Hoa Lựu - Phật Giáo A Lưới

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin Tức
  • Thành viên
  • Liên hệ
  • Hình ảnh
  • Pháp Âm
Rss Feed Phật giáo A Lưới Phật giáo A Lưới
  • Tin tức
    • Thông Báo
    • Từ Thiện
    • Ủng hộ
    • Nhịp cầu nhân ái
  • Tu học
    • Giáo lý căn bản
    • Thiền học
    • Niệm Phật
    • Lời Phật dạy
    • Phổ thông
  • Đời sống
    • Nghệ thuật sống
    • Chuyện đời - ý đạo
    • Tâm sự
    • Ẩm thực chay
    • Tâm linh
    • Sức khỏe
  • Tuổi trẻ
    • Tăng Ni sinh
    • Gia đình Phật tử
    • Thanh niên Phật tử
    • Em học Phật
  • Diễn đàn
    • Phật sự hôm nay
    • Chấn hưng Phật giáo
    • Hộ pháp
    • Phật tử và dân tộc
    • Nhịp cầu đọc giả
  • Người thời nay
    • Nghệ sỹ
    • Trí thức
    • Tấm gương Phật tử
  • Thời đại
    • Xã hội
    • Giáo dục
    • Hoằng pháp
    • Truyền thông
  • Văn hóa
    • Chùa Việt Nam
    • Nghệ thuật
    • Giới thiệu sách
    • Du lịch
    • Nghi Lễ
  • Văn học
    • Tùy bút
    • Thơ
    • Truyện
    • Nhạc
  • Phật giáo Việt Nam
    • Lịch sử Phật giáo Việt Nam
    • Chư Tôn Thiền đức
    • Nhân vật
    • GHPGVN
    • Cửa Thiền
  • Nghiên cứu
    • Triết học
    • Thiền học
    • Phật giáo và khoa học
  • Quốc tế
    • Phật giáo Việt Nam hải ngoại
  • Thư viện
    • Video
Tin Tức Văn học Tùy bút Gửi bài viết qua email In ra Lưu bài viết này Hoa Lựu Đăng lúc: Thứ ba - 27/05/2014 20:30 - Người đăng bài viết: Ban Biên Tập Lựu là loại cây chịu hạn và rất ưa nắng, trong khi hoa lại có tác dụng hấp thụ khí độc, nên người ta thường trồng giữa sân nhà hay trước mái hiên để trừ tà khí, chướng khí. Khí chất mạnh mẽ của hoa lựu cũng được cụ Nguyễn Trãi miêu tả bằng một câu thơ gây ấn tượng khá mạnh với thị giác của mọi người: “Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ”. Lựu mệnh danh là một trong những cây hoa sứ giả của mùa hè, thường được trồng làm cảnh ở đình, chùa và vườn nhà. Hoa lựu cuốn hút mọi người bởi màu sắc đỏ rực, trông giống như ngọn lửa đang reo lên đầy sức sống. Cánh hoa lựu mỏng, giống như mảnh lụa hơi nhàu, vòi nhị đỏ hơi cong phô ra cùng với những hạt phấn vàng. Cụ Nguyễn Du có nhắc đến loài hoa này bằng một câu thơ rất hay: “Dưới trăng quyên đã gọi hè/ Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông”. Lựu được xếp vào hành thứ hai trong ngũ hành (kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ). Bởi vậy trong hành mộc có không ít người mang mệnh thạch lựu (thạch lựu mộc). Hoa lựu màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, trong khi thân và lá xanh biểu thị cho hành mộc, theo đó chuyển tải ý nghĩa của sự tương sinh, mộc sinh hỏa. Ít ai nhìn thấy cánh hoa lựu rụng, bởi khi hoa nhuỵ héo đi, tất cả như được thu vào bên trong. Sau đó, cuống hoa sẽ từ từ phình to, kết thành quả, quả chín lâu sẽ nứt ra nhìn rõ những hạt nhỏ trong như pha lê. Theo phong tục của một số dân tộc, đặc biệt là người Hoa, mỗi khi tổ chức hôn lễ, người ta thường dâng cúng trái lựu lên bàn thờ tổ tiên để ước mong sự sinh sôi, nảy nở. Hoa Lựu Còn ở ta, các cụ xưa quan niệm, lựu là loài cây tương sinh, nếu trồng ở phía trước nhà thì trong nhà ít xảy ra lục đục và cãi cọ nhau. Gia đình nào thường xuyên cãi cọ, cũng giống như tự xua đuổi những điều may mắn ra khỏi nhà. Dân gian hay ví von “hoà khí mới sinh tài” là vì vậy. Nói vậy thôi, có nhiều nhà trồng thạch lựu mà vẫn cứ cãi cọ nhau, thế cũng đủ biết giữa ước mong và hiện thực của lối sống ứng xử cũng còn có nhiều khoảng cách. Lựu là loại cây chịu hạn và rất ưa nắng, trong khi hoa lại có tác dụng hấp thụ khí độc, nên người ta thường trồng giữa sân nhà hay trước mái hiên để trừ tà khí, chướng khí. Khí chất mạnh mẽ của hoa lựu cũng được cụ Nguyễn Trãi miêu tả bằng một câu thơ gây ấn tượng khá mạnh với thị giác của mọi người: “Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ”. Lựu đơm từng nụ hay từng chùm gồm dăm ba nụ to nhỏ khác nhau, hoa nở ra từ đầu cành. Khi tận sắc, toàn thân lựu trĩu xuống, đong đưa trên nền lá xanh trông thật đẹp. Đang còn nụ, lựu đã điểm sắc đỏ, hình tròn như trái xoan, lúc gần nở chiếc nụ thon dài hơn cùng với cái cuống đế khá dày. Khi chớm nở, bao hoa nứt ra theo hình ngôi sao sáu, bảy cánh, rồi từ bên trong màu đỏ nhanh chóng xổ tung ra cùng ánh nắng. Nắng hè vàng ruộm, hoa đỏ thắm tươi, ai lỡ bỏ khoảnh khắc ráng chiều nghiêng cành lựu… (Viết tặng những người yêu hoa) Tác giả bài viết: Thích Thanh Thắng Từ khóa:

mệnh danh, sứ giả, màu sắc, sức sống, lập lòe, thứ hai, ngũ hành, thạch lựu, tượng trưng, trong khi, ý nghĩa, tất cả, sau đó, từ từ, thành quả, pha lê, phong tục, dân tộc, đặc biệt, tổ chức, hôn lễ

Đánh giá bài viết Tổng số điểm của bài viết là: 33 trong 8 đánh giá Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

  • Hoa Mù U (03/06/2014)
  • Hoa Mười giờ (05/06/2014)
  • Hoa Cẩm Chướng (11/06/2014)
  • Hoa Chanh (12/06/2014)
  • Hoa Cỏ May (02/06/2014)
  • Hoa Nhài (31/05/2014)
  • Hoa Sói (28/05/2014)
  • Hoa Ngọc Lan (29/05/2014)
  • Hoa Khế (30/05/2014)
  • Dùng đồng tiền oan nghiệt bị quả báo (12/06/2020)

Những tin cũ hơn

  • Thầy chùa (26/05/2014)
  • Tùy bút: Đất (26/05/2014)
  • Hoa Sen (30/04/2014)
  • Hoa Cỏ hôi (27/04/2014)
  • Hoa Móng Rồng (15/04/2014)
  • Hoa Râm Bụt (27/03/2014)
  • Gửi tới ba mẹ triệu lời xin lỗi (27/03/2014)
  • Cảm ơn cuộc đời (26/03/2014)
  • Hoa Cau (26/03/2014)
  • Sinh nhật Mẹ! (22/03/2014)
+ Xem phản hồi - Gửi phản hồi

Ý kiến bạn đọc

Nội dung

Mã an toàn: Mã chống spamThay mới

  • Xem nhiều
  • Bình luận mới
  • Nghi Lễ Cách lập bàn thờ Phật và Ông Bà trong nhà
  • Giáo lý căn bản Tam khổ và Bát khổ
  • Diễn đàn Phóng sanh như thế nào mới có ý nghĩa và đúng chánh pháp
  • Đời sống 95 câu danh ngôn cho cuộc sống giúp bạn
  • Video Bảy Loại Vợ - Bài giảng của Thầy Thích Pháp Hòa
  • Chúng con cảm niệm công ơn Quý Thầy đã không quản ngại xa xôi, bộn bề công việc Thầy về giúp chúng...
  • Bài viết tuyệt vời. Cám ơn tác giả bài viết này.
  • Cảm ơn sư phụ có bài đăng hay và cảm động.
  • Em là một trong những người may mắn được tham gia khoá tu, trải nghiệm được những điều mới mẻ, về...
  • Chúng tôi là những người đã cao tuổi rất chú tâm theo dõi những khóa tu dành cho giới trẻ như thế...

Bài viết mới

  • Tâm từ hóa giải đố kỵ, ghét ganh Tâm từ hóa giải đố kỵ, ghét ganh
  • Tôn sư trọng đạo, Báo ân bồi đức Tôn sư trọng đạo, Báo ân bồi đức
  • Thân cây mọc nghiêng Thân cây mọc nghiêng
  • Người khách trọ Người khách trọ
  • Cô lái đò Cô lái đò
  • Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
  • Tích truyện Pháp Cú: Người gõ đầu lâu Tích truyện Pháp Cú: Người gõ đầu lâu
  • Giác ngộ là đạt đến chân lí Giác ngộ là đạt đến chân lí

Tin xem nhiều

  • Đạo nghĩa thầy trò chốn thiền môn Đạo nghĩa thầy trò chốn thiền môn
  • Tôn sư trọng đạo, Báo ân bồi đức Tôn sư trọng đạo, Báo ân bồi đức
  • Giác ngộ là đạt đến chân lí Giác ngộ là đạt đến chân lí
  • Tích truyện Pháp Cú: Người gõ đầu lâu Tích truyện Pháp Cú: Người gõ đầu lâu
  • Cô lái đò Cô lái đò
  • Thân cây mọc nghiêng Thân cây mọc nghiêng
  • Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
  • Người khách trọ Người khách trọ

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Kết quả

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thành viên

Quên mật khẩu GoogleGoogleYahooYahooMyopenidMyopenid

Thống kê

  • Đang truy cập: 408
  • Khách viếng thăm: 404
  • Máy chủ tìm kiếm: 4
  • Hôm nay: 38072
  • Tháng hiện tại: 2476876
  • Tổng lượt truy cập: 116065342
Xem bản: Desktop | Mobile Trang chủ Đăng ký thành viên Liên hệ Giới thiệu
  • Thông tin liên hệ
    Tổng biên tập: Thích Tâm Phương Email: phatgiaoaluoi@gmail.com
  • Mọi ý kiến đóng góp, gởi bài vui lòng gởi về:
      Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Gửi ý kiến Điện thoại: 091.431.2992

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012

Từ khóa » Bài Thơ Hay Về Lựu