Hoa Kỳ Là Thị Trường Lớn Nhất Cho Xuất Khẩu Nông Sản Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Trở lại trang chủ
Thị trườngKhung pháp lý
Công nghiệp
Xuất nhập khẩu
Nông sản
Thị trường
Tiếp và làm việc với Tân đại sứ Hoa Kỳ Marc E. Knapper vào chiều 13/4/2022, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan khẳng định Việt Nam luôn sẵn sàng thúc đẩy các trương trình hợp tác để tháo gỡ các khó khăn trong giao thương nông sản giữa hai quốc gia trong thời gian tới…
GIẢI QUYẾT HIỆU QUẢ NHỮNG VỤ KIỆN THƯƠNG MẠI
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong số 11,9 tỷ USD xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Hoa Kỳ trong năm 2921, riêng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tới thị trường Hoa Kỳ đạt gần 8,8 tỷ USD, tăng 22,4% so với năm 2020. Kế đến là thủy sản xuất sang Hoa Kỳ đạt trên 2,05 tỷ USD, tăng 26,2% so với năm 2020.
Trong 3 tháng đầu năm 2022, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất đối với nông lâm thủy sản Việt Nam, đạt kim ngạch 3,5 tỷ USD, chiếm 27,1% trong tổng xuất khẩu ngành nông nghiệp quý đầu năm. Trong đó kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ chiếm tới 68,2% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam tại thị trường này.
Một sự kiện được Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhắc đến là mới đây Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) áp mức thuế chống phá giá chỉ xấp xỉ 60% đối với sản phẩm mật ong Việt Nam, so với con số dự kiến trước đây mà DOC đưa ra là 400%. Để đạt được kết quả này, cùng với sự nỗ lực cung cấp hồ sơ chứng minh không bán phá giá từ phía Việt Nam, còn có sự hỗ trợ rất lớn từ Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam.
"Điều này có thể giúp người nuôi ong Việt Nam phát triển và mở rộng thị trường mật ong Việt Nam tại Hoa Kỳ”, Bộ trưởng Hoan nói với ông Marc và mời Đại sứ Hoa Kỳ nếu có dịp đi thăm các cơ sở sản xuất mật ong ở Việt Nam để hiểu thêm về sản phẩm này.
Năm 2020 - 2021, DOC cũng khởi xướng Điều tra 301 về chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với sản phẩm gỗ dán cứng của Việt Nam. Đến tháng 10/2021 Bộ Trưởng Lê Minh Hoan đã ký thỏa thuận với Trưởng đại diện thương mại (USTR) của Chính phủ Hoa Kỳ về kiểm soát khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp.
Việc ký Thỏa thuận thể hiện tinh thần thiện chí và hợp tác của 2 bên, là cơ sở để Chính phủ Hoa Kỳ khép lại vụ điều tra theo hướng không gây bất lợi cho việc xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ, góp phần nâng cao uy tín của ngành gỗ Việt Nam, làm nền tảng cho phát triển lâm nghiệp bền vững, phục vụ lợi ích cho người dân và doanh nghiệp 2 nước.
Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hay, Hoa Kỳ là thị trường tiêu dùng trái cây rất lớn. Hiện nay, Hoa Kỳ đã cho phép nhập khẩu 7 loại quả tươi từ Việt Nam như thanh long, vú sữa, chôm chôm… Tuy nhiêm kim ngạch xuất khẩu trái cây tươi sang Hoa Kỳ vẫn còn thấp dù những sản phẩm này được người tiêu dùng ở đây ưa chuộng.
Hiện nay, các mặt hàng nông sản xuất khẩu sang Hoa Kỳ vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với các nông sản tươi. Theo quy định của Mỹ, các mặt hàng nông sản tươi trước khi xuất khẩu sang nước này cần phải qua khâu chiếu xạ.
Hiện nay, tại Việt Nam mới chỉ có 2 kho chiếu xạ, điều này có thể dẫn đến ách tắc hàng hóa khi xuất khẩu số lượng lớn. Mặt khác, đối với một số mặt hàng tươi, đơn cử như vải, nhãn, thanh long, chiếu xạ cao có thể khiến quả nhanh bị nẫu, giảm chất lượng sản phẩm, khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ khó có thể cạnh tranh với hoa quả nhập khẩu từ các nước lân cận nước này.
ĐẨY MẠNH HỢP TÁC KỸ THUẬT TRONG NÔNG NGHIỆP
Tân đại sứ Hoa Kỳ Marc E. Knapper cho biết, đồ gỗ nội thất và mặt hàng thủy sản sản xuất tại Việt Nam đang rất được người tiêu dùng Hoa Kỳ ưa chuộng, tin tưởng.
Riêng đối với nhóm hàng trái cây và các thực phẩm khác, nông sản Việt Nam sang Hoa Kỳ hiện chủ yếu phục vụ cho người gốc Việt và gốc Á, đa số các sản phẩm bán ra là sản phẩm khô.
Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam mới khai thác được thị trường người gốc Á - dù tỉ lệ người gốc Á ở Hoa Kỳ hiện vẫn chưa cao. Trong khi đó, thị trường người Hoa Kỳ bản đại và người Mỹ gốc Latin vẫn chưa được các doanh nghiệp Việt Nam khai thác nhiều, nên dư địa cho tăng trưởng xuất khẩu nông sản Việt Nam vào Hoa Kỳ còn rất lớn.
