Hoạch định Chiến Lược Là Gì? Quy Trình Hoạch định Chi Tiết - Fastdo
Có thể bạn quan tâm
Hoạch định chiến lược là một bước rất quan trọng trong tiến trình quản trị của doanh nghiệp bởi các chức năng còn lại đều do hoạch định quyết định. Trong bài viết này, Fastdo sẽ chia sẻ đến bạn khái niệm về hoạch định các chiến lược và quy trình hoạch định một cách chi tiết nhất. Hãy cùng theo dõi nhé!
1. Hoạch định chiến lược là gì
Hoạch định chiến lược là quá trình xác định các mục tiêu chiến lược và phân tích môi trường của doanh nghiệp. Quá trình này bao gồm việc thiết lập mục tiêu và trình tự thực hiện hóa để tổ chức cùng hướng dẫn tầm nhìn đã nêu ra.
Hoạch định chiến lược hướng đến tương lai, khác với kế hoạch kinh doanh truyền thống chỉ tập trung vào các mục tiêu ngắn hạn. Một kế hoạch chiến lược có thể kéo tài từ vài tháng đến vài năm. Về cơ bản, kế hoạch hoạch định chiến lược đóng vai trò như một “kim chỉ nam” giúp tổ chức đạt được mục tiêu kinh doanh, xác định tổ chức có đang đi đúng hướng hay không.
>>> ĐỌC NGAY: Strategy là gì? 3 Nguyên tắc quan trọng để xây dựng strategy
2. Vai trò quan trọng của hoạch định chiến lược trong tổ chức
Với sự biến động không ngừng của môi trường kinh doanh hiện nay, nhiều công ty mong muốn áp dụng các chiến lược thích ứng thay vì chủ động. Mỗi loại hình chiến lược đều có ưu và nhược điểm riêng, tuy nhiên nhìn chung chúng đều giúp tổ chức chủ động giải quyết các vấn đề và hướng đến tầm nhìn dài hạn hơn. Dưới đây là một số vai trò chính của hoạch định chiến lược trong doanh nghiệp:
2.1 Xây dựng chiến lược dựa trên phương pháp tiếp cận có hệ thống
Hoạch định chiến lược không chỉ là việc thiết lập một kế hoạch chi tiết mà còn là quá trình định hướng doanh nghiệp, giúp tổ chức chủ động nắm bắt cơ hội và ứng phó linh hoạt trước những thay đổi của thị trường. Qua các giai đoạn phân tích tổng quan và chi tiết về nhu cầu của tổ chức qua mô hình SWOT, PEST và xây dựng Balanced Scorecard, doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định chiến lược sáng suốt và tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực để đạt được sự tăng trưởng bền vững.
2.2 Thúc đẩy giao tiếp với các cấp trong tổ chức
Giao tiếp là cầu nối hiệu quả để xây dựng sự đồng thuận và thống nhất trong quá trình hoạch định chiến lược. Nó đảm bảo sự tham gia của các thành viên và thể hiện sự cam kết của họ trong việc đạt được mục tiêu của tổ chức.
Mục tiêu quan trọng của hoạch định chiến lược là cần kết nối mục tiêu cá nhân của từng nhân viên với mục tiêu tổng thể của tổ chức, đảm bảo mọi người đều hướng đến mục tiêu “cùng về đích”. Hãy giúp nhân viên hiểu được công việc họ làm có ý nghĩa như thế nào đối với mục tiêu chung của doanh nghiệp, gắn kết và cùng phát triển.
2.3 Tối ưu nguồn lực
Quá trình hoạch định chiến lược cũng đòi hỏi doanh nghiệp đánh giá được đâu là những hoạt động cần thiết để tối ưu nguồn tài nguyên có giới hạn. Đảm bảo nguồn lực của tổ chức được thiết lập phù hợp, tối ưu theo hệ thống và vận hành liên tục. Với các chỉ số đo lường đã được định sẵn, doanh nghiệp có thể theo dõi và điều chỉnh kế hoạch kịp thời.
3. 4 Mẫu kế hoạch hoạch định chiến lược đa lĩnh vực
Hoạch định các chiến lược là chức năng quan trọng nhất của tiến trình quản trị vì đây là cơ sở định hướng cho các chức năng còn lại của tiến trình. Trong tổ chức, hoạch định các chiến lược được phân chia thành 5 loại:
3.1. Hoạch định chiến lược Marketing
Hoạch định các chiến lược Marketing là quá trình xây dựng chiến lược Marketing và xác định các biện pháp cụ thể vào thị trường mục tiêu của doanh nghiệp. Mục đích của việc hoạch định là xác lập, duy trì và phát triển các đơn vị kinh doanh, các sản phẩm của doanh nghiệp nhằm tạo ra lợi nhuận.
