Hoàn Cảnh Ra đời Tự Tình (Hồ Xuân Hương) - Học Tốt Ngữ Văn 11
Có thể bạn quan tâm
VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Hoàn cảnh ra đời Tự tình (Hồ Xuân Hương), nội dung tài liệu ngắn gọn và chi tiết sẽ là nguồn thông tin hay để giúp các bạn học sinh lớp 11 có kết quả cao hơn trong học tập. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.
Ngữ văn 11: Hoàn cảnh ra đời Tự tình (Hồ Xuân Hương)
- Hoàn cảnh ra đời Tự tình mẫu 1
- Hoàn cảnh ra đời Tự tình mẫu 2
- I. Tác giả Hồ Xuân Hương
- II. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tự tình
- III. Khái quát chung về tác phẩm
- Hoàn cảnh ra đời Tự tình mẫu 3
- 1. Tác giả Hồ Xuân Hương
- 2. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tự tình II
- Hoàn cảnh ra đời Tự tình mẫu 4
- Hoàn cảnh ra đời Tự tình mẫu 5
- Hoàn cảnh ra đời Tự tình mẫu 6
- Dàn ý Phân tích bài thơ Tự Tình 2 của Hồ Xuân Hương
- Mở bài phân tích bài thơ Tự tình 2
- Kết bài phân tích bài thơ Tự tình 2
Hoàn cảnh ra đời Tự tình mẫu 1
Hồ Xuân Hương được mệnh danh là Bà Chúa thơ Nôm với “bộ sưu tập” những bài thơ khổng lồ vô cùng nổi tiếng. Thơ bà là tiếng nói mạnh mẽ, đanh thép, đầy cá tính của người phụ nữ trong xã hội cũ, bà dám bày tỏ những cái người ta không dám nói, dám đòi hỏi quyền lợi cho bản thân mình - những thứ mà người phụ nữ trong xã hội cũ không được phép. Chính từ cá tính mạnh và khao khát có được tình yêu, hạnh phúc đó mà thơ bà rất đẹp, rất riêng không lẫn với bất cứ tác giả nào.
Hồ Xuân Hương còn được biết đến là người phụ nữ đa tài, đa tình với trái tim khao khát tình yêu, tính tình phóng khoáng tuy nhiên cuộc đời bà cũng gặp nhiều trắc trở, truân chuyên trong tình yêu, chính vì thế, chuỗi bài thơ Tự tình ra đời để bộc bạch những cảm xúc, những tâm tư tình cảm của bà trước số phận hẩm hiu của mình. Ba bài thơ Tự tình là ba tâm trạng, cảm xúc của bà, mỗi bài thơ là những nét riêng vô cùng độc đáo khó có thể bị nhầm lẫn với bất kì ai.
Tự tình 2 được rút từ tập thơ Tự Tình, bài thơ miêu tả tâm tư, cảm xúc của nữ thi sĩ trong màn đêm hiu quạnh, cô đơn. Với nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình” đặc trưng, bài thơ giúp người đọc có những rung cảm, gần hơn, thấu hiểu hơn về chính con người bà và những mưu cần hạnh phúc chính đáng của bà nói riêng, người phụ nữ trong xã hội cũ nói chung mà chưa ai dám bộc bạch trực tiếp.
Hoàn cảnh ra đời Tự tình mẫu 2
I. Tác giả Hồ Xuân Hương
1. Tiểu sử
- Hồ Xuân Hương chưa rõ năm sinh năm mất, quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An nhưng sống chủ yếu ở kinh thành Thăng Long. Nữ thi sĩ có một ngôi nhà riêng ở gần Hồ Tây (Hà Nội bây giờ) lấy tên là Cổ Nguyệt Đường.
- Bà đi nhiều nơi và thân thiết với nhiều danh sĩ, có người nổi tiếng như Nguyễn Du.
- Cuộc đời tình duyên của Hồ Xuân Hương nhiều éo le, ngang trái.
- Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà Chúa thơ Nôm’.
