NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC THỜI TRẦN - An Asian Art Info Blog

NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC

Tượng Hổ ở lăng Trần Thủ Độ ( Thái Bình ). Trần Thủ Độ là Thái Sư triều Trần , ông là người uy dũng , quyết đoán , người góp phần dựng lên vương triều Trần , người có vai trò quan trọng trong chiến thắng chống quân xâm lược Mông cổ (1258). Khu lăng mộ của ông được xây dựng vào năm 1264 tại Thái Bình , ở lăng có tạc một con hổ .Tượng hổ có kích thước dài gần như thật (dài 1,43m)thân hình thon ,bộ ức nở nang ,bắp vế căng tròn . Tượng đã lột tả tính cách dũng mãnh của vị chúa sơn lâm ngay cả trong tư thế rất thư thái ,nằm xoải chân , chân thu về phía trước , đầu ngẩng cao . Tượng hổ tạo khối đơn giản , dứt khoát , có chọn lọc và được sắp xếp một cách chặt chẽ , vững chãi . Sự chau chuốt , nuột nà của hình khối và đường nét với những đường chải mượt của tóc hổ , những đường vằn đều đặn trên ức tạo nên những hoa văn trang trí tôn thêm vẻ đẹp của hổ . Thông qua hình tượng con hổ , các nghệ sĩ điêu khắc thời xưa đã nắm bắt và lột tả được tính cách , vẻ đường bệ ,lẫm liệt của thái sư Trần Thủ Độ .Bây giờ đến Vũ Thư Thái Bình . Ta vẫn gặp một con hổ đá nằm im lìm giữa hoa hoang cỏ dại trong di tích hoang tàn lăng Trần Thủ Độ . Đây là một tác phẩm nghệ thuật đẹp trong nền nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam.

Tượng quan hầu trong lăng vua Trần Hiến Tông ở xã An Sinh huyện Đông Triều , tỉnh Quảng Ninh .Vua Trần Hiến Tông mất năm 1341 , tuy đã 13 năm làm vua , nhưng lúc ấy mới 23 tuổi . Có lẽ vì thế , trong sự thương tiếc của triều đình , đây là lăng mộ vua Trần duy nhất có các tượng “người đá , ngựa đá ,hổ đá , dê đá ,trâu đá “như các tác giả sách Đại Nam Nhất Thống Chí ở cuối thế kỷ XIX còn thấy > Sau nhiều biến thiên lịch sử , cho đến thập niên 70 của thế kỷ XX , khu lăng đã bụ hủy hoại , song vẫn còn hai tượng quan hầu , chó đá và trâu đá .

Rất tiếc cả hai tượng quan hầu đều bị gẫy mất đầu nhưng may tìm được một đầu tượng chắp lên rất khớp ., và như thế có thể nhận ra một tượng quan hầu khá nguyên . tượng cao 130 cm, đứng trên đế chữ nhật cạnh trước 39 cm cạnh bên 30 cm còn nổi trên đất 10cm . Tượng và bệ liền một khối đá dựng thẳng đứng , tất cả khuôn lại trong một trụ gọn gàng như kiểu tượng mồ tây nguyên , không có những chi tiết nhô ngang dễ gãy . Tượng được diễn tả một viên quan hầu cận đứng nghiêm , hai tay ép sát sườn rồi đưa ngang về trước bụng để nâng một vật như chiếc hộp trước ngực , nhưng bàn tay bị che khuất . Đầu tượng đội mũ bó sát thành băng ngang phía trên trán .Thân mặc áo dài quét đất , gấu áo hơi loe ra , phía trước để lộ hai bàn chân đi giầy , ống tay áo rộng thành khối vuông trước bụng , áo không có trang trí mà chỉ có nếp chảy xuôi , bốn cạnh thân nổi rõ . Như vậy toàn thân tượng cũng như các thành phần chính được quy về các khối hình học có góc cạnh rõ ràng , điều đó làm tăng tính khúc triết , khỏe khoắn , dứt khoát . Đầu tượng hơi dài , mặt thon thả ,mắt , nũi , miệng đều rát thực và ở trạng thái đăm chiêu , bình thản .Trong không gian lăng mộ , giữa lũng hoang cạnh sườn núi , tượng quan hầu trang nghiêm và tĩnh lặng đến tuyệt đối , phảng phất một nỗi ưu tư .

Tượng thú và quan hầu lăng Trần Hiến Tông

Trong chùa Dâu ở gian giữa chùa có tượng Bà Dâu , hay nữ thần Pháp Vân , uy nghi trầm mặc , màu đồng hun , cao gần 2m được bày ở gian giữa . Tượng có gương mặt đẹp với nốt ruồi to đậm giữa trán gợi liên tưởng tới những nàng vũ nữ Ấn Độ , tới quê hương Tây Trúc , còn hai pho tương rất đẹp là tượng Kim Đồng và Ngọc Nữ chầu hai bên , với khuôn mặt sống động , đứng trong tư thế của một điệu múa cổ xưa , đặc biệt tượng Ngọc Nữ vấn khăn , rẽ tóc mang đậm tâm hồn người Việt . Ngoài ra trong chùa chính còn rất nhiều các pho tượng cổ : Tượng Tổ Sư Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi , tượng Mạc Đĩnh Chi ,các pho Kim Cương , Hộ Pháp . Tượng Phật , Bồ Tát , Thánh Tăng , Đức Ông được bày phía sau cũng là những tác phẩm điêu khắc giá trị .

