Hoá Học 12 Bài 25: Kim Loại Kiềm Và Hợp Chất Quan Trọng ... - Hoc247

YOMEDIA NONE Trang chủ Hóa Học 12 Chương 6: Kim Loại Kiềm, Kim Loại Kiềm Thổ, Nhôm Hoá học 12 Bài 25: Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm ADMICRO Lý thuyết30 Trắc nghiệm37 BT SGK 332 FAQ

Nội dung bài học trình bày cụ thể, tỉ mỉ về Kim loại kiềmhợp chất quan trọng của kim loại kiềm, giúp các em học sinh biết được vị trí của kim loại kiềm trong Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học; cấu tạo nguyên tử, tính chất vật lí - hóa học và phương pháp điều chế. Biết được tính chất và ứng dụng của một số hợp chất quan trọng của Kim loại kiềm như NaOH (Natri hidroxit), NaHCO3 (Natri hidrocacbonat), Na2CO3 (Natri cacbonat), KNO3 (Kali nitrat)...

ATNETWORK YOMEDIA

1. Video bài giảng

2. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Kim loại kiềm

1.2. Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm

3. Bài tập minh hoạ

3.1. Bài tập Cơ bản

3.2. Bài tập Nâng cao

4. Luyện tập bài 25 Hóa học 12

4.1. Trắc nghiệm

4.2. Bài tập SGK & Nâng cao

5. Hỏi đáp về Bài 25 Chương 6 Hoá học 12

Tóm tắt lý thuyết

1.1. KIM LOẠI KIỀM

1.1.1. Vị trí trong Bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử.

- Kim loại kiềm thuộc nhóm IA. Gồm các nguyên tố: liti (Li), natri (Na), kali (K), rubiđi (Rb), Xêsi (Cs) và Franxi (Fr).

- Cấu hình electron nguyên tử:

Li: [He]2s1

Na: [Ne]3s1

K: [Ar]4s1

Rb: [Kr]5s1

Cs: [Xe]6s1

1.1.2. Tính chất vật lí của kim loại kiềm

- Màu trắng bạc và có ánh kim, dẫn điện tốt, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp, khối lượng riêng nhỏ, độ cứng thấp.

- Nguyên nhân: Kim loại kiềm có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối, cấu trúc tương đối rỗng. Mặt khác, trong tinh thể các nguyên tử và ion liên kết với nhau bằng liên kết kim loại yếu.

1.1.3. Tính chất hóa học của kim loại kiềm

a. Tác dụng với phi kim (O2, Cl2...)

- Thí nghiệm natri với oxi

\(Na + {O_2}\overset{t^{0}}{\rightarrow}N{a_2}{O_2}\) ( Natrai peoxit)

\(Na + {O_2}\overset{t^{0}}{\rightarrow}N{a_2}O\) (Natri oxit)

- Thí nghiệm: \(Na+ Cl_{2}\overset{t^{0}}{\rightarrow}NaCl\)

b. Tác dụng với axit

Thí nghiệm của Natri với dung dịch HCl:

c. Tác dụng với nước

Thí nghiệm: Na với nước:

1.1.4. Ứng dụng, trạng thái thiên nhiên và điều chế

a. Ứng dụng

- Dùng chế tạo hợp kim có nhiệt độ ngoài cùng thấp.

- Hợp kim Li – Al siêu nhẹ, được dùng trong kĩ thuật hàng không.

- Cs được dùng làm tế bào quang điện.

b. Trạng thái tự nhiên

Tồn tại ở dạng hợp chất: NaCl (nước biển), một số hợp chất của kim loại kiềm ở dạng silicat và aluminat có ở trong đất.

c. Điều chế

Khử ion của kim loại kiềm trong hợp chất bằng cách điện phân nóng chảy hợp chất của chúng.

1.2. MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM

1.2.1. Natri hidroxit (NaOH)

a. Tính chất vật lí

- Chất rắn, không màu, dễ nóng chảy (tnc = 3220C), hút ẩm mạnh (dễ chảy rữa), tan nhiều trong nước.

- Khi tan trong nước, NaOH phân li hoàn toàn thành ion: NaOH → Na+ + OH-

​b. Tính chất hóa học

- Tác dụng với axit:

HCl + NaOH → NaCl + H2O

- Tác dụng với oxit axit:

NaOH + CO2 → NaHCO3 (tỉ lệ số mol NaOH : CO2 là 1:1)

2NaOH + CO2 → Na2CO3 (tỉ lệ số mol NaOH : CO2 là 2:1)

- Tác dụng với dung dịch muối:

CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2\(\downarrow\) + Na2SO4

​c. Ứng dụng

Nấu xà phòng, chế phẩm nhuộm, tơ nhân tạo, tinh chế quặng nhôm trong công nghiệp luyện nhôm và dùng trong công nghiệp chế biến dầu mỏ.

