Hoá Học 8 Bài 42: Nồng độ Dung Dịch - HOC247
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài giảng trình bày các khái niệm nồng độ phần trăm, nồng độ phần trăm của dung dịch để các em vận dụng giải các bài tập về nồng độ dung dịch.
ATNETWORK YOMEDIA1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Nồng độ phần trăm của dung dịch
1.2. Nồng độ mol của dung dịch
2. Bài tập minh hoạ
3. Luyện tập Bài 42 Hóa học 8
3.1. Trắc nghiệm
3.2. Bài tập SGK và Nâng cao
4. Hỏi đáp về Bài 42 Chương 6 Hóa học 8
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Nồng độ phần trăm của dung dịch
a) Định nghĩa
- Nồng độ phần trăm (C%) của một dung dịch cho ta biết số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.
- Công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch: \(C\% = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{dd}}}}.100\%\)
- C% là nồng độ phần trăm của dung dịch.
- mct là khối lượng chất tan (gam)
- mdd là khối lượng dung dịch (gam) với (mdung dịch = mdung môi + mchất tan)
-
Các công thức suy ra từ công thức tính nồng độ phần trăm C%
-
Công thức tính khối lượng dung dịch là: \({m_{dd}} = \frac{{{m_{ct}}.100\% }}{{C\% }}\)
-
Công thức tính khối lượng chất tan: \({m_{ct}} = \frac{{C\% .{m_{dd}}}}{{100\% }}\)
-
b) Vận dụng
- Ví dụ 1: Hòa tan 15g NaCl vào 45g nước. Tính C% của dung dịch.
- Hướng dẫn:
Đề bài cung cấp dữ kiện về khối lượng chất tan (NaCl) và khối lượng dung môi (nước) nên ta có khối lượng dung dịch là:
mdd = mct + mdm= 15+45 = 60 (gam)
Áp dụng công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch có:
\(C\% = \frac{{{m_{NaCl}}}}{{{m_{{\rm{dd}}}}}}.100\% = \frac{{15}}{{60}}.100\% = 25\%\)
Vậy C% của dung dịch là 25%
- Ví dụ 2: Dung dịch H2SO4 nồng độ 14%. Tính khối lượng H2SO4 có trong 150 gam dung dịch.
- Hướng dẫn:
Nhìn vào công thức tính C% ta nhận thấy có 3 ẩn là mct, mdd và C%. Đề bài cho giá trị C% = 14% và khối lượng dung dịch là 150 gam vậy dễ dàng tính được khối lượng chất tan (H2SO4)
Cụ thể như sau: \(C\% = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{dd}}}}.100\%\) ⇒ \({m_{{H_2}S{O_4}}} = \frac{{C\% .{m_{dd}}}}{{100\% }}\) = \(\frac{{14\% .150}}{{100\% }} = 21(gam)\)
Vậy khối lượng H2SO4 có trong 150 gam dung dịch là 21 gam.
- Ví dụ 3:
Hòa tan 50g đường vào nước, được dung dịch đường có nồng độ 25%.
a. Tính khối lượng dung dịch đường thu được.
b. Tính khối lượng nước cần dùng cho sự pha chế
- Hướng dẫn:
Đề bài cho khối lượng chất tan là 50 gam đường và nồng độ phần trăm của dung dịch C% = 25%.
a. Vận dụng công thức tính khối lượng dung dịch ta có:
\({m_{dd}} = \frac{{{m_{ct}}.100\% }}{{C\% }}\) = \(\frac{{50.100\% }}{{25\% }} = 200(gam)\)
b. Các em lưu ý tới công thức tính khối lượng dung dịch là mdung dịch = mdung môi + mchất tan
Có khối lượng chất tan (50gam đường), có khối lượng dung dịch vừa tính ở câu a (200 gam dung dịch). Như vậy ta suy ra được khối lượng dung môi (nước)
mdung dịch = mdung môi + mchất tan ⇒ mdung môi = mdung dịch - mchất tan = 200 - 50 = 150 (gam)
Vậy khối lượng nước cần dùng cho sự pha chế là 150 gam.
1.2. Nồng độ mol của dung dịch
a) Định nghĩa
- Nồng độ mol (kí hiệu là CM) của dung dịch cho biết số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch
- Công thức tính nồng độ mol của dung dịch: \({C_M} = \frac{n}{V}(mol/l)\)
-
n: số mol chất tan.
-
V: thể tích dung dịch.
-
- Các công thức được suy ra từ công thức nồng độ mol của dung dịch:
- Công thức tính số mol chất tan: \(n = {C_M}.V(mol)\)
- Công thức tính thể tích dung dịch: \(V = \frac{n}{{{C_M}}}(lit)\)
b) Vận dụng
- Ví dụ 1: Trong 200ml dung dịch có hòa tan 16 gam CuSO4. Tính nồng độ mol của dung dịch.
- Hướng dẫn:
Từ công thức tính nồng độ mol của dung dịch nhận thấy có chứa 3 ẩn là số mol (n), thể tích (V) và nồng độ mol (CM).
Đề bài cung cấp 2 dữ kiện là thể tích dung dịch và số gam chất tan (CuSO4)
Lưu ý: Vì đơn vị của nồng độ mol là (mol/lit) nên thể tích phải đổi từ ml sang lít, khối lượng chất tan đổi về số mol chất tan.
Cho nguyên tử khối của Cu = 64, S = 32, O = 16
Cụ thể như sau:
Ta đổi 200ml sang lít: \(V=\frac{{200}}{{1000}} = 0,2(lit)\)
Số mol chất tan CuSO4 là: \({n_{CuS{O_4}}} = \frac{{{m_{CuS{O_4}}}}}{{{M_{CuS{O_4}}}}} = \frac{{16}}{{(64 + 32 + 16.4)}} = 0,1(mol)\)
Thay vào công thức tính số mol ta có:
\({C_M} = \frac{{{n_{CuS{O_4}}}}}{V} = \frac{{0,1}}{{0,2}} = 0,5(mol/l)\)
- Ví dụ 2: Trộn 2 lit dung dịch đường 0,5M với 3 lit dung dịch đường 1M. Tính nồng độ mol của dung dịch đường sau khi trộn.
- Hướng dẫn:
Ở ví dụ này đề bài cho 2 dung dịch. Mỗi dung dịch lại có chứa lượng chất tan riêng nên ta tính khối lượng chất tan độc lập ở từng dung dịch sau đó cộng tổng lại.
Số mol đường có trong dung dịch 1: \({n_1} = {C_{M(1)}}.{V_1} = 0,5.2 = 1(mol)\)
Số mol đường có trong dung dịch 2: \({n_2} = {C_{M(2)}}.{V_2} = 1.3 = 3(mol)\)
Tổng số mol chất tan của dung dịch sau khi trộn là tổng số mol của hai dung dịch:
\(n = {n_1} + {n_2} = 1 + 3 = 4(mol)\)
Thể tích dung dịch đường sau khi trộn sẽ bằng tổng thể tích của hai dung dịch:
\(V = {V_1} + {V_2} = 2 + 3 = 5(lit)\)
Nồng độ mol của dung dịch sau khi trộn sẽ sử dụng số mol chất tan tổng và thể tích tổng:
\({C_M} = \frac{n}{V} = \frac{4}{5} = 0,8(mol/lit)\)
Vậy nồng độ mol của dung dịch đường sau khi trộn là 0,8 mol/l
Bài tập minh họa
Bài 1:
Hòa tan 10 gam muối NaCl vào 40 gam nước. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch muối thu được.
Hướng dẫn:
Đề bài cung cấp dữ kiện về khối lượng chất tan (NaCl) và khối lượng dung môi (nước) nên ta có khối lượng dung dịch là:
mdd = mct + mdm= 10+40 = 50 (gam)
Áp dụng công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch có:
\(C\% = \frac{{{m_{NaCl}}}}{{{m_{{\rm{dd}}}}}}.100\% = \frac{{10}}{{50}}.100\% = 20\%\)
Vậy C% của dung dịch là 25%
Bài 2:
Một dung dịch H2SO4 có nồng độ 15%. Tính khối lượng H2SO4 có trong 200 gam dung dịch?
Hướng dẫn:
Nhìn vào công thức tính C% ta nhận thấy có 3 ẩn là mct, mdd và C%. Đề bài cho giá trị C% = 15% và khối lượng dung dịch là 200 gam vậy dễ dàng tính được khối lượng chất tan (H2SO4)
Cụ thể như sau: \(C\% = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{dd}}}}.100\%\) ⇒ \({m_{{H_2}S{O_4}}} = \frac{{C\% .{m_{dd}}}}{{100\% }}\) = \(\frac{{15\% .200}}{{100\% }} = 30(gam)\)
Vậy khối lượng H2SO4 có trong 200 gam dung dịch là 30 gam.