Một số motif trang trí trên gạch nung của tháp Bình Sơn

Hình cánh sen dẹo hay cánh sen ngửa lại được trang trí trên các hàng gạch mang tính chất như bệ đỡ.

Hình rồng trang trí ở tháp Bình Sơn là rồng có sừng và cuộn tròn mình , đầu rúc vào giữa , chân đạp ra ngoài , sống lưng có vây như răng cưa , một chân trước đưa lên nắm tóc trong tư thế ngộ nghĩnh , dường như đã có sự dân gian hóa .

Đôi rồng đá thành Tây Đô Thanh Hóa

Chùa Thông ở sườn núi đá( Thanh Hóa) ,cách thành nhà Hồ không xa mấy , theo thư tịch được xây năm 1270 . Ngày nay đã bị phá hủy hoàn toàn ,song trên nền cũ còn tượng một con sư tử bằng đá ,dài 125cm nằm trên bệ liền khối chạm những lớp sóng nước chồng chất thường gặp ở giai đoạn cuối thời Lý đầu thời Trần , đầu hơi nghển và hơi quay về phía bên trái , bụng áp sát bệ , toàn thân thành một khối đóng kín .Mặc dù đầu sư tử bị sứt mất cằm trên và mũi song toàn thể vẫn sống động với bờm tóc phủ qua gáy xuống lưng ,chiếc đuôi vắt lên mông , chân trước bên phải đặt lên quả cầu , những ngấn cổ song hành phập phồng .Và điều nổi bật nhất là toàn thân được phủ những bông hoa nhỏ nhiều cánh quen thuộc thường gặp trên nhiều tượng thời Lý .Mảng khối ở con sư tử mập căng , đường nét chải chuốt , các hoa văn tỉa tót như chạm bạc , chuẩn xác và tinh tế.

Bệ Đá (Bệ Tam Thế )

Trong chùa Thầy còn có cái bệ đá đời Trần .Góc bệ chạm hình chim Garuda , nguyên là từ ChămPa truyền sang .Con sư tử ở bệ hoa cũng thế .

Thân rồng thời Trần vẫn giữ dáng dấp như thời Lý , với các đường cong tròn nối nhau ,các khúc trước lớn ,các khúc sau nhỏ dần và kết thúc như đươi rắn .Vẩy lưng vẫn thể hiện từng chiếc , nhưng không tựa đầu vào nhau như rồng thời lý .Có khi vảy lưng có dạng hình răng cưa lớn , nhọn ,đôi khi từng chiếc vảy được chia thành hai tầng .Chân rồng thường ngắn hơn , những túm lông ở khủy chân không bay ra theo một chiều nhất định như rồng thời Lý mà lại bay lên phía trước hay phía sau tùy thuộc vào khoảng trống trên bức phù điêu và có sự xuất hiện chi tiết cặp sừng và đôi tay .

Đầu rồng không có nhiều phức tạp như rồng thời Lý .Rồng vẫn có vòi hình lá ,vươn lên trên nhưng không nhiều uốn khúc . Chiếc răng nanh phía trước khá lớn , vắt qua sóng vòi .Miệng rồng há to nhưng nhiều khi không đớp quả cầu .

Rồng thời Trần lượn khá thoải mái với động tác dứt khoát , mạnh mẽ .Thân rồng thường mập chắc , tư thế vươn về phía trước .Cách thể hiện rồng không chịu những qui định khắt khe như thời Lý .

Rồng thời Trần .

Ta có thể so sánh đầu rồng thời Lý và thời Trần rất giống nhau , tuy vẫn có thể phân biệt được.

Đầu rồng đất nung thời Trần được trưng bày .

Hiện vật tìm thấy rất nhiều khi khai quật hoàng thành Thăng Long 2002-2004.

Các bài đã đăng :

*GIỚI THIỆU KIẾN THỨC MỸ THUẬT VIỆT NAM

*Mỹ Thuật Thời Lý

*Nghệ Thuật Kiến Trúc Thời Lý

*Nghệ Thuật Điêu Khắc Thời Lý

*Nghệ Thuật Trang Trí Gốm Thời Lý

*Mỹ Thuật Thời Trần

*Kiến Trúc Phật Giáo Thời Trần

*Nghệ Thuật Điêu Khắc Thời Trần

*Nghệ Thuật Trang Trí Gốm Thời Trần

*Mỹ Thuật Thời Lê

*Mỹ Thuật thời Tây Sơn

*Nghệ Thuật Kiến Trúc Thời Tây Sơn

*Hệ Thống Tượng Ở Chùa

*Mỹ Thuật Thời Nguyễn

*Nghệ Thuật Kiến Trúc Thời Nguyễn

*Lăng Tẩm Các Vua Nhà Nguyễn

Chia sẻ:

  • Facebook
  • X
Thích Đang tải...

Có liên quan

Từ khóa » Họa Tiết Thời Trần đơn Giản