1.2.2. Natri hidrocacbonat

a. Tính chất vật lí

Chất rắn, màu trắng, ít tan trong nước.

b. Tính chất hóa học

- Phản ứng phân hủy:

\(2NaHCO_{3}\overset{t^{0}}{\rightarrow}Na_{2}CO_{3}+CO_{2}\uparrow+H_{2}O\)

- NaHCO3 là hợp chất lưỡng tính:

\(NaHCO_{3}+HCl\rightarrow NaCl + CO_{2}\uparrow+H_{2}O\)

\(NaHCO_{3}+NaOH \rightarrow Na_{2}CO_{3}+H_{2}O\)

c. Ứng dụng

Dùng trong công nghiệp dược phẩm (chế thuốc đau dạ dày,…) và công nghiệp thực phẩm (làm bột nở,…)

1.2.3. Natri cacnonat (Na2CO3)

a. Tính chất vật lí

- Chất rắn màu trắng, tan nhiều trong nước.

- Ở nhiệt độ thường tồn tại dưới dạng muối ngậm nước Na2CO3.10H2O, ở nhiệt độ cao muối này mất dần nước trở thành Na2CO3 khan, nóng chảy ở 8500C

b. Tính chất hóa học

- Phản ứng với axit:

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2\(\uparrow\)+ H2O

- Phản ứng với kiềm:

Na2CO3 + Ba(OH)2 → BaCO3\(\downarrow\)+ 2NaOH

- Phản ứng với muối:

Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3\(\downarrow\) + 2NaCl

c. Ứng dụng

Là hoá chất quan trọng trong công nghiệp thuỷ tinh, bột giặt, phẩm nhuộm, giấy, sợi,…

1.2.4. Kali nitrat

a. Tính chất vật lí

Là những tinh thể không màu, bền trong không khí, tan nhiều trong nước.

b. Tính chất hóa học

Bị phân huỷ ở nhiệt độ cao:

\(2KNO_{3}\overset{t^{0}}{\rightarrow}2KNO_{2}+O_{2}\)

C. Ứng dụng

- Dùng làm phân bón (phân đạm, phân kali) và chế tạo thuốc nổ. Thuốc nổ thông thường (thuốc súng) là hỗn hợp 68%KNO3, 15%S và 17%C (than)

- Phản ứng cháy của thuốc súng:

\(2KNO_{3}+3C+S\overset{t^{0}}{\rightarrow}N_{2}+3CO_{2}+K_{2}S\)

Bài tập minh họa

3.1. Bài tập về Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm - Cơ bản

Bài 1:

Kim loại Na ở nhiệt độ cao tác dụng với oxi khô và dư, tạo ra peoxit. Khi hợp chất này tác dụng với nước, thu được dung dịch NaOH . Người ta cũng có thể thu được dung dịch NaOH bằng cách cho kim loại Na tác dụng với nước. Viết các phương trình hóa học.

Hướng dẫn:

Phương trình hóa học:

\(Na + {O_2}\overset{t^{0}}{\rightarrow}N{a_2}{O_2}\)

\(\begin{array}{l} N{a_2}{O_2} + 2{H_2}O \to 2NaOH + {H_2}{O_2}\\ Na + 2{H_2}O \to 2NaOH + {H_2} \end{array}\)

Bài 2:

Hãy giải thích tại sao kim loại kiềm có khối lượng riêng nhỏ và nhiệt độ nóng chảy thấp.

Hướng dẫn:

- Kim loại kiềm có khối lượng riêng nhỏ là do nguyên tử của các kim loại kiềm có bán kính nguyên tử lớn và có cấu tạo mạng tinh thể kém đặc khít.

- Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy thấp do lực liên kết kim loại trong mạng tinh thể kim loại kiềm kém bền vững.