Bài 3:
Hòa tan 20 gam đường vào nước được dung dịch nước đường có nồng độ là 10%
a/ Tính khối lượng dung dịch nước đường thu được?
b/ Tính khối lượng nước cần dùng cho sự pha chế?
Hướng dẫn:
Đề bài cho khối lượng chất tan là 20 gam đường và nồng độ phần trăm của dung dịch C% = 10%.
a. Vận dụng công thức tính khối lượng dung dịch ta có:
\({m_{dd}} = \frac{{{m_{ct}}.100\% }}{{C\% }}\) = \(\frac{{20.100\% }}{{10\% }} = 200(gam)\)
b. Các em lưu ý tới công thức tính khối lượng dung dịch là mdung dịch = mdung môi + mchất tan
Có khối lượng chất tan (20gam đường), có khối lượng dung dịch vừa tính ở câu a (200 gam dung dịch). Như vậy ta suy ra được khối lượng dung môi (nước)
mdung dịch = mdung môi + mchất tan ⇒ mdung môi = mdung dịch - mchất tan = 200 - 20 = 180 (gam)
Vậy khối lượng nước cần dùng cho sự pha chế là 180 gam.
3. Luyện tập Bài 42 Hóa học 8
Sau bài học cần nắm:
- Nồng độ phần trăm của dung dịch
- Nồng độ mol của dung dịch
3.1. Trắc nghiệm
Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 42 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.
-
Câu 1:
Hoà tan 6,2g Na2O vào nước được 2 lít dung dịch A. Nồng độ mol/l của dung dịch A là:
- A. 0,05M
- B. 0,01M
- C. 0,1M
- D. 1M
-
Câu 2:
Hoà tan hết 10 gam NaCl vào 40g H2O. Nồng độ % của dung dịch thu được là: (cho rằng nước bay hơi không đáng kể).
- A. 5%
- B. 10%
- C. 15%
- D. 20%
-
Câu 3:
Hòa tan 20 gam đường vào nước được dung dịch nước muối có nồng độ là 20%. Khối lượng dung dịch nước đường thu được và khối lượng nước cần dùng cho sự pha chế là?
- A. 200 gam và 180 gam
- B. 200 gam và 160 gam
- C. 100 gam và 80 gam
- D. 100 gam và 60 gam
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 8 Bài 42.
Bài tập 1 trang 145 SGK Hóa học 8
Bài tập 2 trang 145 SGK Hóa học 8
Bài tập 3 trang 146 SGK Hóa học 8
Bài tập 4 trang 146 SGK Hóa học 8
Bài tập 5 trang 146 SGK Hóa học 8
Bài tập 6 trang 146 SGK Hóa học 8
Bài tập 7 trang 146 SGK Hóa học 8
Bài tập 42.1 trang 57 SBT Hóa học 8
Bài tập 42.2 trang 57 SBT Hóa học 8
Bài tập 42.3 trang 58 SBT Hóa học 8
Bài tập 42.4 trang 58 SBT Hóa học 8
Bài tập 42.5 trang 58 SBT Hóa học 8
Bài tập 42.6 trang 58 SBT Hóa học 8
Bài tập 42.7 trang 58 SBT Hóa học 8
4. Hỏi đáp về Bài 42 Chương 6 Hóa học 8
Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.
