Hóa Học 8 Bài 24: Tính Chất Của Oxi
Có thể bạn quan tâm
Hóa học 8 Bài 24: Tính chất của oxi được VnDoc biên soạn, là nội dung Hóa 8 bài 24 mở đầu Chương 4. Ở tài liệu này nội dung gửi tới bạn đọc là toàn bộ trọng tâm kiến thức của bài, bên cạnh đó mở rộng nâng cao hơn ở các dạng bài tập cuối bài. Đòi hỏi các bạn học sinh vận dụng cao.
Tính chất của oxi
- I. Tóm tắt tính chất của oxi
- 1. Tính chất vật lí của oxi
- 2. Tính chất hóa học của oxi
- II. Bài tập vận dụng, mở rộng tính chất của oxi
- 1. Phần trắc nghiệm
- 2. Phần câu hỏi tự luận
- III. Hướng dẫn giải bài tập
- 1. Phần trắc nghiệm
- 2. Phần câu hỏi tự luận
- IV. Giải Hóa 8 bài 24: Tính chất của oxi
- V. Bài tập Hóa 8 bài 24: Tính chất của oxi
I. Tóm tắt tính chất của oxi
Thông tin chung:
- Kí hiệu hóa học: O
- CTHH đơn chất (khí): O2
- Nguyên tử khối: 16
- Phân tử khối: 32
- Hóa trị trong hợp chất: II
1. Tính chất vật lí của oxi
Khí không màu, không mùi, tan ít trong nước. Oxi hóa lỏng ở -183oC. Oxi lỏng có màu xanh nhạt ( ứng dụng trong y khoa, công nghiệp), nặng hơn không khí.
2. Tính chất hóa học của oxi
a. Tác dụng với phi kim
Tác dụng với lưu huỳnh
S + O2 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) SO2 (cháy sáng ngọn lửa màu xanh nhạt)
Tác dụng với photpho
Ngọn lửa sáng chói, tạo ra khói trắng dày đặc bám vào thành lọ dưới dạng bột tan được trong nước
4P + 5O2 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2P2O5
Kết luận: Oxi có thể phản ứng được với hầu với các phi kim, chỉ trừ nhóm halogen ( F, Cl, I, Br và Atatin) là oxi không phản ứng và tạo thành các oxit axit.
b. Oxi tác dụng với kim loại
Cho 1 mẩu sắt nhỏ có quấn than hồng vào bình kín chứa oxi => sắt cháy mạnh, sáng chói , ko có lửa, không có khói tạo thành các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu là Fe (II, III)
3Fe + 2O2 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) Fe3O4
Kết luận: Oxi có thể tác dụng với hầu hết các kim loại dưới tác dụng của nhiệt độ để tạo ra các oxit ( trừ một số kim loại như Au, Ag, Pt bạch kim) oxi không phản ứng.
c. Oxi tác dụng với hợp chất
CH4 + 2O2 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) CO2 + 2H2O
Phản ứng cháy tỏa nhiều nhiệt => ứng dụng bioga
O2 + H2S \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) SO2 + H2O
O2 + 2SO2 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2SO3
O2 + 2CO \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2CO2
>> Bài tiếp theo: Hóa học 8 Bài 25: Sự oxi hóa - Phản ứng hóa hợp - Ứng dụng của oxi
II. Bài tập vận dụng, mở rộng tính chất của oxi
1. Phần trắc nghiệm
Câu 1. Nhận xét nào sau đây đúng về oxi
A. Oxi là chất khí tan vô hạn trong nước và nặng hơn không khí.
B. Oxi là chất khí ít tan trong nước và nặng hơn không khí.
C. Oxi là chất khí không duy trì sự cháy, hô hấp.
D. Oxi là chất khí không tan trong nước và nặng hơn không khí.
Câu 2. Oxi có thể tác dụng được với tất cả các chất nào sau đây.
A. Ca, CO2, SO2
B. K, P, Cl2
C. Ba, CH4, S
D. Au, Ca, C
Câu 3. Khi cho dây sắt cháy trong bình kín đựng khí oxi. Hiện tượng xảy ra đối với phản ứng trên là:
A. Sắt cháy sáng, có ngọn lửa màu đỏ, không khói, tạo các hạt nhỏ nóng đỏ màu nâu.
B. Sắt cháy sáng, không có ngọn lửa, tạo khói trắng, sinh ra các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu.
C. Sắt cháy mạnh, sáng chói, không có ngọn lửa, không có khói, tạo các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu.
D. Sắt cháy từ từ, sáng chói, có ngọn lửa, không có khói, tạo các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu.
Câu 4. Phương trình hóa học nào dưới đây không xảy ra phản ứng.
A. 4P + 5O2 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2P2O5
B. 4Ag + O2 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2Ag2O
C. CO + O2 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) CO2
D. 2Cu + O2 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2CuO
Câu 5. Khí Oxi không phản ứng được với chất nào dưới đây.
