Tiểu Sử Cuộc đời Và Sự Nghiệp Sáng Tác Của Nhà Thơ Hồ Xuân Hương
Có thể bạn quan tâm
Nhà thơ Hồ Xuân Hương
- Tiểu sử nhà thơ Hồ Xuân Hương
- Sự nghiệp văn chương của Hồ Xuân Hương
- Phong cách văn chương của Hồ Xuân Hương
- Ghi danh và tưởng nhớ nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương
- Một số tác phẩm tiêu biểu của Hồ Xuân Hương
- Tác phẩm Tự tình 2
- Tác phẩm Bánh Trôi Nước
VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh cùng các bạn bài viết về sự nghiệp và cuộc đời của nhà thơ Hồ Xuân Hương để tìm hiểu và tham khảo giúp các em học sinh lớp 11 hiểu rõ và cuộc đời bà và các tác phẩm nổi tiếng để học tốt môn Ngữ văn.
Tiểu sử nhà thơ Hồ Xuân Hương
Nhà thơ Hồ Xuân Hương sinh ngày ?-?-1772 tại Tỉnh Nghệ An, nước Việt Nam. Bà sống và làm việc chủ yếu ở Thành phố Hà Nội, nước Việt Nam. Bà sinh thuộc cung (chưa rõ), cầm tinh con (giáp) rồng (Nhâm Thìn 1772). Hồ Xuân Hương xếp hạng nổi tiếng thứ 1607 trên thế giới và thứ 2 trong danh sách Nhà thơ nổi tiếng.
Theo các tài liệu lưu truyền, Hồ Xuân Hương (chưa rõ năm sinh năm mất) quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An nhưng sống chủ yếu ở kinh thành Thăng Long. Nữ sĩ có một ngôi nhà riêng ở gần Hồ Tây (Hà Nội bây giờ) lấy tên là Cổ Nguyệt Đường.
Khi Hồ Xuân Hương 13 tuổi, cha của bà đã qua đời, và bà phải cùng mẹ trở về làng Thọ Xương, gần Thăng Long để tiếp tục học tập và sinh sống. Tuy nhiên, do hoàn cảnh kinh tế gia đình quá khó khăn, Hồ Xuân Hương chỉ được học tập trong một thời gian ngắn trước khi phải bỏ học để đi làm giúp việc để kiếm sống.
Khi Hồ Xuân Hương còn ở tuổi thiếu niên, đã được biết đến với khả năng học hành và sáng tác thơ tuyệt vời. Nhưng thời điểm đó, xã hội Việt Nam đang chịu nhiều biến động tiêu cực, đặc biệt là vấn đề giới tính với tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đang tràn lan. Những thực tế này đã gây ảnh hưởng lớn đến cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Hồ Xuân Hương sau này.
Hồ Xuân Hương được mô tả là một người phụ nữ xinh đẹp, có tài năng và sự cá tính mạnh mẽ, và có nhiều mối quan hệ trong xã hội. Tuy nhiên, cuộc đời tình cảm của bà lại trải qua nhiều sóng gió và bất hạnh. Bà đã trải qua hai cuộc hôn nhân và cả hai đều không hạnh phúc, với danh xưng vợ lẽ. Cũng có tài liệu cho rằng Hồ Xuân Hương có tới ba đời chồng chứ không phải là hai.
Người chồng đầu tiên của bà là Tổng Cóc, mặc dù có tài và giàu có, nhưng lại ưa ăn chơi và hoang phí. Vợ cả của ông thường ghen tuông và hãm hại Hồ Xuân Hương, khiến bà phải rời khỏi nhà khi đang mang thai.
Sau đó, bà kết hôn với ông Phủ Vĩnh Tường, nhưng cũng chỉ là một cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Họ có một đứa con trai nhưng người chồng thứ hai của bà đã qua đời sớm chỉ sau hai năm. Từ đó, bà sống cuộc đời cô độc đến hơi thở cuối cùng.