2. Con đường nghệ thuật
- Sáng tác của Hồ Xuân Hương bao gồm cả chữ Nôm và chữ Hán. Theo giới nghiên cứu, hiện có khoảng trên dưới 40 bài thơ Nôm tương truyền là của Hồ Xuân Hương.
- Trong lịch sử văn học Việt Nam, Hồ Xuân Hương là hiện tượng rất độc đáo: nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng.
II. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tự tình
Theo giai thoại lưu truyền trong dân gian thì bà là người đa tài, đa tình, tính cách phóng khoáng và giao thiệp rộng, có rất nhiều bạn văn chương. Tuy thế, Đường tình duyên của Hồ Xuân Hương nhiều éo le, ngang trái (hai lần lấy chồng đều làm lẽ). Vì thế mà bà luôn sống trong tâm trạng cô đơn. Bài thơ Kể nỗi lòng (Tự tình II) có lẽ được sáng tác trong hoàn cảnh ấy và nằm trong chùm thơ Tự tình gồm ba bài của Hồ Xuân Hương.
III. Khái quát chung về tác phẩm
- Chủ đề: “Bài thơ nêu lột một nghịch đối: duyên phận muộn màng, lỡ dở trong khi tác giả cứ lạnh lùng trôi qua. Nghịch đối này dẫn đến tâm trạng vừa buồn vừa tủi vừa phẫn uất nhưng cuối cùng vẫn đọng lại.
- Nội dung: Bài thơ là nỗi thương mình trong cô đơn lẽ mọn, khao khát hạnh phúc, tuổi xuân. Đồng thời thể hiện thái độ bứt phá, vùng vẫy, muốn thoát ra khỏi cảnh ngộ, muốn vươn lên giành hạnh phúc nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Bài thơ cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và tài năng độc đáo của bà.
- Nghệ thuật: Nghệ thuật sử dụng từ ngữ độc đáo; đảo ngữ.
Hoàn cảnh ra đời Tự tình mẫu 3
1. Tác giả Hồ Xuân Hương
- Sống vào khoảng nửa cuối thế kỉ XVIII - cuối thế kỉ XIX (cùng thời đại với Nguyễn Du), đây là thời kì xã hội phong kiến đầy rối ren, loạn lạc, thân phận con người bị rẻ rúng nhất là người phụ nữ.
- Hồ Xuân Hương được mệnh danh là "bà chúa thơ Nôm"; là người phụ nữ am hiểu kiến thức sâu rộng, đi nhiều nơi và đàm luận văn chương với nhiều văn sĩ; là nhà thơ có cá tính mạnh mẽ
- Đời tư cá nhân: Bà là người chịu nhiều cay đắng bất hạnh khi mang thân phận là con vợ lẽ; bản thân lấy chồng hai lần nhưng cũng đều làm lẽ.
2. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tự tình II
Hồ Xuân Hương tuy là người phụ nữ bản lĩnh nhưng luôn sống trong sự cô đơn, buồn tủi bởi chuyện tình duyên đầy trắc trở, hai lần đều mang phận làm lẽ. Phải chăng, bài thơ Tự tình II được sáng tác trong hoàn cảnh đó, để qua đây, bà gửi gắm nỗi lòng tâm sự của bản thân và bày tỏ khát vọng hạnh phúc gia đình.
Hoàn cảnh ra đời Tự tình mẫu 4
Bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương được sáng tác trong hoàn cảnh xã hội phong kiến đầy rối ren, loạn lạc, thân phận con người bị rẻ rúng, đặc biệt là người phụ nữ. Hồ Xuân Hương là một người phụ nữ am hiểu kiến thức sâu rộng, có cá tính mạnh mẽ và từng chịu nhiều cay đắng bất hạnh trong đời sống tư tưởng và tình cảm. Bài thơ Tự tình II có thể được xem là một lời tâm sự của Hồ Xuân Hương, bày tỏ nỗi lòng cô đơn, buồn tủi và khát vọng hạnh phúc gia đình. Trong bài thơ, bà miêu tả những tình huống đau buồn, khó khăn trong cuộc sống và hy vọng tìm được người bạn đời đích thực để cùng chia sẻ những nỗi buồn và hạnh phúc trong đời.
