Hoa Giun Và Những Công Dụng Bất Ngờ Của Vị Thuốc Sử Quân Tử

Cây hoa giun còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như Sử quân tử, dây trang leo, Mạy lăng cường, Mác giáo giun (Tày), cây vừa được trồng làm cảnh, lấy bóng mát, nhưng cũng là vị thuốc hay trị giún sán, cam tích, lở ngứa rất hay.

─────

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA CÂY HOA GIUN

Hoa giun là một loại dây leo vươn dài, mọc tựa vào những cây khác hoặc leo lên giàn, đặc điểm nổi bật của cây này là có những chùm hoa hình ống lúc trắng, lúc đỏ, hồng mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá. Lá hình trứng, đầu nhọn, mọc đối, cuống ngắn, mép nguyên, trên bề mặt có 1 lớp lông mịn. Qủa khô, hình trứng nhọn, gần giống hình con thoi, bên trong có chứa một hạt dài phía dưới rộng, phía đầu hơi mỏng, có 5 đường sống chạy dọc.

Hoa cây giun (sử quân tử)

Hoa giun (Sử quân tử)

─────

THU HÁI, CHẾ BIẾN QUẢ GIUN

Cách chế biến phổ biến nhất là lấy quả cây giun, bỏ vỏ, lấy nhân, sao cho vàng, thơm để dùng dần, cũng có thể lấy nhân ngâm nước rồi sao vàng, bỏ màng. Cần bảo quản ở nơi thật khô ráo, đóng kín, thi thoảng mang ra phơi nắng cho đỡ ẩm mốc.

Các nghiên cứu hiện đại cho thấy:

+ Trong hạt quả giun có chứa 20-27% chất dầu béo mầu xanh lục nhạt, sền sệt, mùi nhựa, vị nhạt, không có tác dụng tẩy giun.

+ Ngoài ra, còn có các chất gôm, các chất hữu cơ, chất đường.

thân cây giun

─────

CÔNG DỤNG CỦA CÂY HOA GIUN

Đông y đánh giá, vị thuốc sử quân tử có vị ngọt, khí ôn, hơi có độc, quy vào 2 kinh Tỳ và Vị, có công dụng sát trùng, tiêu tích, kiện Tỳ, dùng để trị giun đũa, bụng đau, trẻ nhỏ bị cam tích, sữa và thức ăn không tiêu, bụng đầy, tả, lỵ.

Dưới đây là một số kinh nghiệm dùng cây giun trị bệnh:

1. Trị giun, cam tích.

+ Mộc miết tử nhân (nhân hạt gấc) 20g, Hạt quả giun12g. Tán bột. Dùng 1 trái trứng gà, cho thuốc bột vào, chưng chín, ăn lúc bụng đói.

+ Hạt quả giun 40g, Hậu phác, Trần bì, Xuyên khung mỗi vị 0,4g. Tán bột, làm hoàn. Uống với nước gạo lâu năm.

+ Sử quân tử, Vỏ rễ thạch lựu, Đại hoàng, Tân lang. Làm hoàn, uống với nước luộc thịt lợn loãng hoặc nước luộc thịt gà, lúc đói.

+ Hạt quả giun bỏ vỏ, tán bột, uống lúc sáng sớm khi bụng đói (khoảng 3-5 giờ sáng), với nước cơm.

2. Trị sán, giun kim, táo bón:

Thạch lựu bì, Tân lang mỗi vị 16g; Hạt quả giun, Đại hoàng, Hoàng cầm mỗi vị 8g; Cam thảo 4g. Tán bột. Mỗi lần uống 12g, trẻ nhỏ giảm bớt liều.

3. Chữa cam tích, bụng đầy, tiêu lỏng, ăn kém, bú kém ở trẻ nhỏ:

Sử quân tử, Kha tử mỗi vị 12g; Hậu phác 8g, Trần bì 6g, Cam thảo 4g. Sắc uống.

4. Chữa trẻ em cam tích, gầy yếu, vàng vọt, bụng ỏng:

Quả giun, cam thảo mỗi vị 5g; đảng sâm, bạch truật (sao) mỗi vị 10g. Sắc nước uống.

5. Chữa đau nhức răng:

Khi bị đau nhức răng thì lấy 10 nhân hạt quả giun, đập nát rồi thêm một bát nước, đun sôi 15 phút. Ngày ngậm nhiều lần trong ngày.

6. Trị đầu mặt lở ngứa:

Hạt quả giun ngâm với 1 ít dầu thơm 3-5 ngày, lúc đi ngủ, uống dầu thơm đó (Phổ Tế phương).

─────

VIDEO GIỚI THIỆU VỀ CÂY HOA GIUN

─────

Kiêng Kỵ:

+ Uống thuốc này kỵ nước trà nóng, uống liều cao có thể gây nấc, nôn mửa, chóng mặt, người không có trùng tích không nên dùng;

+ Chú ý rất phải thận trọng khi dùng vị thuốc này cho trẻ nhỏ.

+ Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa khi sử dụng.

─────

Trên đây là những đặc điểm dễ nhận biết cây hoa giun hay còn được gọi là sử quân tử, cùng những bài thuốc chữa giun sán, lở ngứa, sâu răng, cam tích ở trẻ nhỏ. Bạn còn biết thêm kinh nghiệm nào khác dùng cây này, hãy cho mọi người cùng biết vào phần bình luận bên dưới bạn nhé. Nếu thấy hay hãy chia sẻ bài viết này và đừng vội đi đâu. Thao duoc.net vẫn còn nhiều cây thuốc, bài thuốc hay bạn cần khám phá.

Từ khóa » Sử Quân Tử Có Tác Dụng Gì