Hoá Học 12 Bài 14: Vật Liệu Polime - HOC247
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài học cung cấp cho các em khái niệm về một số vật liệu polimer: Chất dẻo, cao su, tơ, vật liệu Compozit và keo dán. Thông qua tiết học các em sẽ nắm chắc thêm các thành phần cấu tạo cũng như tính chất, ứng dụng của chúng.
ATNETWORK1. Video bài giảng
2. Tóm tắt lý thuyết
2.1. Chất dẻo
2.2. Tơ
2.3. Cao su
2.4. Keo dán
3. Bài tập minh hoạ
3.1. Bài tập Vật liệu Polime - Cơ bản
3.2. Bài tập Vật liệu Polime - Nâng cao
4. Luyện tập bài 14 Hóa học 12
4.1. Trắc nghiệm
4.2. Bài tập SGK & Nâng cao
5. Hỏi đáp về Bài 14 Chương 4 Hoá học 12
Tóm tắt lý thuyết
2.1. Chất dẻo
a. Khái niệm
- Chất dẻo là những vật liệu Polime có tính dẻo
- Vật liệu Compozit là vật liệu hỗn hợp gồm ít nhất hai thành phần phân tán vào nhau mà không tan vào nhau. Thành phần gồm chất nền (polime và chất phụ gia (chất độn, chất màu,...)
b. Một số Polime dùng làm chất dẻo
Polime | Phương pháp tổng hợp | Tính chất | Ứng dụng |
Polietilen (PE) | trùng hợp CH2=CH2 | mềm dẻo, tonc>110oC, tương đối trơ | làm màng mỏng, bình chứa, túi đựng |
Poli(vinyl clorua)(PVC) | trùng hợp CH2=CHCl | chất vô định hình, cách điện tốt, bền với axit | làm vật liệu điện, ống dẫn nước, vải che mưa, da giả |
Poli(metyl metacrylat) (PMM) | trùng hợp CH2=C(CH3)COOCH3 | trong suốt, cho ánh sáng truyền qua tốt | chế tạo thủy tinh plexiglas |
Poli(phenol-fomanđehit) PPF + Nhựa novolac (mạch không phân nhánh) + Nhựa rezol (mạch không phân nhánh có một số nhóm -CH2OH còn tự do ở vị trí số 2 hoặc 4) + Nhựa rezit (cấu trúc mạng không gian) | + đun nóng hh fomanđehit và phenol lấy dư với xt axit + đun nóng hh phenol và fomanđehit theo tỉ lệ mol 1:1,2 với xúc tác kiềm + đun nóng nhựa rezol ở 150oC | + Rắn, dễ nóng chảy, dễ tan trong một số dm hữu cơ + rắn, dễ nóng chảy, dễ tan trong một số dm hữu cơ + không nóng chảy, không tan trong nhiều dm hữu cơ | + sản xuất sơn, vecni, … + sản xuất sơn, keo và nhựa rezit + chế tạo vỏ máy, các dụng cụ cách điện, … |
2.2. Tơ
a. Khái niệm
- Tơ là vật liệu polime hình sợi dài và mảnh với độ bền nhất định.
b. Phân loại
- Tơ thiên nhiên: bông, len, tơ tằm
- Tơ hóa học:
+ Tơ tổng hợp (tơ poliamit, vinylic)
+ Tơ nhân tạo (tơ visco, tơ xenlulozơ axetat)
c. Một số loại tơ tổng hợp thường gặp
Tơ | Phương pháp tổng hợp | Tính chất | Ứng dụng |
Tơ nilon-6,6 | trùng ngưng hexametylenđiamin và axit ađipic | dai, mềm mại óng mượt, ít thấm nước, kém bền nhiệt axit và kiềm | dệt vải may mặc, vải lót săm lốp xe, bện là dây cáp, dây dù, đan lưới |
Tơ lapsan | tổng hợp từ axit terephtalic và etylen glicol | bền về mặt cơ học, bền với nhiệt, axit, kiềm | dệt vải may mặc |
Tơ nitron (olon) | trùng hợp từ vinyl xianua | dai, bền với nhiệt, giữ nhiệt tốt | dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi đan áo rét |
Tơ clorin | clo hóa PVC | bền vững về mặt hóa học và đặc biệt không cháy | chế tạo vải bọc và quần áo bảo hiểm |
2.3. Cao su
a. Khái niệm
- Cao su là vật liệu polime có tính đàn hồi.