Bài 3:

Lấy 7,8 gam kali tác dụng hoàn toàn với nước thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là:

Hướng dẫn:

\({n_{{H_2}}} = \frac{{{n_K}}}{2} = 0,1\;mol \Rightarrow {V_{{H_2}}} = 2,24lit\)

Bài 4:

Nhỏ từ từ 62,5 ml dung dịch hỗn hợp Na2CO3 0,08M và KHCO3 0,12M vào 125 ml dung dịch HCl 0,1M và khuấy đều. Sau các phản ứng, thu được V ml khí CO2 (đktc). Giá trị của V là

Hướng dẫn:

- Ta có hệ pt sau: \(\left\{ \begin{array}{l} {n_{N{a_2}C{O_3}}}:{n_{NaHC{O_3}}} = 0,08:0,12\\ 2{n_{N{a_2}C{O_3}}} + {n_{NaHC{O_3}}} = 0,0125 \end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l} {n_{N{a_2}C{O_3}}} = 3,{57.10^{ - 3}}\;mol\\ {n_{NaHC{O_3}}} = 5,{36.10^{ - 3}}\;mol \end{array} \right.\)

\(\Rightarrow {V_{C{O_2}}} = 22,4.({n_{N{a_2}C{O_3}}} + {n_{NaHC{O_3}}}) = 0,2\;(l) = 200ml\)

3.2. Bài tập về Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm - Nâng cao

Bài 1:

Hòa tan hoàn toàn a gam Na vào 100 ml dung dịch Y gồm H2SO4 0,5M và HCl 1M, thấy thoát ra 6,72 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m gần nhất với:

Hướng dẫn:

\({n_{{H^ + }}} = 2{n_{{H_2}S{O_4}}} + {n_{HCl}} = 2.0,5.0,1 + 0,1 = 0,2\,mol\)

\(\Rightarrow {n_{{H_2}\left( {axit} \right)}} = \frac{{{n_{{H^ + }}}}}{2} = 0,1\,mol < {n_{{H_2}}} = 0,3\,mol\)

=> Có các phản ứng:

\(Na + HCl \to NaCl + \frac{1}{2}{H_2}^ \uparrow\)

\(2Na + {H_2}S{O_4} \to N{a_2}S{O_4} + {H_2}^ \uparrow\)

\(Na + {H_2}O \to NaOH + \frac{1}{2}{H_2}^ \uparrow\)

\(\Rightarrow {n_{NaOH}} = 2\left( {{n_{{H_2}}} - {n_{{H_2}\left( {axit} \right)}}} \right) = 0,4\,mol\)

Vậy khi cô cạn dung dịch thì có: 0,1 mol NaCl; 0,05 mol \(N{a_2}S{O_4}\) ; 0,4 mol NaOH

\(\Rightarrow m = 28,95g\)

Bài 2:

Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch hỗn hợp gồm X mol HCl và y mol ZnCl2, kết quả của thí nghiệm được biểu diễn theo đồ thị sau :

Tổng (x + y + z) là:

Hướng dẫn:

Với bài tập \(Z{n^{2 + }} + O{H^ - }\) thì

Nếu có hiện tượng kết tủa \(\Rightarrow {n_{OH}} = 4{n_{Z{n^{2 + }}}} - 2{n_{Zn{{\left( {OH} \right)}_2}}}\)

Tại \({n_{K{\rm{O}}H}} = 0,6\,mol\) thì bắt đầu có kết tủa => Khi đó HCl vừa bị trung hòa hết

\(\Rightarrow {n_{HCl}} = x = 0,6\,mol\)

Tại \({n_{K{\rm{O}}H}} = 1,0\,mol\) và 1,4 mol đều tạo cùng một lượng kết tủa

=> tại \({n_{K{\rm{O}}H}} = 1,0\,mol\) thì \(Z{n^{2 + }}\) dư \(\Rightarrow {n_{Zn{{\left( {OH} \right)}_2}}} = \frac{1}{2}.\left( {{n_{KOH}} - {n_{HCl}}} \right) = 0,2\,mol = z\)

Tại ml thì kết tủa tan 1 phần \(\Rightarrow {n_{KOH}} - {n_{HCl}} = 4{n_{ZnC{l_2}}} - 2{n_{Zn{{\left( {OH} \right)}_2}}}\)

\(\Rightarrow {n_{ZnC{l_2}}} = y = 0,3\,mol\)

\(\Rightarrow x + y + z = 0,6 + 0,3 + 0,1 = 1,1\,mol\)

4. Luyện tập Bài 25 Hóa học 12

Sau bài học cần nắm:

- Vị trí của kim loại kiềm trong Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học

- Cấu tạo nguyên tử, tính chất vật lí - hóa học và phương pháp điều chế.

- Tính chất và ứng dụng của một số hợp chất quan trọng của Kim loại kiềm như NaOH (Natri hidroxit), NaHCO3 (Natri hidrocacbonat), Na2CO3 (Natri cacbonat), KNO3 (Kali nitrat)...

4.1. Trắc nghiệm

Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hoá học 12 Bài 25 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.

  • Câu 1:

    Kim loại nào sau đây tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường?

