Hoa Sen Trong Phật Giáo - .vn
Có thể bạn quan tâm
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh, bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng bhooi tanh mùi bùn.”
Hoa sen trong Phật giáo là biểu tượng của sự thuần khiết và sinh hóa hồn nhiên. Phần tâm linh của con người thì vô nhiễm, giống như hoa sen mọc trong bùn mà không bị hôi tanh mùi bùn. Hoa sen tỏa ra hương sắc, làm đẹp thơm cho cả mọi người và môi trường xung quanh.
Khi mùa hạ đến những khóm sen trong lòng ao đầm lại đâm chồi nảy nụ. Thân sen hình trụ có gai nhỏ, phiến lá hình lọng to có gân tỏa tròn, hoa có nhiều lớp cánh. Theo y học cổ truyền, các bộ phận của hoa sen từ lá, cuống, ngó, cánh hoa đến nhụy hoa, gương, hạt, củ, tim… đều có thể dùng được dùng để chế biến thành nhiều vị thuốc quý có các tác dụng cầm máu, an thần… chữa được những bệnh như kiết lỵ, mất ngủ.
Thế nên đạo Phật dùng ý nghĩa này của hoa sen để tượng trưng cho người tu hành. Hoa sen là để tiêu biểu ẩn dụ cho mỗi người chúng ta ai ai cũng sẵn có Phật tánh.
Trong đạo Phật, hoa sen đại diện cho 8 đặc tính của người tu học Phật pháp, bao gồm: Trừng thanh - Không nhiễm - Kiên nhẫn - Thanh lương - Viên dung - Ngẫu không - Hành trực - Bồng thực.
Trừng thanh nghĩa là lọc, gạn, làm trong suốt. Hoa sen có một đặc tính đại diện cho tính trừng thanh trong đạo Phật, đó là những bông hoa sen mọc ở đâu, chỗ nước đó sẽ trở nên trong suốt. Điều này cũng nói lên ý nghĩa biểu trưng rằng nơi nào có chư Phật, bồ tát ra đời thì nơi đó sẽ đem lại cho chúng sanh sự an ổn, trong sạch trong tâm linh. Theo đó, Phật pháp cho rằng, nếu biết cách áp dụng trừng thanh vào trong cuộ sống thực tế hằng ngày thì tâm của chúng ta mới trong sạch, thanh lương được. Mà tâm trở nên trong sạch thì cũng sẽ giúp con người an lạc hạnh phúc. Bùn là tượng trưng cho phiền não tham sân si mạn nghi ác kiến. Hoa sen là biểu tượng của sự thanh tịnh, sáng suốt.
Không nhiễm tức là không bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài mà xấu đi, thích hợp với câu “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Điều này có ý nghĩa nơi nào có chư Phật bồ tát ra đời thì nơi đó chúng sinh được an vui, lợi lạc. Nơi nào có Phật pháp thì nơi đó giảm bớt khổ đau nhờ chúng sinh biết cách thay đổi, chuyển hóa tâm xấu ác. Hoa sen có những đặc điểm rất kỳ diệu. Tuy hoa rất đẹp, thơm và quyến rũ nhưng không một loài côn trùng nào có thể xâm hại bởi trong nhụy có chất dịch tinh khiết làm các loài côn trùng không dám đến gần. Đặc tính này ý chỉ cho tâm Phật sáng suốt nơi mỗi người. Nếu chúng ta thường xuyên lóng trong mọi cấu uế nhơ bẩn của phiền não tham sân si thì nước hồ tâm sẽ ngày càng trong sạch. Cũng nghư đức hạnh của người tu hành chân chính luôn tu tâm tích đức, làm lợi cho chúng sinh không biết mệt mỏi, nhàm chán vì không thấy có ta, người, chúng sanh. Nhờ vậy, chúng ta có thể vượt qua cạm bẫy cuộc đời mà chuyển hóa nỗi khổ đau thành vô lượng trí tuệ, từ bi.
Tính kiên nhẫn là một trong những đức tính quan trọng nhất của nhà Phật được biểu hiện trong hoa sen với quá trình sinh trưởng từ bùn lầy, gặp nhiều khó khăn trắc trở. Hoa sen là loài thực vật thân thảo, nảy mầm từ củ sen nằm trong bùn đất, sau đó mọc dần lên trên mặt nước mới bắt đầu ra lá, nở hoa, sự chờ đợi trong quá trình nảy mầm và phát triển này chính là tính kiên nhẫn. Đức tính này cũng rất cần thiết trong cuộc sống. Việc sở hữu được tính kiên nhẫn sẽ giúp người làm việc dể dàng đạt được thành công, vươn tới đỉnh cao trong cuộc sống.
