Hoạch định Chiến Lược Marketting Về Sữa đặc Của Vinamilk - 123doc

Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Luận Văn - Báo Cáo
  4. >>
  5. Kinh tế - Quản lý
hoạch định chiến lược marketting về sữa đặc của vinamilk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (799.82 KB, 23 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠONGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAMHỌC VIỆN NGÂN HÀNG-----*****-----TIỂU LUẬN:HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETTINGVỀ SỮA ĐẶC CỦA VINAMILKGiảng viên hướng dẫn: Cô giáo Vũ YếnNhóm thực hiện: FULL ALớp: Quản trị doanh nghiệp ca 2 thứ 4Hà Nội, Năm 2016NHÓM THỰC HIỆN: FULL A1.2.3.4.5.6.7.Vương Thị Thanh Mai – MSV: 16A7510100Nguyễn Phương Anh – MSV: 17A4000019Trần Hoàng Anh – MSV: 17A4010022Phạm Kiều Mi – MSV: 17A40000347Mai Thùy Trang – MSV: 17A4010291Đặng Việt Hưng –MSV: 17A4000256Lê Thảo Phương – MSV: 16A7510123MỤC LỤCI/ Lời mở đầu ………………………………………………………………………….. 32II/ Giới thiệu về công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk …………………………...41. Hoàn cảnh ra đời quá trình hình thành và phát triển của công ty2. Tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu3. Lĩnh vực kinh doanh4. Cơ cấu tổ chứcIII/ Hoạch định chiến lược của doanh nghiệp về sản phầm sữa đặc …………………….81. Giới thiệu về sản phẩm sữa đặc2. Phân tích môi trường bên ngoài………………………………………………….92.1. Môi trường vĩ mô…………………………………………………………...10a. Kinh tếb. Chính trịc. Văn hóad. Khoa học công nghệe. Tự nhiên2.2. Môi trường ngành…………………………………………………………13a. Sức mạnh nhà cung cấpb. Sức mạnh khách hàngc. Sản phẩm thay thếd. Đối thủ tiềm ẩne. Đối thủ cạnh tranh trong ngành3. Phân tích môi trường nội bộ…………………………………………………......16a. Tài chínhb. Cơ sở hạ tầngc. Nhân sựd. Marketinge. Sản xuất và tác nghiệp4. Công cụ hoạch định chiến lược – Ma trận swot…………………………………19IV/ Kết thúc……………………………………………………………………………....21V/ Tài liệu tham khảo...…………………………………………………………………..22VI/ Lời cảm ơn…………………………………………………………………………...23I/ LỜI MỞ ĐẦUTrong thời kì mở cửa hội nhập toàn cầu hóa của nền kinh tế hiện nay, đặc biệt khi Việt Nam thamgia vào WTO và kí kết hiệp định TTP, chúng ta không thể phủ nhận được tầm quan trọng của3những chiến lược marketing phù hợp để giúp các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh với thếgiới, bởi những chiến lược kinh doanh là nền tảng để dẫn dắt hoạt động của doanh nghiệp.Thực tế, các doanh nghiệp ở Việt Nam dù lớn hay vừa và nhỏ đều chung một vấn đề là công việcđược giải quyết chỉ khi nó phát sinh, không có một chiến lược hoạch định cụ thể cũng như làquản lý có hệ thống và tổ chức. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung cần có nhữngphương hướng điều chỉnh để phù hợp với tình hình trong và ngoài nước, thay đổi trong xu thếtoàn cầu hóa hiện nay. Bởi chúng ta phải cạnh tranh nhiều với các doanh nghiệp nước ngoài, họcó những thế mạnh về công nghệ sản xuất, công nghệ thông tin, sản phẩm khác lạ và đặc biệtngười Việt Nam rất “sính ngoại”, vậy nên các doanh nghiệp Việt cần phải vạch ra đường lối, mụctiêu, hướng đi rõ ràng và phân bổ nguồn lực một cách hợp lí để đảm bảo sự phát triển đúnghướng của mục tiêu đã định ra.Nắm bắt được xu thế đó, dù gặp nhiều sự cạnh tranh và khó khăn, công ty cổ phần sữa Việt NamVinamilk đã duy trì vai trò chủ đạo của mình – là doanh nghiệp đứng đầu Việt Nam, có giá trị lớnnhất- đối với tình hình thay đổi trong và ngoài nước. Theo một báo cáo của tờ báo Sài Gòn TiếpThị, Vinamilk được bình chọn là doanh nghiệp số 1 Việt Nam, đứng đầu về thị phần, tăng trưởngtăng 30%/năm và liên tiếp được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao trong 8 năm liền.Đặc biệt là sản phẩm sữa đặc Vinamilk đã xuất sang Nhật, Canada, Hàn Quốc, khu vực TrungĐông, ASEAN, châu Phi…. với nhãn hiệu Ông Thọ, Bestcows, Angle, Captian, Driftwood, NgôiSao Phương Nam…, chiếm tỷ trọng 34% về sản lượng xuất khẩu năm 2015.Đầu tháng 7, nhà máy sữa Driftwood tại Mỹ do Vinamilk sở hữu 100% vốn giới thiệu sữa đặc vàcreamer tại hội chợ Fancy Food Show. Đây là một trong những hội chợ lớn nhất về ngành thựcphẩm tại Mỹ, thu hút hàng nghìn doanh nghiệp uy tín trong lĩnh vực chế biến, sản xuất thực phẩmtừ nhiều quốc gia tham dự. Kết thúc hội chợ, các sản phẩm này đưa vào bán tại các siêu thị ởbang Arizona và California.Để đạt được thành tựu như vậy, công ty Vinamilk cùng những người lãnh đạo đã đưa ra mộtchiến lược kinh doanh phù hợp với xu thế, cạnh tranh với doanh nghiệp kinh doanh sữa trên thịtrường quốc tế như Mỹ. Vậy Vinamilk đã sử dụng chiến lược gì ? Nhóm FULL A đã lựa chọn“Hoạch định chiến lược của Vinamilk về sữa đặc” làm chủ đề tiểu luận.II/ GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHÂN SỮA VIỆT NAMVinamilk là tên viết tắt của Công ty cổ phần sữa Việt Nam (VIETNAM DAIRY PRODUCTSJOINT STOCK COMPANY), một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa cũngnhư thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam, được thành lập vào năm 1976.4Mã giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh là VNM. Trụ sở giao dịch:số 36-38 Ngô Đức Kế, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh. Website: www.vinamilk.com.vn. Vốn điều lệcủa công ty hiện nay là 1.590.000.000.000 đồng (một nghìn năm trăm chín mươi tỷ đồngVinamilk là nhà sản xuất hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, hiện chiếm lĩnh 75% thịphần sữa tại Việt Nam. Ngoài việc phân phối mạnh trong nước với mạng lưới 183 nhà phân phốivà gần 94.000 điểm bán hàng phủ đều 64 tỉnh thành, sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩusang nhiều nước Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, khu vực Trung Đông, Đông Nam Á... Sau hơn30 năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay Vinamilk đã xây dựng được 8 nhà máy, 1 xí nghiệp vàđang xây dựng thêm 3 nhà máy mới, với sự đa dạng về sản phẩm, Vinamilk hiện có trên 200 mặthàng sữa tiệt trùng, thanh trùng và các sản phẩm được làm từ sữa1. Hoàn cảnh ra đời quá trình