Hồ Xuân Hương là một nữ thi sĩ Việt Nam viết thơ bằng chữ nôm, sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật (tám câu bảy chữ) và thất ngôn tứ tuyệt (bốn câu bảy chữ). Một số tác phẩm thơ nổi tiếng của bà gồm: Bà Lang Khóc Chồng, Bạch Đằng Giang Tạm Biệt, Bài Ca Theo Điệu Xuân Đình Lan, Bánh Trôi Nước, Bọn Đồ Dốt, Cái Quạt, Cảnh Làm Lẽ, Cái Quạt Giấy 1, Cái Quạt Giấy 2. Các tác phẩm của bà thường miêu tả về đời sống và tình cảm của phụ nữ Việt Nam, cũng như chỉ trích các thói hư tật xấu trong giới trí thức thời phong kiến. Ngoài ra, bà cũng có một số bài thơ viết bằng chữ Hán, trong đó có 5 bài đã được công bố năm 1962 bởi ông Trần Văn Giáp, gồm Hải ốc trù, Nhãn phóng thanh, Độ Hoa Phong, Trạo ca thanh, Thuỷ vân hương.
Sự nghiệp văn chương của Hồ Xuân Hương
Hồ Xuân Hương từng được mệnh danh là “Bà Chúa Thơ Nôm”. Sáng tác của Hồ Xuân Hương gồm cả chữ Hán và chữ Nôm. Theo giới nghiên cứu, hiện có khoảng trên dưới 40 bài thơ Nôm tương truyền là của Hồ Xuân Hương. Nổi bật trong sáng tác thơ Nôm Hồ Xuân Hương là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp và khát vọng của họ. Nữ thi sĩ còn có tập thơ Lưu hương kí (phát hiện năm 1964) gồm 24 bài chữ Hán và 26 bài chữ Nôm.
Trong lịch sử văn học Việt Nam, Hồ Xuân Hương là hiện tượng rất độc đáo: nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng, đến ngôn ngữ, hình tượng.
Tác phẩm của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương là những bài thơ viết bằng chữ nôm, theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật (tám câu bảy chữ) và thất ngôn tứ tuyệt (bốn câu bảy chữ). Một số tác phẩm thơ nôm của bà: Bà Lang Khóc Chồng, Bạch Đằng Giang Tạm Biệt, Bài Ca Theo Điệu Xuân Đình Lan, Bánh Trôi Nước, Bọn Đồ Dốt, Cái Quạt, Cảnh Làm Lẽ, Cái Quạt Giấy 1, Cái Quạt Giấy 2... Thơ của Hồ Xuân Hương vừa thanh vừa tục, chủ yếu viết về đề tài người phụ nữ Việt Nam, về thói hư tật xấu của nhà sư, thầy đồ thời phong kiến. Bà cũng có một số bài thơ viết bằng chữ Hán. Đến nay, tác phẩm thơ chữ Hán của bà chỉ còn lại rất ít bài, trong đó có 5 bài thơ đã ông Trần văn Giáp công bố năm 1962 gồm: Hải ốc trù, Nhãn phóng thanh, Độ Hoa Phong, Trạo ca thanh, Thuỷ vân hương.
Phong cách văn chương của Hồ Xuân Hương
Văn chương của Hồ Xuân Hương chủ yếu nêu lên thái độ, tâm tư tình cảm của mình nói riêng và người phụ nữ trong xã hội cũ nói chung. Những câu thơ mang đậm cá tính mạnh mẽ của một người phụ nữ với trái tim khao khát yêu thương, bà dám đứng lên nói những điều người khác không dám nói, dám bộc lộ những điều người khác không dám bộc lộ. Chính văn chương của bà như một cánh cửa mở ra, đưa độc giả của nhiều thế hệ đến gần hơn, am hiểu hơn về cuộc sống cũng như những khát khao của người phụ nữ lúc bấy giờ.
Bằng tài năng của mình, Hồ Xuân Hương đã viết nên nhiều tác phẩm thành công vang dội, với nghệ thuật đặc sắc, cách diễn tả tâm tư tình cảm bộc trực, ta thêm thương cảm, đau xót trước những người phụ nữ tài hoa, xinh đẹp lúc bấy giờ nhưng họ lại không có được hạnh phúc, êm ấm mà đáng lẽ họ được nhận lại.
