Thống Gốm Hoa Nâu Di Vật Của Nhà Trần (1225 -1400)
Có thể bạn quan tâm
Đây là loại hình di vật đặc sắc, tiêu biểu trong phức hợp gốm hoa nâu hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, trong sưu tập của các nhà sưu tầm tư nhân và trong các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố từ trước đến nay về dòng gốm này.
Thống có số đăng ký: LSb.18227.
Kích thước:Cao: 57 cm; ĐK miệng: 35 cm; Đk thân: 50cm; Đk đáy: 34cm
Trọng lượng: 50Kg
Mô tả: Thống gốm hoa nâu có miệng rộng nổi thành gờ viền, thân to phình chia thành 8 múi cân đối thuôn dần xuống đáy, trên vai đắp nổi băng cánh sen nổi, cánh to xen kẽ cánh nhỏ. Chân đế thấp, hơi loe. Thống được tạo dáng một bông sen nở 8 cánh, trong mỗi cánh dọc thân là một cành hoa sen gồm 3 bông hoa sen nở xòe hết cỡ, 4 lá sen cách đều. Cành hoa sen này được cắm vào một bình có chân đế cao. Thống gốm hoa nâu có dáng chắc khỏe, cốt gốm dầy, chất đất thô xốp, trong lòng để mộc không thấy có tráng men, đồ án trang trí trên thống theo lối khắc vẽ thành đường nền rồi dùng màu nâu lấy từ đất đỏ, tô vẽ thành mảng. Sau cùng mới phủ tráng một lớp men vàng ngà.
Chiếc thống được nhân dân phát hiện khi đang đào giếng ở độ sâu khoảng 1m cách mặt đất, tại khu di tích lịch sử đền Trần, Nam Định vào khảng giữa năm 1972. Khu di tích đền Trần nằm tại thôn Tức Mạc, phường Lộc Vượng thành phố Nam Định.
Tức Mạc vốn là mảnh đất dấy nghiệp, là quê hương của vương Triều Trần. Theo các kết quả nghien cứu, bắt đầu từ năm 1939 vua Trần đã cho xây dựng cung điện ở đây để lấy chỗ đi lại và về thăm chơi. Công việc này được giao cho quan Nhập nội Thái phó Phùng Tá Chu chỉ đạo thi công. Nhiều công trình kiến trúc đã được xây dựng ở đây, vì thế ngay trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất (1258). Linh từ quốc mẫu Trần Thị Dung đã đưa toàn bộ hoàng tộc sơ tán về đây để tránh quốc nạn. Nhưng phải đến những năm 1262 nhà Trần mới xây dựng ở quê hương với quy mô lớn hơn và một tốc độ nhanh hơn. Cả vùng Tức Mạc trở thành một công trường lớn. Những lâu đài, cung điện nguy nga, lộng lẫy lần lượt mọc lên. Tiêu biểu là điện Trùng Quang nơi Thượng hoàng về ngự, điện Trùng Hoa để các vua Trần về chầu.
Trong lịch sử Phong kiến Việt Nam từ thời Trần mới bắt đầu có chế độ Thái Thượng hoàng. Các vua cha thường ở tuổi trên dưới 40 thì nhường ngôi cho con. Bất kể là trưởng hay thứ, cứ người nào có tài thì được trao quyền. Như Thái Tông là con thứ hai của Trần Thừa, Minh Tông là con thứ tư của Anh Tông, Dụ Tông là con thứ mười của Minh Tông, Thuận Tông là con út của Nghệ Tông. Ông vua nghỉ hưu trên thực tế vẫn quyết định những việc quan trọng, trong đó có rèn cặp những vị vua đương nhiệm. Những ông Vua đầu tiên của triều Trần sau khi trao quyền cho con đều về nghỉ hưu tại quê nhà, nhưng bắt đầu từ Minh Tông thì lại lấy Thăng Long làm nơi an dưỡng.
Ngay từ đầu năm Nhâm tuất (1262) trước khi tiến hành công việc xây dựng quy mô ở Tức Mạc, nhà Trần đã thăng làng này lên thành phủ Thiên Trường. Đây là một vùng đất rộng lớn bao gồm thành phố Nam Định, các xã phía nam huyện Mỹ Lộc, huyện Nam Trực tỉnh Nam Định về phía nam huyện Vũ Thư tỉnh Thái bình hiện nay. Tức Mạc lúc đó chính là thủ phủ của đất Thiên Trường và được xây dựng với một nhịp độ khẩn trương.