hình thành và phát triển của công tya. Thời bao cấp (1976-1986)Năm 1976, lúc mới thành lập, Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) có tên là Công ty Sữa – Cà PhêMiền Nam, trực thuộc Tổng cục Thực phẩm, sau khi chính phủ quốc hữu hóa ba xí nghiệp tưnhân tại miền nam Việt Nam: Thống Nhất (thuộc một công ty Trung Quốc), Trường Thọ(thuộc Friesland), và Dielac (thuộc Nestle)Năm 1982, công ty Sữa – Cà phê Miền Nam được chuyển giao về bộ công nghiệp thực phẩm vàđổi tên thành xí nghiệp liên hiệp Sữa - Cà phê – Bánh kẹo I. Lúc này, xí nghiệp đã có thêm hainhà máy trực thuộc, đó là: nhà máy bánh kẹo Lubico và nhà máy bột dinh dưỡng Bích Chi (ĐồngTháp).b. Thời kỳ Đổi Mới (1986-2005)Tháng 3 năm 1992, Xí nghiệp Liên hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chính thức đổi tên thànhCông ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) - trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ, chuyên sản xuất, chế biếnsữa và các sản phẩm từ sữa.Năm 1994, Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã xây dựng thêm một nhà máy sữa ở Hà NộiNăm 1996: Liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí Nghiệp LiênDoanh Sữa Bình Định.Năm 2000: Nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại Khu Công nghiệp Trà Nóc, Thành phố CầnThơ. Cũng trong thời gian này, Công ty cũng xây dựng Xí Nghiệp Kho Vận có địa chỉ tọa lạc tại:32 Đặng Văn Bi, Thành phố Hồ Chí Minh.Tháng 5 năm 2001, công ty khánh thành nhà máy sữa tại Cần Thơ.c. Thời kỳ Cổ Phần Hóa (2005-Nay)Năm 2003: Công ty chuyển thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Tháng 11). Mã giao dịch trênsàn giao dịch chứng khoán là VNM. Cũng trong năm 2003, công ty khánh thành nhà máy sữa ởBình Định và TP. Hồ Chí Minh5Năm 2004: Mua thâu tóm Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn. Tăng vốn điều lệ của Công ty lên 1,590tỷ đồng.Năm 2005: Mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Công ty Liên doanh Sữa BìnhĐịnh (sau đó được gọi là Nhà máy Sữa Bình Định) và khánh thành Nhà máy Sữa Nghệ An vàongày 30 tháng 06 năm 2005, có địa chỉ đặt tại Khu Công nghiệp Cửa Lò, Tỉnh Nghệ An.•Liên doanh với SABmiller Asia B.V để thành lập Công ty TNHH Liên Doanh SABMillerViệt Nam vào tháng 8 năm 2005. Sản phẩm đầu tiên của liên doanh mang thương hiệu Zorokđược tung ra thị trường vào đầu giữa năm 2007.Năm 2006: Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 19tháng 01 năm 2006, khi đó vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước có tỷ lệnắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của Công ty.•Khởi động chương trình trang trại bò sữa bắt đầu từ việc mua thâu tóm trang trại Bò sữaTuyên Quang vào tháng 11 năm 2006, một trang trại nhỏ với đàn bò sữa khoảng 1.400 con.Trang trại này cũng được đi vào hoạt động ngay sau khi được mua thâu tóm.Năm 2007: Mua cổ phần chi phối 55% của Công ty sữa Lam Sơn vào tháng 9 năm 2007, có trụsở tại Khu công nghiệp Lễ Môn, Tỉnh Thanh Hóa.Năm 2009: Phát triển được 135.000 đại lý phân phối, 9 nhà máy và nhiều trang trại nuôi bò sữatại Nghệ An, Tuyên QuangNăm 2010 - 2012: Xây dựng nhà máy sữa nước và sữa bột tại Bình Dương với tổng vốn đầu tư là220 triệu USD.Năm 2011: Đưa vào hoạt động nhà máy sữa Đà Nẵng với vốn đầu tư 30 triệu USD.2. Tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu•Tầm nhìn: Vinamilk tập trung mọi nguồn lực để mang đến cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốtnhất, xây dựng công ty sữa và thực phẩm có lợi cho sức khỏe với mức tăng trưởng nhanh , bềnvững số một tại Việt Nam bằng chiến lược xây dựng các dòng sản phẩm có lợi thế cạnh tranhdài hạn .• Sứ mệnh: Vinamilk không ngừng đa dạng hóa các dòng sản phẩm , mở rộng lãnh thổ phânphối nhằm duy trì vị trí dẫn đầu trên thị trường nội địa và tối đa hóa lợi ích của cổ đông côngty . Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm sữa được yêu thích nhất tại mọi khu vực , lãnhthổ .Vì thế Vinamilk tâm niệm rằng chất lượng , sáng tạo là người bạn đồng hành của công ty và xemkhách hàng là trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng . Chính sách chất lượng: “ Luôn luôn thỏa mãn và có trách nhiệm với khách hàng bằng cách đa dạng hóa sản phẩm vàdịch vụ , đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm , với giá cạnh tranh tôn trọng đạo đứckinh doanh và tuân theo luật định” theo Bà Mai Kiều Liên – Tổng giám đốc công ty.• Mục tiêu:• Đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng: Tăng sốlượng và nâng cao chất lượng sảnphẩm, đa dạng hóa danh mục sản phẩm, tăng sốlượng sản phẩm mới và tạo sựkhác biệt,nâng cao vị thế, hình ảnh, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm6•3.Tối đa hóa giá trị của cổ đông và theo đuổi chiến lược phát triển kinh doanh dựa trênnhững yếu tố chủ lực sau:o Củng cố, xây dựng và phát triển một hệ thống các thương hiệu cực mạnh đáp ứng tốtnhất các nhu cầu và tâm lý tiêu dùng của người tiêu dùng Việt Nam.o Phát triển thương hiệu Vinamilk thành thương hiệu dinh dưỡng có uy tín khoa học vàđáng tin cậy nhất với mọi người dân Việt Nam thông qua chiến lược áp dụng nghiêncứu khoa học về nhu cầu dinh dưỡng đặc thù của người Việt Nam để phát triển ranhững dòng sản phẩm tối ưu nhất cho người tiêu dùng Việt Nam.o Đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh qua thị trường của các mặt hàng nước giải kháttốt cho sức khỏe của người tiêu dùng thông qua thương hiệu chủ lực VFresh nhằmđáp ứng xu hướng tiêu dùng tăng nhanh đối với các mặt hàng nước giải khát đến từthiên nhiên và tốt cho sức khỏe con người.o Khai thác sức mạnh và uy tín của thương hiệu Vinamilk là một thương hiệu dinhdưỡng có “uy tín khoa học và đáng tin cậy nhất của người Việt Nam” để chiếm lĩnh ítnhất là 35% thị phần của thị trường sữa bột trong vòng 2 năm tới.o Phát triển toàn diện danh mục các sản phẩm sữa và từ sữa nhằm hướng tới một lượngkhách hàng tiêu thụ rộng lớn, đồng thời mở rộng sang các sản phẩm giá trị cộng thêmcó giá bán cao nhằm nâng cao tỷ suất lợi nhuận chung