Nội Dung, đặc Sắc Nghệ Thuật Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ
Có thể bạn quan tâm
Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Hãy đọc qua tác phẩm này và nêu nội dung cũng như đặc sắc nghệ thuật nổi bật.
Nội dung nghệ thuật bài Đây thôn Vĩ Dạ
I. Tác giả, tác phẩm
Hàn Mặc Tử nhà thơ nổi tiếng của phong trào thơ mới, cuộc đời ông là nhà thơ tài hoa nhưng bạc mệnh, bệnh tật khiến ông mất sớm. Thơ của hàn Mặc Tử được người đời đánh giá kì lạ, độc đáo.
Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ được tác giả sáng tác 1938 sau này được đưa vào tập Thơ Điên (sau đổi tên thành Đau thương). Đây thôn Vĩ Dạ được nhiều người cho rằng đã lấy nguồn cảm hứng từ mối tình của tác giả với cô gái ở làng Vĩ Dạ, gần bên sông Hương thơ mộng.
II. Bố cục bài thơ
Bài thơ “Đây thôn vĩ dạ” được chia làm ba đoạn tương ứng với ba khổ thơ:
+ Khổ 1: Trong tâm tưởng của thi sĩ, hình ảnh vườn Vĩ Dạ hiện lên trong ban mai
+ Khổ 2: Hình ảnh đêm trăng, sông nước xứ Huế và tâm trạng của nhà thơ
+ Khổ 3: Hình bóng khách đường xa hiện lên trong trí tưởng tượng của nhà thơ với nỗi niềm hoài nghi.
III. Đặc sắc nội dung, nghệ thuật
Đặc sắc nội dung
Qua góc nhìn của tác giả bức tranh thiên nhiên làng Vĩ Dạ hiện lên thật gần gũi, giản dị nhưng cũng đầy mơ hồ và kì bí có nét rất riêng của xứ Huế mộng mơ.
Bài thơ có 3 khổ riêng biệt nhưng vẫn liên kết lại giúp người đọc có được cảm nhận về thiên nhiên và con người Vĩ Dạ, thiên nhiên thật tinh khôi, giản dị với con người nơi này nhất là cô gái ở làng Vĩ Dạ. Cảm xúc của tác giả thật mãnh liệt đó là tình yêu cuộc sống da diết.
Đây thôn Vĩ Dạ chính là sự bày tỏ tình yêu quê hương, con người xứ Huế mộng mơ của chính tác giả. Sự khát khao sống của nhân vật trữ tình ẩn trong mỗi đoạn thơ.
Đặc sắc nghệ thuật
Bài thơ sử dụng các ngôn từ trong sáng, gần gũi, mang lại cảm giác gợi hình gợi cảm cao.
Kết hợp tả cảnh với những hình ảnh tượng trưng mang lại nhiều hình ảnh riêng, độc đáo trước đây chưa từng có.
Nhiều câu hỏi tu từ, với giọng thơ da diết, như hờn trách.
Mỗi khổ thơ đều ẩn chứa tâm tư, tình cảm của tác giả của nhân vật trữ tình.
Bài thơ dù không theo thứ tự nhất định nhưng lại hoàn toàn phù hợp với dòng tâm tư và cảm xúc của tác giả.
✅ Xem thêm >>> Ngữ văn: Tóm tắt giá trị nội dung và nghệ thuật trong Đây thôn Vĩ DạIV. Đặc sắc nghệ thuật trong từng khổ thơ
Khổ 1:
– Câu đầu tiên tác giả sử dụng câu hỏi tu từ như là một lời mời gọi tha thiết nhưng cũng chính là lời tự trách của bản thân “Sao anh không về chơi thôn Vĩ”. Những ai khi đọc câu thơ đầu tiên đều đọng lại trong lòng một nỗi niềm da diết.
– Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ: “nắng hàng cau” – “xanh như ngọc”: vẻ đẹp lấp lánh của hàng cau với ánh nắng của buổi ban mai, làm hiện lên hình ảnh lãng mạn, ấm áp
+ Hình ảnh “xanh ngọc” làm hiện lên sự tươi xanh của khu vườn như một viên ngọc bích khổng lồ, tràn đầy sức sống.