A. CO
B. Cl2
C. Fe
D. C2H4
Câu 6: Trong 16g khí oxi có bao nhiêu nguyên mol nguyên tử oxi và bao nhiêu mol phân tử oxi?
A. 1 mol nguyên tử oxi và 1 mol phân tử oxi
B. 1 mol nguyên tử oxi và 0,5 mol phân tử oxi
C. 0,5 mol nguyên tử oxi và 1 mol phân tử oxi
D. 0,5 mol nguyên tử oxi và 0,5 mol phân tử oxi
Câu 7. Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy nước là nhờ dựa vào tính chất.
A. Khí oxi tan trong nước
B. Khí oxi ít tan trong nước
C. Khí oxi khó hóa lỏng
D. Khí oxi nhẹ hơn nước
Câu 8. Chọn đáp án đúng
A. Oxi không có khả năng kết hợp với chất hemoglobin trong máu
B. Khí oxi là một đơn chất kim loại rất hoạt động
C. Oxi nặng hơn không khí
D. Oxi có 3 hóa trị
Câu 9. Đâu là tính chất của oxi
A. Không màu, không mùi, ít tan trong nước
B. Không màu, không mùi, tan nhiều trong nước
C. Không màu, có mùi hắc, ít tan trong nước
D. Màu trắng, không mùi, tan nhiều trong nước
Câu 10. Cho 0,56g Fe tác dụng với 16 g oxi tạo ra oxit sắt từ. Tính khối lượng oxit sắt từ và cho biết chất còn dư sau phản ứng
A. Oxi dư và m = 0,67 g
B. Fe dư và m = 0,774 g
C. Oxi dư và m = 0,773 g
D. Fe dư và m = 0,67 g
2. Phần câu hỏi tự luận
Câu 1. Đốt cháy hoàn toàn m gam Photpho trong không khí thu được hợp chất điphotpho pentaoxit P2O5. Tính khối lượng của photpho cần dùng để phản ứng đủ với 3,36 lít khí O2 (đktc)
Câu 2. Đốt cháy sắt thu được 0,3 mol Fe3O4. Tính thể tích khí oxi (đktc) đã dùng.
Câu 3. Đốt cháy hoàn toàn 23,3 gam hỗn hơp 2 kim loại Mg và Zn trong bình kín đựng khí oxi, sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 36,1 gam hỗn hợp 2 oxit.
a) Viết phương trình hóa học xảy ra.
b) Tính thể tích khí oxi (đktc) đã dùng để đốt cháy lượng kim loại trên
c) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp trên.
Câu 4. Đốt cháy 13 gam một kim loại hóa trị II trong oix dư, thu được 16,2 gam chất rắn. Xác định kim loại đó.
Câu 5. Đốt cháy hoàn toàn 1 hợp chất hữu cơ X có công thức tổng quát CxHy (x, y nguyên dương) trong bình oxi, thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Xác định công thức hóa học của chất hữu cơ X. Biết khối lượng mol của chất hữu cơ X là 44 (gam/mol)
III. Hướng dẫn giải bài tập
1. Phần trắc nghiệm
1B | 2C | 3C | 4B | 5B |
6B | 7B | 8C | 9A | 10C |
2. Phần câu hỏi tự luận
Câu 1.
Phương trình hóa học phản ứng
4P + 5O2 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2P2O5
Tính số mol của oxi:
\({n_O} = \frac{V}{{22,4}} = \frac{{3,36}}{{22,4}} = 0,15(mol)\)
Xét phản ứng: 4P + 5O2 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2P2O5
Theo PTHH: 4mol 5mol
Theo đề bài: \(\frac{{0,15.4}}{5} = 0,12(mol)\)← 0,15
Từ phương trình hóa học ta có: nP = 0,12 mol
Khối lượng của photpho cần cho phản ứng bằng: 012.31 =3,72 gam
Câu 2.
Xét phản ứng: 3Fe + 2O2 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\)Fe3O4
Theo PTHH: 2mol 1mol
Theo đề bài: \(\frac{{0,3.2}}{1} = 0,6(mol)\)← 0,3 mol
Từ phương trình hóa học ta có: nO2 = 0,6 mol
Thể tích khí O2 cần dùng cho phản ứng bằng: VO2 = 0.6.22,4 = 2.22,4 = 13,44 lít
Câu 3.
Phương trình hóa học.