của toàn Công ty.o Tiếp tục mở rộng và phát triển hệ thống phân phối chủ động, vững mạnh và hiệu quả.o Phát triển nguồn nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung sữa tươi ổn định, chất lượngcao với giá cạnh tranh và đáng tin cậy.Lĩnh vực kinh doanh:Sản xuất và kinh doanh sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡ ng và các sản phẩm từ sữa khác;Sản xuất và kinh doanh bánh, sữa đậu nành và nước giải khát;Kinh doanh thực phẩm công nghệ , thiết bị phụ tùng, vật tư , hoá chất và nguyên liệu;Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của Pháp luật.Sản xuất và kinh doanh bao bì7 In trên bao bì Sản xuất, mua bán các sản phẩm nhựa (trừ tái chế phế thải nhựa)4. Cơ cấu bộ máy:Cơ chế quản trị doanh nghiệp của Vinamilk là cơ cấu trực tuyến- chức năng: Để khắc phục nhượcđiểm của các cơ cấu trực tuyến, chức năng, hiện nay kiểu cơ cấu liên hiệp (trực tuyến - chứcnăng) được áp dụng rộng rãi phổ biến cho các doanh nghiệp. Theo cơ cấu này, người lãnh đạocao nhất của tổ chức được sự giúp đỡ của những người lãnh đạo chức năng để chuẩn bị các quyếtđịnh, hướng dẫn, và kiểm tra việc thực hiện quyết định. Vinamilk có mô hình tổ chức bộ phậntheo chức năng. Với hệ thống quản trị được phân bổ các phòng ban khoa học và hợp lý, phân cấpcụ thể trách nhiệm của mỗi thành viên và phòng ban trong công ty theo sơ đồ tổ chức như sau:8III/ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC VỀ SẢN PHẨM SỮA ĐẶC1.Giới thiệu về sản phẩm sữa đặcCuộc hành trình của sữa đặc bắt đầu từ sau giải phóng, khi Vinamilk tiếp quản 3 nhà máy tạimiền Nam gồm nhà máy Thống Nhất, nhà máy Trường Thọ và nhà máy Dielac. Thời kỳ này, sữađặc được xem như hàng xa xỉ phẩm do quá khan hiếm và đắt đỏ, để giải quyết khó khăn, lãnh đạoVinamilk chủ động liên doanh liên kết với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có ngoại tệ mạnh,đặc biệt là Seaprodex. Song song đó, công ty cho ra mắt nhãn hiệu sữa đặc Ông Thọ. Đây là dòngsản phẩm cao cấp, bán tại các cửa hàng Cosevina và Imexco nhằm xuất khẩu tại chỗ lấy ngoại tệnhập nguyên liệu. Kết quả, từ vài trăm triệu đồng ban đầu, công ty đã nâng vốn tự có lên 20 tỷ9đồng vào năm 1987, gia tăng sản lượng, doanh thu vượt kế hoạch. Thành công vừa mới đạt lạivụt mất vào đầu những năm 1990. Do cấm vận kinh tế nên Vinamilk không nhập được phụ tùngthay thế phục vụ sản xuất, bị động nguồn nguyên liệu. Kỹ sư và công nhân đã cùng nhau vượtkhó bằng cách tự thiết kế hình Ông Thọ dập nổi, sáng tạo gia công khuôn nắp lon sữa, tận dụngphế liệu chiến tranh như xác xe tăng, nòng pháo...Từ những năm 1990, Vinamilk tìm hiểu và ký hợp đồng tại các nước sở tại và mua trực tiếpnguồn nguyên liệu bột sữa, dầu bơ…, Nhờ vậy, giá thành sản phẩm giảm, cạnh tranh với hàngngoại nhập. Mặt khác, Vinamilk đã lên kế hoạch phát triển hệ thống trang trại bò sữa trong nướcnhằm từng bước tự chủ nguồn nguyên liệu. Đây là bước ngoặt quan trọng, nhờ vậy Vinamilk chủđộng nguồn nguyên liệu sữa cho sản xuất. Sau khi cấm vận kinh tế được bãi bỏ, Vinamilk bướcsang giai đoạn phát triển mới. Doanh nghiệp nhập máy móc hiện đại nhằm đẩy mạnh sản lượngvà tăng cường chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong nước. Chiến lược kết hợp hiệnđại hóa máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới cùng vùng nguyên liệu từ 19912003 đã giúp công ty chiếm đến 75% thị phần sữa đặcSau khi cổ phần hóa vào năm 2003, sữa Ông Thọ vẫn là sản phẩm chủ lực của Vinamilk, luônnằm trong top hàng Việt Nam chất lượng cao. Để theo kịp thị hiếu người dùng thay đổi, công tymở rộng danh mục sản phẩm, cải tiến mẫu mã, chất lượng, phong phú về chủng loại cho phù hợpvới từng nhu cầu sử dụng khác nhau. Phân khúc nội địa nhiều sản phẩm sữa đặc đã ra đời nhưÔng Thọ trắng nắp mở nhanh, Ông Thọ đỏ, Ông Thọ chữ xanh, Ngôi Sao Phương Nam xanh lá,đỏ, cam và xanh biển. Dòng sản phẩm sữa đặc Ông Thọ gồm ba loại là nhãn xanh, đỏ và trắng,được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế và vệ sinh an toàn thực phẩm từ sữa bò cao cấp tới bột sữa,chất béo, đường kính và vitamin A, D, B1 để đảm bảo nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho cuộc sống.Khi xuất khẩu, sản phẩm sữa đặc của Vinamilk cũng mang nhiều tên khác nhau như Bestcows,Angle, Captain, Driftwood… chiếm tỷ trọng 34% về sản lượng xuất khẩu năm 2015.2. Phân tích môi trường bên ngoàiThế giới ngày nay là thế giới của hội nhập và tự do kinh doanh, do vậy mỗi doanh nghiệp đều cầncó những chính sách đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, khẳng định thương hiệu và địa vị của mìnhtrên trường quốc tế. Để đạt được những mục tiêu trên thì các doanh nghiệp Việt nói chug vàVinamilk nói riêng cần phải nắm được tình hình vi-vĩ mô và tác động của nó đến hoạt động củadoanh nghiệp.2.1. Môi trường vĩ môa. Kinh tế:GDP Việt Nam đang hồi phục rõ nét trong năm 2015, riêng GDP quý 4 tăng tới 7,01%, cao hơnmức tăng 6,12% của quý 1, 6,47% của quý 2 và 6,87% trong quý 3. Như vậy, tăng trưởng GDPnăm nay đã vượt mục tiêu 6,2% đề ra từ đầu năm và đạt cao nhất trong 5 năm qua (năm 2011tăng 6,25%, năm 2012 tăng 5,25%, năm 2013 tăng 5,42%, năm 2014 tăng 5,98%). Về thu ngânsách Nhà nước, tính từ đầu năm đến 15/12/2015 ước đạt 884,8 nghìn tỷ đồng, bằng 97,1% dựtoán, trong đó thu nội địa đạt 657 nghìn tỷ, thu từ dầu thô 62,4 nghìn tỷ, thu cân đối ngân sách từ10hoạt động xuất nhập khẩu đạt 160 nghìn tỷ.GDP bình quân đầu người tăng hơn so với năm 2014 dẫn đến thu nhập của người dân được tăngcao hơn, ảnh hưởng rất nhiều tới doanh thu và sự tiêu thụ dòng sản phẩm sữa đặc của công tyVinamilk. Mặt bằng lãi suất đang giảm dần, tỷ giá ổn định ,cán cân thanh toán đang ngày càngđược cải thiện giúp cho doanh nghiệp giảm được chi phí nguyên liệu và có cơ hội tiếp cận vớivốn vay để mở rộng quy mô.Việt Nam đã tham gia WTO năm 2007, lợi ích kinh tế nữa từ việc gia nhập WTO là tăng cườngthu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Gia nhập WTO sẽ khiến các doanh nghiệp tin tưởng hơnvì Việt Nam sẽ được coi là một điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư. Chỉ trong vòng 9 tháng saukhi gia nhập WTO, các doanh nghiệp nước ngoài đã cam kết sẽ đầu tư gần 6,5 tỷ Đôla Mỹ vàocác dự án đầu tư mới tại Việt Nam (số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2007). Hơn nữa, việc trởthành Thành viên của WTO khuyến khích sử dụng nhiều hơn các tài sản thuộc sở hữu trí tuệ, dẫntới các điều kiện tốt hơn để đạt được thành công về kinh tế thông qua chất lượng sản phẩm caohơn, sự sáng tạo và kỹ năng tiếp thị hiện đại (xây dựng thương hiệu, cấp phép, nhượng quyền vàcác dịch vụ hỗ trợ sản phẩm tốt hơn).b. Chính trị:Tình hình chính trị ở Việt Nam khá là ổn định vì chỉ có một Đảng Cộng Sản cầm quyền giúp chocơ hội tìm kiếm nguồn nhân lực đồng thời phát triển kinh tế ,tăng nhu cầu tiêu dùng xã hội tácđộng tích cực trong việc tạo lập và triển khai chiến lược của vinamilk .Việc bình thường hóa quan hệ với các nước lớn như Hoa Kỳ (1995) và Trung Quốc (1992), gianhập ASEAN 1995 cùng 171 quốc gia khác, đặc biệt là gia nhập WTO năm 2007 và trở thànhthành viên thứ 150 của tổ chức này đã giúp thu hút nhà đầu tư nước ngoài ,tăng doanh thu ,khảnăng tiếp cận với công nghệ tiên tiến nước ngoài nhằm tăng năng suất chất lượng sản phẩm xongcũng khiến một công ty lớn như Vinamilk đối mặt với nhiều thách thức thay đổi để cạnh tranh tốthơn với công ty đa quốc gia khác. Tuy nhiên nhờ việc bình thường hóa quan hệ mà năm 2016,sữa đặc của Vinamilk đã được xuất khẩu và bày bán ở Mỹ.11Đồng thời để thích ứng sự thay đổi của thế giới quốc hội đã và đang ban hành hoàn thiện nhữngthủ tục, bộ luật. Vinamilk chịu ảnh hưởng của Luật Doanh Nghiệp, Luật Thương Mại, Luật DânSự, Luật Bảo Vệ Môi Trường và Luật Bảo Hiểm Xã Hội. Một thể chế chính trị ổn định, luật pháprõ ràng sẽ là cơ sở đảm bảo thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả, lànhmạnh. Điều này giúp Vinamilk giới hạn được hành lang pháp lí, từ đó đưa ra các quyết định thíchhợp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Thêm vào đó, các chính sách khuyến khích vềthuế của Nhà Nước cũng có ý nghĩa rất tích cực đến công ty. Ngành sản xuất về sữa đặc đượcnhững ưu đãi trong Luật khuyến khích đầu tư trong nước về thuê đất, thuế thu nhập doanhnghiệp, thuế nhập khẩu máy móc thiết bị. Điều này như một sự khích lệ tinh thần, tạo điều kiệncho công ty cố gắng hơn nữa.c. Văn hóa:Đối với Việt Nam,thói quen sử dụng các sản phẩm đồ ngọt cũng như sản phẩm đóng hộp liênquan đến sữa đã trở thành việc khá quen thuộc .Thông qua các hình thức quảng bá khác nhau,vinamilk đã khiến cho sản phẩm của mình ngày càng trở nên phổ biến thúc đầy nhu cầu ngàycàng cao với việc chăm sóc và thỏa mãn nhu cầu bản thân.Quan trọng hơn nguời Việt Nam có quan niệm là chỉ dùng những thứ mà mình cảm thấy an tâmtin tưởng ,rất ít khi thay đổi.Vì thế uy tín lâu lăm của Vinamilk qua nhiều năm đã tạo được niềmtin nhất địng trong lòng ng tiêu dùng Việt.Thêm vào đó,cân nặng và chiều cao nằm trogn topnước có chiều cao cân nặng thấp nhất thế giới ,cho nên việc sử dụng sữa giúp tăng trưởng chiềucao hay sức khỏe đã trở thành tâm điểm nhấn mạnh trong mỗi quảng cáo của coong ty đã đạt hiệuquả rất cao.Không chỉ vậy ,xu hướng tiêu dùng người Việt dùng hàng Việt đang ngày càng phổbiến đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ của Vinamilk.Hơn thế, dân số Việt Nam tính đến năm 2016 là khoảng 90 triệu dân, với tỷ số giới tính là 98nam/ 100 nữ. Theo khu vực thì khu vực thành thị có khoảng 25.374.262 người, chiếm 29,6% dânsố cả nước. Theo cơ cấu độ tuổi thì 0 – 14 tuổi chiếm 29,4%, 15 – 64 tuổi chiếm 65% và trên 65tuổi là 5,6%. Với kết cấu như vậy, có thể dự báo rằng khối lượng tiêu thụ sữa đặc còn tăng nhanhchóng, bởi tuổi từ 15-65 là độ tuổi lao động nên sử dụng sữa đặc nhiều nhất trong việc sinh hoạthàng ngày như pha với cà phê, ăn kèm bánh mì, pha với các loại trà v.v.v… Tuy nhiên để tăngtrưởng mức tiêu thụ sữa đặc thì Vinamilk nên đưa ra các chiến dịch như là thử sữa đặc, phát miễnphí, đặc biệt ở vùng nông thôn, vùng cao khó khăn.d. Khoa học công nghệĐây là yếu tố tạo ra nhiều cơ hội và tồn tại nhiều thách thức, buộc doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹđể đưa ra các chiến lược marketing. Doanh nghiệp nhập máy móc hiện đại nhằm đẩy mạnh sảnlượng và tăng cường chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong nước. Mô hình liên kếtvới người nông dân mở rộng vùng chăn nuôi, đồng thời tự mình hình thành các trang trại chănnuôi bò sữa từ Bắc chí Nam giúp tổng đàn từ 3.000 con năm 1991 đã vượt lên trên 120.000 connăm 2016, cho sản lượng sữa 200.000 tấn một năm. Vinamilk để sản xuất được sữa đặc thông quanhững nguyên liệu đạt tiêu chuẩn quốc tế, qua các quy trình như là trộn tuần hoàn, quy trình gianhiệt, quy trình đồng hóa, quy trình thanh trùng, quy trình cô đặc, làm nguội và cô đặc chânkhông, quy trình kết tinh và đóng hộp.12Công nghệ ngày càng phát triển đa đem lại cho Vinamilk nhiều cách thức tạo ra sản phẩm mới đểkhẳng định thương hiệu cho sản phẩm của mình. Vinamilk đã ứng dụng nhiều thành tựu mới vềcác loại máy móc trang thiết bị sản xuất ra các sản phẩm vừa đạt hiệu quả về chất lượng vừa tiệnnghi. Mặt khác khoa học công nghệ tác động tới khâu quảng cáo và mức độ truyền tin về sảnphẩm. Khoa học phát triển đã đáp ứng được nhu cầu cung caaso sản phẩm cho người tiêu dùng vềcả chất lượng và số lượng. đồng thời khoa học công nghệ còn tạo ra nguồn lực sản xuất mới rấthiệu quả cho doanh nghiệp giúp giảm bớt thời gian sản xuất sản phẩm và nâng cao hiệu quả sảnxuất. Hơn thế Vinamilk cũng cần cảnh giác với việc sa đà đầu tư quá nhiều chi phí cho quảng cáodẫn tới tăng giá thành sản phẩm gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Một thách thức khác đó là cácsản phẩm chứa nhiều yếu tố khoa học công nghệ thường rất khó kéo dài chu trình sống bởi nhữngđòi hỏi không nhỏ từ người tiêu dùng, dẫn đến việc lạc hậu về kĩ thuật của những dòng sản phẩmtrên thị trường. Chính vì vậy thách thức đặt ra là việc không ngừng thay đổi công nghệ sản xuấtsản phẩm.