Hóa Học 8: Bài Tập Viết Công Thức Hóa Học

Hóa học 8: Bài tập viết công thức hóa học Công thức hóa học 8 nâng cao Tải về Nâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Hóa học lớp 8: Bài tập viết công thức hóa học có kèm đáp án chi tiết cách viết công thức hóa học với nhiều dạng bài tập giúp bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng viết và lập công thức hóa học lớp 8 một cách nhanh và chính xác nhất. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết. 

Bài tập viết công thức Hóa học lớp 8

  • I. Phương pháp làm bài tập viết công thức Hóa học lớp 8
    • Dạng 1. Lập công thức khi biết thành phần các nguyên tố và hóa trị của chúng.
    • Dạng 2: Xác định công thức hóa học khi biết thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố và phân tử khối.
  • II. Bài tập công thức hóa học củng cố mở rộng
  • III. Đáp án bài tập viết công thức Hóa học lớp 8
  • IV. Câu hỏi bài tập tự luyện

VIẾT CÔNG THỨC HÓA HỌC (CTHH)

I. Phương pháp làm bài tập viết công thức Hóa học lớp 8

CTHH đơn chất: Ax CTHH hợp chất: AxByCz
Kim lọa, một số phi kim (C, S, Si, P): (với x = 1)

Các phi kim còn lại: A2 (trừ ozon: O3)A,B,C là KHHH của các nguyên tố.

x, y, z là các chỉ số tương ứng của A, B, …

Dạng 1. Lập công thức khi biết thành phần các nguyên tố và hóa trị của chúng.

Các bước để xác định hóa trị

Bước 1: Viết công thức dạng AxBy

Bước 2: Đặt đẳng thức: x hóa trị của A = y × hóa trị của B

Bước 3: Chuyển đổi thành tỉ lệ: \frac{x}{y} = \frac{b}{a} = \frac{{b\(\frac{x}{y} = \frac{b}{a} = \frac{{b'}}{{a'}}\)= Hóa tri của B/Hóa trị của A

Chọn a’, b’ là những số nguyên dương và tỉ lệ b’/a’ là tối giản => x = b (hoặc b’); y = a (hoặc a’)

Ví dụ: Lập công thức hóa học của hợp chất sau: C (IV) và S (II)

Hướng dẫn giải bài tập

Bước 1: Công thức hóa học của C (IV) và S (II) có dạng  {C^{VI}}_x{S^{II}}_y\({C^{VI}}_x{S^{II}}_y\)

Bước 2: Biểu thức quy tắc hóa trị: x.IV = y.II

Chuyển thành tỉ lệ:

\frac{x}{y} = \frac{{II }}{{IV}} = \frac{2}{4} = \frac{1}{2} >  x  = 1;  y =  2\(\frac{x}{y} = \frac{{II }}{{IV}} = \frac{2}{4} = \frac{1}{2} > x = 1; y = 2\)

Bước 3 Công thức hóa học cần tìm là: CS2

Dạng 2: Xác định công thức hóa học khi biết thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố và phân tử khối.

Giả sử công thức của hợp chất là AxBy, biết %A và %B. Cần tìm x và y

Tìm khối lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất

mA = mB = ( hoặc mB = - mA )

Tìm số mol nguyên tử mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất

Chọn x = a, y = b => suy ra công thức của hợp chất

( Lưu ý trong công thức của hợp chất hai nguyên tố

Nếu một nguyên tố là Oxi thì Oxi luôn luôn đứng sau

Nếu một nguyên tố là kim loại, một nguyên tố là phi kim thì kim loại luôn luôn đứng trước

Trong trường hợp bài toán cho tỉ khối chất khí thì dựa vào tỉ khối chất khí để tìm khối lượng mol của chất cần tìm theo CT: MA = dA/B . MB hoặc MA = dA/KK . 29 )

Ví dụ 1: Photphat tự nhiên là phân lân chưa qua chế biến hóa học, thành phần chính là canxi photphat có công thức hóa học là Ca3(PO4)2

Bước 1: Xác định khối lượng mol của hợp chất.