+ Hình ảnh “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” có nhiều cách hiểu khác nhau: hình ảnh những cô gái Huế duyên dáng, dịu dàng hay hình ảnh lén lút của thi sĩ khi trở về thôn bắt gặp những hình ảnh đẹp đẽ.
Khổ 2:
– Sử dụng điệp cấu trúc “Gió theo lối gió, mây đường mây” thể hiện nét thú vị cho câu thơ. Hình ảnh gió và mây hiện lên đầy thú vị mang hình dáng của sự chia ly, mỗi người một nẻo.
– Nghệ thuật nhân hóa “dòng nước buồn thiu”. Theo tâm trạng của tác giả, cảnh cũng không vui bao giờ. Nghệ thuật nhân hóa cũng góp phần thể hiện tâm trạng của nhà thơ thêm rõ nét.
– Câu hỏi tu từ cuối đoạn thơ “Có chở trăng về kịp tối nay?”. Đây là lời tự hỏi lòng của tác giả. Nó thể hiện nỗi buồn của nhà thơ: muốn ngắm trăng nhưng hiện thực lại quá xa vời, khó nắm bắt.
Khổ 3:
– Nghệ thuật cực tả “Áo em trắng quá nhìn không ra”. Khi mà giấc mơ ngắm trăng đã tan tành, thi sĩ chỉ còn gửi gắm nỗi niềm vào người yêu. Nhưng hình bóng năm xưa nay đã không còn mà chỉ còn lại trong trí tưởng tượng của nhà thơ mà thôi. “Trắng quá” là lối miêu tả cực đại, thể hiện sự tận cùng của màu sắc cũng như nỗi nhớ của người thi sĩ.
– Câu hỏi tu từ “Ai biết tình ai có đậm đà?” là lời tự bộc bạch của nhà thơ. Bằng việc kết hợp với đại từ phiếm chỉ “ai” làm cho lời tự hỏi càng thêm khó xác định.
>> Đón xem dàn ý bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ lớp 11.
Lớp 11 -Cảm nhận về vẻ đẹp tình yêu trong sáng trong bài Tôi yêu em
Cảm nhận về bài thơ Từ ấy ngắn hay
Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Từ ấy tác giả Tố Hữu
Phân tích khổ cuối bài thơ Tràng Giang lớp 11
Ý nghĩa nhan đề Thuốc nhà văn Lỗ Tấn
Bài số 5 lớp 11 đề 2: cảm nhận hình tượng nhân vật Chí Phèo
Cảm nhận về khổ thơ đầu bài thơ Tràng giang Ngữ Văn 11
Từ khóa » đây Thôn Vĩ Dạ Là Thể Thơ Gì
-
Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ được Sáng Tác Theo Thể Thơ:
-
Đây Thôn Vĩ Dạ - Tác Giả, Nội Dung, Bố Cục, Tóm Tắt, Dàn ý - Haylamdo
-
Lý Thuyết Đây Thôn Vĩ Dạ Chi Tiết Nhất - Toploigiai
-
Đây Thôn Vĩ Dạ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ - Tác Giả Tác Phẩm (mới 2022) | Ngữ Văn Lớp ...
-
Đây Thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử - Ngữ Văn 11
-
Hướng Dẫn Soạn Bài Đây Thôn Vĩ Dạ-Phân Tích Chi Tiết Từng Khổ ...
-
Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ được Trích Trong Tập Thơ Nào
-
Các đề đọc Hiểu Đây Thôn Vĩ Dạ – Hàn Mạc Tử - Đọc Thú Vị
-
Đọc Hiểu Bài “Đây Thôn Vĩ Dạ” Của Hàn Mạc Tử - Văn Mẫu - 123doc
-
Đây Thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử | Tác Giả
-
Hoàn Cảnh Sáng Tác Đây Thôn Vĩ Dạ
-
Giáo án Môn Ngữ Văn 11: Đây Thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử
-
Có Bạn Cho Rằng, Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ Của Hàn Mạc Tử Chỉ Thể ...
-
Nói đến Huế, Ta Lại Nhớ Về Thôn Vĩ Dạ, địa Danh đã
-
Đặc Sắc Nội Dung, Nghệ Thuật Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ Của Hàn Mạc Tử