Đối với việc tiến hành hoạt động nghiên cứu khoa học và áp dụng những tiến bộ khoa học côngnghệ, đó là những cơ sở hữu ích để tìm ra cách thức chế biến sữa phù hợp với khẩu vị tiêu dùngkhác nhau.e. Tự nhiênKhí hậu Việt Nam mang đặc điểm của khí hậu gió mùa nóng ẩm. Tuy nhiên, có nơi có khí hậu ônđới như Sa Pa, Lào Cai, Đà Lạt thích hợp trông hoa và quả ôn đới, có nơi có khí hậu lục địa nhưLai Châu, Sơn La thích hợp trồng cỏ cho chất lượng cao. Mặc dù khí hậu nóng ẩm nhưng nhìnchung các điều kiện tự nhiên khá thích hợp cho việc phát triển ngành chăn nuôi bò lấy sữa đặcbiệt là ở các tỉnh Tuyên Quang, Lâm Đồng, Ba Vì, Nghệ An , Sơn La…Như vậy công ty sẽ dễdàng có được nguồn nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất sữa đặc như nguyên liệu sữa tươi,đường kính, chất béo với chi phí thấp hơn rất nhiều so với việc sản xuất mà phải nhập khẩunguyên liệu đầu vào từ nước ngoài. Hơn nữa các nguyên liệu lại rất đa dạng và luôn trong tìnhtrạng tươi mới, không mất đi chất dinh dưỡng ban đầu nếu phải bảo quản khi đặt mua từ nớikhác. Tuy nhiên do nguyên liệu lấy từ các sản phẩm của nông nghiệp nên vấn đề mùa vụ lại cóảnh hưởng nhất định đến việc sản xuất của công ty.2.2 Môi trường ngành13a. Sức mạnh nhà cung cấp• Nội địa: Vinamilk có 4 trang trại nuôi bò sữa ở Nghệ An, Tuyên Quang, Lâm Đồng, ThanhHóa với khoảng 10.000 con bò sữa cung cấp khoảng hơn 50% lượng sữa tươi nguyên liệucủa công ty, số còn lại thu mua từ các hộ nông dânCác nhà cung cấp nội địa của Vinamilk có hệ thống các trang trại chăn nuôi bò sữa chuyênnghiệp, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và quy định của pháp luật Việt Nam. Sản phẩmđảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm với giá cả cạnh tranh hợp lý, tiệm cận giáthành sản xuất trung bình của thế giới.• Nước ngoài: Các nhà cung cấp nước ngoài của Vinamilk là các nhà cung cấp có chất lượngcao với thương hiệu nổi tiếng thế giới• Fonterra là một tập đoàn đa quốc gia hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực về sữa và xuấtkhẩu các sản phẩm sữa, tập đoàn này nắm giữ 1/3 khối lượng mua bán trên toàn thế giới.Đây chính là nhà cung cấp chính bột sữa chất lượng cao cho nhiều công ty nổi tiếng trênthế giới cũng như Công ty Vinamilk.• Hoogwegt International đóng vai trò quan trọng trên thị trường sữa thế giới và được đánhgiá là một đối tác lớn chuyên cung cấp bột sữa cho nhà sản xuất và người tiêu dùng ởChâu Âu nói riêng và trên toàn thế giới nói chung.• Ngoài Perstima Bình Dương, Việt Nam, Vinamilk có các mối quan hệ lâu bền với các nhàcung cấp khác trong hơn 10 năm qua.Hiện nay Vinamilk xây dựng 4 nông trại nuôi bò sữa, tự chủ nguồn cung sữa tươi. Về bột sữanguyên liệu, do cơ sở vật chất chưa đủ điều kiện và kĩ thuật nên hiện tại vẫn phụ thuộc vào nguồncung của nước ngoài, công ty chưa đủ khả năng thay thế sản phẩm bột sữa nguyên liệu.Ngoài ra, khả năng thay thế nhà cung cấp của Vinamilk cũng thấp do sản phẩm của các nhà cungcấp có chất lượng cao, các nhà cung cấp khác chưa thể đạt được chất lượng tương đương.-Tình trạng dư thừa công suất: Vinamilk sẽ không cắt giảm mà vẫn duy trì tổng công suấtvà đầu tư dây chuyền sản xuất có công suất 260 triệu hộp/năm, dự kiến sẽ nâng công suấtlên 290 triệu hộp/năm. Tháng 10.2010, Vinamilk cũng đã hoàn thành việc mở rộng vànâng công suất nhà máy sữa Tiên Sơn (Tiên Du, Bắc Ninh) với tổng vốn đầu tư 380 tỉđồng, công suất sữa đặc đạt 85 triệu hộp/năm, chủ yếu phục vụ thị trường phía Bắc.-Vinamilk cho biết Hãng sẽ củng cố độ phủ hệ thống phân phối trực tiếp và gián tiếp tớicác hộ gia đình vùng sâu, vùng xa, hải đảo. Ngoài ra, Vinamilk còn mở rộng thị trườngxuất khẩu qua các nước Trung Đông, Campuchia, Lào, Philippines. Trong những nămqua, các thị trường này đã đem về 10% doanh số cho Vinamilk.-Mới đây, thị trường cũng đã xuất hiện thêm sự dòng sữa đặc F&B (Singapore) đã có mặtở các hệ thống bán lẻ Việt Nam thông qua đơn vị nhập khẩu và phân phối là Công tyTNHH Hùng Dũng, đơn vị có 5 năm kinh nghiệm nhập khẩu và phân phối hàng tiêu dùngnhanh (FMCG) hay Công ty TNHH Quốc tế Mavi (Mavi) đang kinh doanh sữa đặc cóđường thương hiệu La Rosée (Tea Pot - Thái Lan).b. Sức mạnh của khách hàng: Khách hàng của Vinamilk được phân làm 2 nhóm:• Khách hàng lẻ: các khách hàng cá nhân.• Nhà phân phối: siêu thị, đại lí,….14• Thị trường nội địa: Hiện nay công ty Vinamilk có 3 chi nhánh chính tại Hà Nội, Đà Nẵng vàCần Thơ và một trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh. Trụ sở chính: Số 10, Đường Tân Trào,phường Tân Phú, quận 7, Tp. HCM• Thị trường nước ngoài: sữa đặc là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Vinamilk• SOLANIA TRADING INC:Sữa đặc nhãn hiệu Southern Star tại thị trường Philippines• AHMAD RASA LTD: Sữa đặc nhãn hiệu Alpha tại thị trường Afghanistan• BIGBIZ LTD: Sữa đặc nhãn Ông Thọ, Ngôi Sao Phương Nam tại thị trường Bangladesh• SUNYWEL AMERICA, INC: Sữa đặc nhãn hiệu Southern Star tại thị trường MỹQuy mô khách hàng của Vinamilk rất lớn, bao gồm cả khách hàng trong và ngoài nước với hệthống nhà phân phối cả ở nội địa và nước ngoài. Vinamilk có số lượng khách hàng tương đới ổnđịnh và trung thành bởi vì chất lượng sản phẩm tốt, giá cả hợp lý, và có nhiều loại hình sản phẩmvới khối lượng, bao bì, nhãn mác phong phú.Vài năm trở lại đây khi xu hướng tiêu dùng của người dân thay đổi. Trước kia, khi thị trường sữanghèo nàn sản phẩm, chỉ có thể chọn mỗi sữa đặc để tẩm bổ cho người già, người ốm hay dùnglàm sữa cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, đến nay thị trường đa dạng với đủ chủng loại sữa công thức chotrẻ nhỏ, sữa cho người già, người ốm và sữa tươi dành cho nhiều lứa tuổi thì sữa đặc không còncho những thành phần tiêu dùng đa dạng như trước nữa. Hiện tại, sữa đặc chủ yếu dùng để phachế đồ uống như cà phê, sinh tố… dùng để làm bánh, ăn kèm… những cốc sữa đặc ngọt lịm,nóng hổi dường như đã không còn sức hút như trước và chủ yếu được phổ biến tại vùng nôngthôn do sữa đặc bị cho rằng không tốt cho sức khoẻ.Tại các siêu thị, cửa hàng bán lẻ, sữa đặc thường ít được bày ở những vị trí đắc địa, dễ quan sátnhư những dòng sản phẩm sữa bột hay sữa tươi. Vài năm trở lại đây có thể thấy những quảng cáosữa đặc cũng ít hơn khá nhiều so với hàng loạt quảng cáo của những sản phẩm sữa cùng loại. Tuyđã rơi vào giai đoạn thoái trào, tuy nhiên sữa đặc vẫn đang có thị phần nhất định trong ngành sữavà thị trường vẫn tồn tại nhu cầu với mặt hàng này. Hơn nữa, đây là sản phẩm truyền thống, nhãnhiệu đã quen thuộc với người dùng, bên cạnh đó, các nhãn sữa đặc khá ít và đã định hình đốitượng khách hàng nên cũng không chịu sự cạnh tranh gay gắt.c. Sản phẩm thay thế:Ngành sữa nói chung và sữa đặc nói riêng ít chịu rủi ro từ sản phẩm thay thế. Mặt hàng sữa đặc làsản phẩm đặc biệt do tính chất dinh dưỡng đặc thù cung cấp cho sức khỏe nên hiện nay chưa cósản phẩm thay thế. Tuy nhiên, nếu xét rộng ra nhu cầu của người tiêu dùng , sản phẩm sữa có thểcạnh tranh với nhiều mặt hàng khác như nước giải khát, thực phẩm chức năngd. Đối thủ tiềm ẩn:Những rào cản gia nhập ngành:• Kỹ thuật: Công đoạn quản trị chất lượng nguyên liệu đầu vào và đầu ra là hết sức quan trọngvì nó ảnh hướng đến chất lượng của người tiêu dùng.Trong khi sản xuất, việc pha chế các sảnphẩm từ sữa cũng phức tạp vì các tỉ lệ vitamin, chất dinh dưỡng được pha trộn theo hàmlượng. Khi sữa thành phẩm đã xong, các doanh nghiệp sữa phải sử dụng vỏ hộp đạt tiêuchuẩn để dễ dàng vận chuyển và bảo quản.15• Vốn: Một dây chuyền sản xuất sữa có giá trị trung bình khoảng vài chục tỷ, đó là một khoảnđầu tư không nhỏ chưa tính đến các chi phí xây dựng nhà máy, chi phi nhân công, chi phínguyên liệu…• Các yếu tố thương mại : Ngành công nghiệp chế biến sữa bao gồm nhiều kênh tham gia từchăn nuôi, chế biến, đóng gói, đến phân phối, tiêu dùng... Tuy nhiên, vẫn chưa có tiêu chuẩncụ thể, rõ ràng cho từng khâu, đặc biệt là tiếng nói của các bộ, ngành vẫn còn riêng rẽ dẫnđến việc quy hoạch ngành sữa chưa được như mong muốn và gây nhiều cho các công tytrong khâu sản xuất và phân phối.• Nguyên vật liệu đầu vào: phần lớn nguyên liệu đầu vào phải nhập từ nước ngoài ( 80%).Tuynhiên, nhà nước chưa thể kiểm soát gắt gao các nguồn đầu vào nguyên liệu sữa. Do đó, chấtlượng đầu vào của các công ty chưa cao, năng lực cạnh tranh với các công ty nước ngoàithấp.• Nguồn nhân lực cho ngành: hiện tại nguồn nhân lực cho ngành chế biến các sản phẩm sữakhá dồi dào từ các nông trại, các trường đại học chuyên ngành chế biến thực phẩm…Tuynhiên, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao và đó cũng là một rào cản không nhỏ cho cáccông ty sữa.• Chính sách của nhà nước đối với ngành sữa:nhà nước đã có những chính sách thúc đẩy pháttriển ngành sữa như khuyến khích mở trang trại nuôi bò sữa, hỗ trợ phát triển công nghệ chếbiến và thay thế dần các nguyên liệu đầu vào nhập từ nước ngoài…Các đối thủ gồm các công ty chuyên sản xuất các sản phẩm thay thế có giá trị dinh dưỡng như bộtngũ cốc, thực phẩm chức năng như IMC, DOMESCO, BIBICA. Trong tương lai công tyVinamilk sẽ có thể đối mặt với nhiều đối thủ mới đến từ nước ngoài do nền kinh tế thị trường vàsự vượt trội về kĩ thuật, vốn và nguồn nguyên liệu đấu vào và việc giảm thuế cho sữa ngoại nhậptheo chính sách cắt giảm thuế quan của Việt Nam khi thực hiện các cam kết CEPT/AFTA của khuvực ASEAN và cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới WTO.Do đó, áp lực cạnh tranh sẽ tăng từ các đối thủ tiềm năng mới.e. Các đối thủ cạnh tranh trong ngành:Ngành chế biến sữa đặc hiện đang là ngành có tỉ suất sinh lợi và tốc độ tăng trưởng cao do mớiđược xuất khẩu sang thị trường lớn nhất thế giới Mỹ. Thị trường sữa trong nước có thể tiếp tụcduy trì được tốc độ tăng trưởng cao trong những năm tới, do mức tiêu thụ sữa bình quân đầungười của Việt Nam hiện tại vẫn đang ở mức thấp. Nhu cầu của người tiêu dùng các sản phẩmsữa ngày càng tăng, tốc độ tăng trưởng hàng năm cao và vẫn đang tiếp tục tăng.Chỉ tính riêng Vinamilk và Dutchlady, 2 công ty này đã chiếm gần 100% thị trường sữa đặc, phầncòn lại chủ yếu do các công ty trong nước khác nắm giữ. Sự cạnh tranh của sữa đặc nhập khẩugần như không đáng kể. Thị trường các sản phẩm sữa đặc được dự báo có tốc độ tăng trưởngchậm hơn do tiềm năng thị trường không còn nhiều, đồng thời biên lợi nhuận của các sản phẩmsữa đặc cũng tương đối thấp so với các sản phẩm sữa khác.Tên đối thủDutch LadyĐiểm mạnh Thương hiệu mạnh, có uy tín. Hiểu rõ được văn hóa tiêu dùng của người dân. Công nghệ sản xuất hiện đại. Chất lượng sản phẩm cao. Hệ thống phân phốirộng khắp cả nước.16Điểm yếu Chưa tự chủ được toàn bộ nguồncung nguyên liệu. Chất lượng chưa ổn định. Không quản lý được chát lượngnguồn nguyên liệu.Hệ thống chăm sóc khách hàng tốt.Giá cả hợp lí.Sản phẩm đa dạng.Quảng cáo hấp dẫn. Tự tạo rào cản với các hộ nuôi bò.Các công ty sữatrong nước (THTruemilk, Ba Vì,Hanoimilk…)Hiểu rõ được văn hóa tiêu dùng của người dân.Công nghệ sản xuất khá hiện đại.Chất lượng sản phẩm cao.Nguồn vốn nhỏGiá cả hợp lýQuảng cáo hấp dẫn.Các công ty sữa nướcngoài (Nestle, About,Med Johnson…)Thương hiệu mạnh.Chất lượng sản phẩm tốt.Nguồn vốn dồi dào.Sản phẩm đa dạng. kênh phân phối lớn.Công nghệ sản xuất hiện đại.Công nhân có tay nghề cao.Thị hiếu người tiêu dùng Việt Nam là yêu thíchhàng ngoại nhập. Giá thành cao. Chưa phù hợp với đặc điểm văn hóachính trị. Chưa hiểu rõ thị trường. Tất cả sản phẩm phải nhập khẩu.Chưa tạo được thương hiệu mạnh.Sản phẩm chưa đa dạng.Thiếu kinh nghiệm quản lý.Chưa tự chủ được toàn bộ nguồnnguyên liệu. Tầm nhìn còn hạn chế. Hệ thống phân phối chưa đa dạng.3. Phân tích môi trường nội bộa. Tài chính:Vốn tự có: Năm 1987 vốn tự có lên 20 tỉ đồng. Đến nay, Vinamilk cũng là doanh nghiệp có vốnhóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam với hơn 9 tỉ USD (theo số liệu ngày 11/8/2016).Các chỉ tiêu:• Các chỉ tiêu thanh toán của Vinamilk trong giai đoạn 2008 – 2010 có chiều hướng giảm dầncho thấy hiệu quả sử dụng vốn chưa hiệu quả trong việc hoàn thành mục tiêu tăng trưởng.