2Mg + O2 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2MgO
2Zn + O2 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2ZnO
b) Áp dụng bảo toàn khối lượng
mhh + moxi = moxit => moxi = moxit - mhh = 36,1 - 23,3 = 12,8 gam
Số mol của oxi bằng
\(\begin{array}{l} n{O_2} = \frac{{12,8}}{{32}} = 0,4(mol)\\ = > {V_{{O_2}}} = {n_{{O_2}}}.22,4 = 0,4.22,4 = 8,96(l) \end{array}\)
Gọi x, y lần lượt là số mol của Mg, Zn
2Mg + O2 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\)2MgO
x → x/2
2Zn + O2 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\)2ZnO
y \(\rightarrow\) y/2
Khối lượng hỗn hợp ban đầu: mhh = mMg +mZn = 24x + 65y = 23,3 (1)
Số mol của oxi ở cả 2 phương trình là: x/2 + y/2 = 0,4 (1)
Sử dụng phương pháp thế giải được x = nMg = 0,7mol, y =nZn = 0,1 mol
=> mMg = 0,7.24 = 16,8 gam
mZn = 0,1.65 = 6,5 gam
Câu 4.
Phương trình hóa học của phản ứng:
2R + O2 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\)2RO
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
mhh + moxi = moxit => moxi = moxit - mhh = 16,2 - 13 = 3,2 gam
Số mol của oxi bằng
\(n{O_2} = \frac{{3,2}}{{32}} = 0,1(mol)\)
Xét phương trình: 2R + O2 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\)2RO
Theo PTHH: 2 mol 1 mol
Theo đề bài: 0,2 mol ← 0,1mol
Từ phương trình hóa học số mol R bằng: nR = 0,2 mol
Khối lượng mol của kim loại R bằng:
\({M_R} = \frac{{{m_R}}}{{{n_R}}} = \frac{{13}}{{0,2}} = 65(g/mol)\)
Vậy R có khối lượng mol bằng 65 tra bảng SGk/42 kim loại đó là Zn.
Câu 5.
\(\begin{array}{l} {n_{C{O_2}}} = \frac{{{V_{C{O_2}}}}}{{22,4}} = \frac{{6,72}}{{22,4}} = 0,3(mol)\\ {n_{{H_2}O}} = \frac{{{m_{{H_2}O}}}}{{{M_{{H_2}O}}}} = \frac{{7,2}}{{18}} = 0,4(mol) \end{array}\)
Phương trình phản ứng hóa học.
CxHy + (x + y/4)O2 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\)xCO2 + y/2H2O
Ta có tỉ lệ mol:
\(\frac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_{{H_2}O}}}} = \frac{x}{{\frac{y}{2}}} = \frac{{0,3}}{{0,4}} = \frac{3}{8} = > x = 3;y = 8\)
Công thức hóa học của X có dạng C3H8 có khối lượng mol bằng:
12.3 + 1.8 = 44 (gam/mol) => Thỏa mãn giá trị đề bài cho.
Công thức hóa học của chất hữu cơ X: C3H8
IV. Giải Hóa 8 bài 24: Tính chất của oxi
VnDoc đã biên soạn hướng dẫn giải bài tập hóa 8 sách giáo khoa bài 24 tại:
- Giải Hóa 8 Bài 24: Tính chất của oxi
V. Bài tập Hóa 8 bài 24: Tính chất của oxi
Mời các bạn tham khảo tại đây: Bài tập Hóa 8 bài 24: Tính chất của oxi
.......................
Mời các bạn tham khảo một số tài liệu liên quan:
- Giải bài tập trang 84 SGK Hóa lớp 8: Tính chất của oxi
- Trắc nghiệm Hóa học 8 bài 24
- Bài tập Hóa 8 Chương 4: Oxi - Không khí
Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 8, Chuyên đề Vật Lý 8, Chuyên đề Hóa 8, Tài liệu học tập lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.
Từ khóa » Tính Chất Hóa Học 8
-
Lý Thuyết Chất | SGK Hóa Lớp 8
-
Toàn Bộ Kiến Thức Hóa Học Lớp 8 Về Chất, Nguyên Tử, Phân Tử
-
Hóa Học Lớp 8
-
Các Tính Chất Hóa Học Lớp 8 - Hỏi Đáp
-
Chất – Hóa Học 8 - Null - ICAN
-
Hoá Học 8 Bài 24: Tính Chất Của Oxi - HOC247
-
Hoá Học 8 Bài 2: Chất - HOC247
-
Hoá Học 8 Bài 36: Nước Giải Hoá Học Lớp 8 Trang 125
-
Lý Thuyết Hóa 8: Bài 31. Tính Chất - Ứng Dụng Của Hiđro - TopLoigiai
-
Lý Thuyết Hóa 8: Bài 24. Tính Chất Của Oxi - TopLoigiai
-
Tính Chất Của Oxi - Bài 24 - Hóa Học 8 - Cô Nguyễn Thị Thu (HAY ...
-
Tính Chất Hoá Học Của Nước, Thành Phần Của Nước
-
Lý Thuyết Hóa Học 8 Bài 31: Tính Chất - Ứng Dụng Của Hiđro