Quy trình hoạch định chiến lược Marketing trải dài 5 bước từ giai đoạn phân tích và tìm hiểu thị trường đến khi đạt được mục tiêu là thực hiện đánh giá. Dưới đây là quy trình 5 bước chi tiết về quá trình lập kế hoạch chiến lược Marketing:
- Phân tích thị trường: Trước khi bắt đầu quá trình hoạch định chiến lược marketing, doanh nghiệp cần hiểu rõ về thị trường mục tiêu. Thực hiện các nghiên cứu về nhu cầu, mong muốn của khách hàng; xác định đối thủ cạnh tranh, xu hướng kinh doanh,… Đây là bước đầu giúp doanh nghiệp xác định được hướng đi cụ thể cho chiến lược Marketing.
- Xác định mục tiêu marketing: Sau khi nhận diện được bức tranh tổng quan về thị trường, tổ chức cần xác định mục tiêu cốt lõi của kế hoạch là gì (doanh số, mở rộng thị phần, định vị thương hiệu, thiết lập mối quan hệ bền vững với khách hàng,…). Các mục tiêu này cần được thiết lập dựa trên mô hình SMART để đảm bảo tính đo lường được, có thể đánh giá và theo dõi tiến độ.
- Xác định giá trị cốt lõi và điểm mạnh: Để tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh, giai đoạn xác định điểm mạnh và khác biệt của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Doanh nghiệp cần xác định những giá trị độc đáo mà sản phẩm dịch vụ của bạn mang đến cho khách hàng.
- Xác định phương tiện phù hợp: Tùy thuộc vào mục tiêu của chiến lược Marketing, phương tiện truyền thông cần được tùy chỉnh để truyền tải thông điệp hiệu quả đến với khách hàng mục tiêu.
- Thực thi và đánh giá: Cuối cùng, trong quá trình thực thi kế hoạch, bạn cần thực hiện đánh giá liên tục ở từng chiến lược tiếp thị cụ thể, giám sát chặt chẽ và điều chỉnh kịp thời.
>>> XEM THÊM: Phương pháp KonMari và 5 nguyên tắc áp dụng đặc trưng
3.2. Hoạch định chiến lược PR
Hoạch định chiến lược PR là kế hoạch quản lý thông tin với mục tiêu duy trì mối quan hệ tích cực giữa tổ chức và công chúng. Mục tiêu cuối cùng của chiến lược PR là xây dựng được hình ảnh, danh tiếng và niềm tin của tổ chức đối với các bên liên quan khác.
Dưới đây là một số hoạt động điển hình trong kế hoạch hoạch định chiến lược PR:;
- Xây dựng hình ảnh thương hiệu: Mục tiêu của chiến lược truyền thông PR là duy trì hình ảnh tích cực cho thương hiệu và tổ chức, chính vì vậy doanh nghiệp cần xác định rõ đối tượng công chúng cần hướng đến và nhất quán trong thông điệp truyền thông.
- Tương tác với khách hàng và đối tác: Tạo dựng mối quan hệ với công chúng và các bên liên quan là giá trị cốt lõi khi hoạch định chiến lược PR. Tương tác đúng cách, lắng nghe và phản hồi trong môi trường giao tiếp mở giúp doanh nghiệp gia tăng lòng tin và sự ủng hộ từ công chúng.
- Kế hoạch quảng bá và tiếp thị: Lựa chọn phương tiện truyền thông trong quá trình PR cũng là công cụ quan trọng thúc đẩy quảng bá sản phẩm và thông điệp của tổ chức. Doanh nghiệp cần lựa chọn các phương tiện truyền tải thông điệp phù hợp với khách hàng mục tiêu đúng cách, thúc đẩy sự quan tâm và hiểu biết về tổ chức.
- Quản lý thông tin và khủng bố truyền thông: Trong các tình huống xấu như khủng hoảng truyền thông, việc quản lý thông tin cần được thống nhất, chuyên nghiệp và đáp ứng các tiêu chí dựa trên chuẩn mực xã hội, chọn hướng giải quyết hạn chế tối thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến tổ chức.