- Có hai loại cao su: cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp
b. Cao su thiên nhiên
- Cấu trúc:
+ Thuộc loại polime thiên nhiên
+ Mắt xích cơ sở: isopren có cấu hình sis
- Tính chất và ứng dụng
+ Tính chất vật lí: đàn hồi, không dẫn nhiệt, điện, không thấm nước, khí, không tan trong nước, etanol
+ Tính chất hóa học: có thể tham gia phản ứng ứng cộng dặc biệt tác dụng với S tạo cao su lưu hóa
+ Cao su lưu hóa có tính đàn hồi, chịu nhiệt, lâu mòn, khó tan trong dm hơn cao su không lưu hóa
+ Tạo cầu nối -S-S- giữa các mạch phân tử cao su tạo mạng không gian
c. Cao su tổng hợp
- Vật liệu polime tương tự cao su thiên nhiên, thường được điều chế từ các ankađien bằng pư trùng hợp
- Cao su buna: Trùng hợp buta-1,3-đien với xt Na → cao su buna. Cao su buna có tính đàn hồi và độ bền kém cao su thiên nhiên.
+ Cao su buna-S: đồng trùng hợp buta-1,3-đien với stiren
+ Cao su buna-N: đồng trùng hợp buta-1,3-đien với nitrinacrilo
- Cao su isopren trùng hợp isopren: Cao su cloropren và floropren bền với dầu mỡ hơn cao su thiên nhiên.
2.4. Keo dán
a. Khái niệm
- Vật liệu có khả năng kết dính hai mảnh vật liệu giống nhau hoặc khác nhau mà không làm biến đổi bản chất các vật liệu được kết dính.
b. Phân loại
- Theo bản chất hóa học
+ Keo dán hữu cơ
+ Keo dán vô cơ
- Theo dạng keo
+ keo lỏng
+ keo nhựa dẻo
+ keo bạng bột hay bản mỏng
c. Một số loại keo dán tổng hợp thông dụng
- Keo epoxi
- Keo ure-fomanđehit
d. Một số loại keo dán tự nhiên
- Nhựa vá xăm
- Keo hồ tinh bột
Bài tập minh họa
3.1. Bài tập Vật liệu Polime - Cơ bản
Bài 1:
Cho các loại vật liệu polime sau: tơ nilon -6,6; tơ axetat; tơ visco; tơ olon; tơ lapsan; tơ tằm; bông; nhưạ novolac; keo ure -fomanđehit. Tổng số loại vật liệu polime có chứa N trong thành phần phân tử là:
Hướng dẫn:
Các polime có chứa N trong thành phần gồm: nilon-6,6; tơ olon; tơ tằm; keo ure - fomanđehit. ⇒ có 4 polime thỏa mãn.
Bài 2:
Cho các câu sau: (1) PVC là chất vô định hình. (2) Keo hồ tinh bột được tạo ra bằng cách hòa tan tinh bột trong nước. (3) Poli(metyl metacrylat ) có đặc tính trong suốt, cho ánh sáng truyền qua. (4) Tơ lapsan được tạo ra do phương pháp trùng hợp. (5) Vật liệu compozit có độ bền, độ nhịu nhiệt tốt hơn polime thành phần. (6) Cao su thiên nhiên không dẫn điện, có thể tan trong xăng, benzen và có tính dẻo. (7) Tơ nitron bền và giữ nhiệt tốt nên thường được dùng để dệt vải may áo ấm. Số nhận định trên Đúng hay Sai?
Hướng dẫn:
Có 3 nhận định không đúng: (2), (4), (6). (2) Keo hồ tinh bột được tạo ra bằng cách hòa tan tinh bột trong nước. → Khi nấu tinh bột thì mới thành hồ tinh bột được (cần phải có nhiệt độ) (4) Tơ lapsan được tạo ta từ phản ứng trùng ngưng. (6) Cao su thiên nhiên không dẫn điện, có thể tan trong benzen, trong xăng và có tính dẻo. → Cao su thiên nhiên có tính đàn hồi.
Bài 3:
Tơ được sản xuất từ xenlulozơ là tơ nào trong 4 loại tơ sau: to tằm, tơ capron, tơ nilon-6,6, tơ visco
Hướng dẫn:
- Các loại tơ được sản xuất từ xenlulozơ:
+ Tơ visco: hòa tan xenlulozơ trong NaOH loãng và CS2 thu được dung dịch keo rất nhớt là tơ visco.
+ Tơ axetat: hòa tan xenlulozơ với anhiđrit axetic (có H2SO4 đặc) thu được xenlulozơ điaxetat và xenlulozơ triaxetat.
