Họa Sỹ Dương Thuý Liễu: “Cây Cọ Vẽ Phát Hiện Ra Tôi”
Có thể bạn quan tâm
Vậy mà Dương Thúy Liễu vẫn đi con đường đã chọn, để được vẽ bằng sự đam mê dồn nén, bằng năng khiếu trời cho và cả nghị lực mạnh mẽ. Chỉ hai năm sau thôi, chị đã chính thức gia nhập làng hội họa với các bức tranh tham dự Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô, rồi bốn bức được chọn in trong cuốn “Tác giả và tác phẩm hội họa điêu khắc nữ nghệ sĩ Việt Nam thế kỷ XX”. Tại cuộc Đấu giá từ thiện nghệ thuật đương đại Việt Nam ở Tp.HCM, chị là họa sĩ duy nhất ở Hà Nội được mời mang tranh tham dự. Trong cuộc tuyển chọn tranh Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 12/2005, chị lại lọt mắt xanh của Hội đồng Nghệ thuật gồm toàn những cây đa cây đề…
Hội họa của Dương Thúy Liễu không chỉ góp một đĩa màu đa sắc vào nền mỹ thuật đương đại, mà còn khẳng định con đường riêng tự học mà thành nghiệp của chị. Đó là lý do để nhiều họa sĩ danh tiếng và những người đam mê hội họa có mặt tại triển lãm cá nhân của chị mang tên “Mùa của Liễu” tại Bảo tàng Các dân tộc Việt Nam tháng 11/2005.
Bức "Chợ hoa trên xe đạp" của Dương Thuý Liễu. |
Chị mua hàng loạt sách nghiên cứu mỹ thuật về tự học, dò dẫm và cẩn trọng đi vào con đường nghệ thuật trong sự hối thúc tự thân. Giấu chồng, hai, ba giờ sáng chị bò dậy, len lén lôi sách giấu trong gầm giường ra đọc, tự học từ cách cầm bút, cách pha màu, lựa đề tài, v.v... Chị mò mẫm tìm định hướng, lúc vẽ theo trường phái cực thực, lúc lại bay bổng trong những bức tranh nửa ấn tượng, nửa trừu tượng của trạng thái vượt ra ngoài cảm xúc mà bản thân tác giả cũng không định hình.
Thấy chị bỗng say mê hội họa, nhiều người cho rằng, Dương Thúy Liễu đến với mỹ thuật chỉ là sự phù phiếm tìm vui, khiến đôi lúc, tâm hồn vốn nhạy cảm của chị có lúc mệt mỏi đến ngã lòng. Nhưng đêm đêm, trong mỗi giấc mơ, chị lại gặp những mảng màu lung linh, quyến rũ khát vọng của chị. Thế là Dương Thúy Liễu lại quên đi tất cả. Nghị lực mạnh mẽ đã tiếp sức cho niềm đam mê, để chị được sống với cảm xúc của chính mình. Nhiều ngày, chị làm việc tới 14 giờ bên những bảng màu, giá vẽ. Vượt qua những mặc cảm, chị mạnh dạn tìm đến các bậc thầy trong mỹ thuật để học hỏi. Mọi điều hé mở khi chị may mắn gặp họa sĩ Lương Xuân Đoàn. Anh nhận biết năng lực của một họa sĩ chuyên nghiệp tương lai từ những nét vẽ vụng về của Dương Thúy Liễu. Năng khiếu và sự say mê đến đắm đuối của chị lại được bàn tay chìa ra dẫn dắt đã làm nên một sức bật đáng nể trong những nét vẽ huyền ảo, tinh khôi, được giới chuyên môn nhìn nhận bình đẳng.
Tranh của chị đánh thức được xúc cảm thẩm mỹ của người xem, giúp họ khám phá và rung động trước một góc nhìn về cuộc sống, thiên nhiên. Họa sĩ Lương Xuân Đoàn đã nói về chị với niềm vui không giấu giếm: “Liễu có khả năng tự lấp đầy, tự hóa giải sự trống trải của không gian tranh khi tự nghe lời mách bảo của những cảm xúc phóng túng, tự do, của con mắt tự thấu hiểu hình sắc khi hoa này, lá nọ, biển kia tự đến với cô và tự sống thật thỏa thuê trong từng bức họa”.
Việc tự học vốn khiến nhiều người trong giới khe khắt khi tiếp nhận chị, lại trở thành một điểm mạnh của chị trong những phút giây thăng hoa của cảm xúc: “Vì là người tự học mỹ thuật, đứng trước giá vẽ tôi có cảm giác hoàn toàn tự do, không bị hạn chế bởi nỗi lo vẽ đúng hay sai”. Điều đó làm nên tiếng nói riêng trong từng tác phẩm, từ bố cục đến cách hòa sắc đều độc đáo và tươi mới. Đắm chìm trong những cảm xúc mà bản thân chị lúc cầm bút cũng không biết sẽ dẫn dắt mình đến đâu, Dương Thúy Liễu khắc họa ý tưởng lên toan, lên vải, qua những sắc màu, hình khối sống động và có sức truyền cảm lớn. Chị tâm sự: “Khi có cây bút vẽ trong tay, mọi cảm xúc buồn chán, mệt mỏi, giận dữ đều choáng ngợp, đều hòa quyện vào trong bức tranh”.
Cái thú vẽ tranh của chị là gửi ý tưởng vào chứ không phải là miêu tả nội tâm. Đó chính là nét đặc sắc trong tranh Dương Thúy Liễu. Nếu bức “Vô đề” mang ý nghĩa khái quát với những con người hình hài na ná nhau, cắm cúi bon chen, có hướng mà như vô định, thì các bức “Cô đơn 1”, “Cô đơn 2” mang tâm trạng đơn lẻ tận cùng. Đôi khi, người đàn bà nhẫn nhịn, tận tụy hy sinh cho chồng, cho con nơi chị bỗng bứt lên trong những cảm xúc phóng khoáng, trào dâng thành “Sóng 1” và “Sóng 2”.
