Hoàn Cảnh Sáng Tác Đây Thôn Vĩ Dạ
Có thể bạn quan tâm
Đây thôn Vĩ Dạ được sáng tác trong hoàn cảnh như thế nào? VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Hoàn cảnh sáng tác Đây thôn Vĩ Dạ, nội dung tài liệu sẽ là nguồn thông tin hữu ích để giúp các bạn học sinh lớp 11 học tập tốt hơn. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.
Ngữ văn 11: Hoàn cảnh ra đời Đây thôn Vĩ Dạ
- I. Tác giả Hàn Mặc Tử
- II. Hoàn cảnh sáng tác Đây thôn Vĩ Dạ
- III. Tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ
- IV. Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
- V. Mở bài và kết bài Đây thôn Vĩ Dạ
I. Tác giả Hàn Mặc Tử
1. Tiểu sử nhà thơ Hàn Mặc Tử
Hàn Mặc Tử (1912 - 1940) tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí, sinh ở làng Lệ Mĩ, tổng Võ Xá, huyện Phong Lộc, tỉnh Đồng Hới (nay là tỉnh Quảng Bình) trong mọt gia đình viên chức nghèo theo đạo Thiên Chúa.
Hàn Mặc Tử mang vóc mình ốm yếu, tính tình hiền từ, giản dị, hiếu học và thích giao du bè bạn trong lĩnh vực văn thơ. Do cha ông là Nguyễn Văn Toản làm thông ngôn, ký lục nên thường di chuyển nhiều nơi, nhiều nhiệm sở, nên Hàn Mặc Tử cũng đã theo học ở nhiều trường khác nhau như Sa Kỳ (1920), Quy Nhơn, Bồng Sơn (1921–1923), Pellerin Huế (1926).
Hàn Mặc Tử làm thơ từ rất sớm (14, 15 tuổi) với nhiều bút danh khác nhau như Minh Duệ Thị, Phong Trần, Lệ Thanh...
2. Sự nghiệp văn chương của nhà thơ Hàn Mặc Tử
Tuy cuộc đời nhiều bi thương nhưng Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào Thơ mới. Ông làm thơ từ lúc 14, 15 tuổi sau chuyển sang sáng tác theo khuynh hướng thơ mới lãng mạn.
Qua diện mạo hết sức phức tạp của Hàn Mặc Tử, người ta vẫn có thể thấy rõ một tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời trần thế. Dù được viết theo khuynh hướng nào, thơ Hàn Mặc Tử vẫn là những vần thơ trong sáng, lung linh, huyền ảo, có một ma lực với sức cuốn hút diệu kì đối với người yêu thơ Hàn Mặc Tử.
Thế giới thơ Hàn Mặc Tử được chia thành hai phần đối lập nhau:
- Những vần thơ điên loại, ma quái với hai hình tượng chính là hồn và trăng.
- Những bài thơ hồn nhiên, trong trẻo với những hình ảnh trong sáng, đẹp lạ thường.
II. Hoàn cảnh sáng tác Đây thôn Vĩ Dạ
Đây thôn Vĩ Dạ lúc đầu có tên là Ở đây thôn Vĩ Dạ, sáng tác năm 1938 in trong tập Thơ Điên (về sau đổi thành Đau thương).
Bài thơ lấy cảm hứng từ mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử dành cho người con gái xứ Huế: Trong thời gian làm việc tại sở Đạc Điền (tỉnh Quy Nhơn), ông đã đem lòng yêu cô con gái tên Hoàng Cúc, một thiếu nữ với vẻ đẹp kín đáo, chân quê. Tuy nhiên, do bản tính nhút nhát, rụt rè mà Mặc Tử chỉ dám đứng từ xa nhìn cô gái và mối tình đơn phương đó đã dần phai nhạt khi Hoàng Cúc theo cha về thôn Vĩ Dạ (Huế). Khi biết được tình cảm của Mặc Tử dành cho nàng Cúc và biết được bệnh tình nghiêm trọng của Hàn Mặc Tử lúc đó, anh họ nàng đồng thời là bạn của thi sĩ họ Hàn - Hoàng Tùng Ngâm viết thư cho Hoàng Cúc để mong nàng viết thư động viên Hàn Mặc Tử. Thay vì viết thư thăm hỏi đơn thuần, Hoàng Cúc đã gửi kèm một bức bưu ảnh có in hình phong cảnh thiên nhiên Vĩ Dạ. Chính từ bức ảnh và mối tình tha thiết với người con gái xứ Huế đã khơi gợi xúc cảm, trở thành nguồn cảm hứng để Hàn Mặc Tử viết bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ này.
III. Tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ
Ý nghĩa nhan đề: Đặt tên tác phẩm là Đây thôn Vĩ Dạ chứ không phải Thôn Vĩ Dạ vì Hàn Mặc Tử muốn người đọc tinh ý nhận ra dụng ý của từ đây. Nó như một lời giới thiệu đến người đọc về đất Vĩ Dạ đẹp nên thơ. Từ đây cũng cho thấy nhà thơ như đang đặt tay lên lồng ngực mình, gọi những tiếng thân thương: Vĩ Dạ, Vĩ Dạ ở Huế, Vĩ Dạ cũng ở “đây”, trong tim Hàn Mặc Tử.
Bố cục: 3 phần
- Phần 1 (Khổ 1): Vườn Vĩ Dạ lúc ban mai trong tâm tưởng thi sĩ.
- Phần 2 (Khổ 2): Cảnh sông nước xứ Huế đêm trăng và tâm trạng thi sĩ.
- Phần 3 (Khổ 3): Hình bóng khách đường xa và nỗi niềm mơ tưởng, hoài nghi.
Giá trị nội dung:
- Bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ bên dòng sông Hương êm đềm, thơ mộng được khắc họa lại trong trí tưởng tượng của người ở nơi xa đang hướng về xứ Huế với biết bao yêu thương, khao khát, hi vọng.
- Bài thơ chính là tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn cô đơn của nhà thơ trong một mối tình xa xăm, vô vọng. Hơn thế, đó còn là tấm lòng thiết tha của nhà thơ với thiên nhiên, cuộc sống và con người.
Giá trị nghệ thuật:
- Trí tưởng tượng phong phú.
- Nghệ thuật so sánh, nhân hóa, thủ pháp lấy động gợi tĩnh, sử dụng câu hỏi tu từ.
- Hình ảnh sáng tạo, có sự hòa quyện giữa thực và ảo.
- Bút pháp của bài thơ có sự hòa điệu tả thực, tượng trưng, lãng mạn, trữ tình.
IV. Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
1. Mở bài
Giới thiệu khái quát về tác giả Hàn Mặc Tử và bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.
2. Thân bài
a. Khổ thơ thứ nhất
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”: Câu hỏi làm sống dậy kỷ niệm về thôn Vĩ trong tâm hồn đằm thắm và thơ mộng của Hàn Mặc Tử.
Cảnh buổi sớm nơi thôn Vĩ: Nắng mới lên, chiếu sáng, lấp loáng những hàng cau vượt lên trên các mái nhà và những tán cây.
“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”: những vườn cây tươi tốt, xum xuê của Vĩ Dạ bao bọc, gắn với ngôi nhà xinh xinh thành một cấu trúc thẩm mĩ chặt chẽ.
“Lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Đã gọi là cách điệu hóa thì không nên hiểu theo nghĩa tả thực, tuy rằng cách điệu hoá cũng xuất phát từ sự thực: thấp thoáng đằng sau những hàng rào xinh xắn, những khóm trúc, có bóng ai đó kín đáo, dịu dàng, phúc hậu.
b. Khổ thơ thứ hai
"Gió theo lối gió mây đường mây/ Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay": làn gió thổi rất nhẹ, không đủ cho mây bay, không đủ cho nước gợn, nhưng gió vẫn run lên nhè nhẹ cho hoa bắp lay.
"Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/Có chở trăng về kịp tối nay?": Phải ở trong mộng thì sông mới có thể là “sông trăng” và thuyền mới có thể “chở trăng về” như một du khách trên sông Hương... Hình ảnh thuyền chở trăng không gì mới, nhưng “sông trăng” thì có lẽ là của Hàn Mặc Tử.
c. Khổ thứ ba
"Mơ khách đường xa khách đường xa/Áo em trắng quá nhìn không ra": Mờ ảo vì “khách đường xa” và “nhìn không ra” nhưng có thực vì “áo em trắng quá”. Hình ảnh biết bao thân thiết nhưng cũng rất đỗi xa vời. Xa, không chỉ là khoảng cách không gian mà còn là khoảng cách của thời gian, và mối tình cũng xa vời – vì vốn xưa đã gắn bó, đã hứa hẹn gì đâu. Vì thế mà “ai biết tình ai có đậm đà?”
“Ai” là anh hay là em? Có lẽ là cả hai. Giữa hai người (Hàn Mặc Tử và cô gái mà nhà thơ đã từng thầm yêu trộm nhớ) là “sương khói” của không gian, của thời gian, của mối tình chưa có lời ước hẹn, làm sao biết được có đậm đà hay không? Lời thơ cứ bâng khuâng hư thực và gợi một nỗi buồn xót xa.
