Hoa Lợi Là Gì? Nêu Ví Dụ Cụ Thể Về Hoa Lợi

Chia sẻ email Thứ Ba, 17/08/2021 Theo dõi Hiểu Luật trên google news Hoa lợi là gì? Nêu ví dụ cụ thể về hoa lợi

Hoa lợi là một trong những thuật ngữ về tài sản thường được sử dụng trong đời sống hằng ngày. Vậy, theo quy định của pháp luật, hoa lợi được hiểu là thế nào? Mục lục bài viết

  • Hoa lợi là gì? Ví dụ cụ thể về hoa lợi
  • Quyền sở hữu, hưởng hoa lợi được quy định thế nào?
  • Hoa lợi từ tài sản riêng là tài sản chung của vợ chồng?

Hoa lợi là gì? Ví dụ cụ thể về hoa lợi

Theo Wikipedia, hoa lợi là các sản vật tự nhiên do tài sản mang lại, là thành quả thu hoạch được từ sự tác động trực tiếp của con người lên tài sản đó nhằm thúc đẩy việc sản sinh lợi ích của tài sản. Ngoài ra, đây còn chỉ những sản lượng dự kiến thu được do gieo trồng trong vụ mùa tiếp theo.

Tuy nhiên, dưới góc độ pháp lý, cụ thể là theo khoản 1 Điều 109 Bộ luật Dân sự hiện đang có hiệu lực, định nghĩa về hoa lợi được quy định như sau:

Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại.

Có thể hiểu, hoa lợi là một loại tài sản được sinh ra khi sử dụng, khai thác công dụng của một tài sản khác. Theo đó, có thể kể ra một số ví dụ về hoa lợi như:

Gà mẹ là tài sản ban đầu. Khi gà mẹ đẻ ra trứng thì trứng sẽ trở thành hoa lợi từ việc sử dụng, khai thác gà mẹ.

Tương tự, cây mọc trong vườn là tài sản ban đầu. Trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng thì cây mọc ra hoa, quả thì hoa, quả này chính là hoa lợi từ việc khai thác cây…

Quyền sở hữu, hưởng hoa lợi được quy định thế nào?

Về quyền sở hữu với hoa lợi, Điều 224 Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu rõ:

Chủ sở hữu, người sử dụng tài sản có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật, kể từ thời điểm thu được hoa lợi, lợi tức đó.

Căn cứ quy định này, chủ sở hữu, người sử dụng tài sản ban đầu để sinh ra hoa lợi là người có quyền sở hữu với hoa lợi đó. Việc sở hữu có thể được thực hiện theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Thời điểm sở hữu theo quy định nêu trên là khi thu được hoa lợi từ việc khai thác, sử dụng tài sản ban đầu.

Về quyền hưởng hoa lợi, Điều 264 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

1. Người hưởng dụng có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng trong thời gian quyền này có hiệu lực.

2. Trường hợp quyền hưởng dụng chấm dứt mà chưa đến kỳ hạn thu hoa lợi, lợi tức thì khi đến kỳ hạn thu hoa lợi, lợi tức, người hưởng dụng được hưởng giá trị của hoa lợi, lợi tức thu được tương ứng với thời gian người đó được quyền hưởng dụng.

Theo đó, khi quyền hưởng dụng có hiệu lực thì hoa lợi thu được từ tài sản thuộc sở hữu của người hưởng dụng sẽ thuộc về người này. Nếu quyền này chấm dứt khi chưa đến kỳ thu hoa lợi thì khi đến kì, người hưởng dụng vẫn được hưởng giá trị của hoa lợi thu được tương ứng với thời gian người này có quyền hưởng dụng.

Trong đó, quyền hưởng dụng là quyền của người được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi với tài sản thuộc sở hữu của người khác trong một thời hạn nhất định.

Nói một cách đơn giản, có thể kể đến ví dụ sau đây:

Anh A ký hợp đồng với anh B (chủ sở hữu của vườn cây) về việc được quyền khai thác công dụng và hưởng hoa lợi của vườn cây trong thời gian 01 năm.

Theo đó, trong thời gian 01 năm theo thỏa thuận này, vườn cây ra hoa, kết quả thì anh A sẽ được hưởng hoa lợi là quả của vườn cây.

hoa loi la giHoa lợi là gì? (Ảnh minh họa)

Hoa lợi từ tài sản riêng là tài sản chung của vợ chồng?

Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của mình

Quy định này được nêu tại khoản 1 Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình.

Đồng thời, theo khoản 2 Điều 43 Luật này, tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng là tài sản riêng vợ, chồng. Nhưng hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân lại là tài sản chung vợ chồng (căn cứ khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình).

Chỉ có trường hợp chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân thì phần hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung sẽ là tài sản riêng của người đó trừ phi hai vợ, chồng có thỏa thuận khác.

Nói tóm lại, hoa lợi từ tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung. Nếu không có thỏa thuận khác thì hoa lợi được hình thành từ tài sản riêng do được phân chia từ tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân sẽ là tài sản riêng của từng người.

Trên đây là giải thích về hoa lợi là gì? Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.Minh HươngTác giả: Minh Hương Đánh giá bài viết: (1 đánh giá)Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?RồiChưaTiêu điểm

  • my_locationMua xe không chính chủ có bị phạt không? [Cập nhật 2023]
  • my_location[Tổng hợp] Chính sách mới đối với trưởng thôn trên cả nước
  • my_locationAi cần đi làm Căn cước công dân ngay năm 2024 để không bị phạt
  • my_locationChưa nhận được Căn cước công dân gắn chip, cần hỏi ở đâu?
  • my_locationNữ có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Làm những công việc gì?

Có thể bạn quan tâm

Trục xuất là gì theo quy định của pháp luật Hình sự?
Bất động sản là gì? Bất động sản khác động sản chỗ nào?
Hình phạt cải tạo không giam giữ là gì? Áp dụng thế nào?
  • Miễn truy cứu trách nhiệm hình sự là gì?
  • Giám hộ là gì? Điều kiện để trở thành giám hộ là gì?
  • Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là gì?
  • Tập quán là gì? Trường hợp nào được áp dụng tập quán?
  • Diện tích tim tường là gì? Có gì khác với diện tích thông thủy?
  • Diện tích thông thủy là gì? Cách tính thế nào?
  • Tình thế cấp thiết là gì? thế nào là vượt quá tình thế cấp thiết?
  • Thủ tục hành chính là gì? Thủ tục nào được thực hiện online?
  • Quốc tịch là gì? Điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam là gì?
  • Quyền nhân thân là gì? Bao gồm những quyền nào?

Chính sách mới

Điều kiện để đỗ bài kiểm tra phục hồi điểm giấy phép lái xe từ 01/01/2025
  • Personal Data protection Policy
  • Quy định về thiết bị giám sát hành trình, ghi nhận hình ảnh người lái xe từ năm 2025
  • Tổng hợp quy định mới nhất liên quan đến mạng xã hội từ ngày 25/12/2024
Giải đáp pháp luật trực tuyến X

Từ khóa » Hoa Lợi Có Nghĩa Là Gì