Một Số Hợp Chất Quan Trọng Của Kim Loại Kiềm

 

MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM

 

I.NATRI HIĐROXIT(NaOH).

1.Tính chất

a) Tính chất vật lí:

- Chất rắn màu trắng, hút ẩm mạnh, nhiệt độ nóng chảy tương đối thấp 328oC.

- Tan tốt trong nước và rượu, quá trình tan tỏa nhiều nhiệt.

b) Tính chất hóa học:

- Là bazơ mạnh( hay còn gọi là kiềm hay chất ăn da), làm đổi màu chất chỉ thị: làm quỳ tím hóa xanh, phenolphtalein hóa hồng.

- Phân li hoàn toàn trong nước: NaOHdd → Na+ + OH¯

- NaOH có đầy đủ tính chất của một hiđroxit.

* Với axit :              H+ + OH– → H2O

* Với oxit axit :

                             CO2 + NaOH   → NaHCO3                       

                             CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

                               NaOH + SiO2 → Na2SiO3 (*)

v Lưu ý:

- Phản ứng (*) là phản ứng ăn mòn thủy tinh (NaOH ở nhiệt độ nóng chảy) vì thế khi nấu chảy NaOH, người ta dùng các dụng cụ bằng sắt, niken hay bạc.

- Khi tác dụng với axit và oxit axit trung bình, yếu thì tùy theo tỉ lệ mol các chất tham gia mà muối thu được có thể là muối axit, muối trung hòa hay cả hai.

                               OH¯ + CO2 → HCO3¯

                                 2OH¯ + CO2 → CO32− + H2O

          * Với dung dịch muối :

                             CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4

                                                             xanh lam

                             NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O

                                     

                             Al2(SO4)3 + 6NaOH → 2Al(OH)3↓ + 3Na2SO4

                                                                    keo trắng

                             Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

                             NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O + CO2

                             NaHSO4 + NaOH → Na2SO4 + H2O

* Chú ý :

- Dung dịch NaOH có khả năng hoà tan : Al, Al2O3 , Al(OH)3

NaOH + Al + H2O → NaAlO2 +   3/2H2     

            2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO­2 + H2O  

NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2  + 2H2O

- Tương tự, NaOH có thể  tác dụng với kim loại Be, Zn, Sb, Pb, Cr và oxit và hiđroxit tương ứng của chúng

* Tác dụng với một số phi kim như Si, C, P, S, Halogen:

                               Si + 2OH¯ + H2O → SiO32¯ + 2H2

                               C + NaOHnóng chảy → 2Na + 2Na2CO3 + 3H2↑

                               4Ptrắng + 3NaOH  +  3H2O →  PH3 ↑ +  3NaH2PO2

                      Cl2 + 2NaOH →  NaCl + NaClO + H2O

                               3Cl2 +  6NaOH →  NaCl + NaClO3 + 3H2O

2. Ứng dụng:

Sản xuất xà phòng, giấy, tơ nhân tạo, tinh dầu thực vật và các sản phẩm chưng cất dầu mỏ, chế phẩm nhuộm và dược phẩm nhuộm, làm khô khí và là thuốc thử rất thông dụng trong phòng thí nghiệm.

3.Điều chế:

- Nếu cần một lượng nhỏ, rất tinh khiết, người ta cho kim loại kiềm tác dụng với nước:

                        Na + H2O →  NaOH + ½ H2

- Trong công nghiệp, người ta dùng phương pháp điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.

2NaCl   +  H2O       2NaOH  +   H2   +       Cl2

II. NATRI HIDROCACBONAT VÀ NATRI CACBONAT

 

Natri hidro cacbonat : NaHCO3

Natri cacbonat : Na2CO3

-Tính tan trong H2O

Tinh thể màu trắng , ít tan

Natricacbonat (hay soda) là chất bột màu trắng , hút ẩm và tonc = 851oC, Dễ tan trong nước và tỏa nhiều nhiệt.

- Nhiệt phân

2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O

Không bị nhiệt phân

- Với bazơ

NaHCO3 + NaOH  → Na2CO3 + H2O

Không phản ứng

- Với axit

NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

ion HCO lưỡng tính.

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O

- Thuỷ phân

d2 có tính kiềm yếu

HCO+ H2O  → H2CO3 + OH-

pH > 7 (không làm đổi màu quỳ tím)

d2 có tính kiềm mạnh

CO+ H2O        →HCO+ OH

           HCO+ H2O  → H2CO3 + OH-

                   pH > 7 ( Làm quỳ tím hóa xanh)

- Ứng dụng

- NaHCO3 đượcdùng trong y khoa chữa bệnh dạ dày và ruột do thừa axit, khó tiêu, chữa chứng nôn mữa , giải độc axit.

- Trong công nghiệp thực phẩm làm bột nở gây xốp cho các loại bánh

- Nguyên liệu trong Công nghiệp sản xuất thủy tinh, xà phòng , giấy dệt và điều chế muối kháC.