Thanh lương thể hiện tinh thần vượt khó khăn của chư Phật, cũng như hoa sen không nở vào mùa xuân ấm áp mà lại sinh trưởng vào mùa hè nóng gắt và khắc nghiệt. Trong hoàn cảnh này, hoa sen nở ra với hương thơm trong mát như mang lại thứ nước cam lộ từ bi để tưới tắm làm mát dịu cho mọi người. Trong Phật pháp, điều này nói lên ý nghĩa, chư vị Bồ Tát ra đời trong thời đại chúng sinh đầy phiền não, khó chịu và đầy dục vọng nhưng vẫn bền tâm nhẫn nại để khắc phục vượt qua, đồng thời dùng chánh pháp để làm mát dịu tâm hồn của những người xung quanh.
Viên dung nghĩa là vô tư vì đại cuộc, không vì tư lợi trước mắt mà bỏ đi lòng từ bi thiện lành. Vì người, vì toàn cuộc mà không vướng vào hình thức bề ngoài, không sa vào sự vụ, không lạc vào đạo lý, tương sinh tương khắc. Do đó mà trí tuệ sáng suốt, quyết định công bằng liêm chính nhất, chí trung chí chính. Hoa sen từ lúc nở đến lúc tàn luôn như vậy, không bị ong bướm quấy rầy như chính đức tính viên dung vô hại cần có của mỗi người.
Ngẫu không nghĩa là một đặc tính trên thân hoa sen gắn liền với hai điều trong tứ vô lượng là “hỷ, xả”. Hoa sen mặc dù thẳng tắp nhưng bên trong rỗng như từ bỏ những buồn khổ toan tính, chỉ giữ lại bản thân lương thiện của mình, vẫn an nhiên bước về phía trước.
Hành trực chỉ sự ngay thẳng, không có loài hoa nào có thân hình ngay thẳng như hoa sen. Trong đạo Phật, điều này thể hiện cho bài học: “Người tu hành cần phải sửa thân và tâm cho ngay thẳng, “trực tâm tức thị đạo tràng. Dù sống trong bất cứ hoàn cảnh nào, ở bất cứ đâu mà tâm ta ngay thẳng thì dù đó là chợ búa ồn ào ta cũng có thể biến nơi đó thành đạo tràng thanh tịnh.
Bồng trực là một đặc điểm duy nhất chỉ có ở hoa sen chính là hoa và quả xuất hiện cùng lúc, đó là nhân quả đồng thời, điều này nói lên một triết lý sống, nhân quả đồng thời như hình với bóng, gieo nhân nào gặt quả ấy trong đạo Phật.
Có thể thấy hoa sen là loài hoa mang trong mình biểu trưng của Phật giáo, mang ý nghĩa tốt đẹp về đạo đức, trí tuệ của những người tu Phật. Đây cũng là hình ảnh mà con người có thể nhìn vào để cảm nhận sự thanh thản, bình yên giữa những xô bồ của cuộc sống.
Đạo Phật là Trung đạo, vừa xuất thế, vừa nhập thế, vừa vượt khỏi bùn, vừa sinh ra từ bùn, xuất thế cho Tăng Ni, nhập thế cho các Phật tử, là một nếp sống hài hòa, cân đối, không thiên chấp, chẳng cực đoan. Nghĩa là, chẳng duy tâm, duy vật gì cả. Mục đích của đạo Phật là giác ngộ và giải thoát, bình đẳng, hạnh phúc và tự do, làm cho mọi người đều đạt tới đỉnh cao phẩm giá nhân bản.
Sau khi giác ngộ rồi, đức Phật dùng hoa sen để dạy đệ tử và các đệ tử Phật cũng học theo gương hạnh của Ngài:
“Như giữa đống rác nhớp,
Quăng bỏ bên cạnh đầm,
Chỗ ấy hoa sen nở,
Thơm sạch đẹp lòng người,
Cũng vậy giữa quần sanh,
Uế nhiễm mù phàm tục,
Đệ tử bậc chánh giác,
Sáng ngời bằng trí tuệ.”
