Hoa Lợi Là Gì? Lợi Tức Là Gì? Quyền Hưởng Hoa Lợi, Lợi Tức Trong Pháp ...

Mục lục bài viết

  • 1 1. Hoa lợi là gì?
  • 2 2. Lợi tức là gì?
  • 3 3. Quyền hưởng hoa lợi, lợi tức trong pháp luật dân sự:
  • 4 4. So sánh hoa lợi và lợi tức:
  • 5 5. Quyền sở hữu hoa lợi, lợi tức từ tài sản gốc:

1. Hoa lợi là gì?

Hoa lợi được hiểu theo quy định tại Khoản 1 Điều 109 của Bộ luật dân sự năm 2015 định nghĩa về hoa lợi như sau:

Hoa lợi là sản vật tự nhiên do sự phát triển tự nhiên có tính chất hữu cơ thu được từ vật ban đầu, từ trồng trọt hoặc từ chăn nuôi mà thu được như trứng, hoa củ quả,…

2. Lợi tức là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2, Điều 109 của Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Lợi tức là khoản  lợi thu được từ việc khai thác tài sản , hoặc từ hoạt động đầu tư kinh doanh hoặc có thể xuất phát từ việc một khoản chứng khoán hoặc có thể là khoản tiền lãi thu được từ việc cho vay hoặc tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng tín dụng. Như vậy tùy thuộc vào từng trường hợp mà  lợi tức có thể mang nhiều tên gọi khác nhau, nhưng nhìn chung thì nó đều có bản chất chung là 1 khoản giá trị thu được và có thể quy đổi thành tiền và xuất phát từ 1 khoản lợi nhuận từ việc khai thác tài sản khác.

Ví dụ như trong ngân hàng thì được gọi là tiền lãi hay là lãi, còn trong đầu tư chứng khoán thì được gọi là cổ tức, còn trong các hoạt động kinh doanh khác thì lợi tức còn được gọi là lợi nhuận, tiền lời…

3. Quyền hưởng hoa lợi, lợi tức trong pháp luật dân sự:

Căn cứ theo Điều 224 của Bộ luật dân sự 2015 quy định về xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức như sau:

Điều 224. Xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức

Chủ sở hữu, người sử dụng tài sản có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật, kể từ thời điểm thu được hoa lợi, lợi tức đó.”

Theo quy định nêu trên chúng ta có thể nhận thấy quyền sở hữu đối với hhoa lợi, lợi tức chính là một quyền lợi được pháp luật bảo vệ cho chủ sở hữu hoặc người sử dụng tài sản đối với những tài sản phát sinh hoa lợi, lợi tức. Và thông thường thì những tài sản phát sinh hoa lợi, lợi tức chính là những loại cây trồng, hay những giao dịch trên thị trường chứng khoán,…Và tùy thuộc vào từng hoàn cảnh, từng đối tượng tài sản mà giá trị của hoa lợi, lợi tức này sẽ mang những giá trị cao hoặc thấp, hoặc thậm chí là không mang giá trị.

4. So sánh hoa lợi và lợi tức:

Hiện nay có rất nhiều người vẫn chưa phân biệt được giữa hai khái niệm về hoa lợi và lợi tức. Và căn cứ theo một số nội dung dưới đây chúng ta có thể phân biệt như sau:

Về điểm giống nhau: Nhìn chung thì hoa lợi và lợi tức đều là tài sản và được pháp luật bảo vệ đối với chủ sở hữu hoặc đối với người quản lý tài sản. Và đều mang về giá trị nhất định nào đó đối với người được thừa hưởng. Việc hình thành hai loại tài sản này đều sẽ phụ thuộc vào thời gian hình thành, tức là đều trải qua quá trình hoạt động, phát triển mới có thể thu về được.

Về điểm khác nhau:

Tiêu chí Hoa lợi Lợi tức
Căn cứ pháp lý Khoản 1 Điều 109 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

“Điều 109. Hoa lợi, lợi tức

1. Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại.”

Như vậy, lợi tức là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại.

Khoản 2, Điều 109 của Bộ luật dân sự 2015 quy định:

“Điều 109. Hoa lợi, lợi tức

…………..

2. Lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản.”

Như vậy, lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản. Lợi ích tài sản này phải được thực hiện, khai thác một cách hợp pháp từ tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ sở hữu và không trái đạo đức xã hội.

Bản chất Là tài sản được sinh ra một cách tự nhiên từ tài sản gốc Là tài sản (khoản lợi) được sinh ra thông qua việc khai thác, sử dụng tài sản gốc
Ví dụ Cây là tài sản ban đầu (tài sản gốc) khi ra hoa, quả thì hoa, quả chính là hoa lợi. Hoặc gà, vịt là tài sản gốc, khi gà, vịt đẻ trứng thì trứng là hoa lợi.  Anh X cho anh Y thuê căn nhà với giá 5.000.000 đồng một tháng thì nhà là tài sản ban đầu, 5.000.000 đồng là khoản tiền thu được từ việc cho thuê nhà nên được gọi là lợi tức.