NONEBài học cùng chương
Hoá học 8 Bài 40: Dung dịch Hoá học 8 Bài 41: Độ tan của một chất trong nước Hoá học 8 Bài 43: Pha chế dung dịch Hoá học 8 Bài 44: Bài luyện tập 8 Hoá học 8 Bài 45: Bài thực hành 7 ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORKXEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 8
Toán 8
Toán 8 Kết Nối Tri Thức
Toán 8 Chân Trời Sáng Tạo
Toán 8 Cánh Diều
Giải bài tập Toán 8 KNTT
Giải bài tập Toán 8 CTST
Giải bài tập Toán 8 Cánh Diều
Trắc nghiệm Toán 8
Ngữ văn 8
Ngữ Văn 8 Kết Nối Tri Thức
Ngữ Văn 8 Chân Trời Sáng Tạo
Ngữ Văn 8 Cánh Diều
Soạn Văn 8 Kết Nối Tri Thức
Soạn Văn 8 Chân Trời Sáng Tạo
Soạn Văn 8 Cánh Diều
Văn mẫu 8
Tiếng Anh 8
Tiếng Anh 8 Kết Nối Tri Thức
Tiếng Anh 8 Chân Trời Sáng Tạo
Tiếng Anh 8 Cánh Diều
Trắc nghiệm Tiếng Anh 8 KNTT
Trắc nghiệm Tiếng Anh 8 CTST
Trắc nghiệm Tiếng Anh 8 Cánh Diều
Tài liệu Tiếng Anh 8
Khoa học tự nhiên 8
Khoa học tự nhiên 8 KNTT
Khoa học tự nhiên 8 CTST
Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều
Giải bài tập KHTN 8 KNTT
Giải bài tập KHTN 8 CTST
Giải bài tập KHTN 8 Cánh Diều
Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8
Lịch sử và Địa lý 8
Lịch sử & Địa lí 8 KNTT
Lịch sử & Địa lí 8 CTST
Lịch sử & Địa lí 8 Cánh Diều
Giải bài tập LS và ĐL 8 KNTT
Giải bài tập LS và ĐL 8 CTST
Giải bài tập LS và ĐL 8 Cánh Diều
Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 8
GDCD 8
GDCD 8 Kết Nối Tri Thức
GDCD 8 Chân Trời Sáng Tạo
GDCD 8 Cánh Diều
Giải bài tập GDCD 8 KNTT
Giải bài tập GDCD 8 CTST
Giải bài tập GDCD 8 Cánh Diều
Trắc nghiệm GDCD 8
Công nghệ 8
Công Nghệ 8 KNTT
Công Nghệ 8 CTST
Công Nghệ 8 Cánh Diều
Trắc nghiệm Công Nghệ 8
Giải bài tập Công Nghệ 8 KNTT
Giải bài tập Công Nghệ 8 CTST
Giải bài tập Công Nghệ 8 CD
Tin học 8
Tin Học 8 Kết Nối Tri Thức
Tin Học 8 Chân Trời Sáng Tạo
Trắc nghiệm Tin học 8
Giải bài tập Tin học 8 CD
Tin Học 8 Cánh Diều
Cộng đồng
Hỏi đáp lớp 8
Tư liệu lớp 8
Xem nhiều nhất tuần
Đề thi giữa HK2 lớp 8
Đề thi giữa HK1 lớp 8
Đề thi HK2 lớp 8
Đề thi HK1 lớp 8
Đề cương HK1 lớp 8
9 bài văn mẫu Cô bé bán diêm hay nhất
Tiếng Anh Lớp 8 Unit 7
Tiếng Anh Lớp 8 Unit 8
Video Toán Nâng cao lớp 8- HK2
Video Toán Nâng cao lớp 8- HK1
Video Toán Nâng cao lớp 8- HK Hè
YOMEDIA YOMEDIA ×Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Bỏ qua Đăng nhập ×Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Đồng ý ATNETWORK ON QC Bỏ qua >>Từ khóa » Các Bài Tập Về Nồng độ Dung Dịch Lớp 8
-
Bài Tập Về Nồng độ Dung Dịch Lớp 8 Có Lời Giải
-
Bài Tập độ Tan-nồng độ Dung Dịch - Chuyên Mục Hóa Học Lớp 8
-
Hoá Học 8 Bài 42: Nồng độ Dung Dịch
-
Bài Tập Nồng độ Dung Dịch Hóa 8 - 123doc
-
Nồng độ Mol, Nồng độ Phần Trăm Của Dung Dịch: Bài Tập Luyện Tập
-
50 Bài Tập Về Nồng độ Phần Trăm Của Dung Dịch (có đáp án 2022)
-
4 Dạng Bài Tập Học Sinh Thường Gặp Chuyên đề Nồng độ Phần Trăm ...
-
BÀI TẬP NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH HÓA 8
-
Giải Sách Bài Tập Hóa Học 8 - Bài 42: Nồng độ Dung Dịch
-
Dạng Bài Tập Xác định Nồng độ Mol Của Dung Dịch Môn Hóa Học 8
-
Trắc Nghiệm Hóa Học 8 Bài 42: Nồng độ Dung Dịch | Tech12h
-
Các Dạng Bài Tập Về Nồng độ Dung Dịch Lớp 8 Violet
-
Hoá 8 Bài 42: Nồng độ Dung Dịch
-
Bài 42: Nồng Độ Dung Dịch - Hóa Học Lớp 8 - HocTapHay