Họa Tiết Hoa Văn Trên Gốm Thời Trần Trong Dạy Học Môn Trang Trí Cơ ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Giáo Dục - Đào Tạo >>
- Cao đẳng - Đại học
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.98 MB, 130 trang )
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƢƠNGMAI THỊ DIỆPHỌA TIẾT HOA VĂN TRÊN GỐM THỜI TRẦNTRONG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CƠ BẢN 2NGÀNH THIẾT KẾ THỜI TRANGLUẬN VĂN THẠC SĨLÍ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN MỸ THUẬTKhóa 1 (2015 - 2017)Hà Nội, 2017BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƢƠNGMAI THỊ DIỆPHỌA TIẾT HOA VĂN TRÊN GỐM THỜI TRẦNTRONG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CƠ BẢN 2NGÀNH THIẾT KẾ THỜI TRANGLUẬN VĂN THẠC SĨChuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn mỹ thuậtMã số: 60140111Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN ĐÌNH TUẤNHà Nội, 2017LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan những vấn đề đƣợc trình bày trong bản luận văn,các số liệu, kết quả và các dẫn chứng là do tôi tự tìm hiểu, có sự tham khảo,sƣu tầm và sự kế thừa những nghiên cứu của các tác giả đi trƣớc.Tôi xin chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về những nghiên cứu,những số liệu và về những nội dung, đã đƣợc trình bày trong bản luận văncủa mình.Hà Nội, ngày thángnăm 2018TÁC GIẢĐã kýMai Thị DiệpDANH MỤC CHỮ VIẾT TẮTCBChủ biênĐHSPĐại học sƣ phạmNxbNhà xuất bảnThSThạc sĩTKTTThiết kế thời trangPPDHPhƣơng pháp dạy họcSVSinh viênTTTrang tríTWTrung ƣơngMỤC LỤCMỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .................. 71.1. Một số khái niệm công cụ ...................................................................... 71.1.1. Dạy - học ............................................................................................. 71.1.2. Trang trí ............................................................................................... 81.1.3. Trang phục........................................................................................... 91.1.4. Ngành Thiết kế Thời trang ................................................................ 111.1.5. Họa tiết, hoa văn ............................................................................... 121. 2. Đặc điểm và giá trị nghệ thuật hoa văn trên gốm thời Trần ............... 141.2.1. Đề tài và hình thức thể hiện .............................................................. 161.2.2. Kỹ thuật ............................................................................................. 221.2.3. Phong cách ........................................................................................ 241.2.4. Ngôn ngữ tạo hình ............................................................................. 251.3. Khái quát về trƣờng Đại học Sƣ phạm Nghệ thuật Trung ƣơng .......... 271.4. Môn Trang trí trong đào tạo ngành Thiết kế Thời trang ............... Error!Bookmark not defined.1.5. Thực trạng học tập và ứng dụng họa tiết vốn cổ của sinh viên ngànhThiết kế Thời trang trƣờng Đại học Sƣ phạm Nghệ thuật Trung ƣơng. ... 3211.5.1. Đặc điểm của sinh viên ngành Thiết kế Thời trang.............................. 3111.5.2. Thực trạng trong dạy học chuyên ngành.......................................... 32Tiểu kết: ............................................................................................................... 35Chƣơng 2: ỨNG DỤNG HỌA TIẾT HOA VĂN TRÊN GỐM THỜI TRẦNTRONG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CƠ BẢN 2 CHO SINH VIÊNNGÀNH THIẾT KẾ THỜI TRANG VÀ THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .... 3772.1. Tính đặc thù trong dạy học môn trang trí cơ bản ngành TKTT và cácbƣớc thực hành bài tập .............................................................................. 3772.2. Vận dụng hoa văn trên gốm thời Trần trong bài tập trang trí cơ bản 2,ngành Thiết kế Thời trang ................................................................................ 4442.2.1. Hoa văn trong trang trí hình cơ bản .................................................. 442.2.2. Hoa văn trong trang trí đƣờng diềm. ................................................. 502.2.3. Hoa văn trong trang trí nền hoa ........................................................ 542.3. Thực nghiệm sƣ phạm .......................................................................... 582.3.1. Mục đích thực nghiệm ...................................................................... 582.3.2. Phƣơng pháp thực nghiệm ................................................................ 592.3.3. Nội dung, kế hoạch tổ chức thực nghiệm. ....................................... 592.3.4. Tổ chức dạy học thực nghiệm .......................................................... 602.3.5. Kết quả thực nghiệm ........................................................................ 612.3.6. Đánh giá thực nghiệm ....................................................................... 