Hoá Học 9 Bài 37: Etilen

https://www.elib.vn/hoc-tap/
  1. Trang chủ
  2. Học tập
  3. Bài học
  4. Bài học lớp 9
Hoá học 9 Bài 37: Etilen (7) 223 lượt xem Share

Nội dung bài học Etilen đề cập đến etilen là nguyên liệu để điều chế polietilen dùng trong công nghiệp chất dẻo. Ta hãy tìm công thức, tính chất và ứng dụng của etilen.

Mục lục nội dung

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Tính chất vật lí

1.2. Cấu tạo phân tử

1.3. Tính chất hóa học

1.4. Ứng dụng

1.5. Tổng kết

2. Bài tập minh họa

2.1. Dạng 1: Phân biệt các khí

2.2. Dạng 2: Phần trăm thể tích khí

2.3. Dạng 3: Xác định công thức phân tử

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

3.2. Bài tập trắc nghiệm

4. Kết luận

Hoá học 9 Bài 37: Etilen

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Tính chất vật lí

  • Etilen là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí (\(d = \frac{{28}}{{29}}\))

1.2. Cấu tạo phân tử

  • Trong phân tử etilen, mỗi nguyên tử Cacbon liên kết với hai nguyên tử hiđro, hai hóa trị còn lại liên kết hai nguyên tử cacbon với nhau.
  • Công thức cấu tạo của etilen:
  • Công thức cấu tạo thu gọn: CH2 = CH2
  • Giữa 2 nguyên tử C có 2 liên kết, những liên kết như vậy gọi là liên kết đôi.

  • Trong liên kết đôi có một liên kết kém bền, liên kết này dễ bị đứt ra trong các phản ứng hoá học.

Mô hình phân tử Etilen

a) Mô hình rỗng b) Mô hình đặc

1.3. Tính chất hóa học

a. Etilen có cháy không?

Khi đốt etilen cháy tạo thành CO2, hơi nước vàng toả nhiều nhiệt

C2H4 +3 O2 2CO2 + 2H2O

b. Etilen có làm mất màu dung dịch nước Brom hay không?

Thí nghiệm etilen tác dụng với dung dịch nước Brom

CH2=CH2 + Br2 Br-CH2-CH2-Br (đibrômetan)

Ngoài ra etilen còn có pứ cộng với 1 số chất khác như H2, Cl2.

Nhìn chung các chất có liên kết đôi (tương tự như etilen) dễ tham gia pứ cộng.

c. Các phân tử etilen có kết hợp được với nhau không?

...+ CH2 = CH2 + CH2 = CH2 + CH2 = CH2 +... - CH2 – CH2 – CH2 – CH2 – CH2 – CH2 - ...

  • Các phân tử etilen kết hợp với nhau tạo thành phân tử có kích thước và khối lượng rất lớn gọi là polietilen (PE)
  • Phản ứng trên gọi là phản ứng trùng hợp

1.4. Ứng dụng

Ứng dụng của etilen

1.5. Tổng kết

Sơ đồ tư duy bài Etilen

2. Bài tập minh họa

2.1. Dạng 1: Phân biệt các khí

Có 3 lọ mất nhãn đựng riêng biệt các khí metan, etilen và cacbonic. Các thí nghiệm dùng để nhận biết từng chất khí trên được trình bày trong bảng sau. Hãy điền các dấu hiệu phân biệt các chất vào các ô trống trong bảng.

Hướng dẫn giải

2.2. Dạng 2: Phần trăm thể tích khí

Cho 4,48 lít hỗn hợp hai khí metan và etilen đi qua bình đựng dung dịch nước brom dư. Cân lại bình đựng dung dịch brom, thấy khối lượng tăng 1,4 gam. Biết thể tích khí đã cho ở đktc, thành phần phần trăm về thể tích của metan và etilen lần lượt là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải

Chỉ có etilen phản ứng được với dung dịch nước brom. Như vậy khối lượng tăng lên chính là khối lượng của etilen.

Phương trình phản ứng: CH2=CH2 + Br2 → Br-CH2-CH2-Br

Số mol của etilen là:

\({n_{C{H_2} = C{H_2}}} = \frac{m}{M} = \frac{{1,4}}{{12 \times 2 + 1 \times 4}} = 0,05(mol)\)

Thể tích khí etilen là:

\({V_{C{H_2} = C{H_2}}} = 22,4 \times {n_{C{H_2} = C{H_2}}} = 22,4 \times 0,05 = 1,12(lit)\)

Thể tích khí metan là:

\({V_{C{H_4}}} = {V_{hh}} - {V_{C{H_2} = C{H_2}}} = 4,48 - 1,12 = 3,36(lit)\)