Nhân vật trong thơ văn của Hồ Xuân Hương thường là vua chúa, quan lại đến những thư sinh nghiên bút, những kẻ tự xưng là hiền nhân quân tử nhưng làm việc lén lút cũng được Hồ Xuân Hương phơi bày bằng ngòi bút trào phúng độc đáo. Bên cạnh đó, thơ văn của Hồ Xuân hương còn thể hiện ước mơ, khát khao hạnh phúc lứa đôi, muốn có một cuộc sống trần tục thiên về mặt bản năng của chính mình.
Từ những nét đặc sắc trên, ta có thể khẳng định, nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương là một trong những tác giả hiếm hoi của nền văn học trung đại Việt Nam vừa thể hiện cá tính mạnh mẽ lại có nhiều tác phẩm nổi tiếng, gây ấn tượng, tiếng vang đến tận ngày nay. Chính từ những yếu tố trên, Hồ Xuân Hương quả thực rất xứng đáng với danh xưng Bà Chúa thơ Nôm.
Ghi danh và tưởng nhớ nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương
Hầu hết các thành phố của Việt Nam đều có con phố chính mang tên Bà. Tên bà còn được đặt tên cho một hồ nước ở trung tâm Đà Lạt.
Tác phẩm "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương được lựa chọn dạy trong môn Ngữ văn của các trường Trung học cơ sở tại Việt Nam.
Tác phẩm "Tự tình II" được lựa chọn để dạy trong chương trình Ngữ văn 11 tại Việt Nam.
Một số tác phẩm của Bà được dịch sang tiếng Anh trong cuốn Tinh hoa mùa xuân của John Balaban (Copper Canyon Press, 2000, ISBN 1 55.659 148 9).
Một số tác phẩm tiêu biểu của Hồ Xuân Hương
Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Tự tình 2
Hồ Xuân Hương là một trong số ít những nữ thi sĩ tài năng của nền văn học Việt Nam. Bà đã để lại cho đời nhiều tác phẩm nổi tiếng, một trong số đó chúng ta không thể không nhắc đến bài thơ Tự tình 2. Bài thơ đã khắc họa tâm trạng, cảm xúc, thái độ của bà trước cảnh tình duyên hẩm hiu của mình. Thời gian được Hồ Xuân Hương dùng để miêu tả, khắc họa tâm trạng của mình chính là vào đêm khuya, vắng vẻ, tĩnh lặng, khi mà trong không gian chỉ có tiếng trống dồn canh vang lên trong đêm tĩnh mịch, khi mà nữ thi sĩ lẻ loi, đơn chiếc một mình. Thời gian vẫn đang chảy trôi, còn người phụ nữ thì lại chìm đắm trong một cảm giác xót xa, buồn tủi với nỗi cô đơn, lẻ bóng pha chút cay đắng của người phụ nữ lẻ loi trong chính tình cảm của mình với một trái tim khao khát yêu thương. Trong nỗi buồn, nỗi cô đơn ấy người phụ nữ đã tìm đến chén rượu để giải sầu nhưng rượu không những không làm cho bà say mà còn khiến cho bà thêm tỉnh táo hơn, sự bất hạnh của cuộc đời lại hiện ra rõ nét hơn khiến cho người con gái ấy thêm giằng xé, đau đớn hơn. Hồ Xuân Hương đã khéo léo mượn hình ảnh ánh trăng để nói về chuyện tình cảm còn dang dở, chưa được trọn vẹn của mình. Ai cũng mong muốn cuộc sống của mình được trọn vẹn, tròn đầy như ánh trăng, nhưng ánh trăng hiện hữu trước mắt nữ thi sĩ lại là vầng trăng khuyết, cũng giống như bà đang thiếu đi rất nhiều phần sức sống trong tâm hồn mình. Người con gái ấy chơi vơi giữa cuộc đời, giữa thời gian trôi chảy và không gian rộng lớn. Những sinh vật tưởng như nhỏ nhoi, yếu đuối như rêu thành những thứ đầy sức sống, vươn lên đầy thách thức với đời. Biện pháp nghệ thuật đảo ngữ trong hai câu thơ luận đã làm nổi bật sự phẫn uất của thân phận đất đá cỏ cây, cũng là sự phẫn uất của tâm trạng nữ thi sĩ. Trong bối cảnh cô đơn của tác giả, sự tuần hoàn, trôi chảy này dường như thêm trở nên vô nghĩa. “Xuân” ở đây cũng chính là tuổi trẻ của nữ thi sĩ đang trôi đi lững lờ, khao khát tình yêu nhưng không có được tình yêu. Mối tình duyên nhỏ bé “tí con con” của riêng mình nhưng phải san sẻ với người khác khiến cho mảnh tình ấy càng thêm nhỏ bé chẳng còn đáng bao nhiêu để sưởi ấm trái tim thi sĩ. Điều ấy đối với một người bình thường đã là ít ỏi lắm rồi thì với một người bản lĩnh như Hồ Xuân Hương lại càng khó chấp nhận. Bài thơ đã khép lại nhưng cảm xúc cùng cá tính của Hồ Xuân Hương vẫn còn vang vọng trong tâm khảm mỗi độc giả và tạo nên những giá trị riêng biệt cho Bà chúa thơ Nôm.
Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Bánh trôi nước
Bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương đã để lại trong em niềm xúc động sâu sắc. Với ngôn ngữ bình dị, gần gũi và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, hàm súc, giàu hình tượng, bài thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước - một món ăn bình dị, quen thuộc của dân tộc để nói lên thân phận, cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ thật đẹp “vừa trắng lại vừa tròn” nhưng số phận lại hẩm hiu, lận đận “bảy nổi ba chìm” và phải sống cuộc đời phụ thuộc, không có quyền tự quyết số phận của mình thật đáng thương. Nhưng vượt lên trên số phận hẩm hiu, người phụ nữ luôn giữ vững phẩm hạnh sắt son, chung thủy của mình “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. Họ như những đóa hoa sen thơm ngát vươn lên tỏa hương giữa chốn bùn lầy. Bài thơ cho em cảm nhận sự thương cảm, trân trọng sâu sắc của Hồ Xuân Hương đối với người phụ nữ thời bấy giờ. Đồng thời giúp em hiểu hơn về số phận, cuộc đời người phụ nữ trong xã hội cũ. Em thật hạnh phúc được sống trong xã hội bình đẳng, công bằng, văn minh.
- Soạn bài Tự tình
- Soạn văn 11 bài: Tự tình (Bài II)
- Phân tích bài thơ Tự Tình của Hồ Xuân Hương
- Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của Tự tình 2 (Hồ Xuân Hương)
- Dàn ý phân tích hình tượng người phụ nữ trong bài thơ Tự tình 2
- Phân tích hình tượng người phụ nữ trong bài thơ Tự tình 2
----------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Soạn văn 11...
Chúc các em học tập tốt.
- Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Lê Hữu Trác
- Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Đặng Huy Trứ
- Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của danh nhân Cao Bá Quát
Từ khóa » Hoàn Cảnh Của Hồ Xuân Hương
-
Hoàn Cảnh Ra đời Tự Tình (Hồ Xuân Hương) - Học Tốt Ngữ Văn 11
-
Khái Quát Về Cuộc đời Và Sự Nghiệp Của Hồ Xuân Hương
-
Hoàn Cảnh Ra đời Bài Thơ Tự Tình II Của Hồ Xuân Hương - Thủ Thuật
-
Hồ Xuân Hương – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bài Thơ: Tự Tình 2 (Hồ Xuân Hương) - Nội Dung Bài Thơ, Hoàn Cảnh ...
-
Hoàn Cảnh Ra đời Tự Tình Của Hồ Xuân Hương?
-
Hoàn Cảnh Ra đời Bài Thơ Tự Tình II - THPT Sóc Trăng
-
Tự Tình 2 (Hoàn Cảnh Sáng Tác, Tóm Tắt, Ý Nghĩa, Giá Trị Nghệ Thuật)
-
Tiểu Sử Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Hồ Xuân Hương
-
Hồ Xuân Hương: Cuộc đời Huy Hoàng Nhưng Nhiều Sóng Gió
-
Hoàn Cảnh Ra đời Bài Thơ Tự Tình II Của Hồ Xuân Hương
-
Hoàn Cảnh Sáng Tác Của Bài Thơ Tự Tình 2
-
Cuộc đời Và Sự Nghiệp Tác Giả Nữ Sĩ Hồ Xuân Hương - Áo Kiểu đẹp
-
Tiểu Sử Cuộc đời Và Sự Nghiệp Của Nhà Thơ Hồ Xuân Hương