63Tiểu kết ................................................................................................................ 64KẾT LUẬN ................................................................................................. 66TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 68PHỤ LỤC I.......................................................................................................... 72PHỤ LỤC II ................................................................................................ 941MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiMuốn đào tạo có hiệu quả, trƣớc hết phải xác định đƣợc mục tiêu, vaitrò của môn học đối với từng chuyên ngành nhằm xây dựng nội dung,phƣơng pháp, cách tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập phù hợpvới đối tƣợng sinh viên. Việc dạy - học môn Trang trí nhằm hình thành vàphát triển những kiến thức, kĩ năng cơ bản và nâng cao cho ngƣời theo họcngành Thiết kế Thời trang là vấn đề đặc thù.Mục tiêu ngành Thiết kế Thời trang là đào tạo những nghệ sĩ sáng tác:trang phục, phụ kiện, trang sức…vậy cần có những kiến thức, kỹ năng thựchành tốt hệ thống các bài trang trí mang tính sáng tạo bằng ngôn ngữ tạohình mang tính biểu tƣợng, tƣợng trƣng, khái quát hoá… Bởi sinh viênngành Thiết kế Thời trang không những học Trang trí để biết cách vẽ, biếtcách phân tích, đánh giá, cảm nhận thẩm mỹ… mà còn ứng dụng các hoạtiết, hoa văn Trang trí vào những bộ sƣu tập thiết kế sản phẩm thời trang.Môn Trang trí gần gũi cuộc sống song nó đòi hỏi phải thực sự linhhoạt trong phƣơng pháp dạy - học, tiếp thu những thành tựu sáng tạo củacha ông trên nền tảng vốn cổ nơi các di vật hiện tồn, từ đó hình thành nênnhững ý tƣởng sáng tạo hoa văn mang phù hợp xu hƣớng thời trang hiệnđại. Việc kế thừa truyền thống trong lựa chọn các môtip cổ nhằm thể hiệntính dân tộc trong Thiết kế - Trang trí trang phục hiện đại ngƣời Việt làđiều bấy lâu giới Thời trang quan tâm. Dƣới góc độ một ngƣời theo họcngành Lý luận và Phƣơng pháp dạy - học Mỹ thuật, chúng tôi nhận thứcđƣợc vai trò của nghệ thuật Trang trí đối với đời sống hiện đại.Những họa tiết cổ trong truyền thống mỹ thuật ngƣời Việt đều có tínhkế thừa và phát triển, song mỗi thời lại có những nét đặc sắc riêng. Nếu hoavăn triều Lý đƣợc đánh giá là chau chuốt, quy phạm, thì hoa văn thời Trầnthể hiện sự khoáng đạt, khỏe khoắn, sự chân thật trong dòng cảm xúc.2Những họa tiết đó đƣợc thêu, vẽ trên những trang phục cung đình xƣa hoặcchạm khắc trên các chất liệu gỗ, đá... và gốm.Gốm thời Trần phát triển trên cơ sở kế thừa tinh hoa từ gốm thời Lývới nhiều loại hình phong phú. Ngoài gốm men ngọc, thời Trần đánh dấusự phát triển rực rỡ dòng gốm hoa nâu với tạo hình và trang trí đặc sắcmang nét riêng biệt thể hiện tinh thần thƣợng võ, mộc mạc và tính hiệnthực. Sự lựa chọn và ứng dụng vốn cổ trên gốm thời Trần trong giảng dạytrang trí cho sinh viên chuyên ngành Thiết kế Thời trang nhằm đảm bảotính thẩm mỹ vừa thể hiện sự kế thừa truyền thống là điều mà giới thiết kếtừ lâu đã rất quan tâm, chú ý và tìm tòi thể nghiệm. Bởi hoạ tiết trên gốmthời Trần mang những giá trị tạo hình độc đáo, sinh động, gần gũi và phùhợp với nhiều thể loại trang phục.Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về Gốm, Thời trang, Lịchsử thiết kế trang phục, giáo dục Mỹ thuật, Dạy học Trang trí… tuy nhiênhầu nhƣ chƣa có công trình nào khai thác sâu về vấn đề dạy học Trang tríngành Thiết kế Thời trang qua ứng dụng hoạ tiết hoa văn trên gốm thờiTrần. Vì vậy, chúng tôi chọn hƣớng nghiên cứu “Họa tiết hoa văn trêngốm thời Trần trong dạy học môn Trang trí cơ bản 2 ngành Thiết kếThời trang” nhằm hoàn thiện hơn nữa khả năng ứng dụng và sáng tạo đốivới môn Trang trí ngành Thiết kế Thời trang.2. Lịch sử nghiên cứuTrƣớc đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu về Gốm, Thời trang,Lịch sử thiết kế trang phục, Lý luận dạy học, phƣơng pháp dạy học Mỹthuật, giáo dục Mỹ thuật, dạy học Trang trí… ở các góc độ khác nhau. Phầnlớn hƣớng nghiên cứu của các tác giả đều giới thiệu tổng quan theo góc độlý luận, phƣơng pháp luận, lịch sử, văn hoá. Những công trình đã đƣợccông bố nhƣ:3- Nguyễn Phi Hoanh (1990), Lược sử Mỹ thuật Việt Nam, Nxb Khoahọc xã hội. Tác giả đi sâu phân tích thành tựu của Mỹ thuật Việt Nam (Hộihọa, điêu khắc, kiến trúc, trang trí) từ thời kỳ nguyên thủy đến hiện đại. Trongđó, Mỹ thuật thời Trần đƣợc tác giả đề cập đến ở chƣơng 3 Mỹ thuật thời kỳPhong kiến.- Trần Khánh Chƣơng (2001), Gốm Việt Nam từ đất nung đến sứ, NxbMỹ thuật. Tác giả tập hợp 30 bài viết về gốm Việt Nam của chính tác giảđã đăng trên các tạp chí khác nhau nhằm giới thiệu những nét chính củagốm Việt Nam và nghệ thuật gốm Việt Nam.- Nguyễn Bá Vân (1977), “Đồ Gốm”, Mỹ thuật Thời Trần, NguyễnĐức Nùng CB, Nxb Văn hoá. Công trình này cho ta thấy đƣợc cái nhìntoàn cảnh về sự hình thành, phát triển về kiến trúc, điêu khắc, nhất là đồGốm của thời đại nhà Lý, tiếp sau đó là nhà Trần là giai đoạn hƣng thịnhcủa nghệ thuật Phong kiến Việt Nam.