Mặt khác, dịch bệnh Covid-19 cũng đã khiến người tiêu dùng Hoa Kỳ thay đổi thói quen tiêu dùng ăn uống. Hiện nay, Hoa Kỳ đang ưa chuộng hàng đông lạnh, có thể bảo quản được lâu, tiện dụng. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy mạnh các mặt hàng có thể bảo quản lâu, chế biến sẵn.
“Trong những vấn đề liên quan đến nông nghiệp Mỹ sẵn sàng hỗ trợ về kỹ thuật, tài chính, chuyên môn, nhân sự để trở thành đối tác trong ứng phó biến đổi khí hậu của Việt Nam. Hiện nay, hai nước đã có những hợp tác rất tuyệt vời cùng nhau trong nông nghiệp, trong đó có việc bảo vệ nguồn lợi sông ở Đồng bằng sông Cửu Long”.
Ông Marc E. Knapper, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam
Đại sứ Marc khẳng định, Hoa Kỳ mong muốn trở thành một trong những đối tác hàng đầu do Việt Nam lựa chọn: “Nông sản Mỹ có thể góp phần đảm bảo an ninh lương thực và cung cấp nguồn cung dồi dào cho thị trường Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam đã cung cấp những sản phẩm rất đa dạng cho người tiêu dùng Hoa Kỳ”.
Nhất trí với ông Marc E. Knapper, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói các nông sản Hoa Kỳ xuất khẩu sang Việt Nam có thứ hạng cao nên 2 bên sẽ tiếp tục làm việc để giữ được sự thông suốt trong giao thương và hy vọng phía Hoa Kỳ sẽ mở cửa thị trường cho trái bưởi của Việt Nam.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng đề nghị Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam các dự án về công nghệ bảo quản để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, từ đó có thể tiếp cận sâu rộng hơn đến thị trường Hoa Kỳ. Đại sứ Marc E. Knapper bày tỏ sự đồng thuận với đề nghị này, theo ông nâng cao chất lượng nông sản không chỉ tốt cho Việt Nam mà còn đem lại lại ích cho thị trường Hoa Kỳ.
“Về trái bưởi Việt Nam, chúng ta đã đang rất gần đến kết quả, người tiêu dùng Mỹ sẽ rất vui nếu được sử dụng sản phẩm này”, Đại sứ cho biết thêm.
Đại sứ Marc E. Knapper nói: "Hoa Kỳ đánh giá rất cao các cam kết mạnh mẽ của Việt Nam với mục tiêu có phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Việt Nam đã tích cực tham gia các sáng kiến của Hoa Kỳ về bảo vệ môi trường và giảm phát thải khí nhà kính".
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng đề cập đến vấn đề khắc phục thẻ vàng IUU. Đại sứ Marc cho biết đây là vấn đề Hoa Kỳ muốn hợp tác để cung cấp cho Chính phủ Việt Nam các công cụ, phương pháp để khắc phục vấn đề này vì nó không chỉ ảnh hưởng đến thương mại mà còn là vấn đề môi trường.
Ngoài ra, Bộ trưởng và Đại sứ cũng thống nhất về việc đẩy mạnh hợp tác để có thể cho ra đời được vaccine về Dịch tả lợn châu Phi.
Từ khoá: Làm việc với Mỹ về giao thương nông sảnThuế chống bán phá giá giảm mạnh, mật ong Việt Nam vẫn "rộng cửa" tại Hoa Kỳ
12/04/2022Quế hồi organic Việt Nam chinh phục thị trường Mỹ
07/04/2022Việt Nam - Hoa Kỳ hợp tác thực hiện chính sách bảo hiểm y tế
10/03/2022Doanh nghiệp Hoa Kỳ lên kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam
09/03/2022Giao thương với thị trường Hoa Kỳ trong bối cảnh mới
23/11/2021 Thị trườngXuất khẩu gạo lập kỷ lục mới, vượt mốc 5 tỷ USD
1Thị trườngThủ tướng kêu gọi doanh nghiệp Hoa Kỳ tăng cường hợp tác thương mại, đầu tư với Việt Nam
2Thị trườngCanada điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại với sản phẩm sơ mi rơ moóc Việt Nam
3Thị trường80% doanh nghiệp chuyển đổi số thất bại do vội vàng
4Thị trườngKế hoạch kinh tế tuần hoàn của EU tạo “bước nhảy” cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
5Từ khóa » Thị Trường Nông Sản Organic
-
Nông Sản Việt Hướng Tới Chuẩn Hữu Cơ, Chinh Phục Thị Trường Nhật ...
-
Nông Sản Việt Chinh Phục Thị Trường Nhật Bản
-
Nông Nghiệp Hữu Cơ (organic): Thách Thức Hay Cơ Hội?
-
Nông Nghiệp Hữu Cơ: Chậm Mà Chắc - Báo Người Lao động
-
[PDF] Thị Trường Thực Phẩm Hữu Cơ Việt Nam Trước Thách Thức Hội Nhập
-
Cần Xây Dựng Tiêu Chuẩn Cho Nông Sản Việt Trên Thị Trường Quốc Tế
-
Chinh Phục Tiêu Chuẩn Organic JAS, Lợi Thế Kết Nối Thị Trường Nhật
-
[PDF] XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ VÀ SẢN XUẤT ...
-
Organic: Thị Trường Béo Bở
-
Thị Trường Thực Phẩm Hữu Cơ: Cung - Cầu Chưa Gặp Nhau
-
Phát Triển Doanh Nghiệp Nông Nghiệp được Lợi Gì?
-
Cơ Hội Thị Trường Và Chứng Nhận Cho Thực Phẩm Hữu Cơ
-
Quế Hồi Organic Việt Nam Chinh Phục Thị Trường Mỹ - VnEconomy