• Xu hướng sử dụng nợ tăng dần qua từng năm cho thấy Công ty đang đầu tư mở rộng quy môsản xuất.• Tăng trưởng doanh thu ròng tăng nhanh qua các năm và tăng trưởng lợi nhuận ròng củaVinamilk là rất lớn cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh là khá tốt.• Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm 2008 và 2010 lần lượt là 26,27% và45,27% đánh dấu bước phát triển của doanh nghiệp, trở thành doanh nghiệp có hiệu quả sửdụng vốn cao.b. Cơ sở hạ tầngCông ty đã đầu tư rất nhiều vào cơ sở hạ tầng. Điển hình từ năm 2005 đến năm 2011,công ty đã đầu tư khoảng 4.500 tỷ đồng hiện đại hoá máy móc thiết bị, công nghệ cho sản xuất vàxây dựng thêm các nhà máy chế biến mới cũng như chi nhánh, xí nghiệp: Nhà máy Sữa Lam Sơn(tháng 12/2005); Nhà máy Nước giải khát Việt Nam (2010); Chi nhánh Cần Thơ (1998); Xínghiệp kho vận Hà Nội (2010), đồng thời đang xúc tiến xây dựng 2 trung tâm Mega hiện đại tự17động hóa hoàn toàn ở Phía Bắc (Tiên Sơn) và phía Nam (Bình Dương), à Nhà máy sữa Đà Nẵng.Dự kiến các nhà máy này sẽ đi vào hoạt động cuối năm 2012.Để góp phần vào khai thác tiềm năng và phát triển ngành chăn nuôi bò sữa công nghệcao, công ty đã hình thành các vùng nguyên liệu trong nước bằng việc xây dựng năm trang trại bòsữa: Trang trại bò sữa Tuyên Quang ( 2007); Trang trại bò sữa Nghệ An (2009); Trang trại bò sữaThanh Hóa (2010); Trang trại bò sữa Bình Định (2010); Trang trại bò sữa Lâm Đồng (2011); vớitổng lượng đàn bò 5.900 con.c. Nhân sự:Tổng số lao động tính đến năm 2015 là 3.805 người trong đó:Chính sách của Vinamilk là xác định yếu tố “con người” quyết định thành công hay thất bại củacông ty. Vinamilk còn có đội ngũ nghiên cứu và phát triển gồm 10 kỹ sư và một nhân viên kỹthuật. Các nhân sự làm công tác nghiên cứu phối hợp chặt chẽ với bộ phận tiếp thị, bộ phận nàyliên tục cộng tác với các tổ chức nghiên cứu thị trường để xác định xu hướng và thị hiếu tiêudùng. Chính vì vậy mà công ty đã có khả năng phát triển sản phẩm mới dựa trên thị hiếuCông ty có một đội ngũ nhiệt tình và giàu kinh nghiệm trong ngành. Chủ tịch Mai KiềuLiên có 30 năm kinh nghiệm trong ngành sữa tại công ty và giữ một vai trò chủ chốt trong quátrình tăng trưởng và phát triển của công ty. Các thành viên quản lý cấp cao khác có trung bình25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, phân phối và bán sản phẩm sữa. Bên cạnh đó, côngty có một đội ngũ quản lý bậc trung vững mạnh được trang bị tốt nhằm hỗ trợ cho quản lý cấpcao đồng thời tiếp thêm sức trẻ và lòng nhiệt tình vào sự nghiệp phát triển của công ty.Công ty cũng đào tạo được một đội ngũ tiếp thị và bán hàng có kinh nghiệm về phântích, xác định thị hiếu và xu hướng tiêu dùng, đồng thời hỗ trợ các nhân viên bán hàng trực tiếp,những người hiểu rõ thị hiếu người tiêu dùng thông qua việc tiếp cận thường xuyên với kháchhàng tại nhiều điểm bán hàng.d. Marketing18Vinamilk có hệ thống phân phối rộng khắp cả nước và nước ngoài, hoạt động hiệu quả với cácthương hiệu nổi tiếng lâu năm như Sữa đặc có đường Ông thọ, Creamer đặc có đường Ngôi saoPhương Nam.e. Sản xuất và tác nghiệp:Trong thời gian qua, Vinamilk đã không ngừng đổi mới công nghệ, đầu tư dâychuyền máy móc công nghệ hiện đại, nâng cao công tác quản lý và chất lượng sảnphẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Các nhà máy chế biếnsữa hiện đại, có qui mô lớn của Vinamilk sản xuất 100% sản phẩm cho công ty doVinamilk không đưa sản phẩm gia công bên ngoài. Hầu hết các máy móc thiết bị đều được nhậptừ các nước châu Âu như Mỹ, Đan Mạch, Ý, Đức, Hà Lan... được lắp đặt bởi các chuyên giahàng đầu thế giới hướng dẫn vận hành và chuyển giao công nghệ Vinamilk là công ty duy nhất tạiViệt Nam sở hữu hệ thống máy móc sử dụng công nghệ sấy phun do Niro của Đan Mạch, hãngdẫn đầu thế giới về công nghệ sấy công nghiệp, sản xuất. Ngoài ra, công ty còn sử dụng các dâychuyền sản xuất đạt chuẩn quốc tế do Tetra Pak cung cấp.• Vinamilk sở hữu một mạng lưới nhà máy rộng lớn tại Việt Nam. Các nhà máy này thườnghoạt động 60-70% công suất trong gần suốt cả năm, ngoại trừ vào mùa khô từ tháng 6 đếntháng 8, nhà máy mới hoạt động 80-90% công suất. Trong đó, dây chuyền sản xuất sữađặc có đường: Công suất 307 triệu lon/năm• Hiện nay Vinamilk có hệ thống robot và kho chứa hàng thông minh nhằm đáp ứng nhucầu tối ưu nhất của hệ thống kho chứa hàng, giúp đưa công nghệ hiện đại vào trong sảnxuất và bảo quản sản phẩm, làm nâng cao chất lượng sản phẩm, uy tín và thương hiệuVinamilk.4. Công cụ hoạch định chiến lược – ma trận swotMa trận SWOTCÁC ĐIỂM MẠNH (S)• Là 1 sản phẩm có thương hiệu lâunăm, thị phần lớn. Vinamilk là côngty sữa lớn nhất Việt Nam, nắm giữkhoảng 53% thị phần sữa nước, 84%thị phần sữa chua và 80% thị phầnsữa đặc (theo nguồn bsc.com.vn)• Mạng lưới phân phối rộng khắp 64tỉnh thành. Tính đến tháng 12/2014,Vinamilk có 268 nhà phân phối độcquyền với hơn 215.000 điểm bán lẻtrên toàn quốc ( nguồnbsc.com.vn/News )• Dây chuyền sản xuất chuyên nghiệp,lành mạnh. Tính đến cuối 2014, tổngđàn bò của VNM là 76.400 con, bòvắt sữa trên 37.200 con và 7 trangtrại bò sữa đã đi vào hoạt động vớitổng đàn bò sữa lên đến 11.000 con.5 trang trại của VNM tại TuyênQuang, Nghệ An, Lâm Đồng, ThanhHóa, Bình Định đạt được tiêu chuẩnGlobal G.A.P (nguồn19CÁC ĐIỂM YẾU (W)• Ít có sự đối mới về hình thức,mẫu mã sản phẩm• Ít được đầu tư so với những sảnphẩm khác cùng thương hiệu• Hoạt động Marketing của công tychủ yếu tập trung ở miền Nam,trong khi Miền Bắc, chiếm tới 2/3dân số cả nước lại chưa đượccông ty đầu tư mạnh cho các hoạtđộng Marketing, điều này có thểdẫn đến việc công Vinamilk mấtdần thị trường vào tay các đối thủcạnh tranh của mình như DutchLady, Abbott…• Theo bà Mai Kiều Liên - Tổnggiám đốc Vinamilk: “Trong vòng10 năm nay, bình quân Vinamilkphải bù lỗ trên chục tỉ đồng/nămcho việc thu mua sữa tươi nguyênliệu trong nước, tốn kém hơn rấtnhiều so với nhập khẩu nguyênliệu”.bsc.com.vn/News)• Giá