Hoàn cảnh ra đời Tự tình mẫu 5
Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam, sinh sống vào nửa cuối thế kỷ 18 đến cuối thế kỷ 19, cùng thời đại với Nguyễn Du – tác giả của Truyện Kiều. Đó là thời kỳ xã hội phong kiến đầy biến động, loạn lạc, thân phận con người bị xuống cấp nhất là người phụ nữ. Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm” – một người phụ nữ có kiến thức sâu rộng, đi nhiều nơi và bàn luận văn chương với nhiều nhà văn. Nàng là một nhà thơ có cá tính mạnh mẽ và táo bạo trong việc bộc lộ suy nghĩ của mình.
Đời tư của Hồ Xuân Hương cũng không suôn sẻ. Nàng là người phụ nữ chịu nhiều cay đắng, bất hạnh khi làm vợ lẽ. Hồ Xuân Hương đã kết hôn hai lần, nhưng cũng đã trải qua nhiều khó khăn trong cuộc sống. Thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến khiến cho Hồ Xuân Hương luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng nàng vẫn kiên trì theo đuổi đam mê văn học và tình yêu với cuộc sống. Các tác phẩm của Hồ Xuân Hương đã để lại dấu ấn sâu sắc trong văn học Việt Nam, đồng thời cũng giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về thời đại và văn hóa xã hội thời kỳ đó.
Cuộc đời của Hồ Xuân Hương ảnh hưởng rất lớn đến hoàn cảnh ra đời của bài thơ Tự tình 2. Hồ Xuân Hương là một người phụ nữ có cuộc đời đầy biến động, bất hạnh khi làm vợ lẽ và hai lần lận đận với số phận oan trái. Điều này đã tạo ra nỗi cô đơn, buồn tủi trong tâm hồn của Hồ Xuân Hương và ảnh hưởng đến cách sáng tác của bà.
Bài thơ Tự tình 2 được cho là được sáng tác trong hoàn cảnh đó, khi Hồ Xuân Hương đang trải qua những đắng cay của cuộc đời và đang khát khao tìm kiếm hạnh phúc gia đình. Bài thơ này là một lời than phiền, bày tỏ tâm tư tình cảm của người phụ nữ trong xã hội cổ truyền, khi tình yêu bị san sẻ và hạnh phúc không thể tới. Nó cũng là lời kêu gọi phản đối và lên án xã hội phong kiến đã kìm kẹp nhu cầu hạnh phúc chính đáng của con người.
Do đó, cuộc đời của Hồ Xuân Hương đã ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng và cách sáng tác của bà, đặc biệt là trong bài thơ Tự tình 2. Bài thơ này đã trở thành một tác phẩm nổi tiếng của Hồ Xuân Hương và được coi là một tài sản văn hóa vĩ đại của dân tộc.
Hoàn cảnh ra đời Tự tình mẫu 6
Theo truyền thuyết trong dân gian, Hồ Xuân Hương được biết đến là một người đa tài, đa tình, với tính cách phóng khoáng và giao thiệp rộng, cô có rất nhiều bạn trong giới văn chương. Tuy nhiên, Đường tình duyên của bà lại đầy éo le và ngang trái, trong đó bà đã phải trải qua hai lần kết hôn nhưng đều không hạnh phúc. Những trải nghiệm đau buồn này khiến cho bà luôn sống trong tâm trạng cô đơn và tủi phận.
Có lẽ vì hoàn cảnh đó, bài thơ Kể nỗi lòng (Tự tình II) được xem là một tác phẩm đặc biệt của Hồ Xuân Hương. Nó cũng được bao gồm trong bộ sưu tập thơ Tự tình của bà, bao gồm ba bài thơ khác nhau. Trong bài thơ này, bà tả lại những nỗi đau và khổ đau trong tâm trí mình, cũng như sự chán nản về cuộc đời và những lựa chọn sai lầm của mình. Tuy nhiên, mặc dù bà đã phải trải qua rất nhiều thử thách và khó khăn, tác phẩm của Hồ Xuân Hương vẫn được đánh giá cao và coi là một trong những bài thơ hay nhất của văn học Việt Nam.
