Những Bài Thơ Hoài Niệm - Quansuvn
Có thể bạn quan tâm
Những bài thơ hoài niệm
<< < (12/26) > >>
Đinh Phạm Kiều: Tản vănHOA CÚC“…Mùa Thu ra biển cảTheo dòng nước mênh môngMùa Thu vào hoa CúcChỉ còn anh và em…” (Xuân Quỳnh)Nếu ai đã từng ngắm những bông hoa cúc vào một buổi sáng đầu Thu, sẽ thấy trong lòng dậy lên một cảm xúc nao nao khó tả, nhất là khi lại được nghe bài hát “Thư tình cuối mùa Thu” (nhạc Phan Huỳnh Điểu, phổ thơ của cố thi sĩ Xuân Quỳnh).Hoa cúc có nhiều loại, cúc vàng, cúc trắng, cúc tím, cúc vạn thọ (còn gọi là cúc lỗ tai chuột), cúc Nhật, cúc đại đoá…nhưng, hình như các hoạ sĩ, nhà thơ, nhà văn chỉ cảm khái khi ngắm nhìn hoa cúc vàng rộ nở. Thôi Hiệu, một thi sĩ Trung Hoa đời Đường đã làm bài thơ tứ tuyệt tả hoa cúc như sau:“Bách hoa phát, hề ngã nhất phátNgã nhất phát thường giai trác lạcYếu dữ Tây phong nhất chiến trườngMãn thân phi tụ hoàng kim giáp…”Tạm dịch:“Trăm hoa đua nở, cúc chưa vềGiờ cúc nở rồi hoa lại điĐối mặt gió Tây, bày một trậnToàn thân vàng rực ánh xiêm y…”Nhà thơ tả hoa cúc như một viên tướng xuất trận, đối mặt với gió Tây mà phô trương cái đẹp của mình. Và hoa cúc là một loài hoa độc lập, mùa Xuân trăm hoa đua nở chỉ thiếu mỗi hoa cúc, nhưng khi cúc khoe sắc vàng rực rỡ thì không còn có loài hoa nào chịu ở lại để mà ngắm nhìn toàn thân một màu vàng rực trước “Tây phong” của hoa cúc! Âu cũng là…thiếu sót của các loài hoa. Nhưng biết làm sao bây giờ nhỉ? Vì khi tạo hoá tạo ra các loài hoa thì đã ban cho chúng một sắc đẹp riêng, một cõi trời riêng và một mùa riêng để “phô phang” vẻ đẹp trước muôn loài. Hoa cúc thường chỉ nở vào mùa Thu, bởi thế mới có câu: “…Đua chen Thu cúc, Xuân đào.Lựu phun lửa Hạ, mai chào gió Đông…”(Bích Câu kỳ ngộ!)Hay trong bài hát “Thương quá Việt Nam” của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ, có câu “…hoa cúc vàng trên sân anh, xinh như áo mới em ngày nào…” Trong ca dao xưa cũng có nhắc đến hoa cúc như một mở đầu cho một lời thăm hỏi của người con xa xứ:“Cúc mọc bờ ao kêu rằng cúc thuỷSài Gòn xa, chợ Mỹ không xaViết thư thăm hết nội nhàTrước thăm phụ mẫu, sau là thăm em!”Lời ca dao mộc mạc, chân tình của một chàng trai xa quê nào đó, mượn hoa cúc để “nhập đề” lá thư gửi về thăm “phụ mẫu” nhưng sau đó là “thăm em” một cách hết sức tế nhị và…dễ thương. Đã có những bức họa về “hoa cúc” nổi tiếng của các họa sĩ Trung Hoa, đủ thấy người ta yêu hoa cúc nhường nào! Nói chung, hoa cúc luôn là đề tài cho các tao nhân, mặc khách khi thưởng hoa dưới nguyệt, khi ngắm hoa nở trước gió Thu về…Ở các vùng, miền có khí hậu ôn hoà một chút hoa cúc có thể nở quanh năm, như Đà Lạt chẳng hạn! Còn ở miền Tây Nam bộ hoa cúc thường chỉ được trồng và bán vào mùa Xuân để mọi người có thể mua về ngắm hoa, thưởng Tết, nhưng có một loại cúc gọi là cúc vạn niên hay cúc dây, mỗi khi ra hoa thường kết thành từng chùm rất lâu tàn. Một chậu cúc trồng lâu có thể cho ra hoa đều đặn “bốn mùa, tám tiết” chứ không bị giới hạn bởi mùa Thu, đem trồng trên lầu hay trên sân thượng cúc dây có thể ra hoa và rủ dài từ trên xuống, nhìn rất đẹp! Mỗi mùa hoa cúc nở là những cô, cậu học trò lại thấy trong lòng nao nao với bao cảm giác, bao xúc động, vì hoa cúc nở báo hiệu mùa thi và mùa tựu trường sẽ đến theo từng cơn gió mát đầu Thu…Và khi mà câu thơ: “Áo em vàng, anh về yêu hoa cúc. Áo nàng xanh, anh mến lá sân trường…” vẫn còn trong hành trang tuổi học trò, thì hình ảnh hoa cúc sẽ mãi mãi là bất tử! Phạm Kiều
Đinh Phạm Kiều: VÒNG TAY CHỜ ĐỢILá bay, rơi rụng bên thềmLòng em nhớ đến anh miền xa xôiEm chừ như bóng mây trôiMắt xanh đã trắng, bờ môi đã vàngVòng tay chờ đợi khô khanAnh ơi! Em đã thành Hòn Vọng Phu...
Đinh Phạm Kiều: Buồn vui đời línhNHIỆM VỤ BẤT KHẢ THIMùa khô, năm 1974…Tôi và thằng Dũng “đầu bò”, nổi tiếng là gan dạ và giỏi võ Thái Cực Đạo cũng cỡ…tôi! (tức là ai đánh thì chạy đó mà). Hai đứa nhận nhiệm vụ “thanh toán” đám NDTV của P…X vì tụi nầy hay lùng sục, khám xét, bắt bớ và bắn bậy…làm anh em cơ sở thiệt hại nhiều. Nói đâu xa, mới cách đó một tuần, ba anh em đột ấp về bị tui nó bắn hú họa…vậy mà lạc đạn chết một người!Tôi và thằng Dũng lên phương án, kế hoạch cụ thể xem sẽ làm gì và thoát bằng đường nào? Sau cùng, hai thằng nhất trí: thằng Dũng sẽ dùng HonDa 67 xoáy nòng, chở tôi ngồi sau chạy ngang trụ sở, ném lựu đạn vào đó, rồi thoát theo dòng người đi lễ Giáng Sinh trên đường. Nhưng cái quan trọng là làm sao tránh thương vong cho đồng bào đi lễ. Coi vậy mà khó trần ai chứ không phải dễ…Chỉ sợ tụi nó không gom lại mà tản ra thì khó làm ăn lắm! Nhưng chúng tôi hạ quyết tâm bằng mọi giá phải bắt chúng nó đền tội!Tôi 24/12…đồng bào giáo dân đi lễ nhiều. Không khí Noel cũng vui vẻ, tất bật…khí trời lành lạnh mà mồ hôi của tôi tuôn ướt đầm cả áo…Thằng Dũng lấy xe chở tôi lạng qua, lạng lại vài lần để xác định mục tiêu, tọa độ…rồi hai thằng vô quán nước gần đó, ngồi chờ thời cơ. Thời cơ đến khi số lượng giáo dân đi lễ đã vãn hết, mọi người đều vào nhà thờ cả rồi! Đúng lúc rồi đây, bọn chúng kéo kẻm gai che chắn trụ sở lại rồi hai ba thằng lấy nồi, củi…chắc dùng để …nấu cháo khuya đây! Được rồi, ông sẽ cho chúng mày ăn…lựu đạn thế thịt heo nhé! Tôi nhủ thầm, ra hiệu cho Dũng nó lấy xe chở tôi lượn qua chốt gác một lần nửa…nhìn vào thấy tụi nó đang xúm xít quanh…nồi cháo. Đứa thì thổi lửa phù phù, đứa thì xăng xái xắt thịt heo…nhìn rõ từng đứa luôn! Tôi chạnh nghĩ tới cái cảnh anh em tôi cũng tổ chức nấu cháo khuya như thế nầy sau mỗi trận chống càn và đi diệt ác…lòng không nỡ…nhưng lại nghĩ tới cảnh anh em mình bị tụi nó bắn bậy mà chết, máu tôi sôi lên và không còn suy nghĩ cái kiểu “tiểu tư sản” nữa! Vòng lượn thứ hai của thằng Dũng sát vào hàng rào trụ sở, tôi rút chốt trái da láng M.67 và thẳng tay liệng vào giữa đám áo đen xúm xít…Rồi hai thằng chạy hết ga, suýt chút nữa là tông vào đầu xe tải đang chạy ngược chiều, pha đèn sáng quắc thoát ra vùng ngoại ô, chạy thẳng về hướng LA, bỏ xe ở đó, bắt xe đò trở về ngay trong đêm xem tình hình…12 giờ khuya, tôi thấy tụi nó vẫn bình thường, ăn nhậu, đàn ca…Ủa sao kỳ vậy? Thằng Dũng nói hay là mầy không rút chốt? Ông nội ơi! Tao liệng lựu đạn nhiều hơn mầy ăn cơm nữa đó! Cái chốt tao còn giữ đây nè, thấy hôn? Lân la làm quen và hỏi thăm chị bán cháo vịt gần cổng trụ sở, thì chị cho biết: - Khi nãy, thấy mấy “ông vệ” (nhân dân tự vệ) múc cái gì đen đen trong nồi cháo khuya ra, rồi vừa la vừa bò càng, bò