(Kinh Pháp Cú 58-59).
Qua bài kệ này, đức Phật dạy đệ tử của Ngài phải giống như hoa sen. Như khi vào thành phố chúng ta thấy mấy xe rác hôi hám nhơ nhớp, người ta đem đổ bồi các chỗ trũng, các đầm. Chính nơi đó sen mọc lên, khi sen nở có mùi thơm thanh khiết. Đó là đức Phật dùng hình ảnh hoa sen để ví dụ.
Ngài dạy tiếp: “Cũng vậy giữa quần sanh, uế nhiễm mù phàm tục”, tức là ở giữa mọi người chung quanh chúng ta, họ là những kẻ uế nhiễm, mù tối, phàm tục, đệ tử của bậc chánh giác phải cố gắng “sáng ngời bằng trí tuệ”, tức là ở chỗ mù tối, uế nhiễm chúng ta phải luôn luôn nuôi dưỡng trí tuệ mình được sáng ngời để xứng đáng là đệ tử bậc chánh giác.
Đức Phật dùng hoa sen để nhắc nhở đệ tử Ngài phải sống đúng như tinh thần của hoa sen, từ chỗ nhiễm nhơ phàm tục phải dùng trí tuệ sáng ngời đi đến giác ngộ. Chúng ta được biết hoa sen mọc lên từ bùn lầy, nếu không có bùn lầy nuôi dưỡng thì cây sen không sống được. Cũng vậy, người tu chúng ta không thể rời bỏ cuộc sống này để tìm đạo giác ngộ giải thoát. Ngay chính nơi cuộc sống với đủ thứ tốt xấu, hơn thua, phải trái, đúng sai, buồn vui lẫn lộn mà ta phải cố gắng chuyển hóa những nỗi khổ niềm đau thành an vui hạnh phúc. Đó mới là tinh thần tích cực của những người biết buông xả tâm xấu ác làm hại người hại vật.
Sen là một loài hoa rất khác biệt, khi còn ươm mầm hoa ẩn trong bùn, đến khi gần trổ thì vượt khỏi bùn, vươn lên mặt nước rồi mới trổ hoa. Đặc tính của hoa sen khi còn trong bùn thì hôi, khi đã nở hoa thì hương thơm ngào ngạt. Thế cho nên đạo Phật dùng hoa sen làm hình ảnh tượng trưng cho người tu hành chân chính đã vượt khỏi ngũ dục, lục trần thế gian mà thành tựu đạo giác ngộ, giải thoát hoàn toàn.
Trên đây là các đặc điểm của hoa sen và 8 bài học, ý nghĩa của loài hoa này trong Phật giáo. Qua những tính này, Phật giáo muốn cho người ta thấy rằng, muốn cho đời sống được an ổn, tươi mát và thơm tho như hoa sen thì chúng ta nên nhớ đến tám đức tính này. Thực hiện được 8 đức tính trên thì dù ta có ở đáy cùng của xã hội thì cũng có thể sống an nhiên, yên bình suốt cuộc đời.
Từ khóa » Hoa Sen Xanh Trong Phật Giáo
-
Ý Nghĩa Của Hoa Sen Trong Phật Giáo - Kiến Thức Phật Giáo
-
Hoa Sen (Phật Giáo) – Wikipedia Tiếng Việt
-
HOA SEN XANH TRONG PHẬT GIÁO Hoa... - Phong Thủy Đương Hà
-
Hoa Sen Và Thuyết Luân Hồi Của Phật Giáo
-
Ý Nghĩa Của Hoa Sen Trong Phật Giáo ít Ai Biết
-
Ý Nghĩa Hình Tượng Hoa Sen Trong đạo Phật - Sống Đẹp
-
Ý Nghĩa Biểu Tượng Hoa Sen Trong Phật Giáo - Cây Hoa Cảnh
-
Biểu Tượng Hoa Sen Trong Phật Giáo - Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia
-
Hoa Sen Trong Phật Giáo
-
Ý Nghĩa Hoa Sen Xanh, Tím Vàng
-
Diệu Nghĩa Hoa Sen Trong Phật Giáo
-
Ý Nghĩa Hoa Sen Trắng, Hồng, Xanh, Trong Phong Thủy, Phật Giáo
-
Ý Nghĩa Hoa Sen Trong Phật Giáo | Chùa A Di Đà