Dàn ý Phân tích bài thơ Tự Tình 2 của Hồ Xuân Hương
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả Hồ Xuân Hương và bài thơ Tự tình 2.
2. Thân bài
a. 2 câu đầu
Thời gian: đêm khuya, vắng vẻ, tĩnh lặng.
Không gian: tiếng trống dồn canh, nữ thi sĩ lẻ loi, đơn chiếc một mình.
Âm thanh: “văng vẳng”: lấy động tả tĩnh nhằm nhấn mạnh sự tĩnh lặng của đêm khuya.
“Trơ”: từ tượng hình mạnh mẽ diễn tả nỗi cô đơn, lẻ bóng pha chút cay đắng của người phụ nữ lẻ loi trong chính tình cảm của mình với một trái tim khao khát yêu thương.
b. 2 câu tiếp
“say lại tỉnh” trong nỗi buồn, nỗi cô đơn ấy người phụ nữ đã tìm đến chén rượu để giải sầu nhưng rượu không những không làm cho bà say mà còn khiến cho bà thêm tỉnh táo hơn, sự bất hạnh của cuộc đời lại hiện ra rõ nét hơn.
“Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”: Mượn hình ảnh ánh trăng để nói về chuyện tình cảm còn dang dở, chưa được trọn vẹn của mình.
→ Con người chơi vơi giữa một thế giới mênh mông hoang vắng - bất lực trước nỗi cô đơn trơ trọi của chính mình.
c. 2 câu tiếp
Động từ mạnh “xiên ngang, đâm toạc”: mạnh mẽ pha chút ngang ngược, độc lập → khát vọng “nổi loạn”: phá tung đạp đổ tất cả những trói buộc đang đè nặng lên thân phận mình.
“rêu từng đám, đá mấy hòn” ít ỏi nhỏ nhoi trên nền không gian rộng lớn mênh mông của chân mây mặt đất.
→ Nghệ thuật đảo ngữ diễn tả cá tính mạnh mẽ của tác giả trước số phận lẻ loi đơn chiếc của mình.
d. 2 câu cuối
“Ngán” tâm trạng chán chường.
“xuân đi xuân lại lại”: sự tuần hoàn của tự nhiên nhưng trong bối cảnh cô đơn của tác giả, sự tuần hoàn, trôi chảy này dường như thêm trở nên vô nghĩa. “Xuân” cũng chính là tuổi trẻ của nữ thi sĩ đang trôi đi lững lờ, khao khát tình yêu nhưng không có được tình yêu.
“Mảnh tình san sẻ tí con con”: mối tình duyên nhỏ bé của riêng mình nhưng phải san sẻ với người khác khiến cho mảnh tình ấy càng thêm nhỏ bé chẳng còn đáng bao nhiêu để sưởi ấm trái tim thi sĩ.
→ Nỗi bất hạnh, buồn sầu của thi sĩ đồng thời thể hiện niềm khát khao hạnh phúc trong tình yêu.
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị của tác phẩm.
Mở bài phân tích bài thơ Tự tình 2
Mở bài phân tích bài thơ Tự tình 2 mẫu 1
Ai trong chúng ta cũng đều khao khát có được một cuộc sống bình yên, hạnh phúc, tràn ngập tình yêu thương nhưng không phải ai cũng có thể làm được điều đó. Có rất nhiều người tuy họ xứng đáng có được yêu thương nhưng cuộc đời lại gặp nhiều bất hạnh. Hồ Xuân Hương - Bà Chúa thơ Nôm là một ví dụ điển hình, tiêu biểu. Qua bài thơ Tự tình 2, bà đã khéo léo miêu tả những đau khổ, đắng cay mà mình phải chịu đựng cùng khao khát mãnh liệt về một tình yêu trọn vẹn.