- Trƣơng Minh Hằng (2011), Văn hóa gốm của người Việt vùng đồngbằng sông Hồng, Nxb Khoa học xã hội. Công trình thông qua việc khảo sátmột số làng gốm thủ công vùng đồng bằng sông, đã phác dựng một bứctranh tổng quan về lịch sử hình thành, không gian phân bố, hành trình vàquy trình sáng tạo đồ gốm, đặc biệt là vai trò, chức năng, giá trị của đồ gốmtrong đời sống xã hội.- Nguyễn Du Chi (2002), Hoa văn Việt Nam, Nxb Mỹ Thuật. Tác giảđã sƣu tầm, nghiên cứu rất công phu về mỹ thuật cổ Việt Nam. Tác phẩmđƣợc chia thành 3 phần: Hoa văn thời Tiền sử, hoa văn thời sơ sử và hoavăn nửa đầu thời phong kiến đƣợc nhà nghiên cứu sao chép lại từ các hiệnvật còn sót lại, sự phát triển của hoa văn thể hiện sự phát triển của cộngđồng ngƣời Việt qua các thời kỳ khác nhau.4- Tạ Phƣơng Thảo (2005), Giáo trình Trang trí, Nxb Đại học Sƣphạm. Tác giả biên tập các khái niệm và quy tắc trong các dạng trang trí cơbản và ứng dụng.- Phạm Viết Vƣợng (2004), Giáo trình Lý luận dạy học đại học, ViệnNghiên cứu sƣ phạm. Tác giả hệ thống những khái niệm triết học về dạyhọc, những quy luật, những nguyên tắc trong dạy học…- Nguyễn Thu Tuấn (2011), Giáo trình phương pháp dạy học Mĩ thuật1-2, Nxb Đại học sƣ phạm. Giáo trình đƣợc biên tập nhằm góp phần nângcao trình độ chuyên môn và năng lực nghiệp vụ sƣ phạm cho Sinh viên hệSƣ phạm Mỹ thuật. Chú trọng cập nhật những thông tin đổi mới về nộidung, phƣơng pháp dạy học, về sử dụng kết hợp các phƣơng tiện dạy họccũng nhƣ đổi mới về cách kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hƣớngtích cực.Từ những công trình kể trên, tôi đã kế thừa và phát huy, đi sâu vào khaithác hoa văn trên gốm thời Trần ứng dụng vào thực tiễn môn trang trí cơ bản2, ngành Thiết kế Thời trang, trƣờng Đại học Sƣ phạm Nghệ Thuật Trungƣơng với các sản phẩm thực nghiệm. Đề tài luận văn“Họa tiết hoa văn trêngốm thời Trần trong dạy học môn Trang trí cơ bản 2 ngành Thiết kếThời trang” sẽ làm rõ giá trị nghệ thuật của hoa văn trên gốm thời Trần,ứng dụng hoa văn dân tộc trên gốm thời Trần vào các bài trang trí cơ bản,góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học, cũng nhƣ khả năng áp dụng vào cácsản phẩm thời trang.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu3.1. Mục đích nghiên cứuNâng cao chất lƣợng dạy - học, khả năng ứng dụng nghệ thuật trangtrí dân tộc trên gốm thời Trần vào bài tập trang trí ngành Thiết kế Thờitrang, trƣờng Đại học Sƣ phạm Nghệ thuật Trung ƣơng.53.2.Nhiệm vụ nghiên cứu- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.- Phân tích làm rõ khả năng vận dụng các họa tiết trang trí trên gốmthời Trần vào bài tập trang trí cơ bản 2, ngành Thiết kế Thời trang, trƣờngĐại học Sƣ phạm Nghệ thuật Trung ƣơng.- Đƣa vào thực nghiệm và rút ra những giải pháp cụ thể nhằm nângcao chất lƣợng dạy học môn Trang trí cơ bản 2, ngành Thiết kế Thời trang.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu4.1. Đối tượng nghiên cứu- Họa tiết hoa văn trang trí trên gốm thời Trần.- Cách vận dụng họa tiết hoa văn trên gốm thời Trần trong dạy họcmôn Trang trí cơ bản 2 ngành Thiết kế Thời trang, trƣờng Đại học Sƣ phạmNghệ thuật Trung ƣơng.4.2. Phạm vi nghiên cứu- Họa tiết hoa văn trên gốm thời Trần.- Môn Trang trí cơ bản 2 ngành Thiết kế Thời trangtrƣờng Đại học Sƣphạm Nghệ thuật Trung ƣơng.5. Phƣơng pháp nghiên cứu- Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp, so sánh.Kếthợp phân tích, tổng hợp các nguồn tƣ liệu thành văn cũng nhƣ kết quả thựcnghiệm sƣ phạm, sau đó so sánh để có đƣợc những nhận định và đánh giá mangtính khách quan, chính xác cho các luận điểm khoa học.- Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, thực nghiệm,liên hệ thực tế. Thực hiện thực nghiệm sƣ phạm trên bài tập trang trí cơ bản2, chuyên ngành Thiết kế Thời trang, quan sát quá trình làm bài tập và liênhệ thực tế ứng dụng họa tiết trang trí vốn cổ trên trang phục. Đó là nhữngphƣơng pháp quan trọng rất có ích với sinh viên chuyên ngành Thời trang.66. Đóng góp của luận vănLuận văn chỉ ra đƣợc vẻ đẹp tạo hình thông qua các đặc điểm về hìnhkhối, mảng miếng, đƣờng nét, màu sắc...của hoa văn trên gốm thời Trần vàứng dụng vào dạy học môn trang trí cho sinh viên ngành Thiết kế Thờitrang.Luận văn còn góp phần làm tài liệu tham khảo cho Giảng viên, các emsinh viên đang học ngành Thiết kế Thời trang và sinh viên theo học Mỹthuật tại trƣờng Đại học Sƣ phạm Nghệ thuật Trung ƣơng.7. Cấu trúc của luận vănNgoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, đề tài gồm 2chƣơng:Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.Chƣơng 2: Ứng dụng họa tiết hoa văn trên gốm thời Trần trong dạyhọc môn Trang trí cơ bản 2 cho Sinh viên ngành Thiết kế Thời trang vàThực nghiệm sƣ phạm.7Chƣơng 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI1.1. Một số khái niệm công cụ1.1.1. Dạy - họcCó rất nhiều cách diễn đạt về khái niệm dạy và học, song hiểu mộtcách khái quát:Dạy – là sự tổ chức và điều khiển tối ưu quá trình người học chiếmlĩnh tri thức.Học – là quá trình tự giác, tích cực, tự lực chiếm lĩnh tri thức củangười học dưới sự điều khiển của người dạy.