Hóa Học 10 Bài 23: Axit Clohidric - Chuyên đề Môn Hóa Học Lớp 10

Hóa học 10 bài 23: Axit ClohidricChuyên đề môn Hóa học lớp 10Bài trướcBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Chuyên đề Hóa học lớp 10: Axit Clohidric được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Lý thuyết: Axit Clohidric

  • A/ Lý thuyết Hóa học 10 bài 23
    • I. Hidro clorua
    • II. Axit Clohidric (HCl)
    • III. Muối clorua và nhận biết ion clorua
  • B/ Trắc nghiệm Hóa học 10 bài 23

A/ Lý thuyết Hóa học 10 bài 23

I. Hidro clorua

- Hiđro clorua (HCl) là chất khí, không màu, mùi xốc tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit mạnh HCl; Nặng hơn không khí.

II. Axit Clohidric (HCl)

1/ Tính chất vật lí

- Hiđro clorua (HCl) tan vào nước tạo thành dung dịch Axit Clohidric (HCl).

- Axit HCl là chất lỏng không màu, dễ bay hơi. Dung dịch axit HCl không màu, HCl đặc bốc khói trong không khí ẩm.

2/ Tính chất hóa học

Dung dịch axit HCl có đầy đủ tính chất hoá học của một axit mạnh.

a/ Tác dụng chất chỉ thị:

Dung dịch HCl làm quì tím hoá đỏ (nhận biết axit)

HCl → H+ + Cl-

b/ Tác dụng với kim loại

Tác dụng với KL (đứng trước H trong dãy Bêkêtôp) tạo muối (với hóa trị thấp của kim loại) và giải phóng khí hidrô (thể hiện tính oxi hóa)

Fe + 2HCl chuyên đề hóa học FeCl2 + H2

2Al + 6HCl chuyên đề hóa học 2AlCl3 + 3H2

Cu + HCl → không có phản ứng

c/ Tác dụng với oxit bazo và bazo:

Sản phẩm tạo muối và nước

NaOH + HCl → NaCl + H2 O

CuO + 2HCl chuyên đề hóa học CuCl2 + H2 O

Fe2 O3 + 6HClchuyên đề hóa học 2FeCl3 + 3H2 O

d/ Tác dụng với muối (theo điều kiện phản ứng trao đổi)

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2↑

AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3

(dùng để nhận biết gốc clorua )

Ngoài tính chất đặc trưng là axit , dung dịch axit HCl đặc còn thể hiện vai trò chất khử khi tác dụng chất oxi hoá mạnh như KMnO4, MnO2, K2 Cr2O7, MnO2, KClO3 ……

4HCl + MnO2 chuyên đề hóa học MnCl2 + Cl + 2H2 O

K2 Cr2 O7 + 14HCl → 3Cl2 + 2KCl + 2CrCl3 + 7H2 O

Hỗn hợp 3 thể tích HCl và 1 thể tích HNO3 đặc được gọi là hỗn hợp nước cường toan (cường thuỷ) có khả năng hoà tan được Au ( vàng)

3HCl + HNO3 → 2Cl + NOCl + 2H2O

NOCl → NO + Cl

Au + 3Cl → AuCl3

3/ Điều chế

a/ Phương pháp sunfat: cho NaCl tinh thể vào dung dịch H2SO4 đậm đặc

2NaCltt + H2SO4chuyên đề hóa học Na2 SO4 + 2HCl↑

NaCltt + H2SO4chuyên đề hóa họcNaHSO4 + HCl↑

b/ Phương pháp tổng hợp: đốt hỗn hợp khí hidro và khí clo

H2 + Cl2chuyên đề hóa học 2HCl hidro clorua.

III. Muối clorua và nhận biết ion clorua

- Muối của axit clohiđric được gọi là muối clorua. Chứa ion âm clorua (Cl-) và các ion dương kim loại, NH4+như NaCl, ZnCl2 CuCl2,AlCl3

- Công thức tổng quát: MCln.

- Các muối clorua hầu hết đều tan trừ PbCl2 và AgCl, CuCl, Hg2 Cl2.

- Để nhận biết ion Cl-có thể dùng thuốc thử là dung dịch AgNO3 do tạo thành AgCl kết tủa trắng (AgCl tan trong dung dịch amoniac do tạo phức với NH3):

AgNO3 + NaCl → AgCl + NaNO3

* Ứng dụng:

- NaCl dùng để ăn, sản xuất Cl2, NaOH, axit HCl

- KCl phân kali

- ZnCl2 tẩy gỉ khi hàn, chống mục gỗ.

- BaCl2 chất độc

- CaCl2 chất chống ẩm

- AlCl3 chất xúc tác

B/ Trắc nghiệm Hóa học 10 bài 23

Câu 1: Để điều chế HCl trong phòng thí nghiệm, người ta sử dụng phương pháp

A. Phương pháp sunfat

B. Phương pháp tổng hợp

C. Clo hóa các hợp chất hữu cơ

D. Phương pháp khác

Câu 2: Công dụng nào sau đây không phải của NaCl?