    • A. Fe
    • B. Na
    • C. Al
    • D. Cu
  • Câu 2:

    Cho các kim loại sau: Li, Na, Al, Ca, Sr. Số kim loại kiềm trong dãy là:

    • A. 1.
    • B. 2.
    • C. 3.
    • D. 4.
  • Câu 3:

    Trong công nghiệp, natri hiđroxit được sản xuất bằng phương pháp

    • A. điện phân dung dịch NaCl. không có màng ngăn điện cực
    • B. điện phân dung dịch NaNO3, không có màng ngăn điện cực
    • C. điện phân dung dịch NaCl, có màng ngăn điện cực .
    • D. điện phân NaCl nóng chảy
  • Câu 4:

    Cho các dung dịch: Na2CO3, Na2SO3, Na2SO4, Na2S. Số thuốc thử tối thiểu cần để phân biệt các chất trên là:

    • A. 1.
    • B. 4.
    • C. 2.
    • D. 3.
  • Câu 5:

    Ứng dụng không phải của kim loại kiềm là:

    • A. Dùng chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp.
    • B. Dùng làm chất xúc tác trong nhiều phản ứng hữu cơ.
    • C. Dùng làm chất trao đổi nhiệt trong các lò phản ứng hạt nhân.
    • D. Điều chế kim loại hoạt động yếu hơn bằng phương pháp nhiệt luyện.
  • Câu 6:

    Dung dịch nào dưới đây tác dụng được với NaHCO3?

    • A. CaCl2.
    • B. Na2S.
    • C. NaOH.
    • D. NaOH.
  • Câu 7:

    Dãy gồm các chất không tác dụng với dung dịch NaOH:

    • A. Al2O3, Na2CO3, AlCl3
    • B. Al, NaHCO3, Al(OH)3
    • C. NaAlO2, Na2CO3, NaCl
    • D. Al, FeCl2, FeCl3
  • Câu 8:

    Để bảo quản natri, người ta phải ngâm natri trong:

    • A. nước.
    • B. dầu hỏa.
    • C. phenol lỏng.
    • D. ancol etylic.
  • Câu 9:

    Trong các kim loại Na; Ca; K; Al; Fe; Cu và Zn, số kim loại tan tốt vào dung dịch KOH là:

    • A. 3.
    • B. 4.
    • C. 5.
    • D. 6.
  • Câu 10:

    Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng:

    • A. NaCl.
    • B. NaOH.
    • C. NaOH.
    • D. HCl.

Câu 11-30: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

4.2. Bài tập SGK và Nâng cao

Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hoá học 12 Bài 25.

Bài tập 1 trang 111 SGK Hóa học 12

Bài tập 2 trang 111 SGK Hóa học 12

Bài tập 3 trang 111 SGK Hóa học 12

Bài tập 4 trang 111 SGK Hóa học 12

Bài tập 5 trang 111 SGK Hóa học 12

Bài tập 6 trang 111 SGK Hóa học 12

Bài tập 7 trang 111 SGK Hóa học 12

Bài tập 8 trang 111 SGK Hóa học 12

Bài tập 1 trang 152 SGK Hóa 12 Nâng cao

Bài tập 2 trang 152 SGK Hóa 12 Nâng cao

Bài tập 4 trang 153 SGK Hóa học 12 nâng cao

Bài tập 5 trang 153 SGK Hóa học 12 nâng cao

Bài tập 6 trang 153 SGK Hóa học 12 nâng cao

Bài tập 1 trang 157 SGK Hóa 12 Nâng cao

Bài tập 2 trang 157 SGK Hóa 12 Nâng cao

Bài tập 3 trang 157 SGK Hóa 12 Nâng cao

Bài tập 4 trang 157 SGK Hóa 12 Nâng cao

Bài tập 5 trang 157 SGK Hóa học 12 nâng cao

Bài tập 6 trang 157 SGK Hóa 12 Nâng cao

Bài tập 25.1 trang 54 SBT Hóa học 12

Bài tập 25.2 trang 54 SBT Hóa học 12

Bài tập 25.3 trang 54 SBT Hóa học 12

Bài tập 25.4 trang 54 SBT Hóa học 12

Bài tập 25.5 trang 55 SBT Hóa học 12

Bài tập 25.10 trang 55 SBT Hóa học 12

Bài tập 25.6 trang 55 SBT Hóa học 12

Bài tập 25.12 trang 56 SBT Hóa học 12

Bài tập 25.13 trang 56 SBT Hóa học 12

Bài tập 25.7 trang 55 SBT Hóa học 12

Bài tập 25.8 trang 55 SBT Hóa học 12

Bài tập 25.9 trang 55 SBT Hóa học 12

Bài tập 25.11 trang 56 SBT Hóa học 12

Bài tập 25.14 trang 56 SBT Hóa học 12

Bài tập 25.15 trang 56 SBT Hóa học 12

Bài tập 25.16 trang 57 SBT Hóa học 12

Bài tập 25.17 trang 57 SBT Hóa học 12

Bài tập 25.18 trang 57 SBT Hóa học 12

5. Hỏi đáp về Bài 25 Chương 6 Hoá học 12

Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.