Căn cứ theo sử sách còn ghi lại và các tư liệu khai quật khảo cổ thì khu di tích đền Trần được xây dựng trên nền cũ của cung điện Trùng Quang và Trùng Hoa. Bao quanh hai cung điện chính còn có cung Đệ Nhất, cung Đệ Nghị, cung Đệ Tam, cung Đệ Tứ là nơi Hoàng Tộc và quan lại ở. Các cung này nằm án ngữ các con sông Hoàng Giang, Nhị Hà và Vị Hoàng. Nó như vòng đai bảo vệ phía ngoài cho hai điện Trùng Quang và Trùng Hoa. Bao quanh hai cung điện chính còn có cung Đệ Nhất, cung Đệ Nhị, cung Đệ Tam, cung Đệ Tứ là nơi hoàng tộc và quan lại ở. Các cung này nằm án ngữ các con sông Hoàng giang, Nhị Hà và Vị Hoàng. Nó như vòng đai bảo vệ phía ngoài cho hai điện Trùng Quang và Trung Hoa.
Trong cuốn “Trần Thị gia huấn” còn cho biết thêm về các hành cung ở đây: “Làm nôi cung để các hậu ở, làm nội khố để tiền lương… Phía sau cung ở bờ bắc sông Vĩnh lập cung Hoa Nha và đặt văn miếu”. Trong ‘Nam Định địa dư chí” của Ôn Ngọc nêu cụ thể hơn: “Văn Miếu của huyện Mỹ Lộc được xây dựng từ thời Trần Thái Tông tại bộ phận xã Hoa Nha nay là làng Liễu Nha, tạc tượng thánh và tượng tiên hiền để vua thân hành đến lễ. Đến thời Lê dùng làm cung phủ Thiên Trường. Khi Gia Long làm vua cũng dùng đình này làm văn miếu của tỉnh để tế.”
Như vậy cung Thiên Trường lấy làng Tức Mạc làm trung tâm có các cung điện như cung Trùng Quang, cung Trùng Hoa, các cung để cho Hoàng Thái Hậu ở, kho nội khố, cung Hoa Nha…
Thiên Trường đã trở thành một kinh thành lớn chỉ đứng sau Thăng Long lúc bấy giờ. Từ đây có thể thấy giá trị của Thiên Trường đó chính là sự hình thành diện mạo của một đô thị mới. Thiên Trường trở thành trung tâm chính trị của đất nước, là nơi an nghỉ, làm việc, điều hành đất nước của các Thái Thượng hoàng triều Trần.
Thiên Trường còn là Trung tâm quân sự, bởi mấy đời vua khi giặc đánh đuổi đều rút chạy từ thăng Long về Thiên Trường. Có nghĩa là các vua Trần đã biến Thiên Trường làm căn cứ quân sự. Và cũng từ Thiên Trường, các vua Trần tiếp tục gây dựng lực lượng, rồi đưa quân đánh và thu phục lại Thăng Long. Thiên Trường có một vai trò to lớn trong hai cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông của dân tộc.
Với vị trí chiến lược quan trọng, tất cả những giá trị nêu trên, Thiên Trường đã gắn bó với vương Triều Trần trong suốt 175 năm tồn tại, đã góp phần xứng đáng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông xâm lược. Rồi trong suốt chiều dài lịch sử thời Lê –Mạc, Tây Sơn – Nguyễn, vùng đất Thiên Trường vẫn luôn là trung tâm văn hóa, kinh tế của miền duyên hải.
Hiện nay, khu di tích đền Trần bao gồm có đền Thiên Trường hay còn gọi là đền Thượng và đền Cố Trạch còn gọi là đền Hạ được xây dựng sát cạnh nhau, vốn trước đây là khu trung tâm của hành cung Thiên Trường. Về phía tây đền Trần là điện Trùng Quang. Ngôi chùa bị hư hỏng nên đã bị dỡ bỏ. Còn đền Trùng Hoa được xây dựng lại trên nền chùa Trùng Hoa trước đây.