thành cạnh tranh• Quan hệ bền vững với các đối tác vànhà phân phối• Ban lãnh đạo có năng lực quản lý tốt• Đội ngũ tiếp thị và nghiên cứuchuyên nghiệpCÁC CƠ HỘI (O)• Các chính sách ưu đãi từ phíachính phủ (Phê duyệt 2000 tỷ chocác dự án về sữa đến năm 2020)• Nguồn cung cấp nguyên liệu ổnđịnh, chất lượng cao• Đội ngũ lao động, nghiên cứungày càng được nâng cao để pháttriển sản phẩm• Gia nhập WTO, TPP mở ra cơhội mở rộng thị trườngCHIẾN LƯỢC (SO)• Đẩy mạnh việc nghiên cứu, sảnxuất trên cơ sở vốn được đầu tư, từđó năng cao chất lượng, hình ảnhsản phẩm trong mắt người tiêudung• Đẩy mạnh marketing, mở rộng thịtrường trên cơ sở các mối quan hệcó sẵn, làm bước đệm cho việc sẵnsàng thâm nhập vào thị trường cácnướcCHIẾN LƯỢC (WO)• Mở rộng thị trường, tăng sứccạnh tranh ra ngoài thị trườngViệt Nam nhờ vào cơ hội gianhập WTO, TPP. Tính đến cuốinăm 2014, công ty có 7 công tycon và đơn vị liên kết cả trong vàngoài nước. Cũng trong năm2014, Công ty góp 100% vốnthành lập công ty con VinamilkEurope Spóstka Z OrganiczonaOdpowiedzialnoscia tại Ba Lan.Mục tiêu hoạt động là buôn bánđộng vật sống, nguyên liệu sảnxuất sữa, sữa, các chế phẩm từsữa, thực phẩm và đồ uống.• Đẩy mạnh phát triển hình ảnhmới của sản phẩm dựa trên sốvốn được đầu tưCÁC NGUY CƠ• Hội nhập tổ chức thương mại thếgiới WTO sẽ khiến cho các nhàmáy sản xuất sữa nhỏ tại việcnam sẽ không có sức cạnh tranhvới các tập đoàn sữa lớn mạnhtrên thế giới như Mead Johnson,Abbott.• Nền kinh tế không ổn định (lạmphát, khủng hoảng kinh tế)• Công ty Dutch lady là đối thủcạnh tranh lớn nhất với thị phần28%( và Vinammilk là 38%).CHIẾN LƯỢC (ST)• Đẩy mạnh marketing trên cơ sởthương hiệu lâu năm, tạo sự tintưởng đối với người tiêu dùng đểcạnh tranh với các sản phẩm khácra đời sau• Quản lý tốt tài chính của doanhnghiệp để không bị tác động bởicác yếu tố kinh tế bên ngoàiCHIẾN LƯỢC (WT)• Thận trọng trong việc đưa sảnphẩm ra thị trường nước ngoài.• Giá cả cạnh tranh hơn nhưngkhông làm ảnh hưởng đến tàichính của doanh nghiệp.• Tránh những tin đồn không hayvề chất lượng sản phẩm20IV/ KẾT THÚCNhờ vào nỗ lực cải tiến và phát triển trong suốt bốn thập kỉ qua, Vinamilk, cùng với chiếnlược hoạch định rõ ràng và đúng đắn, công ty đã trở thành doanh nghiệp sản xuất và chế biếnsữa lớn nhất Việt Nam. Không những được sự tin tưởng của người tiêu dùng trong nước,Vinamilk đã tạo dựng được thương hiệu Việt vươn ra thị trường thế giới.Bên cạnh sản phẩm sữa đặc, sữa nước, sữa bột, và các sản phẩm làm từ sữa của Vinamilk đãthể hiện được thành công tâm huyết và sứ mệnh cao cả của hãng :“ Nâng cao tầm vóc ngườiViệt”, xứng đáng là thương hiệu sữa hàng đầu Việt Nam.21V/ TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Slide bộ môn Quản trị doanh nghiệp khoa Quản trị doanh nghiệp Học Viện Ngân Hàng2. Số liệu báo cáo qua các tư liệu trên các website:- /> /> /> /> /> /> /> /> />22LỜI CẢM ƠNTrong quá trình nghiên cứu cũng như hoàn chỉnh nội dung bài tiêu luận, nhóm Full A chúngem cũng không thể tránh được những sai sót cũng như thiếu hụt. Tuy nhiên, với sự cố gắnghết sức tìm hiểu, phân tích và lập luận, chúng em mong được nhận sự ủng hộ, thông cảm vàđóng góp ý kiến của cô giáo. Đồng thời trên cơ sở dựa vào kiến thức cô truyền dạy, chúng emcũng đã tiếp thu và phát triển được thêm ít kiến thức riêng của mình. Bài tiểu luận được thànhcông cũng là nhờ sự giúp đỡ quý báu của cô giáo. Chúng em xin trân thành cảm ơn cô!---------------------------------------------HẾT------------------------------------------------23

Tài liệu liên quan

  • Hoạch định chiến lược Marketing thương mại điện của công ty thương mại dịch vụ Tràng Thi Hoạch định chiến lược Marketing thương mại điện của công ty thương mại dịch vụ Tràng Thi
    • 56
    • 1
    • 9
  • Hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng và sản xuất vật liệu số 7 giai đoạn 2006 đến 2010 Hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng và sản xuất vật liệu số 7 giai đoạn 2006 đến 2010
    • 134
    • 590
    • 0
  • ĐỀ XUẤT VỚI CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY TNHH KIM KHÍ TUẤN ĐẠT ĐỀ XUẤT VỚI CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY TNHH KIM KHÍ TUẤN ĐẠT
    • 9
    • 607
    • 4
  • CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP
    • 23
    • 812
    • 2
  • HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CHI NHÁNH VĨNH LONG (SCB VĨNH LONG) HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CHI NHÁNH VĨNH LONG (SCB VĨNH LONG)
    • 30
    • 568
    • 0
  • HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CHI NHÁNH VĨNH LONG HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CHI NHÁNH VĨNH LONG
    • 30
    • 377
    • 0
  • Tài liệu Đề tài: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETTING CỦA CÔNG TY TRUYỀN HÌNH SỐ VỆ TINH VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2013 doc Tài liệu Đề tài: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETTING CỦA CÔNG TY TRUYỀN HÌNH SỐ VỆ TINH VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2013 doc
    • 76
    • 1
    • 2
  • hoạch định chiến lược hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện trà ôn tỉnh vĩnh long hoạch định chiến lược hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện trà ôn tỉnh vĩnh long
    • 104
    • 254
    • 2
  • hoạch định chiến lược cho ngành sữa việt nam giai đoạn 2013 – 2020 và tầm nhìn năm 2030 hoạch định chiến lược cho ngành sữa việt nam giai đoạn 2013 – 2020 và tầm nhìn năm 2030
    • 56
    • 828
    • 1
  • Hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường của Công ty CPTM dược phẩm Thái Bình Dương Hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường của Công ty CPTM dược phẩm Thái Bình Dương
    • 51
    • 819
    • 4

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(2.96 MB - 23 trang) - hoạch định chiến lược marketting về sữa đặc của vinamilk Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Hoạch định Chiến Lược Marketing Của Vinamilk