niễng…Mấy ổng nói là có ai đo chơi ác bỏ nguyên trái …“mảng cầu” vô nồi cháo của mấy ổng! Mang cái ấm ức vì quả da láng “thúi” đó chúng tôi về “cứ” vừa bước vào thì gặp anh Thắng, vừa lục tìm cái gì đó, vừa cằn nhằn…tôi bước đến hỏi, thì anh cho biết: Trái lựu đạn – đã lấy hết kíp nổ và thuốc - dùng để tập cho anh em ném, không biết thằng quỷ nào lấy tập rồi bỏ đi đâu không biết, kiếm hoài không ra! Tôi ngớ người, hỏi có phải trái có sơn màu xanh trên thân không? Ừ, đúng là nó…Chết cha, tụi em lấy…liệng vô đám NDTV phường X rồi! Lựu đạn tập, tháo hết kíp và thuốc hèn chi nó không nổ!? Còn trái của tụi bây đâu? – anh Thắng hỏi – tụi em đâu có thấy trái nào? – tôi đáp - Chỉ thấy có trái sơn màu xanh đó, khi nhận nhiệm vụ thì lấy đi luôn, ai mà biết…! Tao giao cho thằng Kha, bảo đưa cho tụi bây mà! Thằng Kha đâu?? Đi tìm một hồi thì thấy thằng Kha tủm tỉm cười, xúng xính trong bộ quân phục ni lông dầu xanh lá cây mới cáu…má nó mới gửi vô, còn trái M.67 dùng cho công việc, thằng Kha lấy treo tòng teng trên “xăng-tuya” của nó để đi…lấy le với các em ở xóm! Nóng sôi máu Anh Đài chưa? Vậy là đám NDTV thoát chết, còn tụi tui chạy bắn khói! May mà anh Thắng không lấy quả lựu đạn còn “nguyên xi” kia cho anh em tập, nếu không chắc có …khiêng quá! Một kỷ niệm nhớ đời trong những ngày tập tễnh làm…cách mạng của tôi!
Đinh Phạm Kiều: MỘT KỶ NIỆM KHÓ QUÊNNăm 1973, tôi còn là một cậu học sinh trung học, mới tìm hiểu cách mạng miền Nam qua những câu chuyện của anh Rí - một người bạn lớn hơn tôi tới 2 tuổi - nhưng học chung lớp. Tôi cũng hiểu tội ác của kẻ thù xâm lược Mỹ và tay sai, nhưng tôi cũng chưa hiểu rõ lắm về cách mạng, cho đến một hôm…Chiều hôm đó, sau khi đi học về, ăn cơm xong tôi thả bộ tà tà vào xóm “hãng xáng” chơi với mấy thằng bạn. Chả là tụi tôi chiểu, tối nào cũng tụ tập với nhau, đàn ca, xướng hát. Có lúc cao hứng còn mua rượu về nhậu (mặc dù lúc đó mới có 16 – 17 tuổi nhưng tôi nhậu cứng khừ luôn!). Mới nhậu xong một chai nửa lít thì hết rượu, thằng Hai “cà lắc” xung phong đi mua. Tôi ôm cây “ghi- ta” cũ sì lên, hát nghêu ngao bài “Tình như mây khói” – một ca khúc thời thượng lúc đó – Đang thả hồn theo tiếng nhạc thì một viên cảnh sát, mặc bộ đồ trắng, áo bỏ lè phè ngoài quần dắt xe đạp đi vào xóm. Tôi lấy làm lạ vì y lạ mặt, chưa gặp bao giờ…Hay là vô xóm kiếm “em”? Cái xóm nhỏ xíu nầy có bao nhiêu là động “Bàng Tơ”, đầy những cô nàng “yêu nhền nhện” mắt xanh, mỏ đỏ! Y đi ngang chỗ tôi, hơi rượu nực nồng. Tôi ngừng tay đàn, ngó y cảnh giác mặc dù tôi không có gì phải sợ y cả. Tôi là học sinh mà, lại là con của lính Hải quân tôi xem y chả ra cái mùi gì cả! Chợt, tên cảnh sát dừng lại, nhìn vào đám bạn của tôi và hỏi bằng cái giọng lè nhè:“Làm gì đứng