mát thì tưới 1lần/ngày.

Không nên tưới nước vào chiều tối muộn vì nước đọng nhiều trên hoa qua đêm sẽ gây nhiều mầm bệnh cũng như vàng lá, thối thân, úng rễ.

Cắt tỉa, bón phân:

Loại bỏ hết lá khô vàng, cánh hoa tàn và cắt bỏ nhánh chết thường xuyên.

Để giữ được hoa bền màu và lâu tàn ta sử dụng thuốc dưỡng hoa, dưỡng lá kết hợp với Vitamin B1.

Cách pha : Pha 1/2 – 1 muỗng cà phê/ lít nước phun

Định kỳ 7-10 ngày phun 1 lần, không phun trực tiếp lên hoa, phun lúc sáng sớm hay chiều mát sau khi cây được tưới đầy đủ nước và khô ráo tán lá.

Sâu bệnh thường gặp:

Hai loại bệnh thường gặp ở cây là nấm và thối rễ

Biểu hiện của bệnh nấm là cây bị héo và teo từ ngọn hoặc là thối từ gốc, gốc bị sun lại và chết.

Tuy nhiên một số biện pháp để phòng bệnh ngay tức thì là cách ly những chậu cây bị bệnh ra khỏi những cây khác, cắt bỏ hết các cành đã bị héo, úng và tiến hành phun thuốc nấm cho cây. Sau khi diệt trừ được mầm bệnh thì chỉ sau vài ngày phun, cây có thể hồi phục trở lại và tiếp tục cho hoa.

Lưu ý:

Không nên dùng tay hoặc kéo vừa mới cắt bỏ những cành bị bệnh để cắt tỉa những chậu khỏe mạnh để tránh lây lan.

Khi tưới cây không nên dùng loại bình sịt quá mạnh làm long rễ hoa Dừa cạn và mầm bệnh rất dễ xâm nhập cây. Những ngày thời tiết mưa quá nhiều hoặc mưa liên tục cũng cần phải che chắn cho cây vì Hoa Dừa Cạn là dòng cây ít chịu được nước xối lâu.

Related

Từ khóa » Cây Dừa Cảnh Tiếng Anh Là Gì