5. Quyền sở hữu hoa lợi, lợi tức từ tài sản gốc:

Quyền sở hữu hoa lợi, lợi tức từ tài sản gốc được quy định tại Điều 224 Bộ luật dân sự cụ thể như sau:

“Điều 224. Xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức

Chủ sở hữu, người sử dụng tài sản có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật, kể từ thời điểm thu được hoa lợi, lợi tức đó.”

Như vậy, đối với việc xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức thì quyền này được xác lập đối với chủ sở hữu và người sử dụng tài sản. Ngoài ra, việc xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức còn được pháp luật nước ta quy định chi tiết đối với một số trường hợp như sau:

Trường hợp thứ nhất: Đối với vấn đề xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc được pháp luật nước ta quy định tại Điều 232, Bộ luật dân sự 2015 quy định:

“Điều 232. Xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc

1. Trường hợp gia cầm của một người bị thất lạc mà người khác bắt được thì người bắt được phải thông báo công khai để chủ sở hữu gia cầm biết mà nhận lại. Sau 01 tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì quyền sở hữu đối với gia cầm và hoa lợi do gia cầm sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia cầm.

2. Trường hợp chủ sở hữu được nhận lại gia cầm bị thất lạc thì phải thanh toán tiền công nuôi giữ và chi phí khác cho người bắt được gia cầm. Trong thời gian nuôi giữ gia cầm bị thất lạc, người bắt được gia cầm được hưởng hoa lợi do gia cầm sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia cầm.”

Trường hợp chủ sở hữu được nhận lại gia cầm bị thất lạc thì phải thanh toán tiền công nuôi giữ và chi phí khác cho người được gia cầm. Tuy nhiên trong khoảng thời gian nuôi dưỡng này nếu gia cầm bị thất lạc, người bắt được gia cầm sẽ được hưởng hoa lợi do gia cầm sinh ra như trâu, bò, gà, vịt, trứng, sữa…

Trường hợp thứ hai: Đối với xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc được pháp luật nước ta quy định cụ thể tại Điều 231, Bộ luật dân sự 2015 như sau:

“Điều 231. Xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc

1. Người bắt được gia súc bị thất lạc phải nuôi giữ và báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau 06 tháng, kể từ ngày thông báo công khai hoặc sau 01 năm đối với gia súc thả rông theo tập quán thì quyền sở hữu đối với gia súc và số gia súc được sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia súc.

2. Trường hợp chủ sở hữu được nhận lại gia súc bị thất lạc thì phải thanh toán tiền công nuôi giữ và các chi phí khác cho người bắt được gia súc. Trong thời gian nuôi giữ gia súc bị thất lạc, nếu gia súc có sinh con thì người bắt được gia súc được hưởng một nửa số gia súc sinh ra hoặc 50% giá trị số gia súc sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia súc.”

Đối với trường hợp gia súc bị thất lạc thì pháp luật nước ta cũng đã quy định chi tiết về vấn đề gia súc bị thất lạc và được người khác nuôi dưỡng nhưng có sinh con thi người bắt được hưởng một nửa số gia súc sinh ra hoặc 50% giá trị số gia sức sinh ra.

Trường hợp thứ ba: Đối với trường hợp tài sản cầm cố phát sinh hoa lợi, lợi tức thì theo quy định tại Điều 316 Bộ luật dân sự quy định về trả lại tài sản cầm cố như sau:

“Điều 316. Trả lại tài sản cầm cố

Khi việc cầm cố tài sản chấm dứt theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 315 của Bộ luật này hoặc theo thỏa thuận của các bên thì tài sản cầm cố, giấy tờ liên quan đến tài sản cầm cố được trả lại cho bên cầm cố. Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng được trả lại cho bên cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Như vậy, việc tài sản được sử dụng để cầm cố nếu phát sinh hoa lợi, lợi tức thì trường hợp này bên cầm cố có quyền nhận lại khoản hoa lợi, lợi tức này, trừ trường hợp giữa bên cầm cố và bên nhận cầm cố có thỏa thuận khác trước đó về khoản hoa lợi, lợi tức này.

Như vậy, chúng ta có thể thấy việc phát sinh hoa lợi, lợi tức đối với tài sản là một vấn đề thường xuyên xảy ra trong thực tế. Tuy nhiên nhiều người khi gặp phải vẫn chưa biết cách giải quyết như thế nào cho đúng luật. Và việc không biết cách xử lý sẽ là một trong những vấn đề khiến gặp nhiều khó khăn và từ đó gây ra những hậu quả không đáng có.

Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Bộ luật dân sự 2015.

Từ khóa » Ví Dụ Hoa Lợi Lợi Tức