Hoàn Cảnh Sáng Tác Làng

Truyện ngắn Làng của Kim Lân sáng tác khi nào? Hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn Làng ra sao? Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để nhanh chóng tìm ra câu trả lời cho mình?

Làng

Truyện ngắn Làng được viết vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, đăng trên tạp chí Văn nghệ năm 1948, khắc họa thành công tình yêu làng, tình yêu nước sâu sắc của nhân vật ông Hai. Vậy mời các em tham khảo để viết bài văn phân tích thật hay, ôn thi vào 10 năm 20234- 2025 hiệu.

Hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn Làng của Kim Lân

  • Hoàn cảnh sáng tác Làng - Mẫu 1
  • Hoàn cảnh sáng tác Làng - Mẫu 2
  • Hoàn cảnh sáng tác Làng - Mẫu 3
  • Hoàn cảnh sáng tác Làng - Mẫu 4
  • Khái quát nội dung và nghệ thuật truyện ngắn Làng
  • Bố cục truyện ngắn Làng
  • Giới thiệu về nhà văn Kim Lân

Hoàn cảnh sáng tác Làng - Mẫu 1

Truyện ngắn “Làng” viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948.

Hoàn cảnh sáng tác Làng - Mẫu 2

Truyện ngắn “Làng” được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu tiên trên tạp chí Văn Nghệ năm 1948. Văn bản truyện khi đưa vào sách giáo khoa có lược bỏ phần đầu.

Hoàn cảnh sáng tác Làng - Mẫu 3

Truyện ngắn “Làng” được viết và đăng báo trên tạp chí Văn nghệ năm 1948 – giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong thời kì này thì người dân nghe theo chính sách của chính phủ: kêu gọi nhân dân ta tản cư, những người dân ở vùng địch tạm chiếm đi lên vùng chiến khu để chúng ta cùng kháng chiến lâu dài.

Hoàn cảnh sáng tác Làng - Mẫu 4

Được viết vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp - thời kì ác liệt nhất của nhân dân ta chống pháp. Truyện được đăng lần đầu trên Tạp chí Văn nghệ năm 1948. Truyện diễn tả chân thực và sinh động tình yêu làng, yêu quê hương, đất nước và tinh thần cách mạng của nhân vật ông Hai trong thời kì kháng Pháp xâm lược.

Khái quát nội dung và nghệ thuật truyện ngắn Làng

* Nội dung chính: Tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải dời làng đi tản cư đã được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai trong truyện “Làng”.

* Nghệ thuật: Tác giả đã thành công trong việc xây dựng tình huống truyện, trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật.

Bố cục truyện ngắn Làng

Gồm ba phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “Ông lão đành phải dùi dắng chờ vậy”. Cuộc sống của ông Hai ở nơi tản cư.
  • Phần 2: Tiếp theo đến “Mỗi lần nói ra được vài câu như vậy nỗi khổ trong lòng ông cũng vơi đi được vài phần”. Diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc.
  • Phần 3. Còn lại. Niềm vui sướng của ông khi nghe tin cải chính.

Giới thiệu về nhà văn Kim Lân

- Kim Lân (1920 - 2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài.

- Quê ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

- Ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và đã có tác phẩm đăng báo trước cách mạng.

- Vốn gắn bó với nông thôn, các tác phẩm của ông chủ yếu chỉ viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân.

- Ngoài sự nghiệp sáng tác, Kim Lân còn được biết đến với vai trò là một diễn viên (vai Lão Hạc trong Làng Vũ Đại ngày ấy, Lý Cựu trong Chị Dậu…)

- Năm 2001, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.

- Một số tác phẩm tiêu biểu: Nên vợ nên chồng (tập truyện ngắn, 1955), Con chó xấu xí (tập truyện ngắn, 1962)...

Từ khóa » Bố Cục Bài Làng Lớp 9