Trải qua nhiều đổi thay của dân tộc, tiếc là những cung điện, những lầu son gác tía của cung Thiên Trường đã bị giặc ngoại xâm tàn phá. Trong khu di tích này đã phát hiện nhiều di vật hiện vật trong đó tiêu biểu phải kể đến chiếc Thống Gốm hoa nâu.
Tóm lại:
Với những kết quả nghiên cứu nêu trên có thể khẳng định:
- Thống gốm hoa nâu triều Trần hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Lich sử quốc gia là di vật hiện vật độc đáo điển hình được phát hiện tại khu di tích đền Trần. Đây là khu di tích lịch sử quan trọng của quốc gia có nhiều dấu ấn văn hóa, lịch sử của thế kỷ 13 – 14, là quê hương cũng là kinh đô thứ hai của vương triều Trần. Vương triều Phong kiến thịnh trị và vẻ vang nhất trong suốt tiến trình lịch sử dân tộc.
- Thống gốm hoa nâu triều Trần chính là vật dụng trong cung của các vị Thái thượng hoàng vương triều nhà Trần.
- Thông gốm hoa nâu triều Trần, với kỹ thuật làm gốm đặc trưng nhất, tiêu biểu nhất của nghệ thuật gốm cổ đó là: đồ án trang trí trên gốm theo lối khắc vẽ thành đường nền rồi dùng màu nâu lấy từ đất đỏ, tô vẽ thành mảng. Sau cùng mới phủ tráng một lớp men vàng ngà. Đây là kỹ thuật tạo đồ án trang trí đặc trưng nhất trong lịch sử làm gốm của dân tộc, bởi duy nhất chỉ có triều Trần, (khu vực Bắc bộ Việt Nam) mới có lối kỹ thuật tạo đồ án trang trí trên gốm như vậy.
- Đề tài trang trí của Thống gốm hoa nâu mang đậm dấu ấn nghệ thuật phật giáo dân tộc. Hoa sen chính là biểu tượng của nhà Phật. Đến thời Trần, Phật giáo Việt Nam bắt đầu nở rộ. Sự kiện Vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con để lên lên núi Yên Tử đi tu đó chính là sự nở hoa kết trái của phái Thiền tông. Chiếc thống được tạo dáng là một bông hoa sen đang nở, trên vai trang trí hàng cánh sen dầy đặc, trên thân là tám bình hoa sen.
- Thống gốm hoa nâu triều Trần là đại diện đặc sắc cả về kiểu dáng và kỹ thuật tạo đồ án trang trí trong phức hợp gốm hoa nâu lưu giữ tại BTLSQG, là hiện vật để lại nhiều ấn tượng với khách tham quan và các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế xứng đáng được lựa chọn vào danh mục đề nghị công nhận là Bảo vật quốc gia sắp tới.
Đinh Phương Châm (Phòng Quản lý hiện vật)
Từ khóa » đồ Gốm Hoa Nâu Thời Trần
-
Dấu ấn Hoa Nâu Trên Bản đồ Gốm Việt - ELLE Decoration Vietnam
-
Tìm Hiểu Dòng Gốm Hoa Nâu Nổi Tiếng Thời Trần
-
Đồ Gốm Hoa Nâu Thời Lý – Trần - MyThuatMS
-
Những Bảo Vật Quốc Gia Mới: Thạp Gốm Hoa Nâu Thời Trần
-
“Hoa Nâu” - Dòng Gốm Tiêu Biểu Thời Trần Lưu Giữ Tại Bảo Tàng Lịch ...
-
Đồ Gốm Hoa Nâu Thời Lý - Trần
-
Bí ẩn Trăm Năm Gốm Hoa Nâu 'đặc Sản' Thời Lý - Trần - Báo Kiến Thức
-
GỐM HOA NÂU - Tibisea
-
Gốm Hoa Nâu Thời Lý - Trần - YouTube
-
Gốm Hoa Nâu Thời Trần ( Thông điệp Từ Cổ Vật) - YouTube
-
Độc đáo Gốm Hoa Nâu Thời Lý - Trần - Hànộimới
-
Tìm Hiểu Về Gốm Hoa Nâu | BatTrang Family
-
Thạp Gốm Hoa Nâu Thời Trần | Cổ Vật Việt Nam