Họa Sĩ Trần Văn Cẩn

Năm sinh: 13/08/1910 tại Kiến An, Hải PhòngNăm mất: 31/07/1994 tại Hà NộiPhong cách nghệ thuật: Tranh sơn mài với sơn son, vỏ trứng, tranh lụaCác tác phẩm chính: Em Thúy, Nữ dân quân vùng biển, Chân dung bác thợ lò, Thiếu nữ áo trắng, Gội đầu, Xuống đồng, Tát nước đồng chiêm, Bộ đội xây dựng cầu, Con đọc bầm nghe, Thiếu nữ áo vàng.

Ông sinh ra trong một gia đình trí thức nghèo, thân phụ là một công chức bưu điện, ông được gia đình cho ăn học tử tế. Thuở nhỏ, chịu ảnh hưởng từ thân mẫu, vốn là một nghệ nhân làm nghề thủ công nặn tò he và đèn giấy bằng nan tre, và người cậu chuyên nghề vẽ đèn giấy, ông sớm có biểu lộ năng khiếu và sự ham thích với ngành hội họa. Sự ham thích này được thân phụ ông tán thành.

Năm 1931, ông thi đậu vào Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, theo học khóa VI (1931-1936) cùng với Nguyễn Gia Trí, Lưu Văn Sìn, Nguyễn Văn Tại, Nguyễn Thụy Nhân, Vũ Đức Nhuận.

Thời gian ở Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, ông cùng các bạn học vừa học tập vừa sáng tác. Năm 1933, ông cùng với Lê Phổ, Phạm Hậu, Nguyễn Khang, Trần Quang Trân, nghiên cứu về kỹ thuật sơn ta, để tìm cách pha chế để có thể vẽ được nhiều lớp sơn chồng lên nhau và mài, thể nghiệm thành công tranh sơn mài với sơn son, vỏ trứng. Năm 1934, tác phẩm đầu tay mang tên “Mẹ tôi” đã được tham dự triển lãm ở Paris. Năm 1935, tại triển lãm lần thứ nhất Hội Khuyến khích Kỹ thuật và Công nghệ (SADEAL), ông có bốn tác phẩm “Em gái tôi” (sơn dầu), “Cha con” (lụa), “Đi làm đồng” và “Cảnh bờ sông” (khắc gỗ màu) tham gia triển lãm và được tặng giải ngoại hạng và được cử vào Ban giám khảo.

Tốt nghiệp với tác phẩm “Lều chõng” rất được đánh giá cao, nhưng khi ra trường, ông từ chối sự bổ nhiệm của chính quyền thuộc địa để tiếp tục tập trung vào trải nghiệm và sáng tác thử sức trên nhiều chất liệu khác nhau.

Là người dân thuộc địa, ông ít nhiều cảm tình với những nhà cách mạng đấu tranh giành độc lập. Mối cảm tình này đã thúc đẩy ông tham gia hoạt động trong phong trào Văn hóa Cứu quốc của Việt Minh, vẽ tranh cổ động “Cứu nông dân”, “Trừ giặc đói”, “Phá xiềng”, “Bản đồ Việt Nam không thể chia cắt”.Cách mạng tháng Tám thành công, Trần Văn Cẩn cùng nhiều họa sĩ khác đã hồ hởi dựng hàng chục tranh cổ động quanh hồ Hoàn Kiếm. Bức “Nước Việt Nam của người Việt Nam” của Trần Văn Cẩn đã được căng trên toà nhà Địa ốc ngân hàng (nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).

Năm 1946, triển lãm mỹ thuật toàn quốc lần đầu tiên dưới chế độ mới được mở tại Hà Nội. Bức “Xuống đồng” của Trần Văn Cẩn đã được trao giải nhất và được Hội Văn hóa Cứu quốc mua, cùng với bức “Bác Hồ làm việc ở Bắc bộ phủ” của Tô Ngọc Vân và “Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh” của Nguyễn Đỗ Cung.Tháng 7/1948: tại Đại hội Văn nghệ toàn quốc, Trần Văn Cẩn được bầu vào Ban thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam.

Tháng 6/1954: Trần Văn Cẩn thay thế Tô Ngọc Vân (đã mất trong thời gian này) đảm nhiệm Hiệu trưởng trường Mỹ thuật và giữ cương vị này trong 15 năm (1954 -1969).

Với những đóng góp to lớn, Trần Văn Cẩn đã được trao nhiều huân chương cao quý, trong đó có Huân chương Lao động hạng nhất. Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về văn học nghệ thuật (1996).

Khác hẳn phần đông nghệ sĩ khác, ông nghiêm túc với nghệ thuật, với đời sống, khiến người ta chỉ có thể khâm phục ngưỡng mộ. Ông là một người thầy mô phạm đúng nghĩa. Danh họa Trần Văn Cẩn đã dành cả cuộc đời mình cho sáng tạo nghệ thuật. Ông là một trong những cây đại thụ của làng Mỹ thuật Việt Nam, một tấm gương sáng chói về lao động nghệ thuật cho các thế hệ mai sau.