Mở bài phân tích bài thơ Tự tình 2 mẫu 2
Người phụ nữ trong xã hội cũ luôn chịu thiệt thòi bởi những định kiến, hủ tục của xã hội. Họ không dám đứng lên nói lên tiếng nói của mình, bộc bạch những tâm tư tình cảm thầm kín, cuộc đời của họ khi còn ở nhà do cha mẹ sắp đặt, khi đi lấy chồng thì phụ thuộc vào người chồng. Nhưng đã có những trường hợp ngoại lệ, có những người phụ nữ mạnh mẽ, cá tính, họ dám đứng lên nói lên tiếng nói của mình, bày tỏ tâm tư, khao khát của mình. Một trong số đó ta không thể không nhắc đến Hồ Xuân Hương - Bà chúa thơ Nôm, qua văn chương của mình, bà đã thể hiện khao khát mãnh liệt có được một tình yêu chân chính và khao khát đó được khắc họa rõ nét qua bài thơ Tự tình 2.
Mở bài phân tích bài thơ Tự tình 2 mẫu 3
Văn chương bao đời nay góp phần nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm cho con người, giúp con người nói lên tâm tư, tình cảm thầm kín của mình một cách cá tính hoặc ý nhị. Hồ Xuân Hương - Bà chúa thơ Nôm của nền văn học Việt Nam đã khéo léo, tinh tế trong việc dùng chính văn chương của mình để nói lên tâm trạng, khao khát của bản thân. Những nỗi niềm ấy được khắc họa rất chi tiết, cụ thể qua bài thơ Tự tình 2.
Kết bài phân tích bài thơ Tự tình 2
Tóm lại, Tự tình 2 nói riêng và chùm thơ Tự tình nói chung là tiếng nói thật ấn tượng của Hồ Xuân Hương về nỗi đau thân phận, về nỗi niềm tủi hờn của người phụ nữ trong chế độ phong kiến xưa. Đồng thời qua đó nhà thơ càng khẳng định, nhấn mạnh được những vẻ đẹp tiềm ẩm trong phẩm chất, tâm hồn của họ. Đó là sự tài năng, cá tính mạnh mẽ, muốn vượt qua số phận éo le, lòng khát khao hạnh phúc, tình yêu thật nồng nàn.
---------------------------------------------
Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Hoàn cảnh ra đời Tự tình (Hồ Xuân Hương). Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Từ khóa » Hoàn Cảnh Của Hồ Xuân Hương
-
Tiểu Sử Cuộc đời Và Sự Nghiệp Sáng Tác Của Nhà Thơ Hồ Xuân Hương
-
Khái Quát Về Cuộc đời Và Sự Nghiệp Của Hồ Xuân Hương
-
Hoàn Cảnh Ra đời Bài Thơ Tự Tình II Của Hồ Xuân Hương - Thủ Thuật
-
Hồ Xuân Hương – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bài Thơ: Tự Tình 2 (Hồ Xuân Hương) - Nội Dung Bài Thơ, Hoàn Cảnh ...
-
Hoàn Cảnh Ra đời Tự Tình Của Hồ Xuân Hương?
-
Hoàn Cảnh Ra đời Bài Thơ Tự Tình II - THPT Sóc Trăng
-
Tự Tình 2 (Hoàn Cảnh Sáng Tác, Tóm Tắt, Ý Nghĩa, Giá Trị Nghệ Thuật)
-
Tiểu Sử Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Hồ Xuân Hương
-
Hồ Xuân Hương: Cuộc đời Huy Hoàng Nhưng Nhiều Sóng Gió
-
Hoàn Cảnh Ra đời Bài Thơ Tự Tình II Của Hồ Xuân Hương
-
Hoàn Cảnh Sáng Tác Của Bài Thơ Tự Tình 2
-
Cuộc đời Và Sự Nghiệp Tác Giả Nữ Sĩ Hồ Xuân Hương - Áo Kiểu đẹp
-
Tiểu Sử Cuộc đời Và Sự Nghiệp Của Nhà Thơ Hồ Xuân Hương