Hoán Dụ Là Gì, Lấy Ví Dụ Minh Họa (Ngữ Văn 6) - Daful Bright Teachers
Có thể bạn quan tâm
Trước khi bắt đầu bài học về hoán dụ mời các em lớp 6 tham khảo kiến thức cần thiết để học bài trên lớp hiểu hơn. Nội dung bên dưới sẽ bao gồm các thông tin bài học như khái niệm hoán dụ là gì, một số kiểu hoán vụ và lấy các ví dụ dễ hiểu nhất.
Nội dung bài viết
- 1 Khái niệm hoán dụ và các ví dụ
- 1.1 Hoán dụ là gì
- 1.2 Các kiểu hoán dụ
- 1.3 Ví dụ về hoán dụ
- 1.4 Phân biệt hoán dụ và ẩn dụ thế nào
- 1.5 Giải dạng bài tập phân tích biện pháp tu từ
- 1.6 Giải bài tập SGK
Khái niệm hoán dụ và các ví dụ
Hoán dụ là gì
Có nhiều khái niệm khác nhau nhưng đều có điểm chung đó là hoán dụ gọi tên các sự vật, các hiện tượng hoặc khái niệm bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác. Chúng đều có nhiều nét gần gũi với nhau nhằm mục đích làm cho sự diễn đạt tốt hơn.
Các kiểu hoán dụ
Thông thường có 4 kiểu hoán dụ thường gặp đó là:
– Chỉ lấy 1 bộ phận để gọi toàn thể.
– Lấy vật chứa đựng gọi vật bị chứa đựng.
– Lấy dấu hiệu sự vật để gọi các sự vật.
– Lấy những cái cụ thể để nói về cái trừu tượng.
Để hiểu hơn từng kiểu hoán dụ khác nhau mời các em theo dõi một số ví dụ bên dưới.
=> Như vậy hoán dụ có tác dụng tăng sức gợi hình, gợi cảm giúp cho sự diễn đạt có tính hiệu quả cao.
Ví dụ về hoán dụ
– Anh ấy là một tay săn bàn có hạng trong đội bóng.
=> Kiểu 1: lấy 1 bộ phận để gọi toàn thể.
– Nam – lớp trưởng lớp 6A là tay cờ vua cự phách của trường.
=> Kiểu 1: lấy 1 bộ phận để gọi toàn thể.
– Anh ấy vừa bước vào, cả phòng đều ngọc nhiên.
=> Kiểu 2: Lấy vật chưa đựng để gọi vật bị chứa đựng. Trường hợp này “phòng” cũng nói về những người đang trong phòng.
– Này, cô bé áo vàng kia !
=> Kiểu 3: Lấy dấu hiệu sự vật để gọi các sự vật. Trong trường hợp này “áo vàng” để nói về những người mặc áo vàng.
– Đội tuyển có một bàn tay vàng bắt bóng cực giỏi.
=> Kiểu 4: dùng cụ thể để nói về cái trừu tượng.
✅ Xem thêm >>> Tài liệu về hoán dụ và ví dụ minh họaPhân biệt hoán dụ và ẩn dụ thế nào
Các em sẽ hiểu hơn sự giống và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ.
Điểm giống nhau của 2 phương pháp trên:
– Đều là chuyển đổi tên gọi, dựa vào sự liên tưởng.
– Đều có tác dụng tăng sức gợi hình gợi cảm cho diễn đạt hay hơn.
Khác nhau: Về sự liên tưởng.
– Ẩn dụ thường dựa vào sự liên tưởng tương đồng, có thể 2 sự vật, hiện tượng đó dù không liên quan đến nhau nhưng miễn sao chúng có điểm giống nhau vẫn dùng được biện pháp ẩn dụ.
– Hoán dụ dựa vào liên tưởng gần gũi giữa sự vật, hiện tượng, chúng liên quan trực tiếp lẫn nhau.
Ví dụ:
Hoán dụ trong câu: “Áo chàm đưa buổi phân ly”
=> Người Việt Bắc trong cuộc sống thường mặc áo chàm. Khi tác giả dùng “áo chàm” giúp người đọc có sự liên tưởng, gần gũi ngay đến người Việt Bắc.
Ẩn dụ trong đoạn thơ Viếng lăng Bác:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.”
(Viễn Phương)
Tác giả dùng biện pháp ẩn dụ. Hình ảnh mặt trời để nói về Bác. Cả hai hình ảnh đều có điểm tương đồng đó là to lớn và vĩ đại.