MCa3(PO4)2 = 40.3 + 31.2 + 16.4.2 = 310 g/mol

Bước 2: Xác định số mol nguyên tử của mỗi nguyên tó trong 1 mol hợp chất

Trong 1 mol Ca3(PO4)2 có: 3 mol nguyên tử Ca, 2 mol nguyên tử P và 8 mol nguyên tử O

Bước 3: Tính thành phần % của mỗi nguyên tố.

\begin{array}{l} \% {m_{Ca}} = \frac{{3.{M_{Ca}}}}{{{M_{C{a_3}{{(P{O_4})}_2}}}}}.100 = \frac{{3.40}}{{310}}.100 = 38,71\% \\ \% {m_P} = \frac{{2.{M_P}}}{{{M_{C{a_3}{{(P{O_4})}_2}}}}}.100 = \frac{{2.31}}{{310}}.100 = 20\% \\ \% {m_O} = 100\%  - 38,71\%  - 20\%  = 41,29\%  \end{array}\(\begin{array}{l} \% {m_{Ca}} = \frac{{3.{M_{Ca}}}}{{{M_{C{a_3}{{(P{O_4})}_2}}}}}.100 = \frac{{3.40}}{{310}}.100 = 38,71\% \\ \% {m_P} = \frac{{2.{M_P}}}{{{M_{C{a_3}{{(P{O_4})}_2}}}}}.100 = \frac{{2.31}}{{310}}.100 = 20\% \\ \% {m_O} = 100\% - 38,71\% - 20\% = 41,29\% \end{array}\)

Ví dụ 2: Hợp chất X có phân tử khối bằng 62 đvC. Trong phân tử của hợp chất nguyên tố oxi chiếm 25,8% theo khối lượng, còn lại là nguyên tố Na. Lập công thức hóa học của X?

Hướng dẫn giải bài tập

Gọi công thức của X là NaxOy

Khối lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất là

Trong một mol phân tử hợp chất X có

Ta có

Suy ra công thức của X là Na2O

Ví dụ 3: Viết công thức hóa học của các chất sau: khí nitơ, lưu huỳnh, kẽm, bạc nitrat (1g; 1N; 3O)

Hướng dẫn giải chi tiết 

CTHH của khí nitơ: N2

CTHH của lưu huỳnh: S

CTHH của kẽm: Zn

CTHH của bạc nitrat (1g; 1N; 3O): AgNO3

(Chú ý là không tự động đổi thứ tự các nguyên tố của đề bài cho).

II. Bài tập công thức hóa học củng cố mở rộng

Bài 1: Viết CTHH của:

a) Axit nitric (gồm 1H; 1N; 3O)

b) Khí gas (gồm 3C; 8H)

c) Đá vôi (gồm 1Ca; 1C; 3O)

Bài 2: Viết CTHH và tính PTK của các chất sau. Đồng thời cho biết chất nào là đơn chất, hợp chất.

a) Khí etan, biết trong phân tử có 2C, 6H.

b) Nhôm oxit, biết trong phân tử có 2Al và 3O.

c) Kali

d) Natri hidroxit (gồm 1Na, 1O, 1H)

e) Khí clo

f) Khí ozon, biết trong phân tử có 3 nguyên tử O)

g) Axit sunfuric (gồm 2H, 1S, 4O)

h) Silic

i) Saccarozo (gồm 12C, 22 H, 11 O)

j) Khí nitơ

k) Than (chứa cacbon)

Bài 3: Viết CTHH và tính PTK của các chất sau:

a) Giấm ăn (2C, 4H, 2O).

b) Đường saccarozo (12C, 22H, 11O).

c) Phân ure (1C, 4H, 1O, 2N).

d) Cát (1Si, 2O).

Bài 4: Viết CTHH trong các trường hợp sau:

a) Phân tử A có phân tử khối là 64 và được tạo nên từ hai nguyên tố S, O.

b) Phân tử B có phân tử khối gấp 1,125 lần phân tử khối của A và B được tạo nên từ hai nguyên tố C, H trong đó số nguyên tử hidro gâp 2,4 lần số nguyên tử cacbon.