Bài 4:
Trùng hợp 1,50 tấn etilen thu được m tấn polietilen (PE) với hiệu suất phản ứng bằng 80%.Giá trị của m là:
Hướng dẫn:
\(nC{H_2} = C{H_2} \to {( - C{H_2} - C{H_2} - )_n}\)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: metilen p/ứ = mPE
Với hiệu suất là 80% \(\Rightarrow {m_{PE}} = 80\% .{m_{etilen}} = 0,8.1,5 = 1,2\) (tấn)
3.2. Bài tập Vật liệu Polime - Nâng cao
Bài 1:
Cứ 2,844 g cao su Buna S phản ứng hết với 1,731g Br2 trong CCl4.Tỉ lệ mắt xích buta-1,3-đien và Stiren trong loại cao su đã cho là:
Hướng dẫn:
Buta-1,3-đien khi trùng hợp vẫn còn một nối đôi, nên có tham gia phản ứng cộng:
-CH2-CH=CH-CH2 : Mắt xích buta-1,3-đien
Coi như cao su Buna S đã cho là hỗn hợp gồm có:
\(\begin{align*} \begin{cases} n_{-C_{4}H_{6}-}=n_{Br_{2}} &= \frac{1.731}{160}=0,108 \\ n_{-C_{8}H_{8}-}&= \frac{2,844-54.0,108}{104}=0,0216 \end{cases} \end{align*}\)
\(\frac{n_{-C_{4}H_{8}-}}{n_{-C_{8}H_{8}-}}=\frac{1}{2}\)
QUẢNG CÁO4. Luyện tập Bài 14 Hóa học 12
Sau bài học cần nắm:
- Khái niệm về một số vật liệu polimer: Chất dẻo, cao su, tơ, vật liệu Compozit và keo dán
- Thành phần cấu tạo cũng như tính chất, ứng dụng của chúng
4.1. Trắc nghiệm
Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 14 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.
-
Câu 1:
Polime X là chất rắn trong suốt, cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas. Monome tạo thành X là:
- A. H2N – [CH2]5 – COOH
- B. CH2 = C (CH3)COOCH3
- C. CH2 = CHCOOH
- D. CH2 = CHCOOCH3
-
Câu 2:
Loại vật liệu polime nào sau đây có chứa nguyên tố Nitơ:
- A. Cao su buna
- B. Nhựa poli(vinyl clorua)
- C. tơ visco
- D. tơ nilon-6,6
-
Câu 3:
Nhận định sơ đồ sau: \(CH_{4}\rightarrow X\rightarrow Y\rightarrow Z\rightarrow\) Cao su Buna . Trong đó Y là:
- A. ancol etylic
- B. vinylaxetilen
- C. anđehit axetic
- D. butan
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
4.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 12 Bài 14.
Bài tập 1 trang 72 SGK Hóa học 12
Bài tập 2 trang 72 SGK Hóa học 12
Bài tập 3 trang 72 SGK Hóa học 12
Bài tập 4 trang 72 SGK Hóa học 12
Bài tập 5 trang 73 SGK Hóa học 12
Bài tập 6 trang 73 SGK Hóa học 12
Bài tập 1 trang 99 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 3 trang 99 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 4 trang 99 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 5 trang 99 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 2 trang 99 SGK Hóa 12 nâng cao
Bài tập 14.1 trang 30 SBT Hóa học 12
Bài tập 14.2 trang 30 SBT Hóa học 12
Bài tập 14.3 trang 30 SBT Hóa học 12
Bài tập 14.4 trang 31 SBT Hóa học 12
Bài tập 14.5 trang 31 SBT Hóa học 12
Bài tập 14.6 trang 31 SBT Hóa học 12
Bài tập 14.7 trang 31 SBT Hóa học 12
Bài tập 14.8 trang 31 SBT Hóa học 12
Bài tập 14.9 trang 32 SBT Hóa học 12
Bài tập 14.10 trang 32 SBT Hóa học 12
Bài tập 14.11 trang 32 SBT Hóa học 12
Bài tập 14.12 trang 32 SBT Hóa học 12
Bài tập 14.13 trang 32 SBT Hóa học 12
Bài tập 14.14 trang 32 SBT Hóa học 12
Bài tập 14.15 trang 32 SBT Hóa học 12
5. Hỏi đáp về Bài 14 Chương 4 Hoá học 12
Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.