>>> CẬP NHẬT NGAY: 4 hình thức quản lý dự án phổ biến nhất hiện nay
3.3. Hoạch định chiến lược bán hàng
Hoạch định các chiến lược bán hàng là một bộ phận quan trọng trong chiến lược bán hàng của doanh nghiệp. Một chiến lược bán hàng hiệu quả sẽ trả lời cho các câu hỏi như: Bạn tập trung bán các sản phẩm gì? Bạn bán sản phẩm như thế nào? Bạn sử dụng những công cụ nào để bán sản phẩm? Dưới đây là các giai đoạn cơ bản trong quá trình hoạch định chiến lược bán hàng:
- Phân tích thị trường tiềm năng: Bước đầu tiên trong quá trình lập kế hoạch chiến lược là tiến hành phân tích thị trường một cách toàn diện. Hiểu rõ bối cảnh thị trường giúp bạn xác định được “nỗi đau” của khách hàng, từ đó xác định nhu cầu, mong muốn và tạo ra lợi thế cạnh tranh khác biệt.
- Mục tiêu bán hàng: Xác định mục tiêu bán hàng dựa trên nguyên tắc SMART giúp doanh nghiệp đo lường được, đánh giá tính khả thi,… từ đó có thể định hướng cụ thể cho đội ngũ bán hàng của mình.
- Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu: Hiểu rõ được hành vi, sở thích và nhu cầu của khách hàng mục tiêu giúp doanh nghiệp tập trung vào những nhóm khách hàng có tiềm năng cao nhất để tối ưu nguồn lực.
- Thông điệp bán hàng: Thông điệp bán hàng là công cụ kết nối sản phẩm với nhu cầu của khách hàng. Thông điệp cần được truyền tải đảm bảo tính hấp dẫn, rõ ràng và đánh trúng vào tâm lý khách hàng để giải quyết vấn đề của họ.
- Đánh giá và điều chỉnh: Việc đánh giá định kỳ trong quá trình thức thi thực thi kế hoạch kinh doanh, giúp doanh nghiệp nhanh chóng phát hiện và điều chỉnh các yếu tố chưa phù hợp để kịp thời điều chỉnh và định hướng mục tiêu bán hàng tốt nhất.
>>> XEM NGAY: Agile là gì? Nguyên lý và đặc trưng của phương pháp
3.5 Hoạch định chiến lược nhân sự
Hoạch định các chiến lược nhân sự là công việc đặt ra mục tiêu và các kế hoạch cần thực hiện. Những kế hoạch này bao gồm các chính sách và hoạt động nguồn nhân lực được thiết kế cho các nhóm công việc cụ thể, nhằm đáp ứng và thực hiện các mục tiêu chiến lược cũng như đảm bảo hiệu quả hoạt động của công việc.
- Xác định nhu cầu nhân sự: Bước đầu tiên trong quá trình hoạch định chiến lược nhân sự là phân tích và xác định nhu cầu về nguồn lực con người của tổ chức. Dựa trên mục tiêu phát triển của doanh nghiệp, bạn có thể xác định được số lượng nhân viên cần thiết cho từng bộ phận cũng như dự báo nhu cầu nhân sự trong tương lai.
- Tuyển dụng và lựa chọn nhân sự: Ở bước tiếp theo doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược thực hiện cách tuyển dụng nhân sự hiệu quả dựa trên việc xác định lộ trình tuyển dụng rõ ràng. Bạn cần xác định các kênh tuyển dụng phù hợp cho từng vị trí, tiếp cận đúng nhân tài và tối ưu chi phí.
- Xây dựng lộ trình đào tạo và phát triển nhân sự: Để đảm bảo nhân viên luôn đáp ứng yêu cầu công việc và có khả năng phát triển rõ ràng, việc lập xây dựng chương trình đào tạo nội bộ và phát triển nhân sự là không thể thiếu. Doanh nghiệp có thể lựa chọn các chương trình và phương pháp đào tạo phù hợp như đào tạo tại chỗ, e-learning, workshop, hoặc mentor-mentee.
- Thiết lập hệ thống đánh giá mục tiêu: Xây dựng hệ thống đánh giá dựa trên kết quả trực quan và minh bạch giúp nhân viên hiểu rõ được mục tiêu và định hướng công việc. Bạn có thể áp dụng đánh giá theo các công cụ đo lường hiệu suất và theo dõi mục tiêu như KPI (Key Performance Indicators) và OKR (Objectives and Key Results).
>>> ĐỌC NGAY: Nguyên tắc là gì? 14 Nguyên tắc quản lý của Henry Fayol
4. Quy trình 5 bước hoạch định chiến lược khoa học
Vậy các bước trong quy trình hoạch định chiến lược khoa học là gì? Bạn hãy đọc nội dung dưới đây để tìm được lời giải đáp.