Bài 5: Viết CTHH trong các trường hợp sau:

a) Phân tử X có phân tử khối 80 và được tạo nên từ hai nguyên tố Cu và O.

b) Phân tử Y có phân tử khối bằng phân tử khối của X. Y được tạo nên từ hai nguyên tố S, O.

c) Phân tử Z có phân tử khối bằng 1,225 phân tử khối của X. Z được tạo nên từ những nguyên tố H, S, O trong đó số nguyên tử của H gấp đôi số nguyên tử của S và số nguyên tử O gấp đôi số nguyên tử H.

Bài 6: Một hợp chất có phân tử gồm 1 nguyên tử X liên kết với 3 nguyên tử hidro và nặng gấp 8,5 lần khí hidro. Xác định CTHH của hợp chất.

Bài 7: Một hợp chất A gồm nguyên tử nguyên tố Y liên kết với 3 nguyên tử oxi và nặng gấp 5 lần nguyên tử oxi. Xác định CTHH của hợp chất.

Bài 8 (*): Một hợp chất có thành phần phân tử gồm hai nguyên tố C và O. Tỉ lệ khối lượng của C và O là 3: 8. Công thức hóa học của hợp chất là gì?

Bài 9 (*): Tìm CTHH của một oxit sắt gồm 2 nguyên tố Fe và O. Biết phân tử khối là 160, tỉ số khối lượng của Fe và O là 7 : 3.

Bài 10 (*): Tìm CTHH của hợp chất X có thành phần nguyên tố gồm 52,17% cacbon, 13,05% hidro

và 34,78 % oxi. Biết phân tử khối của X là 46.

Bài 11 (*): Hợp chất A chứa 3 nguyên tố Ca, C, O với tỉ lệ 40% canxi, 12% cacbon, 48% oxi về khối lượng. Tìm CTHH của A.

Bài 12 (*): Tìm CTHH của các hợp chất sau:

a) Muối ăn gồm 2 nguyên tố hóa học là Na và Cl, trong đó Natri chiếm 39,3% theo khối lượng. Biết PTK của muối ăn gấp 29,25 lần PTK của khí hidro.

b) Một chất lỏng dễ bay hơi, thành phần phân tử có 23,8%C, 5,9%H, 70,3%Cl và có PTK bằng 50,5.

c) Một hợp chất rắn màu trắng, thành phần phân tử có 40,0%C, 6,7%H, 53,3%O và có PTK bằng 180.

d) Một hợp chất khí, thành phần có 75%C, 25%H và có PTK bằng 1/2 PTK của khí oxi.

Bài 13. Biết phân tử X2O nặng hơn phân tử cacbon 8,5 lần. Hãy xác định:

a) Nguyên tử khối, tên gọi và kí hiệu hóa học của X

b) Cho biết ý nghĩa của công thức X2O3

Bài 14. Hợp chất khí X có thành phần gồm 2 nguyên tố S và O. Biết tỉ lệ khối lượng của S đối vơi O là mS:mO = 2:3. Xác định công thức hóa học của hợp chất X.

Bài 15. Hợp chất X có chứa 25,93% nito, còn lại là oxi. Hãy lập công thức hóa học của hợp chất trên và cho biết ý nghĩa công thức hóa học đó.

Bài 16. Hợp chất của nguyên tố X với O là X2O3 và hợp chất của nguyên tố Y với H là YH2. Xác định công thức hoá học hợp chất của X với Y. 

III. Đáp án bài tập viết công thức Hóa học lớp 8

Bài 1: 

a) Axit nitric (gồm 1H; 1N; 3O)

Công thức phân tử: HNO3

b) Khí gas (gồm 3C; 8H)

Công thức phân tử: C3H8

c) Đá vôi (gồm 1Ca; 1C; 3O)

Công thức phân tử: CaCO3

Bài 2: Viết Công thức hóa học và tính PTK của các chất sau. Đồng thời cho biết chất nào là đơn chất, hợp chất.

a) Khí etan, biết trong phân tử có 2C, 6H.

Công thức hóa học: C2H6 

Phân tử khối = 12.2 + 6 = 28 đvC

b) Nhôm oxit, biết trong phân tử có 2Al và 3O.