A. Làm thức ăn cho người và gia súc

B. Làm dịch truyền trong y tế

C. Điều chế Cl2, HCl, Nước Javen

D. Khử chua cho đất

Câu 3: Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch HCl, quỳ tím

A. hóa đỏ.

B. hóa xanh.

C. không đổi màu.

D. mất màu.

Câu 4: Kim loại tác dụng với dung dịch HCl và tác dụng với khí Cl2 đều thu được cùng một muối là

A. Fe

B. Zn

C. Cu

D. Ag

Câu 5: Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế khí hidro clorua bằng cách

A. Cho NaCl tinh thể tác dụng với H2SO4 đặc, đun nóng.

B. Cho NaCl tinh thể tác dụng với HNO4 đăc, đun nóng.

C. Cho NaCl tinh thể tác dụng với H2SO4 loãng, đun nóng.

D. Cho NaCl tinh thể tác dụng với HNO3 loãng, đun nóng.

Câu 6: Cho ít bột đồng (II) oxit vào dung dịch HCl, hiện tượng quan sát được là:

A. Đồng (II) oxit tan, có khí thoát ra

B. Đồng (II) oxit tan, dung dịch thu được có màu xanh

C. Đồng (II) oxit chuyển thành màu đỏ

D. Không có hiện tượng gì

Câu 7: Hòa tan 10 gam hỗn hợp hai muối cacbonat kim loại hóa trị II bằng dung dịch HCl dư ta thu được dung dịch A và 2,24 lít khí bay ra (đktc). Hỏi cô cạn dung dịch A thì thu được bao nhiêu gam muối khan?

A. 11,1 gam

B. 13,55 gam

C. 12,2 gam

D. 15,8 gam

Câu 8: Khí hidro clorua có thể được điều chế bằng cách cho tinh thể muối ăn (NaCl rắn) tác dụng với chất nào sau đây?

A. H2SO4 loãng

B. H2O

C. NaOH

D. H2SO4 đặc

Câu 9: Phát biểu nào sau đây sai?

A. NaCl được dung làm muối ăn và bảo quản thực phẩm.

B. HCl là chất khí không màu, mùi xốc, ít tan trong nước.

C. Axit clohidric vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.

D. Nhỏ dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl, có kết tủa trắng.

Câu 10: Khi cho các chất: Ag, Cu, CuO, Al, Fe vào dung dịch axit HCl thì các chất đều bị tan hết là

A. Cu, Al, Fe

B. Cu, Ag, Fe

C. CuO, Al, Fe

D. Al, Fe, Ag

Câu 11: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 7,8gam Mg và Al bằng dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 7 gam so với ban đầu. Số mol axit HCl đã phản ứng là:

A. 0,04 mol

B. 0,8 mol

C. 0,08 mol

D. 0,4 mol

Câu 12: Có ba lọ mất nhãn là NaCl, NaHCO3 và BaCl2. Có thể dùng dung dịch nào dưới đây để nhận biết ba lọ trên?

A. H2SO4

B. Ba(OH)2

C. AgNO3

D. CaCl2

Câu 13: Trong các tính chất sau, tính chất nào không phải tính chất của khí hidro clorua?

A. Tác dụng với NH3

B. Làm đổi màu giấy quỳ ẩm

C. Tác dụng với CaCO3 giải phóng CO2

D. Tan nhiều trong nước

Câu 14: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl loãng là

A. KNO3, CaCO3, Fe(OH)3

B. NaHCO3, AgNO3, CuO

C. FeS, BaSO4, KOH

D.AgNO3, (NH3)3CO3, CuS

Câu 15: Phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là

A. HCl + NaOH → NaCl + H2O

B. 2HCl + Mg → MgCl2 + H2

C. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

D. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

Câu 16: Cho các phản ứng sau:

  1. 4HCl + MnO2 → MnCl2+ Cl2+ 2H2O
  2. 2HCl + Fe → FeCl2 + H2
  3. 3HCl + Fe(OH)3 → FeCl3+ 3H2O
  4. 6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2
  5. 16HCl + 2KMnO4→ 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O

Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hóa là

A. 2

B. 1

C. 4

D. 3

Câu 17: Cho 23,7 gam KMnO4 phản ứng hết với dung dịch HCl đặc (dư), thu được V lít khí Cl2 (đktc). Giá trị của V là

A. 6,72

B. 8,40

C. 3,36

D. 5,60

Câu 18: Điện phân dung dịch muối ăn bão hòa không có màng ngăn thu được hỗn hợp gồm

A. Cl2 và H2

B. Cl2 và NaOH

C. H2 và nước Javen

D. H2, Cl2 và NaOH

Câu 19: Hòa tan hoàn toàn 2,96 gam hỗn hợp X gồm Fe, Zn, Al bằng dung dịch HCl dư, thu được 1,568 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, cho 2,96 gam X phản ứng hoàn toàn với khí Cl2 dư, thu được 8,64 gam muối. Khối lượng Al trong 2,96 gam X là

A. 0,54 gam.

B. 0,81 gam.

C. 0,27 gam.

D. 1,08 gam.

Câu 20: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 20%, thu được dung dịch Y. Nồng độ phần trăm của FeCl2 trong dung dịch Y là 15,76%. Nồng độ phần trăm của MgCl2 trong dung dịch Y là

A. 24,24%

B. 11,79%

C. 28,21%

D. 15,76%

Đáp án

1A2D3A4B5A6B7A8D9B10C
11B12A13C14B15C16A17B18C19A20B

------------------------------------------

Trong phần chuyên đề trên đây chúng ta có thể hiểu biết thêm về Axit Clohidric gồm các phản ứng hóa học, cấu hình nguyên tử, điều chế axit clohidric trong phòng thí nghiệm và thực tế...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Hóa học lớp 10 bài 23: Axit Clohidric. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 10, Giải bài tập Sinh học lớp 10, Giải Vở BT Sinh Học 10, Giải bài tập Sinh học 10 ngắn nhất, Tài liệu học tập lớp 10.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Từ khóa » Bài Tập Hcl