NONE

Bài học cùng chương

Bài 26: Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của chúng Hoá học 12 Bài 26: Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của chúng Bài 27: Nhôm và hợp chất của nhôm Hoá học 12 Bài 27: Nhôm và hợp chất của nhôm Bài 28: Luyện tập Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng Hoá học 12 Bài 28: Luyện tập Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng Bài 29: Luyện tập Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm Hoá học 12 Bài 29: Luyện tập Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm Bài 30: Thực hành Tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất của chúng Hoá học 12 Bài 30: Thực hành Tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất của chúng ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORK

XEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 12

Toán 12

Lý thuyết Toán 12

Giải bài tập SGK Toán 12

Giải BT sách nâng cao Toán 12

Trắc nghiệm Toán 12

Hình học 12 Chương 3

Ngữ văn 12

Lý thuyết Ngữ Văn 12

Soạn văn 12

Soạn văn 12 (ngắn gọn)

Văn mẫu 12

Soạn Ai đã đặt tên cho dòng sông

Tiếng Anh 12

Giải bài Tiếng Anh 12

Giải bài Tiếng Anh 12 (Mới)

Trắc nghiệm Tiếng Anh 12

Unit 9 Lớp 12 Deserts

Tiếng Anh 12 mới Unit 5

Vật lý 12

Lý thuyết Vật Lý 12

Giải bài tập SGK Vật Lý 12

Giải BT sách nâng cao Vật Lý 12

Trắc nghiệm Vật Lý 12

Ôn tập Vật lý 12 Chương 3

Hoá học 12

Lý thuyết Hóa 12

Giải bài tập SGK Hóa 12

Giải BT sách nâng cao Hóa 12

Trắc nghiệm Hóa 12

Hoá Học 12 Chương 5

Sinh học 12

Lý thuyết Sinh 12

Giải bài tập SGK Sinh 12

Giải BT sách nâng cao Sinh 12

Trắc nghiệm Sinh 12

Ôn tập Sinh 12 Chương 1 - Tiến hóa

Lịch sử 12

Lý thuyết Lịch sử 12

Giải bài tập SGK Lịch sử 12

Trắc nghiệm Lịch sử 12

Lịch Sử 12 Chương 3 Lịch Sử VN

Địa lý 12

Lý thuyết Địa lý 12

Giải bài tập SGK Địa lý 12

Trắc nghiệm Địa lý 12

Địa Lý 12 VĐSD và BVTN

GDCD 12

Lý thuyết GDCD 12

Giải bài tập SGK GDCD 12

Trắc nghiệm GDCD 12

GDCD 12 Học kì 1

Công nghệ 12

Lý thuyết Công nghệ 12

Giải bài tập SGK Công nghệ 12

Trắc nghiệm Công nghệ 12

Công nghệ 12 Chương 3

Tin học 12

Lý thuyết Tin học 12

Giải bài tập SGK Tin học 12

Trắc nghiệm Tin học 12

Tin học 12 Chương 2

Cộng đồng

Hỏi đáp lớp 12

Tư liệu lớp 12

Xem nhiều nhất tuần

Video: Vợ nhặt của Kim Lân

Đề cương HK1 lớp 12

Video ôn thi THPT QG Tiếng Anh

Video ôn thi THPT QG môn Vật lý

Video ôn thi THPT QG môn Hóa

Video ôn thi THPT QG môn Văn

Video ôn thi THPT QG môn Toán

Video ôn thi THPT QG môn Sinh

Người lái đò sông Đà

Khái quát văn học Việt Nam từ đầu CMT8 1945 đến thế kỉ XX

Đất Nước- Nguyễn Khoa Điềm

Đàn ghi ta của Lor-ca

Quá trình văn học và phong cách văn học

Ai đã đặt tên cho dòng sông

Tây Tiến

YOMEDIA YOMEDIA ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Bỏ qua Đăng nhập ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Đồng ý ATNETWORK ON zunia.vn QC Bỏ qua >>

Từ khóa » Các Hợp Chất Của Kim Loại Kiềm