Mạnh mẽ và sâu sắc. Nhiều lúc, chị như không còn làm chủ được cây cọ vẽ, mà chỉ là sự dẫn dắt ma lực của trái tim để chị phết màu lên toan thành “Mùa lễ hội”, thành “Chợ hoa” trong sự tung tẩy mà chính chị cũng chỉ biết được khi nét vẽ cuối cùng hoàn thành và chị bước qua sự rung động của cõi lòng.
Ở Dương Thúy Liễu, ý tưởng và sự mỏng dày của cảm xúc quyết định hình thức biểu hiện. Truyền thống có vai trò quan trọng, nhưng để chị tựa cảm xúc vào đó để sáng tạo, chứ không phải để nối dài truyền thống. Vì thế, chị đã có họa phẩm “Hạnh phúc” đầy ý nghĩa! Với góc nhìn rất phụ nữ, mảng tranh nuy của Dương Thúy Liễu được đánh giá cao tại Triển lãm Mỹ thuật cá nhân vừa qua. Người phụ nữ trong tranh của Liễu hiện lên với đầy đủ nét đẹp Á Đông, gợi cảm, đắm say, dâng đầy sức sống mà lại đằm thắm và thánh thiện: “Phút thăng hoa”, “Kiêu sa”, “Thảnh thơi”. Mỗi tác phẩm của chị đều là một sự sáng tạo, cả về ý tưởng lẫn cách thể hiện. Cách xử lý không giantạo được sự hài hòa giữa chủ thể và khung cảnh. Hội họa của Dương Thúy Liễu như những cung bậc khác nhau trong một bản nhạc, hỗ trợ nhau, tôn vinh và quấn quyện vào nhau.
Tại cuộc Đấu giá từ thiện nghệ thuật đương đại Việt Nam lần thứ hai, bức sơn dầu “Phố” của chị đã được nữ Đại sứ Mỹ chọn mua. Sau đó là cuộc gặp mặt với những lời từ đáy lòng: “Tôi rất thích bức tranh của chị vì rất Hà Nội. Màu tương phản mạnh mẽ nhưng cũng rất hài hòa, đầy cá tính”.
Chị sung sướng, không phải vì được người nước ngoài mua tranh với giá cao, mà vì có tri âm khi “Phố” là bức tranh mà chị đã gửi gắm tâm hồn và tình cảm của mình thật nhiều... Đây là bức tranh bố cục hài hòa, có sự mạnh dạn cách tân màu sắc và việc xử lý chất liệu tinh tế, không chỉ thể hiện được tình yêu Hà Nội của chị, mà còn mang đậm dấu ấn cá nhân khi trên nền gam trầm dịu nhẹ là sự bung tỏa rực rỡ của màu đỏ hoa phượng. Chị đã phải đọc, tìm tòi rất nhiều để không lặp lại người khác, vì lượng tác phẩm vẽ về Hà Nội đã rất nhiều. Chị luôn học hỏi, tìm tòi đề tài và cách thể hiện mới lạ.
Bức “Lễ hội” là cuộc thử nghiệm dũng cảm của Liễu khi đây là bức tranh hoành tráng mà ngay những họa sĩ giàu kinh nghiệm cũng e dè khi tạo dựng. Vậy mà chị đã làm, đã chấp nhận những thất bại trước khi có bức tranh độc đáo trong mắt của giới chuyên môn. Đến nay, Dương Thúy Liễu đã có hàng trăm bức vẽ, mỗi bức đều biểu hiện tố chất tự thân tràn từ trong tranh ra ngoài, thấm sâu vào cảm xúc của người xem
Từng biết chị sẽ dễ dàng giũ bỏ một điều gì khi đã không còn đam mê, tôi cứ sợ điều đó sẽ đến với chị trong mối duyên với hội họa. Nhưng, cũng như khi chị đặt bước đến với mỹ thuật, Dương Thúy Liễu đã không do dự với một nụ cười đôn hậu: “Tôi nghĩ là không bao giờ tôi từ bỏ hội họa! Bởi chính hội họa đã giúptôi học được đức tính kiên trì, vui vẻ chấp nhận mọi thử thách để rồi thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn!”
Từ khóa » Thuý Liễu Nghĩa Là Gì
-
Ý Nghĩa Tên Thúy Liễu - Mamibabi
-
Ý Nghĩa Tên Thúy Liễu - Tên Con
-
Ý Nghĩa Tên Nghĩa Thúy Liễu - Tên Con
-
Thuỷ Liễu Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Thúy Liễu
-
Tên Trần Thúy Liễu ý Nghĩa Gì, Tốt Hay Xấu? - Xem Tên Con
-
Đặt Tên Cho Con Thúy Liễu 85/100 điểm Cực Tốt
-
Top #10 Xem Nhiều Nhất Ý Nghĩa Tên Thúy Liễu Mới Nhất 7/2022 ...
-
Tên Con Phạm Thúy Liễu Có ý Nghĩa Là Gì - Tử Vi Khoa Học
-
Tra Từ: Thuý - Từ điển Hán Nôm
-
Xem Tên Ngô Thúy Liễu Theo Tiếng Trung Quốc Và Tiếng Hàn Quốc
-
Minh Tú Bị “Thuý Liễu" Chiếm Sóng Làm TikToker Mùa Dịch - YAN
-
Minh Tu - Cách Nhận Biết Minh Tú Và Thuý Liễu. Dám... | Facebook