Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Về Tiểu đội Xe Không Kính Ngắn Gọn

Câu hỏi: Hoàn cảnh sáng tác Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Lời giải: 

Bài thơ sáng tác năm 1969 trên tuyến đường Trường Sơn, trong thời kì kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt. Bài thơ thuộc chùm thơ được tặng giải Nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969, in trong tập “Vầng trăng quầng lửa”

[CHUẨN NHẤT] Hoàn cảnh sáng tác Bài thơ về tiểu đội xe không kính ngắn gọn

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết về hoàn cảnh sáng tác Bài thơ về tiểu đội xe không kính nhé!

Mục lục nội dung Nhà thơ Phạm Tiến DuậtTác phẩm

Nhà thơ Phạm Tiến Duật

Nhà thơ Phạm Tiến Duật (1941-2007) quê ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Sau khi tốt nghiệp khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 1964 Phạm Tiến Duật gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ cứu nước.

Phạm Tiến Duật là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và được đánh giá là một trong những gương mặt tiêu biểu của nhà thơ trẻ Việt Nam trong thời kỳ này.

- Sự nghiệp sáng tác:

+ Năm 1964, ông tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

+ Tuy vậy ông không tiếp tục với nghề mình đã chọn mà quyết định lên đường nhập ngũ, đó cũng là nơi ông sáng tác ra rất nhiều tác phẩm thơ nổi tiếng.

+ Năm 1970, ông đạt giải nhất cuộc thi thơ báo Văn Nghệ, ngay sau đó Phạm Tiến Duật được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam

+ Chiến tranh kết thúc, ông trở về làm tại ban Văn Nghệ, Hội nhà văn Việt Nam và là Phó trưởng Ban Đối ngoại Nhà văn Việt Nam. Đó quả là một thành tích đáng tự hào.

+ Năm 2001, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật

+ 19-11-2007, ông được chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trao tặng Huân chương lao động hạng nhì

+ Năm 2012, ông nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn Học Nghệ thuật

+ Các tác phẩm tiêu biểu: “Vầng trăng quầng lửa”, “Nhóm lửa”, “Tiếng bom và tiếng chuông chùa”…

Thơ Phạm Tiến Duật có màu sắc sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, hóm hỉnh và sâu sắc, đặc biệt ngang tàng đậm chất lính. Các tác phẩm của ông tập trung thể hiện hình ảnh người lính và thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.

Tác phẩm

1. Bài thơ về tiểu đội xe không kính sáng tác năm nào?

Bài thơ về tiểu đội xe không kính ra đời năm 1969, nằm trong chùm thơ 4 bài (Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Lửa đèn, Nhớ, Gửi em cô thanh niên xung phong) của Phạm Tiến Duật được tặng Giải Nhất cuộc thi thơ do báo Văn nghệ tổ chức năm 1969-1970. Chùm thơ đã khẳng định giọng thơ riêng của của ông. Sau này, thi phẩm được in trong “Vầng trăng quầng lửa” (1970 ). Ông đã để lại một dấu mốc sáng tạo của thơ Việt Nam trong quá trình đi tìm cái đẹp từ các sự kiện, biến cố cách mạng và chiến tranh.

Bài thơ về tiểu đội xe không kính được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

Bài thơ được sáng tác trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra rất gay go, ác liệt. Từ khắp các giảng đường đại học, hàng ngàn sinh viên đã gác bút nghiên để lên đường đánh giặc, và điểm nóng lúc đó là tuyến đường Trường Sơn - con đường huyết mạch nối liền hậu phương với tiền tuyến. Ở đó, không lực Hoa Kì ngày đêm trút bom, vãi đạn hòng ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho chiến trường miền Nam. Vượt qua mưa bom bão đạn của kẻ thù, đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm bất chấp gian khổ và hi sinh để ra trận. Phạm Tiến Duật đã ghi lại những hình ảnh tiêu biểu của nơi khói lửa Trường Sơn. Có thể nói, hiện thực đã đi thẳng vào trang thơ của tác giả và mang nguyên vẹn hơi thở của cuộc chiến. Ra đời trong hoàn cảnh ấy, bài thơ với âm điệu hào hùng, khỏe khoắn đã thực sự trở thành hồi kèn xung trận, trở thành tiếng hát quyết thắng của tuổi trẻ Việt Nam thời kì chống Mĩ. Cảm hứng từ những chiếc xe không kính đã làm nền để nhà thơ chiến sĩ khắc họa thành công chân dung người chiến sĩ lái xe: ung dung tự tại, lạc quan sôi nổi, bất chấp mọi khó khăn gian khổ , tình đồng chí đồng đội gắn bó tình yêu đất nước thiết tha…

Qua hình tượng người lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mỹ tác giả đã khắc họa đời sống tâm hồn; hoàn cảnh sống và chiến đấu; phẩm chất của người lính nơi chiến trường.

Bài thơ về tiểu đội xe không kính đã tạc vào thế kỷ 20 một bức tượng đài chiến sĩ: tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan yêu đời, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm, lòng yêu nước và khát vọng giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Bài thơ như một thước phim tái hiện thời kỳ lịch sử vô cùng gian khổ hy sinh nhưng cũng rất vẻ vang của dân tộc.

2. Bố cục

Gồm 4 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “Như sa như ùa vào buồng lái”. Tư thế hiên ngang của người lính lái xe.

- Phần 2: Tiếp theo đến “Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi”. Tinh thần lạc quan của người lính lái xe trước hoàn cảnh nguy hiểm, khó khăn.

- Phần 3. Tiếp theo đến “Lại đi, lại đi trời xanh thêm”. Tình động đội của những người lính.

- Phần 4. Còn lại. Lòng yêu nước, quyết tâm chiến đầu vì miền Nam, vì tổ quốc.

3. Thể thơ

Bài thơ về tiểu đội xe không kính được sáng tác theo thể thơ tự do.

4. Ý nghĩa nhan đề

Khi đặt tên cho tác phẩm của mình là “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, Phạm Tiến Duật đã gửi gắm nhiều ý nghĩa sâu sắc. Trước hết, khi đọc nội dung, ai cũng biết rõ đây là một tác phẩm thuộc thể loại thơ ca. Nhưng tác giả lại để hai chữ “bài thơ” vào nhan đề. Tưởng chừng như thừa, nhưng thực chất Phạm Tiến Duật muốn thông qua hai chữ này để nhấn mạnh vào chất thơ được toát lên từ hiện thực chiến trường khốc liệt.

Tiếp đến, nhan đề cũng nêu ra được hình ảnh trung tâm của tác phẩm, những chiếc xe không kính. Những chiếc xe này vốn không phải vì không có kính, mà trải qua những năm tháng bom rơi, bão đạn khiến kính của chúng bị vỡ đi. Không chỉ một chiếc xe mà là “tiểu đội” - đơn vị quân đội nhỏ nhất. Đây không phải là một trường hợp hy hữu mà là hoàn cảnh chung của những chiếc xe vận chuyển trên tuyến đường Trường Sơn. Từ đó ca ngợi tinh thần của người lính lái xe nơi chiến trường khốc liệt.

5. Nội dung

Bài thơ về tiểu đội xe không kính đã khắc họa hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kháng chiến chống Mỹ với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm bất chấp mọi khó khăn, nguy hiểm nơi chiến trường.

6. Nghệ thuật

- Ngôn ngữ giản dị, gần gũi

- Giọng thơ giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn…

Từ khóa » Bài Thơ Về Tiểu đội Xe Không Kính Lớp 9 Hoàn Cảnh Sáng Tác