Thành phần % về thể tích của metan và etilen lần lượt là:

\(\begin{array}{l} \% {V_{C{H_4}}} = \frac{{{V_{C{H_4}}}}}{{{V_{hh}}}}.100 = \frac{{1,12}}{{4,48}}.100 = 25\% \\ \% {V_{C{H_2} = C{H_2}}} = 100\% - 25\% = 75\% \end{array}\)

2.3. Dạng 3: Xác định công thức phân tử

Hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon mạch hở, trong phân tử ngoài các liên kết đơn chỉ chứa một liên kết đôi. Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lít hỗn hợp X thu được 40,6 gam khí CO2. Biết số mol của hiđrocacbon có số nguyên tử cacbon lớn hơn chiếm 25% tổng số mol của hỗn hợp. Tính khối lượng của 8,96 lít hồn hợp X. Xác định công thức của hai hiđrocacbon trên.

Hướng dẫn giải

Gọi công thức của hai hiđrocacbon là CnH2n, CmH2m với m > n > 2

Phương trình hoá học :

CnH2n + 3n/2O2 → nCO2 + nH2O

CmH2m + 3m/2 O2 → mCO2 + mH2O

nhỗn hợp = 8,96/22,4 = 0,4 mol

nCmH2m = 0,4/100 x 25 = 0,1 mol

nCnH2n = 0,4 - 0,1 = 0,3 mol

Theo phương trình hóa học: nH2O = nCO2 = 40,6/44 = 0,9 mol

Vậy 8,96 lít hỗn hợp X có khối lượng:

mX = mC + mH = 0,9 x 12 + 0,9 x 2 = 12,6g

Ta có nCO2 = 0,3n + 0,1m = 0,9 → 3n + m = 9

→ n = 2; m = 3.

Công thức của 2 hidrocacbon C2H4 và C3H6

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Hãy nêu phương pháp hóa học loại bỏ khí etilen có sẵn trong khí metan để thu được metan tinh khiết.

Câu 2: Dẫn 6,72 lít một hỗn hợp khí gồm hai hiđrocacbon mạch hở (không phải mạch vòng) qua dung dịch brom dư sao cho phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau thí nghiệm, thấy khối lượng bình đựng dung dịch brom tăng thêm 5,6 gam, đồng thời thoát ra 2,24 lít một chất khí. Mặt khác, nếu đốt cháy toàn bộ 6,72 lít hỗn hợp trên thấy tạo ra 22 gam CO2 và 10,8 gam H2O. Biết các thể tích khí đo ở đktc.

Xác định công thức phân tử của hai hiđrocacbon và tính thành phần % về thể tích của mỗi chất trong hỗn hợp.

Câu 3: Hỗn hợp A gồm CH4 và C2H4. Đốt cháy hoàn toàn 3,36 lít hỗn hợp Ạ (đktc) rồi cho sản phẩm đi qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy tạo ra 20 gam kết tủa. Hãy tính thành phần % thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp.

Câu 4: Một hỗn hợp gồm có khí etilen, CO2 và hơi nước. Trình bày phương pháp thu được khí etilen tinh khiết.

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Trong phân tử etilen giữa hai nguyên tử cacbon có?

A. Một liên kết đơn

B. Một liên kết đôi

C. Một liên kết ba

D. Hai liên kết đôi

Câu 2: CH4 và C2H4 có tính chất hóa học giống nhau là:

A. Tham gia phản ứng cộng với dd brom

B. Tham gia phản ứng cộng với khí hidro

C. Tham gia phản ứng trùng hợp

D. Tham gia phản ứng cháy với oxi

Câu 3: Hóa chất dùng để phân biệt etan và etilen là:

A. Dung dịch brom

B. Dung dịch phenolphtalein

C. Dung dịch nước vôi trong

D. Dung dịch natri hidroxit

4. Kết luận

Sau bài học cần nắm:

  • CTPT, CTCT, đặc điểm cấu tạo của etilen.

  • Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, tỉ khối so với không khí. Tính chất hoá học của C2H4: Phản ứng cộng với dd Br2, pứ trùng hợp tạo PE, pứ cháy.

  • Etylen được dùng làm nguyên liệu điều chế nhựa PE, ancol (rượu) etylic, axit axetic.