NONEBài học cùng chương
Hoá học 12 Bài 13: Đại cương về polime Hoá học 12 Bài 15: Luyện tập Polime và vật liệu polime Hoá học 12 Bài 16: Thực hành Một số tính chất của protein và vật liệu polime ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORKXEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 12
Toán 12
Lý thuyết Toán 12
Giải bài tập SGK Toán 12
Giải BT sách nâng cao Toán 12
Trắc nghiệm Toán 12
Hình học 12 Chương 3
Ngữ văn 12
Lý thuyết Ngữ Văn 12
Soạn văn 12
Soạn văn 12 (ngắn gọn)
Văn mẫu 12
Soạn Ai đã đặt tên cho dòng sông
Tiếng Anh 12
Giải bài Tiếng Anh 12
Giải bài Tiếng Anh 12 (Mới)
Trắc nghiệm Tiếng Anh 12
Unit 9 Lớp 12 Deserts
Tiếng Anh 12 mới Unit 5
Vật lý 12
Lý thuyết Vật Lý 12
Giải bài tập SGK Vật Lý 12
Giải BT sách nâng cao Vật Lý 12
Trắc nghiệm Vật Lý 12
Ôn tập Vật lý 12 Chương 3
Hoá học 12
Lý thuyết Hóa 12
Giải bài tập SGK Hóa 12
Giải BT sách nâng cao Hóa 12
Trắc nghiệm Hóa 12
Hoá Học 12 Chương 5
Sinh học 12
Lý thuyết Sinh 12
Giải bài tập SGK Sinh 12
Giải BT sách nâng cao Sinh 12
Trắc nghiệm Sinh 12
Sinh Học 12 Chương 2 Tiến hóa
Lịch sử 12
Lý thuyết Lịch sử 12
Giải bài tập SGK Lịch sử 12
Trắc nghiệm Lịch sử 12
Lịch Sử 12 Chương 3 Lịch Sử VN
Địa lý 12
Lý thuyết Địa lý 12
Giải bài tập SGK Địa lý 12
Trắc nghiệm Địa lý 12
Địa Lý 12 VĐSD và BVTN
GDCD 12
Lý thuyết GDCD 12
Giải bài tập SGK GDCD 12
Trắc nghiệm GDCD 12
GDCD 12 Học kì 1
Công nghệ 12
Lý thuyết Công nghệ 12
Giải bài tập SGK Công nghệ 12
Trắc nghiệm Công nghệ 12
Công nghệ 12 Chương 3
Tin học 12
Lý thuyết Tin học 12
Giải bài tập SGK Tin học 12
Trắc nghiệm Tin học 12
Tin học 12 Chương 2
Cộng đồng
Hỏi đáp lớp 12
Tư liệu lớp 12
Xem nhiều nhất tuần
Video: Vợ nhặt của Kim Lân
Đề cương HK1 lớp 12
Video ôn thi THPT QG môn Vật lý
Video ôn thi THPT QG Tiếng Anh
Video ôn thi THPT QG môn Hóa
Video ôn thi THPT QG môn Toán
Video ôn thi THPT QG môn Văn
Video ôn thi THPT QG môn Sinh
Người lái đò sông Đà
Khái quát văn học Việt Nam từ đầu CMT8 1945 đến thế kỉ XX
Đất Nước- Nguyễn Khoa Điềm
Quá trình văn học và phong cách văn học
Đàn ghi ta của Lor-ca
Ai đã đặt tên cho dòng sông
Tây Tiến
YOMEDIA YOMEDIA ×Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Bỏ qua Đăng nhập ×Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Đồng ý ATNETWORK ON QC Bỏ qua >>Từ khóa » Trình Bày Khái Niệm Chất Dẻo
-
Chất Dẻo – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bài 14. Vật Liệu Polime - Củng Cố Kiến Thức
-
Tổng Hợp Kiến Thức Hóa 12 Chương : Polime
-
Chất Dẻo Và Cách Phân Loại
-
Chất Dẻo Là Gì - Thành Phần Cấu Tạo Của Chất Dẻo - Hanimexchem
-
Khái Niệm Chất Dẻo - Nhựa Phú Hòa An
-
Thế Nào Là Chất Dẻo? Thành Phần Và Những Cách Phân Loại Chất Dẻo
-
Vật Liệu Polime - Chất Dẻo, Tơ
-
Nói Về Chất Dẻo Liệu Bạn đã Hiểu Rõ Về Chúng?
-
Chất Dẻo Là Gì? Thành Phần Của Chất Dẻo
-
Giáo án Chất Dẻo Và Vật Liệu Composite - 123doc
-
Bài 14. Vật Liệu Polime - Tài Liệu Text - 123doc
-
Bảng Tổng Hợp Polime Hay Gặp – Monome Tạo Thành, Nguồn Gốc Và ...
-
NHỮNG KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA VỀ NHỰA