đây đông vậy? Giải tán đi!” Cái giọng ra lệnh nghe thấy ghét, tôi đâu có tè đám cảnh sát nầy, bọn nó sợ hải quân Chương Dương như sợ cọp (mà đám lính Hải quân nầy tôi quen nhiều lắm, đa số là bạn của ba tôi). Tôi ậm ờ: “Thì trời nóng, ra đây đứng cho mát! Thắc mắc gì hôn?”Tên cảnh sát dựng xe đạp lên, hỏi tôi: “Đứng hứng mát hay chờ…giựt đồ? Tao nghe nói xóm nầy toàn là đào ngũ và trộm cướp, giựt dọc…” Tôi sôi máu, độp liền: “Chú là nhân viên công lực, ăn nói với dân phải lựa lời chớ! Tôi là học sinh chứ không phải lưu manh, mà chú nói với tôi bằng cái giọng lưu manh đó?!”. Tên cảnh sát thộp cổ tôi, tay kia lần vào thắt lưng, rút ra khẩu “Ru –lô” nòng dài, còn nằm nguyên trong bao: “Đ..mẹ, mầy chịu nổi mấy viên, mậy?” Tôi liếc nhìn tướng tá của y, không đủ cho tôi phủi tay, liếc nhìn khẩu súng với cái vòng cò còn nằm trong bao, nhìn nắm tay của y nắm áo tôi…Tôi nghĩ thầm “Tới số rồi con ạ! Mầy quên câu ngạn ngữ Nhật Bản là : “Đừng bao giờ nắm cổ áo một môn sinh Nhu Đạo hay sao?” Tôi liếc sang thằng tư Hoai ra hiệu, nhanh như cắt, tôi dùng tay phải chộp lấy tay của y đang nắm cổ áo tôi, vặn nhẹ một cái y lập tức kêu oái oái, tôi chộp lấy cánh tay của y và dùng một đòn vai của Nhu Đạo – y như lúc học trong trường – quăng hắn qua đầu và rơi xuống nền xi măng lạnh cứng nghe một cái “phịch”. Hắn đưa khẩu súng lên, tôi tước ngay lập tức, rút khẩu súng ra khỏi bao, lẩy chốt cho ổ đạn lòi ra và dốc ngược khẩu súng, sáu viên đạn rơi ra ngoài. Tôi quăng khẩu súng qua hàng rào của hãng xáng và co chân tống cho y một cước (Không Thủ Đạo gọi là MAE GARI KEKOMI) vào mạng sườn, rồi tôi xách cây đàn…vọt! Tụi bạn tôi cũng mạnh thằng nào, thằng ấy chạy. Tưởng gì, chứ cái xóm tôi tới chơi toàn dân Thủy quân lục chiến, Biệt động quân đào ngũ, tới Quân Cảnh họ còn dám “chơi” thì sá gì đám cảnh sát áo trắng nhãi nhép nầy!? (còn tiếp)
DepTraiDeu: Trời, em thiệt phục bác Kiều, cảnh sát có súng mà bác cũng dám lượm luôn! Cao thủ võ lâm có khác, ngòai Nhu đạo, Thái cực đạo ra bác còn luyện thêm món gì nữa hông mà gan quá vậy?
Navigation
[0] Message Index
[#] Next page
[*] Previous page
Từ khóa » Bài Thơ Hay Về Lựu
-
Bài Thơ: Hoa Lựu (Trần Đăng Khoa) - Thi Viện
-
Ca Dao Tục Ngữ Về Quả Lựu
-
Tục Ngữ Về "cây Lựu" - Ca Dao Mẹ
-
Top #10 Bài Thơ Về Quả Lựu Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 7/2022 ...
-
Thơ Mã Lam - HOA LỰU - Nguyencongphuc
-
Hoa Lựu - Phật Giáo A Lưới
-
Hoa Lựu - Hoa Và Thơ
-
Trái Lựu "vỡ òa" Những Ngày Nắng Nỏ! - Dân Việt
-
Bài Thơ: "Tặng Cô Đào Lựu" - Nguyễn Khuyến - OCuaSo.Com
-
Hoa Lựu - Giải Bài Tập
-
Hoa Thạch Lựu Và Hoa Phượng | Trường Les-Lauriers
-
Tặng Cô Đào Lựu (Nguyễn Khuyến) - Bài Thơ - Chiều Tà
-
Hè Về Hoa Lựu đỏ Rực Lửa - Webtretho