4.1 Xác định tầm nhìn và sứ mệnh của tổ chức
Bước đầu tiên trong tiến trình hoạch định chiến lược là phân tích và đánh giá ban đầu về công ty. Các nhà hoạch định phải xác định rõ được tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp ở thời điểm này. Tầm nhìn sẽ định hướng cho nhân viên trong việc thực hiện mục tiêu cuối cùng, còn sứ mệnh sẽ giúp các nhà hoạch định đưa ra các quyết định đúng đắn và phù hợp với tổ chức.
>>> XEM THÊM: Nguyên tắc Pareto (quy tắc 80/20) là gì? Cách áp dụng hiệu quả
4.2. Phân tích hiện trạng
Bước tiếp theo trong quá trình hoạch định chiến lược, công ty cần phân tích ngành, thị trường, tính cạnh tranh và nội bộ của doanh nghiệp. Quá trình phân tích này sẽ giúp doanh nghiệp nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đang phải đối mặt. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ xác định đúng vị thế hiện tại của mình trên thị trường.
>>> XEM THÊM: Bộ trắc nghiệm xác định chỉ số EQ trung bình chính xác
4.3 Xây dựng chiến lược
Sau bước phân tích hiện trạng là xây dựng các mục tiêu dài hạn. Các mục tiêu này sẽ định hướng cho các nhà hoạch định trong việc lựa chọn các chiến lược cụ thể. Các chiến lược sẽ được lựa chọn ở 2 cấp độ chính là cấp độ chiến lược kinh doanh và cấp độ chiến lược công ty.
Bạn có thể xây dựng các chiến lược dài hạn với phương pháp quản trị mục tiêu OKRs. Phương pháp OKRs cho phép bạn xây dựng và quản trị mục tiêu đầy tham vọng và truyền cảm hứng thông qua các Kết quả then chốt (KRs) rõ ràng, đáp ứng các tiêu chuẩn SMART. Với OKRs, chỉ cần bạn có mục tiêu, phương pháp sẽ cung cấp cho bạn một lộ trình để từng bước hiện thực hóa được mục tiêu đó.
>>> XEM CHI TIẾT TẠI: Quy trình làm việc là gì? 11 bước xây dựng và quản lý hiệu quả
4.4. Triển khai chiến lược
Chiến lược sau khi đã phân tích thì cần phải được triển khai cụ thể. Một chiến lược nếu được triển khai tốt thì sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh cho công ty. Quá trình triển khai chiến lược gồm 6 bước sau:
- Đặt mục tiêu hàng năm cho các lĩnh vực chức năng cụ thể.
- Sửa đổi các chính sách hiện có để đạt được mục tiêu.
- Phân bổ nguồn lực cho các lĩnh vực quan trọng.
- Thay đổi sơ đồ tổ chức nhằm triển khai chiến lược mới.
- Quản lý các lực cản đối với sự thay đổi.
- Đưa ra các chính sách khen thưởng mới cho các kết quả đạt được.
>>> ĐỌC NGAY: 4 nhóm tính cách DISC là gì? Cách đọc biểu đồ DISC
4.5 Giám sát chiến lược
Các chiến lược đã được triển khai phải được liên tục giám sát chặt chẽ liên. Các điều kiện bên trong và bên ngoài doanh nghiệp sẽ không ngừng thay đổi nên việc giám sát cần phải được thực hiện liên tục. Các nhà hoạch định chiến lược cần nắm bắt sự thay đổi của các điều kiện này rồi từ đó thay đổi các mục tiêu cho phù hợp.
>>> XEM THÊM: Trí tuệ cảm xúc – Yếu tố nâng tầm sự thành công
4. Hoạch định chiến lược hiệu quả hơn với phần mềm hỗ trợ thiết lập mục tiêu fOKRs
Với xu hướng chuyển đối số ngày càng lan rộng hiện nay, các doanh nghiệp đã dần loại bỏ các phương pháp lập kế hoạch giấy truyền thống mà tích hợp ứng dụng các phần mềm hỗ trợ lập kế hoạch. Bạn có đang tìm kiếm một công cụ hỗ trợ lập kế hoạch chiến lược hiệu quả, mong muốn định hướng tổ chức xác định mục tiêu rõ ràng và nâng cao hiệu suất làm việc? Hãy khám phá ngay Bộ giải pháp quản trị OKRs toàn diện – fOKRs được phát triển bởi Fastdo, công cụ hoàn hảo giúp bạn quản lý mục tiêu mục tiêu phương pháp Objectives and Key Results một cách chính xác.
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ
Các tính năng nổi bật của phần mềm fOKRs:
- Quản lý mục tiêu thông minh: fOKRs giúp các nhà quản lý theo dõi mục tiêu của cá nhân, nhóm và tổ chức một cách trực quan. Nhờ giao diện thân thiện, dễ sử dụng, bạn có thể định rõ mục tiêu và kết quả then chốt chỉ trong vài bước đơn giản.