“Quá trình dạy học là một quá trình dƣới sự lãnh đạo, tổ chức, điềukhiển của ngƣời giáo viên, ngƣời học tự giác, tích cực, chủ động tự tổ chức,tự điều khiển hoạt động nhận thức – học tập của mình nhằm thực hiệnnhững nhiệm vụ dạy học”[23,tr.139]. Trong đó, dạy và học là hai hoạt độngthống nhất với nhau không thể tách rời trong quá trình dạy học. Ngƣời dạyđƣa ra các yêu cầu, nhiệm vụ nhằm kích thích tƣ duy của ngƣời học. Ngƣờihọc tự đƣa ra các nhiệm vụ học tập của mình, ý thức đƣợc nhiệm vụ cầngiải quyết, có nhu cầu và biến các nhiệm vụ của ngƣời dạy thành của mìnhđể giải quyết các nhiệm vụ đó.Dựa trên những cơ sở phƣơng pháp và các quan điểm tiếp cận khácnhau, các nhà nghiên cứu Giáo dục học đại học đã đƣa ra nhiều khái niệmvề quá trình dạy học ở đại học.Theo quan điểm tiếp cận hoạt động thì dạy học ở Đại học là quá trìnhhoạt động phối hợp, thống nhất của ngƣời dạy và ngƣời học nhằmgiúp sinh viên chiếm lĩnh nội dung học vấn đại học.Theo quan điểm tiếp cận nhân cách thì dạy học ở đại học là quá trìnhhình thành và phát triển nhân cách của sinh viên – những cử nhânkhoa học tƣơng lai.8Dƣới ánh sáng của lí luận dạy học hiện đại thì quá trình dạy học ở đạihọc là quá trình tổ chức, điều khiển và tự tổ chức, tự điều khiển củangƣời dạy và ngƣời học.Theo quan điểm tiếp cận hệ thống phức hợp, dạy học ở đại học là mộthệ thống phức hợp đƣợc cấu trúc bởi nhiều thành tố có mối quan hệtƣơng tác với nhau, trong đó dạy và học là hai nhân tố trung tâm, đặctrƣng cơ bản nhất [38,tr.117].Về bản chất, hoạt động dạy học là quá trình nhận thức độc đáo có tínhchất nghiên cứu của sinh viên đƣợc tiến hành dƣới vai trò tổ chức, điềukhiển của giảng viên nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học.Bản chất của hoạt động học là sự tiếp thu, xử lý thông tin chủ yếubằng các thao tác trí tuệ dựa vào vốn sinh học và vốn đạt đƣợc của cá nhân,từ đó có đƣợc tri thức, kĩ năng, thái độ mới.1.1.2. Trang tríThích làm đẹp là bản tính của con ngƣời, không chỉ cho bản thân màcòn cho mọi vật dụng quanh mình. Điều này xuất hiện từ buổi bình minhcủa lịch sử nhân loại khi con ngƣời có trí khôn. Bằng chứng là vô vàn cáccông cụ lao động thô sơ bằng đá của ngƣời nguyên thủy đƣợc trau chuốt vàtrang trí tối giản. Trải qua chiều dài lịch sử, trang trí gắn liền với cuộc sốngcủa con ngƣời, phát triển mạnh mẽ song hành cùng nền văn hóa và sự tiếnbộ khoa học kĩ thuật.Theo từ điển Hán Việt, trang trí có nghĩa là bầy biện cho đẹp.Theo từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thông của tác giả Đặng BíchNgân chủ biên “trang trí là nghệ thuật làm đẹp, phục vụ cho đời sống vậtchất và tinh thần của con ngƣời. Nhờ những yếu tố trang trí, các vật dụngvừa có giá trị thẩm mĩ, vừa nâng cao đƣợc giá trị sử dụng. Vì vậy trang trínằm trong nghệ thuật ứng dụng”[21,tr. 134].9Đời sống con ngƣời với nhiều nhu cầu thiết yếu ở nhiều lĩnh vực nhƣăn mặc, ở, lao động, học tập, nghỉ ngơi, giải trí… nên nghệ thuật trang trícó nhiều chuyên ngành khác nhau để đáp ứng phù hợp các nhu cầu ấy.Ví dụ:Trang trí nội thất: làm đẹp trong không gian trong nhà, cơ quan, chỗgiải trí, hội họp…Trang trí ngoại thất làm đẹp tất cả các không gian bên ngoài nhƣ vƣờntƣợc, lối đi…Trang trí phục trang làm đẹp cho con ngƣời bằng các trang phục quần áo,phụ kiện…phù hợp với mọi lứa tuổiTrang trí mỹ nghệ làm đẹp cho các sản phẩm gốm sứ, mây tre đan, thủytinh, vàng bạc…Trang trí ấn loát làm đẹp cho các tạp chí, ấn phẩm sách báo…Trang trí sân khấu phục vụ các yêu cầu về mặt mỹ thuật của sân khấu, đạocụ, phông màn, hóa trang…Trang trí công nghiệp vẽ và thiết kế các sản phẩm công nghiệp….Trang trí là một “hình thái nghệ thuật đặc biệt” của con ngƣời, là mộtphạm trù thẩm mỹ phục vụ cuộc sống con ngƣời, là nghệ thuật làm ra “cáiđẹp” để thỏa mãn nhu cầu trƣớc hết là thông tin, giao tiếp với những kíhiệu gắn liền với những tiến bộ và sự phát triển tất yếu của đời sống vậtchất và tinh thần của con ngƣời. Bởi vậy nó mang đầy đủ những đặc điểmvăn hóa có tính dân tộc và phù hợp với thời đại.1.1.3.Trang phụcTrang phục đƣợc ghép bởi hai từ, trong đó có thể hiểu một cách nômna “trang” là trang sức, phụ kiện nhƣ dây chuyền, vòng, giầy, túi xách…và“ phục” là bộ y phục nhƣ áo, váy, quần…Theo TS. Trần Thủy Bình “ Trangphục bao gồm tất cả những gì con ngƣời mang, khoác lên cơ thể, kể cả đội10lên đầu, đồ đi dƣới chân, đồ đắp trên mặt và những gì đƣợc sử dụng kèmtheo quần áo”[5, tr.14]Chúng ta đã biết, trang phục xuất hiện rất lâu từ thời kỳ nguyên thủy,với mục đích đầu tiên là mặc để giữ ấm và bảo vệ cơ thể. Cùng với sự pháttriển của loài ngƣời, trang phục cũng thay đổi theo với nhiều chức năngkhác nhau. Chức năng đầu tiên của trang phục là “giúp cơ thể đƣợc antoàn”[5, tr.9]. Ví dụ, trong các điều kiện khí hậu bất lợi, quần áo giúpchúng ta ấm áp vào thời tiết lạnh