Công thức hóa học: Al2O3 

Phân tử khối: 27.2 + 16.3 = 102 đvC

c) Kali

Công thức hóa học: K

Phân tử khối: 39 đvC

d) Natri hidroxit (gồm 1Na, 1O, 1H)

Công thức hóa học: NaOH 

Phân tử khối: 23 + 16 + 1 = 40 đvC

e) Khí clo

Công thức hóa học: Cl2

Phân tử khối: 35,5.2 = 71 đvC

f) Khí ozon, biết trong phân tử có 3 nguyên tử O)

Công thức hóa học: O3

Phân tử khối: 16.3 = 48 đvC

g) Axit sunfuric (gồm 2H, 1S, 4O)

Công thức hóa học: H2SO4

Phân tử khối: 2 + 32 + 16.4 = 98 đvC

h) Silic

Công thức hóa học: Si

Phân tử khối: 28 đvC

i) Saccarozo (gồm 12C, 22 H, 11 O)

Công thức hóa học: C12H22O11

Phân tử khối: 12.12 + 22 + 11.16 = 342 đvC

j) Khí nitơ

CTHH: N2

Phân tử khối: 14.2 = 28 đvC

Bài 3: Viết CTHH và tính PTK của các chất sau:

a) Giấm ăn (2C, 4H, 2O).

Công thức hóa học: C2H4O2

Phân tử khối: 12.2 + 4 + 16.2 = 60 đvC

b) Đường saccarozo (12C, 22H, 11O).

Công thức hóa học: C12H22O11

Phân tử khối: 12.12 + 22 + 11.16 = 342 đvC

c) Phân ure (1C, 4H, 1O, 2N).

Công thức hóa học: CH4NO2

Phân tử khối: 12 + 4 + 14 +  = 342 đvC

d) Cát (1Si, 2O).

Công thức hóa học: SiO2

Phân tử khối: 28 + 16.2  = 60 đvC

Bài 4

a) Công thức hóa học chung của A là SxOy

Theo đề bài: SxOy = 32 . x + 16 . y = 64 (1)

Biện luận:

x 1 2 3
y 2 (nhận) 0 (loại) <0 (loại)

=> x = 1; y = 2

=> CTHH của A là SO2

Giải thích:

Đề đã cho biết nguyên tố tạo nên chất, ta chỉ đi tìm chỉ số. Tức là ta đặt CTHH chung của A là SxOy.

Như ta đã biết: x, y là số nguyên tử nên phải là số nguyên dương và nhỏ nhất là 1 (x ≥ 1).

Bài này chỉ có một dữ kiện PTK mà chứa tới 2 ẩn x và y. Do đó, ta phải biện luận, tức là giả sử x = 1 thế vào (1) ta tìm được x = 2; tiếp tục x = 2...

b) Công thức hóa họcchung của B là CxHy

Theo đề bài: CxHy = 1,125SO2 = 1,125 x 64 = 72

=> 12 . x + y = 72 (1)

Mà y = 2,4x (2)

Thế (2) vào (1)

=> 12 . x + y = 72 => 12x + 2,4x = 72 => x = 5

Thế x = 5 vào (2) => y = 12

=> Công thức hóa học của B là C5H12

Bài 5:

a) CuO

b) SO3c) H2SO4

Bài 6:

Công thức hóa học chung của hợp chất: XH3

Theo đề bài: XH3 = 8,5H2

=> XH3 = 8,5 . 1 . 2 = 17

Mà XH3 = X + 1 . 3

=> X + 3 = 17

=> X = 14

=> X là nitơ, N.

Vậy Công thức hóa học của hợp chất là NH3

Bài 7: ĐS: SO3

Bài 8: CTHH chung của hợp chất là CxOy

Theo đề bài:

\begin{array}{l} \frac{{{m_C}}}{{{m_O}}} = \frac{3}{8} =  > \frac{{12x}}{{16y}} = \frac{3}{8} =  > \frac{x}{y} = \frac{{3.16}}{{12.8}}\\  =  > x = 1;y = 2 \end{array}\(\begin{array}{l} \frac{{{m_C}}}{{{m_O}}} = \frac{3}{8} = > \frac{{12x}}{{16y}} = \frac{3}{8} = > \frac{x}{y} = \frac{{3.16}}{{12.8}}\\ = > x = 1;y = 2 \end{array}\)

Vậy Công thức hóa học của hợp chất là CO2

Bài 9: Đáp số: Fe2O3

Bài 10: Công thức hóa học chung của X là CxHyOz

Theo đề bài ta có:

\frac{{{m_C}}}{{\% C}} = \frac{{mH}}{{\% H}} = \frac{{mO}}{{\% O}} = \frac{{PTK}}{{100}}(1)\(\frac{{{m_C}}}{{\% C}} = \frac{{mH}}{{\% H}} = \frac{{mO}}{{\% O}} = \frac{{PTK}}{{100}}(1)\)

(chú ý công thức (1) luôn được áp dụng đối với dạng bài cho PTK và % từng nguyên tố).

\begin{array}{l} \frac{{12x}}{{52,17}} = \frac{y}{{13,05}} = \frac{{16z}}{{34,78}} = \frac{{46}}{{100}}\\  =  > x = \frac{{46.52,17}}{{12.100}} = 2\\  =  > y = \frac{{46.13,05}}{{1.100}} = 6\\  =  > z = \frac{{46.34,78}}{{16.100}} = 6 \end{array}\(\begin{array}{l} \frac{{12x}}{{52,17}} = \frac{y}{{13,05}} = \frac{{16z}}{{34,78}} = \frac{{46}}{{100}}\\ = > x = \frac{{46.52,17}}{{12.100}} = 2\\ = > y = \frac{{46.13,05}}{{1.100}} = 6\\ = > z = \frac{{46.34,78}}{{16.100}} = 6 \end{array}\)

Vậy Công thức hóa học của X là C2H6O.

Bài 11: Đáp số: CaCO3

Bài 12:

a) Công thức hóa học chung của muối ăn là NaxCly

%Na = 39,3% => %Cl = 100 – 39,3 = 60,7 (%)

NaxCly = 29,25 H2 = 29,25 . 2 = 58,5

Giải tương tự bài 10

Ta được kết quả: CTHH của muối ăn là NaCl.

b) ĐS: CH3Cl

c) ĐS: C6H12O6

d) ĐS: CH4

Bài 13:

Phân tử khối của X2O3 bằng: 85.12 = 102 đvC

Mà MX2O3 = 2.X + 3.16 = 102 

=> 2X + 48 = 102 => X = 27 

a) Vậy nguyên tử khối của X là 27 đvC

X là nguyên tố nhôm, kí hiệu hóa học là Al. 

b) Ý nghĩa của công thức Al2O3 cho biết các thông tin sau: 

Hợp chất Al2O3 do hai nguyên tố là Al và O tạo nên

Có 2 nguyên tử nhôm, 3 nguyên tử oxi trong 1 phân tử Al2O3 

Phân tử khối bằng: 27.2 + 16.3 = 102 đvC

Bài 14: 

Gọi công thức hóa học của hợp chất X là: SxOy (x,y: nguyên dương)

Áp dụng công thức: 

\frac{x.NTK\left(S\right)}{y.NTK\left(O\right)}=\frac{m_S}{m_O}=>\frac{x}{y}=\frac{m_S.NTK\left(O\right)\ }{m_O.NTK\left(S\right)}=\frac{2}{3}.\frac{16}{32}=\frac{1}{3}\(\frac{x.NTK\left(S\right)}{y.NTK\left(O\right)}=\frac{m_S}{m_O}=>\frac{x}{y}=\frac{m_S.NTK\left(O\right)\ }{m_O.NTK\left(S\right)}=\frac{2}{3}.\frac{16}{32}=\frac{1}{3}\)

=> x = 1, y = 3

Công thức hóa học của hợp chất khí X là SO3

Bài 15: 

 Gọi công thức hóa học của hợp chất X là: NxOy (x,y: nguyên dương)

Áp dụng công thức:

\% {m_N} = 25,93\%  = \frac{{x.NTK(N)}}{{PTK({N_x}{O_y})}}.100\%  = \frac{{x.14}}{{108}}.100\%  =  > x = 2\(\% {m_N} = 25,93\% = \frac{{x.NTK(N)}}{{PTK({N_x}{O_y})}}.100\% = \frac{{x.14}}{{108}}.100\% = > x = 2\)

Mà phân tử khối của hợp chất bằng: 14.x + 16.y = 108 => y = 5

Công thức hóa học của hợp chất khí X là N2O5

Bài 16. 