- Tẩy sạch vết mỡ bám trên chi tiết máy trước khi sơn , tráng kim loại.

- Công nghiệp sản xuất chất tẩy rửa

- Điều chế

Na2CO3  + CO2 + H2O → 2NaHCO3

NaCl + CO2 + NH3 + H2  → NaHCO3  + NH4Cl

2NaHCO3  Na2CO3 + CO2 + H2O

III. NATRI CLORUA (NaCl)

1. Trạng thái tự nhiên:

- NaCl là hợp chất rất phổ biến trong thiên nhiên (có trong nước biển, nước của hồ nước mặn, khoáng vật halit gọi là muối mỏ).

- Người ta thường khai thác muối từ mỏ bằng phương pháp ngầm, nghĩa là qua các lỗ khoan dùng nước hòa tan muối ngầm ở dưới lòng đất rồi bơm dung dịch lên để kết tinh muối ăn.

- Cô đặc nước biển bằng cách đun nóng hoặc phơi nắng tự nhiên, người ta có thể kết tinh muối ăn.

2. Tính chất:

* Tính chất vật lí:

- Là hợp chất ion có dạng mạng lưới lập phương tâm diện. Tinh thể NaCl không có màu và hoàn toàn trong suốt.

- Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao, tonc= 800oC, tos= 1454oC.

- Dễ tan trong nước và độ tan không biến đổi nhiều theo nhiệt độ nên không dễ tinh chế bằng cách kết tinh lại.

- Độ tan của NaCl ở trong nước giảm xuống khi có mặt NaOH, HCl, MgCl2, CaCl2, … Lợi dụng tính chất này người ta sục khí HCl vào dung dịch muối ăn bão hòa để điều chế NaCl tinh khiết.

* Tính chất hóa học:

- Khác với các muối khác, NaCl không phản ứng với kim loại, axit, bazơ ở điều kiện thường. Tuy nhiên, NaCl vẫn phản ứng với một muối:

  NaCl + AgNO3 NaNO3 + AgCl↓

- Ở trạng thái rắn, NaCl phản ứng với H2SO4 đậm đặc (phản ứng sản xuất HCl, nhưng hiện nay rất ít dùng vì phương pháp tạo ra nhiều khí độc hại, gây nguy hiểm tới hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường).

  NaCl + H2SO4    →     NaHSO4 + HCl

  2NaCl + H2SO4 →     Na2SO4 + 2HCl

- Điện phân dung dịch NaCl:

  2NaCl + 2H2O  2NaOH + H2 + Cl2

3. Ứng dụng

 Là nguyên liệu để điều chế Na, Cl2, HCl, NaOH và hầu hết các hợp chất quan trọng khác của natri. Ngoài ra, NaCl còn được dùng nhiều trong các ngành công nghiệp như thực phẩm (muối ăn…), nhuộm, thuộc da và luyện kim.

BÀI TẬP

Câu 1: Trong các muối sau, muối nào dễ bị nhiệt phân?

A. LiCl.                             B. NaNO3.                        C. KHCO3.                       D. KBr.

Câu 2: Điện phân muối clorua của một kim loại kiềm nóng chảy thu được 0,896 lít khí (đktc) ở anot và 1,84 gam kim loại ở catot. Công thức hoá học của muối là

A. LiCl.                             B. NaCl.                            C. KCl.                              D. RbCl.

Câu 3: Cho a gam hỗn hợp 2 muối Na2CO3 và NaHSO3 có số mol bằng nhau tác dụng với dung dịch H2SO4

loãng dư. Khí sinh ra được dẫn vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 41,4 gam kết tủa. Giá trị của a là

A. 20.                                B. 21.                                C. 22.                                D. 23.

Câu 4: Cho 3 gam hỗn hợp gồm Na và kim loại kiềm M tác dụng với nước. Để trung hoà dung dịch thu được cần 800 ml dung dịch HCl 0,25M. Kim loại M là

A. Li.                                 B. Cs.                                C. K.                                 D. Rb.

Câu 5: Cho 3,9 gam kali tác dụng với nước thu được 100 ml dung dịch. Nồng độ mol của dung dịch KOH thu được là

A. 0,1M.                           B. 0,5M.                            C. 1M.                               D. 0,75M.

Câu 6: Cho 6,2 gam hỗn hợp 2 kim loại kiềm tác dụng hết với nước thấy có 2,24 lít H2 (đktc) bay ra. Cô cạn dung dịch thì khối lượng chất rắn khan thu được là

A. 9,4 gam.                       B. 9,5 gam.                       C. 9,6 gam.                       D. 9,7 gam.

Câu 7: Hoà tan hoàn toàn 5,2 gam hai kim loại kiềm ở 2 chu kì liên tiếp vào nước thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Hai kim loại đó là

A. Li và Na.                      B. Na và K.                       C. K và Rb.                       D. Rb và Cs.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

C

B

B

A

C

C

B

 

 

 

Từ khóa » Các Hợp Chất Của Kim Loại Kiềm