giá, giúp tránh nắng, tránh gió…hoặctránh thƣơng tích.Chức năng thứ hai ở cấp độ cao hơn đó là “nhu cầu giao tiếp”[5,tr.9].Xã hội phát triển với những quan niệm và khuôn khổ về đạo đức và vănhóa. Mỗi một nƣớc, thậm chí một vùng đều có những nét văn hóa riêng.Chính vì vậy, trang phục phải phù hợp với lứa tuổi, giới tính, phải phù hợpvới điều kiện thời tiết, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và mang bản sắcdân tộc. Thế nên xuất hiện nhiều loại trang phục khác nhau nhƣ trang phụcở nhà, trang phục dạo phố, trang phục công sở, trang phục dạ hội…Tiếp đến mức độ “trang phục thể hiện đẳng cấp và địa vị xãhội”[5,tr.10]. Ví nhƣ khi chúng ta cùng ngắm nhìn ngƣời diễn viên trên sânkhấu. Có lúc anh ta là chiến sĩ xông pha trận mạc, khi lại nhà doanh nhân,lúc nữa lại là nghệ sĩ, lần sau lại là nhà vua. Tại sao cùng là một ngƣời màmỗi lúc một khác? Trang phục chính là một phƣơng tiện hữu hiệu diễn đạtthân phận của mỗi ngƣời trong xã hội cùng phong tục tập quán, tôn giáo,bản chất, hành động….Và cuối cùng đến mức độ cao hơn nữa, đó là “trang phục thể hiện cáitôi cá nhân của mỗi ngƣời”[5,tr.10]. Trang phục để tô điểm, làm đẹp thêmcho ngƣời mặc, giúp con ngƣời trở nên hấp dẫn hơn.Thể hiện khiếu thẩmmỹ riêng. Thể hiện tiềm năng bản thân nhƣ kinh tế, nhân cách, năng lực,trình độ văn hóa.11Nhƣ vậy, trang phục đáp ứng cả nhu cầu vật chất và tinh thần của conngƣời.1.1.4. Ngành Thiết kế Thời trangKhi xã hội hiện đại phát triển, nhu cầu ăn mặc đẹp và xu hƣớng đã trởnên quen thuộc trong cuộc sống, ngành Thiết kế Thời trang hiển nhiênđƣợc coi là một biểu tƣợng thời thƣợng. Tuy rằng trang phục đã xuất hiệntừ rất lâu, nhƣng lịch sử thiết kế thời trang chỉ chính thức có mặt gần đây,và có một tầm ảnh hƣởng to lớn đến nhiều mặt của xã hội.Với thời đại bùng nổ các phƣơng tiện khoa học kĩ thuật, truyền thông,cái đẹp đƣợc tôn vinh và quan tâm hơn bao giờ hết. Ngành thiết kế thờitrang ngày càng phát triển. Nó trở thành một ngành công nghiệp mỗi ngàymột lớn mạnh, sản xuất nhiều mẫu mã phong phú đa dạng. Các hãng thờitrang danh tiếng thế giới nhƣ Hermès, Chanel, Guci, Louis Vuitton, Ralphlauren, D&G, Dior, Armani ... ngày càng thể hiện tầm ảnh hƣởng của mình.Những sản phẩm nổi tiếng đó là mơ ƣớc hầu hết của tất cả mọi ngƣời. Yếutố quan trọng trong ngành thiết kế thời trang hiện đại là đòi hỏi sự mới lạ,đẹp về thẩm mỹ, độc đáo về phong cách, vừa có tính kế thừa, vừa phát huycác yếu tố mới.Thiết kế thời trang là ngành gắn liền với nền công nghiệp làm đẹpgồm ba lĩnh vực chính: trang phục, phụ kiện, trang sức. Các sản phẩm thờitrang ra đời luôn đi theo xu hƣớng thẩm mỹ của xã hội giúp làm đẹp chocon ngƣời, cho cuộc sống với cả hai hƣớng: Trình diễn nghệ thuật (trangphục biểu diễn) và hƣớng ứng dụng thực tế (trang phục thƣờng ngày)Ngƣời làm thiết kế thời trang cần phải sáng tạo, tìm tòi, nghiên cứu vàđón đầu các xu hƣớng Mốt (mode)Mốt là khái niệm có nhiều cách hiểu. Có thể mốt là những gì xảy ra vàtồn tại của thời trang, đƣợc lƣu truyền rộng rãi và đƣợc số đông ngƣời biếtđến trong một thời gian nhất định. Song hiểu một cách đơn giản, mốt là12trang phục đƣơng thời, là tập hợp những thói quen và thị hiếu thẩm mỹ phổbiến nhất trong cách ăn mặc, là cái mới đang đƣợc số đông hƣởng ứng, làthị hiếu thẩm mỹ mới nhất đang đƣợc đa số ngƣời ƣa chuộng. Tuy vậy,Mốt đƣợc chấp nhận và theo đuổi bởi số ít trong khoảng thời gian ngắn.Thời trang thay đổi diện mạo, sôi động nhờ có các xu hƣớng mốt qua từngmùa, từng năm.Thời trang gắn liền với văn hóa, xã hội, mang đậm bản sắc dân tộc vàmang dấu ấn cá nhân. Trong lịch sử thời trang, mỗi một quốc gia lại có quátình phát triển và xu hƣớng thời trang khác nhau.Ở nƣớc ta, thiết kế thời trang ngày càng đƣợc ƣa chuộng với nhiềunhững tên tuổi nhà thiết kế nổi tiếng trong và ngoài nƣớc nhƣ nhà thiết kếMinh Hạnh, Việt Hùng, Công Trí, Đỗ Mạnh Cƣờng, Lý Quý Khánh… vớinhững bộ thiết kế ấn tƣợng và đẹp mắt, phù hợp thị hiếu và văn hóa Việt.Số ngƣời muốn theo đuổi nghề nghiệp này ngày càng nhiều hơn. Chính vìvậy các trƣờng đại học, các học viện mở mã ngành thời trang nhằm đào tạocác nhà thiết kế thời trang có kiến thức chuyên môn sâu một cách bài bản.1.1.5. Họa tiết, hoa vănTừ ngàn xƣa, thiên nhiên vẫn là nguồn cảm hứng bất tận của sự khámphá và sáng tạo. Với nhu cầu làm đẹp bản thân, làm đẹp cuộc sống, conngƣời đã đƣa hình ảnh của thế giới tự nhiên lên các đồ vật, kiến trúc, trangphục, thậm chí trên cơ thể thông qua những họa tiết, hoa văn.Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam “Hoa văn là mô-tip trang trí rấtphong phú, đa dạng, có thể là hình hoa lá đƣợc cách điệu, hoặc hình chữtriện”[14,tr.318]. Trong đó mô-tip có thể hiểu nhƣ công thức có tính ước lệ,biểu trưng nghệ thuật và thƣờng lặp đi lặp lại trên một tác phẩm. Ở đâyngƣời ta có thể hiểu từ này với ý nghĩa là chủ đề, một dạng đề tài hay tƣtƣởng chính đƣợc nhắc đi, nhắc lại, trong đó các hình vẽ đƣợc nhất quánphong cách tạo hình trong một tác phẩm.13Hoa văn xuất hiện từ rất lâu đời với những di chỉ bằng đá, xƣơng vàđất sét từ thời tiền sử. Ở thời kì này hoa văn chủ yếu là những hình kỉ hàđơn giản. Theo dòng thời gian, hoa văn ngày càng đa dạng, phong phú vàphức tạp hơn.Hoa văn trang trí chính là một yếu tố quan trọng thể hiện văn hóa củamột triều đại, một đất nƣớc hay một nền văn minh. Nó mang tính biểutƣợng lớn lao, chỉ cần nhìn vào hoa văn chúng ta có thể nói đƣợc tên và đặctrƣng của nền văn minh nó đại diện.Ví dụ, khi nhắc đến hoa văn trên trống đồng với những hình vẽ chimlạc, ngƣời chèo thuyền…, ngƣời ta nhớ ngay đến nền văn hóa Đông Sơn.Hay nhƣ những mảng hình tam giác nhỏ nhiều màu sắc đƣợc xếp chéonhau thành hình vuông trên vải, ngƣời ta nghĩ ngay tới dân tộc Lô Lô ởvùng núi Tây Bắc.Theo Mỹ thuật Huế nhìn từ góc độ ý nghĩa và biểu tượng trang trí củatác giả Nguyễn Hữu Thông “Họa tiết là hình vẽ đã đƣợc cách điệu hóa,dùng để trang trí”[34,tr.46]. Mỗi một tác phẩm trang trí là một bố cụcphong phú kết hợp nhiều họa tiết khác nhau về độ lớn, nội dung và vị tríkhác nhau làm nên vẻ đẹp riêng trong tổng thể. Họa tiết cũng mang cảphong cách nghệ thuật trang trí riêng, dễ nhận thấy cho từng tác phẩm. Họatiết trang trí có hình thể rõ ràng, đƣợc sáng tạo theo lối vẽ đặc trƣng củatrang trí: vẽ đơn giản hóa, cách điệu hóa…Bắt đầu từ những hình đơn giản nhƣ hình kỉ hà, cho đến hoa lá, độngvật, cây cỏ, sóng nƣớc, mây trời, những hoạt động lao động, vui chơi củacon ngƣời đều trở thành những họa tiết trang trí thông qua cách điệu.Cách điệu là một cách đơn giản hóa, làm đẹp vật thể lên, nhƣng vẫngiữ những đặc điểm của vật thể đó. Con ngƣời sử dụng những hình cáchđiệu để sắp xếp, trang trí lên các vật dụng hàng ngày, sách, quần áo, kiến14trúc… thông qua các quy tắc trong trang trí nhƣ đối xứng, nhắc lại, xen kẽ,phá thế.Nhƣ vậy, hoa văn và họa tiết gần nhƣ mang nghĩa tƣơng đồng. Songđiểm mấu chốt để có sự phân biệt đó là: Hình vẽ đƣợc ngƣời vẽ đơn giản,cách điệu tạo thành đứng riêng lẻ thì gọi là họa tiết. Còn khi họa tiết đóđƣợc đặt, sắp xếp trang trí trên một đồ vật nào đó thì gọi là hoa văn.1. 2. Đặc điểm và giá trị nghệ thuật hoa văn trên gốm thời TrầnTriều đại nhà Trần bắt đầu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XIV (1226- 1400)là một trong những triều đại phong kiến hƣng thịnh nhất nƣớc ta. Thắng lợihuy hoàng của ba cuộc chiến đấu chống quân Nguyên-Mông có tầm quantrọng tới sự tồn tại và phát triển của dân tộc. Đồng thời có ảnh hƣởng sâusắc đến đời sống tinh thần và văn hóa nghệ thuật của ngƣời dân Việt.Nếu nhƣ mỹ thuật thời Lý đƣợc đánh giá là “tinh vi, trau chuốt, trangnghiêm”[39,tr.9] thì mỹ thuật thời Trần lại có “phong cách khoáng đạt, đơngiản, khỏe khoắn, muốn vƣơn thoát khỏi khuôn khổ lễ nghi để đi vào dòngcảm xúc chân thành của nhân dân”[39,tr.9]. Đƣợc thừa hƣởng những tinhhoa nghệ thuật của thời Lý, song kết hợp với tinh thần hào khí Đông Aquật cƣờng đã tạo nên một nền nghệ thuật đặc sắc với nhiều thành tựu độcđáo, trong đó có nghệ thuật Gốm.Gốm là những sản phẩm làm từ đất sét, có thể tráng thêm lớp men sauđƣợc nung qua lửa mà tạo thành những sản phẩm trang trí hoặc đồ giadụng. Trong quá trình phát triển nghề gốm ở Việt nam từ thời Lý, nghệthuật chế tạo đã đi đƣợc những bƣớc tiến khá dài với trình độ cao về kỹthuật cũng nhƣ nghệ thuật tạo hình và nghệ thuật trang trí. Thời Lý có 2loại chính: gốm đất nung thƣờng đƣợc trang trí trên các công trình kiếntrúc với những nét đẽo gọt, hình khối tinh tế và gốm gia dụng đƣợc trángmen ngọc trau chuốt và thanh nhã. Đặc biệt, nghệ thuật trang trí trên gốmkhông sử dụng men màu mà theo lối khắc hoa văn trực tiếp tạo nên những15đƣờng nét khắc họa linh hoạt. Thời Trần phát triển trên cơ sở truyền thốngtừ thời Lý nhƣng có những dấu ấn riêng biệt mang đậm phong cách hiệnthực thể hiện tinh thần thƣợng võ, mộc mạc nhƣng không kém phần duyêndáng .Gốm đất nung trên các công trình kiến trúc tạo hình những đầu rồng,chim phƣợng, đầu đao… đƣợc tìm thấy ở khu Thiên Trƣờng (Nam Định)hay ở khu lăng mộ đền thờ các vua Trần đều thể hiện một thủ pháp thoángđạt, đơn giản, chắc khỏe chứ không mang tính trau chuốt, tỉa gọt đậm nétnhƣ thời Lý.Đồ gốm gia dụng phủ men gồm có: Gốm men ngọc, Gốm hoa nâu,gốm men nâu, gốm hoa lam, gốm men trắng, trắng ngà.Gốm men ngọc là loại gốm nổi tiếng từng đƣợc sản xuất ở một sốnƣớc Đông Á nhƣ Trung quốc, Triều tiên... Ở nƣớc ta, gốm men ngọc xuấthiện từ thời Lý. Tiếp nối truyền thống, gốm men ngọc thời Trần đƣợc sảnxuất với đặc điểm tạo dáng chắc khỏe, cốt dầy dặn, cân đối, đế dầy[39,tr.103]. Nó là những sản phẩm sành trắng đƣợc phủ một lớp men màu xanhnhạt, khi hoàn thành có thể đạt những sắc độ khác nhau nhƣ: xanh lá non,ngả màu da trời, màu lá cây úa, hoặc lá cây hơi ngả nâu. Lớp men ở bênngoài thƣờng đƣợc tráng dày và không đều, chỗ dày chỗ mỏng, có độ trongtạo cảm giác nhƣ ngọc thạch. Kết hợp với những nét hoa văn khắc chìmtinh tế, gốm men ngọc mang vẻ đẹp sâu thẳm, quý phái.Gốm hoa nâu là loại gốm độc đáo, đƣợc sử dụng rất