3. Kết bài
Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
V. Mở bài và kết bài Đây thôn Vĩ Dạ
1. Mở bài Đây Thôn Vĩ Dạ
Bài mẫu 1
Hàn Mặc Tử được biết đến là nhà thơ với chất thơ êm ả, trữ tình vô cùng mượt mà. Ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm ấn tượng góp phần làm phong phú kho tàng văn học Việt Nam. Trong trong số các tác phẩm tiêu biểu của ông phải kể đến chính là bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”.
Bài mẫu 2
Kho tàng văn học Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú với nhiều thể loại thơ ca, văn xuôi khác nhau và sự ghi danh của nhiều tác giả tên tuổi. Một trong những tác giả ấn tượng của phong trào thơ mới phải kể đến chính là tác giả Hàn Mặc Tử. Nhà thơ này nổi tiếng với chất thơ trữ tình, mượt mà, êm ả, sâu sắc, đi vào lòng người nhẹ nhàng mà thấm thía. Phong cách văn chương đặc trưng này của ông được thể hiện rõ nét qua bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” được ông viết khi ở trại phong Tuy Hòa gửi đến miền đất thôn Vĩ đầy yêu dấu.
2. Kết bài Đây thôn Vĩ Dạ
Bài mẫu 1
Với tài năng vốn có của mình, nhà thơ Hàn Mặc tử đã vẽ lên trước mắt bạn đọc một bức tranh thôn Vĩ đầy màu sắc và đáng yêu, ẩn sâu trong đó là tình cảm chan chưa mà nhà thơ dành cho mảnh đất này. Nhiều năm tháng qua đi nhưng bài thơ vẫn giữ nguyên vẹn được những giá trị tốt đẹp ban đầu của nó và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc.
Bài mẫu 2
Đây thôn Vĩ Dạ là một bức tranh đẹp về cảnh và người của miền quê đất nước qua tâm hồn thơ mộng, giàu tưởng tượng và đầy yêu thương của nhà thơ với nghệ thuật gợi liên tưởng, hòa quyện thiên nhiên với lòng người. Trải qua bao năm tháng, cái tình Hàn Mặc Tử vẫn còn tươi nguyên, nóng hổi, lay động day dứt lòng người đọc.
-----------------------------------
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:
- 110 đề đọc hiểu Ngữ văn 11 có đáp án
- 20 đề và bài văn mẫu nghị luận xã hội 200 chữ
- Phân tích tác phẩm lớp 11
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Hoàn cảnh sáng tác Đây thôn Vĩ Dạ. Bài viết đã gửi tới bạn đọc biết được hoàn cảnh sáng tác của bài Đây thôn Vĩ Dạ. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu bổ ích nhé. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm mục Soạn văn 11...
Chúc các em học tập tốt.
Từ khóa » đây Thôn Vĩ Dạ Là Thể Thơ Gì
-
Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ được Sáng Tác Theo Thể Thơ:
-
Đây Thôn Vĩ Dạ - Tác Giả, Nội Dung, Bố Cục, Tóm Tắt, Dàn ý - Haylamdo
-
Lý Thuyết Đây Thôn Vĩ Dạ Chi Tiết Nhất - Toploigiai
-
Đây Thôn Vĩ Dạ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ - Tác Giả Tác Phẩm (mới 2022) | Ngữ Văn Lớp ...
-
Đây Thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử - Ngữ Văn 11
-
Hướng Dẫn Soạn Bài Đây Thôn Vĩ Dạ-Phân Tích Chi Tiết Từng Khổ ...
-
Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ được Trích Trong Tập Thơ Nào
-
Các đề đọc Hiểu Đây Thôn Vĩ Dạ – Hàn Mạc Tử - Đọc Thú Vị
-
Đọc Hiểu Bài “Đây Thôn Vĩ Dạ” Của Hàn Mạc Tử - Văn Mẫu - 123doc
-
Đây Thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử | Tác Giả
-
Giáo án Môn Ngữ Văn 11: Đây Thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử
-
Có Bạn Cho Rằng, Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ Của Hàn Mạc Tử Chỉ Thể ...
-
Nói đến Huế, Ta Lại Nhớ Về Thôn Vĩ Dạ, địa Danh đã
-
Nội Dung, đặc Sắc Nghệ Thuật Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ
-
Đặc Sắc Nội Dung, Nghệ Thuật Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ Của Hàn Mạc Tử