Xác định hóa trị của X:

Đặt hóa trị của X là a. Ta có:

2.a = 3.II ⇒ a = III.

- Xác định hóa trị của Y:

Đặt hóa trị của Y là b. Ta có:

1.b = 2.I ⇒ b = II.

- Đặt công thức hóa học hợp chất của X và Y là XmYn.

Theo quy tắc hóa trị có:

III.m = II.n

Chuyển thành tỉ lệ:

\frac{m}{n} =\frac{II}{III} =\frac{2}{3}\(\frac{m}{n} =\frac{II}{III} =\frac{2}{3}\)

Lấy m = 2 thì n = 3. Công thức hóa học của hợp chất là: X2Y3.

IV. Câu hỏi bài tập tự luyện

Câu 1. Hợp chất X chứa 94,12% lưu huỳnh, còn lại là hidro. Hãy lập công thức hóa học của hợp chất trên và cho biết ý nghĩa của công thức hóa học đó

b) Hợp chất Y có thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố lần lượt là: 28%; 33 % Al và 39 % O. Xác đinh công công thức của hợp chất Y.

Câu 2. Oxit X có công thức hóa học dạng A2Ox. Biết phân tử khối của X là 102 đvC. Thành phân phần trăm theo khối lượng của oxi trong X là 47.06%. Hãy xác định tên R và công thức hóa học của oxit X. 

Câu 3. Hợp chất R tạo bởi H và nhóm nguyên tử (XOy) hóa trị II. Biết phân tử khối của R nặng bằng phân tử H3PO4 và nguyên tố oxi chiếm 65,31% về khối lượng R. 

a) Xác định chỉ số y

b) Cho biết tên gọi, kí hiệu hóa học và nguyên tử khối của nguyên tử R

c) Xác định công thức hóa học của R. 

Câu 4. Cho hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố Kali và Oxi trong đó K chiếm 82,98% về khối lượng. Biết phân tử khối là 94.

a) Xác dịnh công thức hóa học của hợp chất trên 

b) Cho biết tên gọi

Câu 5. Phân tích một hợp chất vô cơ A, người ta nhận được % về khối lượng K là 45,95%; % về khối lượng N là 16,45%; % về khối lượng O là 37,6%. Xác định công thức hóa học của A.

Câu 6. Biết Ca có hóa trị II, nhóm (PO4) có hóa trị III. Hãy chọn công thức hoá học đúng trong số các công thức hóa học sau đây? 

..........................................

Trên đây VnDoc đã gửi tới các bạn Hóa học 8: Bài tập viết công thức hóa học, hy vọng với tài liệu này kèm bài tập giúp các bạn học sinh nắm chắc kiến thức cũng như có thể vận dụng tốt vào các dạng bài tập, có trong chương trình lớp 8, từ đó làm nền tảng để học tốt môn Hóa học các lớp sau.

Để có kết quả học tập tốt hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 8; Chuyên đề Hóa học 8; Trắc nghiệm Hóa Học 8 online mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

>> Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu:

  • Tóm tắt kiến thức Hóa học 8
  • Tuyển tập 40 bài tập Hóa học nâng cao lớp 8
  • Hóa học 8 Bài 10: Hóa trị
  • Lý thuyết Hóa học 8 bài 9
  • Giải bài tập SBT Hóa học lớp 8 bài 9: Công thức hóa học

Tham khảo thêm

  • Hóa học 8 Bài 20: Tỉ khối của chất khí

  • Các kí hiệu trong Hóa học 8 Chi tiết đầy đủ

  • Đề cương hóa 8 học kì 1 năm 2023 - 2024 có đáp án

  • Số Avogadro là gì? Lý thuyết bài tập vận dụng

  • Bài tập cân bằng phương trình Hóa học Lớp 8 Có đáp án

  • Ag hóa trị mấy

  • Tỉ khối hơi là gì? Công thức tỉ khối của chất khí

  • Bản tường trình Hóa học 8 bài thực hành 5

  • Ba(OH)2 có kết tủa không - Ba(OH)2 màu gì?

  • Tại sao hỗn hợp khí H2 và khí O2 khi cháy lại gây tiếng nổ

Từ khóa » Cách Tìm Công Thức Hóa Học Lớp 8