phổ biến trongthời đại nhà Trần.Kiểu dáng to khỏe, phóng khoáng, cốt gốm dầy dặn, chất đất thô xốphơn gốm men ngọc, phủ ngoài một lớp men màu trắng ngà hay vàngnhạt. Trang trí hoa văn trên gốm theo lối vẽ khắc thành đƣờng viềnrồi dùng màu nâu (đƣợc chiết xuất từ đá son tự nhiên) tô vẽ thànhmảng trên nền thoáng màu vàng nhạt. Có khi là nền nâu khắc vẽ men16trắng hoặc khắc chìm để mộc[39, tr.105].Gốm hoa nâu có vẻ đẹp giản dị, chắc khỏe và rất phong phú về kiểudáng, chủ yếu phục vụ cho những sinh hoạt đời sống hàng ngày.Gốm hoa lam xuất hiện mờ nhạt vào khoảng cuối thời Trần và pháttriển rực rỡ ở thời Lê. Gốm hoa lam là loại gốm phủ men trắng đục, vẽtrang trí màu hoa lam. Màu lam, lấy từ ô xít cô ban cũng đã xuất hiện trênđồ sứ của nhiều nƣớc và đƣợc du nhập vào nƣớc ta. Gốm có hình dángthanh chắc, thể hiện nhuần nhuyễn. Cốt đất màu trắng xám, đãi lọc sạchmịn, ngoài cốt phủ men trắng với một kĩ thuật nhúng đều tay, nung ở nhiệtđộ cao nên lớp men mỏng, mịn, đều[39.tr112]. Cho đến ngày nay, gốm hoalam vẫn còn đƣợc sản xuất tại Bát Tràng, Móng Cái, Biên Hòa, và nhiều lòthủ công khác.Gốm men nâu cũng có đặc điểm nhƣ gốm hoa nâu nhƣng toàn bộ sảnphẩm là một màu nâu bao phủ.Hoa văn trang trí trên gốm có ba loại: hoa khắc, hoa in, và đắp nổi.Các sản phẩm gốm thời Trần đƣợc trang trí với nhiều loại hoa văn phongphú cùng với kĩ thuật và phong cách tạo hình riêng biệt.1.2.1. Đề tài và hình thức thể hiệnNhìn chung, hoa văn trên gốm đƣợc chia thành các nhóm đề tài:- Hoa văn thực vật- Hoa văn động vật- Hoa văn con ngƣời- Hoa văn mây, sóng, nƣớc Hoa văn thực vậtHoa lá là đề tài trang trí chủ yếu của gốm thời Trần. Chủ yếu đƣợctrang trí trên các sản phẩm gốm tráng men, những đồ gia dụng nhƣ bát,đĩa,liễn, lọ, thạp… rồi các sản phẩm xây dựng nhƣ gạch, ngói…với họa tiếthoa cúc, hoa sen, hoa chanh, hoa thị. Trong đó họa tiết hoa cúc và hoa sen17cách điệu có nhiều mẫu đẹp, độc đáo[phụ lục 1.36, tr.88].Hoa sen là loài hoa mọc ở dƣới ao hồ, thƣờng có màu hồng hoặctrắng, có mùi hƣơng thơm mát thanh tao. Hoa sen có ý nghĩa và gắn liềnvới triết lí của nhà Phật.Hoa sen đã ăn sâu vào tiềm thức của ngƣời dân đất Việt, nên khônglấy gì làm lạ khi họa tiết hoa sen lại rất phổ biến nhƣ vậy. Hoa sen trêngốm thời Trần đƣợc vẽ với nhiều hình dạng và trạng thái khác nhau.+ Bông sen có nhiều cánh cách điệu, đăng đối sang hai bên với lốinhìn nghiêng.+ Hoa sen nhìn từ trên xuống thấy trọn gƣơng sen và các hạt, các lớpcánh cách đều, nhiều lớp, so le với nhau.+ Hoa văn hoa sen kết hợp hoa cúc, trong đó hoa sen cách điệu kếthợp với những vòng dây lá. Ở loại đồ án này, hoa sen theo kiểu bổ dọcnhìn nghiêng, nhƣng độ nghiêng hơi chếch để có thể nhìn thấy gƣơng senvới một số hạt. Các cánh sen dài, cong, vòng ôm trọn lấy phần trên củagƣơng sen. Lá là hình hài của hoa cúc. Họa tiết mang tính cách điệu khácao, có bố cục cân đối, đơn giản nhƣng vẫn lột tả đƣợc vẻ đẹp của hoa sen.+ Hoa văn bố cục cả cụm sen bao gồm hoa, lá, nụ đứng thành khómrất tự nhiên. Trong đó, hoa sen chủ yếu đƣợc nhìn trong bố cục nghiêng vớicác cánh cách điệu, đăng đối với nhau. Lá sen cái nhìn nghiêng, cái nhìnchính diện từ trên xuống với nhiều chi tiết gân lá theo đúng cấu trúc lá sen.Cành sen cái thẳng, cái nghiêng, cái cong xuống phía dƣới báo hiệu sắphéo tàn. Có bố cục còn điểm xuyết thêm cây cỏ, sóng nƣớc trông thật tựnhiên và sinh động.Hoa cúc là loài hoa đƣợc nằm trong “tứ quân tử” nhƣ quan niệm củaTrung Hoa. Ở Nhật Bản, hoa cúc chỉ dành cho nhà vua và quý tộc. Ở ViệtNam, hoa cúc là loài hoa đƣợc yêu quý, bởi lẽ nó tượng trưng cho phẩmchất thanh cao, chịu đƣợc giá lạnh sƣơng sa, có nhiều màu rực rỡ và rất lâu18tàn. Trong nghệ thuật trang trí gốm thời Trần sử dụng rất nhiều hình ảnh củahoa cúc để trang trí. Đặc biệt là thể loại gốm hoa nâu với các dạng sau:+ Hoa văn hoa cúc cách điệu thành dây băng dài uốn lƣợn hình sin vớilối nhìn nghiêng, bổ dọc. Có những những loại còn kết hợp cả hoa sen.+ Hoa cúc trên gạch lát nhà có thể nằm trong bố cục hình tròn vớihình bông cúc lớn ở giữa, vòng ngoài là các bông cúc nhỏ hơn ở các cạnhvuông của viên gạch. Cũng có loại trang trí thành đƣờng dây uốn lƣợn vớihình bông cúc đƣợc cách điệu khá cao.+ Hoa cúc có xu hƣớng hiện thực, đó là hình cả cây cúc mọc lên cóhoa và lá, nhiều cây cúc mọc lên với nhau tạo cảm giác nhƣ một chậu cúctự nhiên.Họa tiết hoa thị và hoa chanh của yếu đƣợc sử dụng trên các sản phẩmxây dựng nhƣ gạch lát, gạch phù điêu, gạch trổ thủng dùng để lợp mái hoặcốp lát sân, tƣờng. Hoa văn động vậtHoa văn hình rồng, phƣợngRồng phƣơng Đông vốn là đề tài trang trí quen thuộc tƣợng trƣng choquyền lực, vua chúa, là biểu tƣợng của điềm lành và sự phồn thịnh. Chínhvì vậy rồng hay đƣợc chạm khắc và trang trí ở những nơi trang trọng. Hìnhtƣợng rồng chủ yếu đƣợc thể hiện trên dòng gốm đất nung.Nếu nhƣ thời Lý, rồng thân rắn mảnh mai, uốn lƣợn hình thắt túi, đầucổ ngƣớc cao, mắt to hơi lồi, chân dài có ba móng, lƣỡi, bờm dài, có màolửa, răng nhọn và cong, có hoa