  • Tham khảo thêm

  • doc Hoá học 9 Bài 34: Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ
  • doc Hoá học 9 Bài 35: Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ
  • doc Hoá học 9 Bài 36: Metan
  • doc Hoá học 9 Bài 38: Axetilen
  • doc Hoá học 9 Bài 39: Benzen
  • doc Hoá học 9 Bài 40: Dầu mỏ và khí thiên nhiên
  • doc Hoá học 9 Bài 41: Nhiên liệu
  • doc Hoá học 9 Bài 42: Luyện tập chương 4 Hiđrocacbon - Nhiên liệu
  • doc Hoá học 9 Bài 43: Thực hành: Tính chất của Hiđrocacbon
(7) 223 lượt xem Share Ngày:20/07/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh TẢI VỀ XEM ONLINE Bài giảng Hoá 9 Chương 4 Hóa 9 Hidrocacbon Hoá học 9 Nhiên liệu

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Sinh học 7 Bài 63: Ôn tập
  • Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 7
  • Sinh học 7 Bài 60: Động vật quý hiếm
  • Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
  • Sinh học 7 Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học
  • Công nghệ 7 Ôn tập phần IV: Thủy sản
  • Công nghệ 8 Bài 59: Thực hành: Thiết kế mạch điện
  • Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) Ngữ văn 7
  • Sinh học 7 Bài 58: Đa dạng sinh học (tiếp theo)
  • Công nghệ 7 Bài 56: Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản
Bài học Hóa 9

Chương 1: Các Loại Hợp Chất Vô Cơ

  • 1 Bài 1: Tính chất hóa học của oxit và Khái quát về sự phân loại oxit
  • 2 Bài 2: Một số oxit quan trọng
  • 3 Bài 3: Tính chất hóa học của axit
  • 4 Bài 4: Một số axit quan trọng
  • 5 Bài 5: Luyện tập tính chất hóa học của oxit và axit
  • 6 Bài 6: Thực hành: Tính chất hóa học của oxit và axit
  • 7 Bài 7: Tính chất hóa học của bazơ
  • 8 Bài 8: Một số bazơ quan trọng
  • 9 Bài 9: Tính chất hóa học của muối
  • 10 Bài 10: Một số muối quan trọng
  • 11 Bài 11: Phân bón hóa học
  • 12 Bài 12: Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ
  • 13 Bài 13: Luyện tập chương 1 Các loại hợp chất vô cơ
  • 14 Bài 14: Thực hành: Tính chất hóa học của bazơ và muối

Chương 2: Kim loại

  • 1 Bài 15: Tính chất vật lí của kim loại
  • 2 Bài 16: Tính chất hóa học của kim loại
  • 3 Bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại
  • 4 Bài 18: Nhôm
  • 5 Bài 19: Sắt
  • 6 Bài 20: Hợp kim sắt: Gang, thép
  • 7 Bài 21: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn
  • 8 Bài 22: Luyện tập chương 2 Kim loại
  • 9 Bài 23: Thực hành: Tính chất hóa học của nhôm và sắt
  • 10 Bài 24: Ôn tập học kì 1

Chương 3: Phi kim. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

  • 1 Bài 25: Tính chất của phi kim
  • 2 Bài 26: Clo
  • 3 Bài 27: Cacbon
  • 4 Bài 28: Các oxit của cacbon
  • 5 Bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat
  • 6 Bài 30: Silic và Công nghiệp silicat
  • 7 Bài 31: Sơ lược về bảng tuần hoàn các NTHH
  • 8 Bài 32: Luyện tập chương 3
  • 9 Bài 33: Thực hành: Tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng

Chương 4: Hidrocacbon. Nhiên liệu

  • 1 Bài 34: Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ
  • 2 Bài 35: Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ
  • 3 Bài 36: Metan
  • 4 Bài 37: Etilen
  • 5 Bài 38: Axetilen
  • 6 Bài 39: Benzen
  • 7 Bài 40: Dầu mỏ và khí thiên nhiên
  • 8 Bài 41: Nhiên liệu
  • 9 Bài 42: Luyện tập chương 4 Hiđrocacbon - Nhiên liệu
  • 10 Bài 43: Thực hành: Tính chất của Hiđrocacbon

Chương 5: Dẫn xuất của hidrocacbon. Polime

  • 1 Bài 44: Rượu etylic
  • 2 Bài 45: Axit axetic
  • 3 Bài 46: Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic
  • 4 Bài 47: Chất béo
  • 5 Bài 48: Luyện tập Rượu etylic, axit axetic và chất béo
  • 6 Bài 49: Thực hành: Tính chất của rượu và axit
  • 7 Bài 50: Glucozơ
  • 8 Bài 51: Saccarozơ
  • 9 Bài 52: Tinh bột và xenlulozơ
  • 10 Bài 53: Protein
  • 11 Bài 54: Polime
  • 12 Bài 55: Thực hành: Tính chất của gluxit
  • 13 Bài 56: Ôn tập cuối năm
Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này Bỏ qua Đăng nhập ATNETWORK ATNETWORK

Từ khóa » Sơ đồ Tư Duy Bài Etilen