“Hoa Nâu” - Dòng Gốm Tiêu Biểu Thời Trần Lưu Giữ Tại Bảo Tàng Lịch ...
Có thể bạn quan tâm
Thuật ngữ “ Gốm Hoa nâu” được các chuyên gia gốm sứ thống nhất để mô tả một loại đồ gốm có trang trí hoa văn bằng men mầu nâu. Gốm hoa nâu thuộc loại sành xốp dầy, xương gốm thô và nặng được nung từ 1000 đến 1300 độ C. Mầu nâu được tạo bởi từ nguyên liệu khai thác tại chỗ đó là những quặng đá sau đó nghiền thành bột men nâu. Loại men này pha lẫn một vài phụ gia khác với nhiều thành phần chủ yếu là oxit sắt, hay đá son. Nên sau khi nung qua lò ở nhiệt độ trên dưới 1300 độ C đã tạo nên nhiều cấp độ của mầu nâu như: nâu cà phê, nâu hạt dẻ, nâu da lươn… Gốm hoa nâu là loại gốm được sử dụng các thủ pháp tạo hoa văn khác nhau thông qua men mầu nâu kết hợp với men trắng .Tuy nhiên có một số sản phẩm kết hợp đắp nổi, tạo điểm xuyết trên vai, nắp hay xung quanh sản phẩm. Đa số gốm hoa nâu được tạo bằng kỹ thuật cạo xương gốm khi mới phủ men nền để tạo đồ án trang trí. Sau đó người thợ dùng bút lông vẽ hoa văn mầu nâu trên phần đã được cạo. Hay vạch vẽ hoa văn lên sản phẩm trên nền men nền. Men phủ trên nền gốm mầu trắng ngà phần lớn thường bị rạn hay nứt trong men tạo thành những mảng vân rạn tự nhiên khiến cho hiện vật trở nên độc đáo và thẩm mỹ. Vào cuối thời Trần sang thời Lê sơ bắt đầu xuất hiện loại gốm vẽ mầu nâu sau mới phủ men. Đặc điểm phong cách gốm hoa nâu là hình dáng đầy đặn, khỏe khoắn. Nét khắc trên sản phẩm chỗ nông chỗ sâu, hoa văn khoáng đạt được thể hiện theo tùy hứng dưới bàn tay của người thợ gốm dân tộc. Theo các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế đánh giá đây thực sự là một nét đặc trưng tiêu biểu của dòng gốm cổ Việt Nam riêng biệt không hề trộn lẫn với bất cứ một dòng gốm nào trên thế giới.
Sự xuất hiện của gốm hoa nâu trải dài từ Hà Nội, Hải Dương, Nam Định, Hòa Bình, Thái Bình, Hà Tây, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh…Gốm hoa nâu mang tính thời đại sâu sắc, vào thời Lý khi Phật giáo đã trở thành Quốc giáo và phát triển rực rõ suốt hai triều đại Lý – Trần. Không có một dòng gốm nào lại thấm đẫm yếu tố Phật giáo như gốm hoa nâu. Đó là những đề tài về hoa sen, hoa cúc được thể hiện một cách tài tình khi thì hiện thực, khi thì cách điệu thi vị hóa. Gốm hoa nâu còn phản ánh những thời khắc lịch sử gần 200 năm chấn hưng và gìn giữ độc lập của triều Trần như cảnh các võ sĩ tay cầm khiên tay cầm giáo đang chiến đấu, cảnh ra trận với đàn voi lớn, cảnh đi săn, bắt được tù binh, cảnh đấu vật.Hay đề tài Vinh quy bái tổ thể hiệncũng rất sinh động chứng tỏ vương triều Trần đề cao việc thi cử, tuyển chọn nhân tài phục dựng chấn hưng đất nước.
Với những loại hình vô cùng phong phú được dùng trong đời sống hàng ngày như đĩa, âu, bình, liễn, thạp, thố, tước, ấm hay đĩa đèn của cư dân đại Việt Việt. Nhưng khi chết đi chúng lại được sử dụng như vật đưa tiền người chết sang thế giới bên kia. Đó là những thạp, thống, khi phát hiện bên trong còn đựng cả di cốt của người chết.
Gốm hoa nâu còn thể hiện sự giao thoa những nền văn hóa cổ như ChamPa. Hình ảnh của chim thần đầu người mình chim Kinnari, Kinnara thể hiện sinh động trên mỗi vật dụng hay đồ dùng sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày của cư dân triều Trần.