văn hình chữ s trên đầu và luôn luôn trongtƣ thế nghiêng ngẩn lên há miệng hứng một viên ngọc. Toàn thân hầu nhƣkhông có vẩy. Ngƣời xƣa trang trí rồng ở các công trình kiến trúc cungđình và kiến trúc phật giáo. Có thể là cả thân rồng nhìn nghiêng, hoặc đầurồng nhìn nghiêng. Đặc biệt có cấu trúc bố cục rồng chầu lá đề.Rồng thời Trần lại đƣợc phác họa dƣới nhiều hình thức, kiểu dạng, bố19cục phức tạp hơn. Thời Trần, hình tƣợng Rồng cũng có hình dáng gầngiống với rồng thời Lý, song có những nét đặc trƣng khác biệt. Rồng Trầnchắc khỏe, mập mạp, độ uốn lƣợn thân thoải mái hơn, có vẩy xuống tậnđuôi. Đầu rồng đơn giản hơn rồng thời Lý, có sừng, răng nanh dài nhọn, vàđôi tai mang dáng vẻ uy nghi. Hình dáng rồng Trần cũng rất đa dạng: códạng đuôi vút nhọn, có dạng đuôi xoắn tròn, hay có dạng đuôi có vân xoắnốc. Có Rồng ba móng, và đặc biệt xuất hiện rồng 4 móng. Bố cục rồngcũng có sự đa dạng. Rồng trong bố cục tròn; Rồng chầu nghiêng; đôi rồngvờn nhau; rồng uốn lƣợn từ trên xuống, đầu ngẩn lên; thậm chí có bố cụcchỉ thấy đầu và một phần đuôi rồng, không thấy thân. Đối với đồ gốm,Rồng chủ yếu trong bố cục nhìn nghiêng uốn lƣợn, bố cục rồng chầu lá đềtrang trí trên các công trình kiến trúc. Ngoài ra còn hình đầu rồng nhìnnghiêng ở các đầu đao, hoặc rồng cuộn tròn trong lòng đĩa tráng men.Phƣợng là một loài chim thiêng và đƣợc coi là chúa tể của các loạichim. Nó đƣợc mô tả có bộ lông rực rỡ, đầu là đầu chim trĩ, mào gà trống,mỏ chim nhạn, đuôi công, lông mƣợt nhƣ lụa, óng ánh nhƣ rực lửa.Phƣợng là điềm báo cho sự tốt lành, xã hội thái bình, an vui, có thánh nhânxuất hiện[6,tr.132].Hoa văn hình chim phƣợng thƣờng đƣợc dùng trang trí trên nhiều ditích chùa, nhƣ chùa Bối Khê, chùa Hang… đối với gốm đất nung, kiểucách và hình dáng chim Phƣợng rất giống với Phƣợng đất nung thời Lý. Từkiểu cách bố cục cho tới các chi tiết lông. Đuôi, mỏ, cổ….. Chúng tathƣờng thấy chúng đƣợc bố cục thành đôi trong các khuôn hình lá đề hoặcđứng độc lập trên một đao lửa của ngói bò. Phƣợng thƣờng bố cục theo lốinhìn nghiêng, lông đuôi dài bay uốn lƣợn lên phía trên [phụ lục 1.25, tr.84]Phía trong cốt đuôi đƣợc thể hiện thành những chấm tròn chạm thành dảidài. Hai cách phƣợng dang rộng trong tƣ thế vỗ bay lên. Cổ phƣợng ngắn,mắt tròn, đầu nhỏ, bờm gáy bay vút lên phía trên. Hai chân phƣợng ngắn
Tài liệu liên quan
- Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và bảo vệ môi trường trong dạy học môn vật lí
- 14
- 2
- 9
- Hướng dẫn học sinh tự học trong dạy học môn chính trị ở trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa
- 108
- 432
- 0
- Vận dụng phương pháp giải quyết vấn đề trong dạy học môn đạo đức lớp 1,2 ,3 bậc tiểu học
- 67
- 2
- 12
- Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn chính trị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở trường cao đẳng cần thơ luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
- 95
- 1
- 8
- Rèn luyện kỹ năng tự học cho sinh viên trường cao đẳng nghề trong dạy học môn chính trị (qua khảo sát ở trường cao đẳng nghề miền đông nam bộ) luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
- 2
- 499
- 6
- Sáng kiến kinh nghiệm: “Ứng dụng công nghệ thông tin minh họa trực quan từ máy chiếu trong dạy học Mỹ thuật phân môn vẽ tranh khối lớp 6 trường THCS Nguyễn Văn Tiệp’’.
- 18
- 484
- 0
- Vận dụng nguyên lý về sự phát triển của triết học Mác Lênin trong dạy học môn Chính trị phần triết học tại Trường Cao đẳng nghề Giao thông Vận tải Trung Ương II Thành phố Hải Phòng
- 117
- 1
- 1
- Đề cương chi tiết luận văn: Quan niệm về con trong triết học Mác – Lênin và sự tha hóa nhân cách con người trong xã hội phong kiến qua tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao
- 10
- 1
- 21
- Đề tài GDCD: Vận dụng các trò chơi trong dạy học môn GDCD, tạo hứng thú và rèn kĩ năng cho học sinh THCS
- 42
- 684
- 3
- skkn vận DỤNG cấu TRÚC JIGSAW TRONG dạy học hóa học
- 25
- 545
- 1
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(5.98 MB - 130 trang) - Họa tiết hoa văn trên gốm thời trần trong dạy học môn trang trí cơ bản 2 ngành thiết kế thời trang Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Họa Tiết Thời Trần đơn Giản
-
Kết Quả Hình ảnh Cho Hoa Văn Họa Tiết Thời Trần - Pinterest
-
9 Họa Tiết Thời Trần ý Tưởng | Họa Tiết, Graffiti Art, Mỹ Thuật - Pinterest
-
Hội Họa Và Trang Trí Thời Trần (Phần Cuối) - MyThuatMS
-
Vẽ Hai Tay Cho Nhanh / Sử Dụng Họa Tiết Thời Trần Trong Trang Trí áo Dài
-
HỌA TIẾT THỜI TRẦN - YouTube
-
Mô Phỏng Hoa Văn Chạm Khắc Mỹ Thuật Thời Trần (MT 7) - YouTube
-
Chép Họa Tiết Dân Tộc ( Họa Tiết Hoa Sen ) / Copy Ethnic Motifs
-
Hoa Văn Thủy Ba Lý, Trần Và Những Biến đổi Trên điêu Khắc Tượng ...
-
NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC THỜI TRẦN - An Asian Art Info Blog
-
[PDF] HỌA TIẾT HOA VĂN TRÊN GỐM THỜI TRẦN TRONG DẠY HỌC ...
-
Lưu Trữ Hoa Văn Thời Lý - Trần
-
Mô Phỏng Hoa Văn Chạm Khắc Thời Trần Câu Hỏi 1138800
-
Hoa Sen Trong Nghệ Thuật Trang Trí Việt Nam