Một số tác phẩm của họa sĩ Trần Văn Cẩn
“Em Thuý” 1944, sơn dầu
“Bên Thuyền”
“Bộ đội xây dựng cầu” 1954, 35x52cm, chì
“Tát nước đồng chiêm” 1958, 60.5x92cm, sơn mài
“Thằng cu đất mỏ” 1962, sơn mài
“Mùa thu đan áo” 1960, 100x75cm, sơn mài
Tác Phẩm " Bác Hồ" của danh họa Trần Văn Cẩn
“Bác Hồ” 73x53cm, sơn dầu trên toan
Họa Sĩ Trần Văn Cẩn
“Con đọc bầm nghe” 1954
“Dân quân” 1969, màu nước
“Tát nước trên đồng” 1958, màu nước
Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là tran-van-can-Tinh-Vat-Hoa-1.jpg
“Tinh Vật – Hoa”
Một số hình ảnh của Họa sĩ Trần Văn Cẩn
Trần Văn Cẩn đầu những năm 1970
Trần Văn Cẩn đang vẽ tranh sơn mài Trong địa đạo Vĩnh Mốc, khoảng 1976
Trần Văn Cẩn cuối những năm 1970 đầu 1980
Trần Văn Cẩn cùng một số bạn nghệ sĩ. Khoảng 1985-1990
Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Hà Nội, khoảng 1935-1936. Trần Văn Cẩn (người ngồi thứ năm từ trái sang), Nguyễn Gia Trí (người đứng thứ tư từ trái sang?), Joseph Inguimberty (người đứng thứ năm từ trái sang), Lưu Văn Sìn (người ngồi thứ ba từ trái sang) và một số sinh viên khác
Trần Văn Cẩn đang vẽ trên đường công tác. Khoảng 1947-1950
Trường Mỹ thuật Việt Nam Khóa Kháng chiến. Việt Bắc, khoảng 1950-1951 Trần Văn Cẩn (người thứ hai từ trái sang) đang hướng dẫn các sinh viên
Trường Mỹ thuật Việt Nam Khóa Kháng chiến tại triển lãm tại Lào Cai giải phóng, 1951. Hàng đứng, từ trái sang: Tô Ngọc Vân, Trịnh Phòng, Bùi Trang Chước, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Thế Vỵ, Trần Đông Lương, Nguyễn Khang. Hàng ngồi, từ trái sang: Lê Nguyên Lợi, Lưu Công Nhân, Trần Quốc Ân (phía sau), Quang Phòng, Dư Tá, Phan Thông (phía sau) và Ngô Tôn Đệ
Trần Văn Cẩn (người thứ hai từ trái sang, đội mũ) cùng một số học sinh Trường Mỹ thuật Việt Nam Khóa Tô Ngọc Vân. Hà Nội 1955-1957
Trần Văn Cẩn trong thời gian giảng dạy tại Trường Mỹ thuật Việt Nam Khóa Tô Ngọc Vân. Khoảng 1955-1957
Trần Văn Cẩn trong thời gian đi công tác tại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Khoảng 1958-1959
Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng đoàn công tác ngành mỹ thuật Việt Nam tại Liên Xô. Khoảng 1958-1959. Hàng đứng từ trái sang: Mai Văn Hiến, Tố Hữu (người thứ tư), Phan Kế An và Diệp Minh Châu. Hàng ngồi: Trần Văn Cẩn (người bên trái) và Lương Xuân Nhị (người bên phải)
Hà Nội 1960, Công viên Thống nhất. Trần Văn Cẩn đang vẽ chân dung quyên góp tiền để ủng hộ đồng bào miền Nam
Trần Văn Cẩn cùng người dân tộc trong một chuyến đi thực tế ở vùng cao
Hà Nội 1964 Trần Văn Cẩn đang vẽ tranh Nguyễn Văn Trỗi
Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam. Hà Nội, khoảng 1960-1964 Trần Văn Cẩn đang trao đổi với nghệ nhân Nguyễn Đăng Sần về tranh dân gian Việt Nam
Trần Văn Cẩn đang vẽ trên đường Trường Sơn, tháng 3/1975 (ông phải đeo khẩu trang vì đường quá bụi)
Trần Văn Cẩn đang phát biểu tại Hội nghị ngành Mỹ thuật Giải phóng. Khoảng 1975-1976
Trần Văn Cẩn đang vẽ ở Tây Nguyên. Khoảng 1977-1979
Trần Văn Cẩn (người bên phải) cùng Quang Thọ, Thanh Ngọc bên xác xe tăng địch. Khoảng 1977-1979
Trần Văn Cẩn cùng Thẩm Đức Tụ, Mai Văn Hiến, Lê Công Thành, Phạm Văn Đôn tại một triển lãm tranh tượng thiếu nhi. Khoảng 1970-1980
Nhà điêu khắc Trần Thị Hồng đang sáng tác tượng chân dung Trần Văn Cẩn
danh họa trần văn cẩn lúc cuối đời

TỔNG HỢP/VIET MY/DESIGNS.VN

Có thể bạn quan tâm > 5 sự kết hợp tạo nên những bức ảnh đẹp hơn > Tranh sơn dầu Việt Nam > Nguyễn Gia Trí: "Tôi sáng tác bằng tâm linh" – Lời tâm sự từ cha đẻ những bức tranh sơn mài tân thời của Việt Nam

Share on FacebookFacebookPin on PinterestPinterestTweet about this on TwitterTwitterShare on LinkedInLinkedin

Từ khóa » Họa Sĩ Trần Văn Cẩn