Dòng gốm hoa nâu Việt Nam được các học giả trong nước và quốc tế đánh giá cao vị trí và tầm quan trọng hàng đầu góp phần tạo nên truyền thống riêng biệt của dòng gốm cổ Việt Nam, không trộn lẫn với bất cứ một dòng gốm cổ nào trên thế giới. Mặc dù chỉ phát triển rực rỡ trong khoảng hơn 200 năm, số lượng hiện vật tồn tại còn đến ngày nay không nhiều nhưng những thông điệp cùng muôn điều kỳ thú của dòng gốm này chắc chắn sẽ còn là đề tài phong phú khi gốm hoa nâu vẫn còn nhiều điều chưa được lý giải với các nhà sưu tầm và nghiên cứu gốm cổ trong nước và quốc tế. Mặc dù chỉ phát triển rực rỡ trong khoảng hơn 200 năm, số lượng hiện vật tồn tại còn đến ngày nay không nhiều, nhưng những giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật của dòng gốm hoa nâu thật to lớn, là kho tàng vô giá phản ánh một giai đoạn lịch sử đẫm chất nhân văn nhưng cũng đầy tinh thần thượng võ của dân tộc.
Tước rượu hình tượng chim vẹt, gốm hoa nâu, TK 12.
Ấm rượu hình tượng chim thần Kinnari, gốm hoa nâu, TK 12.
Thạp men ngà vẽ nâu đề tài “Vinh quy bái tổ”.
Mảnh bát men nâu khắc vẽ hoa sen dây.
Thạp không nắp, men phủ trắng ngà sau cạo men rồi mới tô nâu.
Thạp có nắp vẽ nâu sau mới tráng men.
Ấm rượu có nắp trang trí cánh sen.
Thạp men trắng vẽ nâu hình voi.
Thạp men trắng khắc sau vẽ nâu hình gà.
Thống tạo hình bông sen, trên vai đắp nổi trang trí cánh sen.
Chum men trắng ngà khắc tô nâu khóm hoa sen và sóng nước.
Chum khắc vẽ nâu sau mới tráng men khóm hoa sen.
Mảnh thạp men trắng ngà cạo men sau khắc tô nâu cản “Các đấu sĩ và voi ra trận”.
Thạp vẽ nâu sau mới tráng men trắng ngà đề tài “Vinh quy bái tổ”.
Thạp men trắng khắc nâu cảnh đấu sĩ ra trận.
Thạp men trắng ngà khắc tô nâu cảnh đàn voi ra trận.
Thạp men trắng vẽ nâu cảnh đấu vật, gốm hoa nâu, TK 13- 14.
Liễn có nắp men ngà khắc tô nâu hoa sen và hoa cúc.
Liễn men ngà khắc tô nâu hoa sen và chim sẻ.
Bình men trắng khắc tô nâu hoa sen dây.
Âu men trắng vẽ nâu đề tài tôm cua cá.
Phần dưới chân đèn men trắng ngà vẽ nâu hoa cúc dây, cánh sen.
Phần dưới chân đèn men trắng vẽ nâu dây hoa cúc.
Phần dưới chân đèn men trắng khắc tô nâu hoa cúc dây và lá đề.
Chậu gốm men nâu khắc hoa dây.
Loa gốm men nâu khắc hoa văn tổ ong.
Mảnh chậu gốm men nâu khắc hoa sen và sóng nước.
Mảnh nắp chạm cánh sen.
Bản vẽ đề tài “đi săn” và “Bắt được tù binh” trên thạp gốm hoa nâu.
Bản vẽ đề tài “vinh quy bái tổ” trên thạp gốm hoa nâu.
Đinh Phương Châm (Phòng quản lý hiện vật)
Từ khóa » đồ Gốm Hoa Nâu Thời Trần
-
Dấu ấn Hoa Nâu Trên Bản đồ Gốm Việt - ELLE Decoration Vietnam
-
Tìm Hiểu Dòng Gốm Hoa Nâu Nổi Tiếng Thời Trần
-
Đồ Gốm Hoa Nâu Thời Lý – Trần - MyThuatMS
-
Những Bảo Vật Quốc Gia Mới: Thạp Gốm Hoa Nâu Thời Trần
-
Thống Gốm Hoa Nâu Di Vật Của Nhà Trần (1225 -1400)
-
Đồ Gốm Hoa Nâu Thời Lý - Trần
-
Bí ẩn Trăm Năm Gốm Hoa Nâu 'đặc Sản' Thời Lý - Trần - Báo Kiến Thức
-
GỐM HOA NÂU - Tibisea
-
Gốm Hoa Nâu Thời Lý - Trần - YouTube
-
Gốm Hoa Nâu Thời Trần ( Thông điệp Từ Cổ Vật) - YouTube
-
Độc đáo Gốm Hoa Nâu Thời Lý - Trần - Hànộimới
-
Tìm Hiểu Về Gốm Hoa Nâu | BatTrang Family
-
Thạp Gốm Hoa Nâu Thời Trần | Cổ Vật Việt Nam