- Kết nối và đồng bộ mục tiêu: Phần mềm cho phép kết nối các mục tiêu từ cấp tổ chức đến từng cá nhân, đảm bảo sự đồng bộ và minh bạch trong việc thực hiện chiến lược. Nhờ đó, mọi thành viên đều có thể hiểu rõ vai trò của mình trong việc đạt được mục tiêu chung.
- Theo dõi tiến độ và đánh giá hiệu suất: fOKRs cung cấp hệ thống theo dõi tiến độ thời gian thực, giúp bạn dễ dàng nhận diện các mục tiêu đang đạt kết quả tốt và những mục tiêu cần điều chỉnh.
- Cộng tác và phản hồi nhanh chóng: Với fOKRs, các nhóm có thể dễ dàng trao đổi và phản hồi trực tiếp trên từng mục tiêu, tạo điều kiện cho sự hợp tác liên tục và cải thiện liên tục.
- Đơn giản hóa quy trình đánh giá và cải tiến: Tính năng đánh giá cuối kỳ và các công cụ hỗ trợ cải tiến của fOKRs giúp bạn không chỉ theo dõi tiến trình mà còn phát hiện kịp thời những điểm cần cải thiện.
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Fastdo về hoạch định chiến lược và quy trình hoạch định chi tiết. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong việc hoạch định các chiến lược để việc tổ chức thực hiện các diễn ra suôn sẻ hơn. Đừng quên theo dõi chuyên mục Quản trị – Điều hành tại Fastdo để cập nhật các thông tin mới nhất về quản trị doanh nghiệp.
>>>> ĐỪNG NÊN BỎ QUA:
- Phong cách lãnh đạo tốt nhất cho nhà quản lý?
- 10 nhà lãnh đạo tài ba và các bài học đắt giá về quản trị
- Agenda là gì? Những điều cần biết khi xây dựng Agenda
- Quản trị là gì? 8 căn cứ phân biệt Quản trị và Quản lý
Hoạch định chiến lược là gì?
Hoạch định chiến lược là quá trình xác định các mục tiêu chiến lược và phân tích môi trường của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tổ chức sẽ thiết lập các mục tiêu, phân tích và lựa chọn các chiến lược thay thế và phân bổ nguồn lực để đạt được các mục tiêu của tổ chức.
Hoạch định chiến lược gồm những loại nào?
Trong tổ chức, hoạch định các chiến lược được phân chia thành 5 loại: Hoạch định chiến lược Marketing; hoạch định chiến lược PR; hoạch định chiến lược bán hàng; hoạch định chiến lược kinh doanh; hoạch định chiến lược nhân sự.
Quy trình hoạch định chiến lược gồm những bước nào?
Quy trình hoạch định chiến lược gồm 5 bước: Xác định tầm nhìn và sứ mệnh của tổ chức; Phân tích hiện trạng doanh nghiệp; Xây dựng chiến lược; Triển khai chiến lược; Giám sát chiến lược.
4.4/5 - (54 bình chọn)Từ khóa » Chiến Lược Của Tổ Chức Là Gì
-
Khái Niệm Về Chiến Lược Và Quản Trị Chiến Lược
-
Tìm Hiểu Về Chiến Lược, Hoạch định Chiến Lược
-
Chiến Lược Là Gì? Những Câu Hỏi Cốt Yếu Về Chiến Lược. .
-
Chương 5: Chiến Lược Tổ Chức - TaiLieu.VN
-
Chiến Lược Là Gì? Phân Biệt Giữa Chiến Lược Và Chính Sách?
-
Chiến Lược Chức Năng Là Gì? Mục Tiêu Và Vai Trò Của Chiến Lược
-
[PDF] Quản Lý để Ðạt Tới Các Giá Trị: Chiến Lược Tổ Chức Trong
-
Chiến Lược – Wikipedia Tiếng Việt
-
HỆ THỐNG CHIẾN LƯỢC TRONG DOANH NGHIỆP - THANHS
-
Chiến Lược Là Gì? Những Chiến Lược Marketing Thành Công Bạn Nên ...
-
Thực Hiện Chiến Lược Như Thế Nào? | Vân Nguyên
-
5 Bước Lập Kế Hoạch Chiến Lược Cho Các Nhà Quản Trị
-
Khái Niệm, Vai Trò Chiến Lược Kinh Doanh Đối Với Doanh Nghiệp
-
[PDF] QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC