Hoa Lợi, Lợi Tức Từ Tài Sản Riêng Là Tài Sản Chung Hay Riêng?
Có thể bạn quan tâm
Hỏi: Tôi có một căn nhà được mẹ cho và đã sang tên và đứng tên mình tôi, nhưng tôi không ở mà cho thuê. Tôi đang thắc mắc tiền thuê nhà tôi thu được hàng tháng là tài sản chung hay tài sản riêng. Luật sư tư vấn giúp tôi Hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng là tài sản chung hay riêng? Ngoài tiền cho thuê nhà tôi vẫn đi làm và có lương hàng tháng để lo cho gia đình.
Xem thêm: Tư vấn mẫu cam kết tài sản riêng của vợ chồng
Hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng là tài sản chung hay riêng?
Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Luật sư DFC chúng tôi để xin tư vấn, đối với câu hỏi của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Luật hôn nhân và gia đình 2014
Nội dung tư vấn:
Giải đáp: Hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng là tài sản chung hay riêng?
Trong quan hệ hôn nhân, vấn đề tài sản là vấn đề khá nhạy cảm và thường gây ra mâu thuẫn giữa vợ chồng về việc xác định đâu là tài sản chung, tài sản riêng. Trong đó hoa lợi, lợi tức là tài sản khá phổ biến nhưng lại gây nhầm lẫn rắc rối khi xác định đó là tài sản riêng hay tài sản chung của vợ chồng. Trong trường hợp của bạn thì căn nhà đó là tài sản riêng. Việc xác định tiền thuê nhà là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng hiện nay phải xem xét theo 02 trường hợp:
Trường hợp 01: Nếu chọn chế độ tài sản theo luật định:
* Nếu vợ, chồng không tiến hành chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân: thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là tài sản chung của vợ chồng theo khoản 1 điều 33 luật hôn nhân và gia đình 2014. Với quy định này thì bạn có thể hiểu là tài sản đã hình thành trước kết hôn hay các chế độ tài sản mà hai vợ chồng không thoả thuận thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng được coi là tài sản chung của hai vợ chồng
* Nếu vợ, chồng tiến hành chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân Điều 38: thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là tài sản riêng của vợ, chồng theo khoản 1 Điều 40 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu vợ chồng không có thỏa thuận khác thì phần tài sản được chia; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng khác của vợ, chồng là tài sản riêng của vợ, chồng.
Hiểu đơn giản là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhưng được các bên thỏa thuận là tài sản riêng thì hoa lợi lợi tức phát sinh sẽ là tài sản riêng của bạn.
Trường hợp 02: Nếu chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận:
Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung hay riêng tùy thuộc vào sự thỏa thuận của vợ và chồng trong bản thỏa thuận. Miễn là, thỏa thuận của vợ chồng về vấn đề này tuân thủ quy định của pháp luật và không thuộc trường hợp thỏa thuận bị vô hiệu tại Điều 50 Luật hôn nhân và gia đình 2014
Trên đây, là toàn bộ nội dung tư vấn của tôi liên quan đến thắc mắc Hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng là tài sản chung hay riêng? của bạn. Nếu qua bài viết, anh chị còn bất kỳ băn khoăn nào khác về vấn đề này vui lòng liên hệ về tổng đài tư vấn Pháp luật miễn phí 19006512 để được tư vấn và giải đáp tốt nhất.
Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ đối với tài sản chung trong hôn nhân
Câu hỏi có liên quan:
1. Tài sản chung của vợ chồng:Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.
2. Hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân:Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.Thỏa thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều này không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước đó giữa vợ, chồng với người thứ ba.
Xem thêm: Tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh được không?
3. Nhập tài sản riêng của vợ chồng vào tài sản chung:Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng.Tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó.Nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
L.S Lê Minh Công
Bài viết liên quan:
Tiền thai sản là tài sản chung hay tài sản riêng
Thủ tục chuyển tài sản chung thành tài sản riêng
Giao dịch tài sản chung có cần sự đồng ý của vợ hay chồng
Từ khóa » Ví Dụ Hoa Lợi Lợi Tức Phát Sinh Từ Tài Sản Riêng
-
Hoa Lợi, Lợi Tức Phát Sinh Từ Di Sản Có được Tính Thực Hiện Nghĩa Vụ ...
-
HOA LỢI, LỢI TỨC TỪ TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ CHỒNG THUỘC ...
-
Lợi Tức Phát Sinh Từ Tài Sản Riêng Trong Thời Kỳ Hôn Nhân
-
Hoa Lợi Là Gì? Nêu Ví Dụ Cụ Thể Về Hoa Lợi
-
Hoa Lợi, Lợi Tức Phát Sinh Từ Tài Sản Riêng Trong Thời Kỳ Hôn Nhân
-
Hoa Lợi, Lợi Tức Của Tài Sản Riêng Phát Sinh Trong Thời Kỳ Hôn Nhân Là ...
-
Quy định Về Hoa Lợi, Lợi Tức Trong Bộ Luật Dân Sự
-
Lợi Tức Phát Sinh Từ Tài Sản được Chia Từ Khối Tài Sản Chung
-
Giải Quyết Tranh Chấp Hoa Lợi, Lợi Tức Trong Hợp đồng Cho Thuê đất
-
Tài Sản Riêng Của Vợ Chồng Trong Thời Kỳ Hôn Nhân - Luật Trí Hùng
-
Một Số ý Kiến Về Quyền Sở Hữu Tài Sản Của Vợ Chồng - Thủ Tục Ly Hôn
-
Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Trong Thời Kỳ Hôn Nhân
-
Nghĩa Vụ Trả Hoa Lợi, Lợi Tức Khi Chiếm Hữu, Sử Dụng, được Lợi Từ Tài ...
-
Nghĩa Vụ Chung, Nghĩa Vụ Riêng Về Tài Sản Của Vợ, Chồng Theo Luật ...