Nếu các em chưa rõ biện pháp ẩn dụ xem chi tiết bài học tại đây.
Giải dạng bài tập phân tích biện pháp tu từ
Đối với dạng bài tập phân tích biện pháp tu từ, có 3 bước thực hiện như sau:
– Nêu lên biện pháp tu từ được dùng trong câu/đoạn thơ.
– Nêu rõ từ ngữ, hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, nhân hóa…
– Hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ đang dùng: hình ảnh, từ ngữ ý nghĩa như thế nào? dùng cho đối tượng nào ?dùng biện pháp tu từ như ẩn dụ, hoán dụ có lợi gì trong việc biểu đạt cảm xúc…
Giải bài tập SGK
Câu 1: Chỉ ra phép hoán dụ và nêu mối quan hệ các sự vật.
a.
– Làng xóm ta: vật chứa đựng
– Người dân sống trong xóm làng: vật bị chứa đựng
=> hoán dụ về mối quan hệ giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng.
b.
– Cụ thể: “mười năm”, “trăm năm”.
– Trừu tượng: không rõ con số.
=> Lấy cái cụ thể gọi cái trừu tượng.
c.
– Áo chàm: sự vật
– Thay thế cho sự vật: con người Việt Bắc
=> Phép hoán dụ: lấy bộ phận để gọi cái toàn thể
d.
– Trái đất: Vật chứa đựng
– Nhân loại: Vật bị chứa đựng bên trong.
=> Tương tự câu 1.a đó là mối quan hệ giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng
Câu 2: Hoán dụ giống và khác gì so với ẩn dụ?
Lời giải đã có bên trên. Mời các em theo dõi lại mục so sánh sự giống và khác của hoán dụ với ẩn dụ.
Câu 3: Chính tả (tự làm trên lớp).
Như vậy dafulbrightteachers.org đã cung cấp những kiến thức liên quan đến hoán dụ và những ví dụ quan trọng giúp các em hiểu được biện pháp tu từ này. Hoán dụ và ẩn dụ rất nhiều học sinh nhầm lẫn vì vậy nên chú ý phân biệt nhất là trong các bài tập.
✅ Xem thêm >>> Tài liệu về hoán dụ và ví dụ minh họa Thuật Ngữ -Ẩn dụ là gì, có mấy kiểu và lấy ví dụ minh họa?
Khởi ngữ là gì, tác dụng và nêu ví dụ dễ hiểu (Ngữ Văn 9)
Câu phủ định là gì? Các ví dụ về câu phủ định
Nhân hóa là gì? Có mấy kiểu nhân hóa và ví dụ
So sánh là gì? Có mấy kiểu so sánh, cho ví dụ Văn 6
Câu trần thuật là gì? Nêu vài ví dụ
Phó từ là gì? Phân loại và nêu ví dụ về phó từ
Từ khóa » Các Ví Dụ Về Phép Hoán Dụ
-
Hoán Dụ Là Gì? Ví Dụ Về Hoán Dụ - Luật Hoàng Phi
-
Hoán Dụ Là Gì? Ví Dụ Chi Tiết - Thư Viện Hỏi Đáp
-
Hoán Dụ Là Gì? Lấy Ví Dụ Hoán Dụ? Phân Biệt Hoán Dụ Và ẩn Dụ
-
Hoán Dụ Là Gì? Các Kiểu Hoán Dụ Và Lấy Ví Dụ Minh Họa - IIE Việt Nam
-
Hoán Dụ Là Gì? Phân Loại Và Phân Biệt | Ví Dụ Cụ Thể
-
Hoán Dụ Là Gì ? Lấy Ví Dụ Về Hoán Dụ - Hoc24
-
Lấy Ví Dụ Về 10 Kiểu Hoán Dụ - Lan Ha - Hoc247
-
Hoán Dụ Là Gì? Phân Loại Hoán Dụ Và Ví Dụ Về Hoán Dụ - Vạn Luật
-
Hoán Dụ Là Gì? Các Ví Dụ Và Các Bài Tập Về Phép Hoán Dụ - Abcdonline
-
Ví Dụ Về Hoán Dụ - .vn
-
Hoán Dụ Là Gì? Tác Dụng Và Ví Dụ Về Hoán Dụ Môn Văn 6
-
Ví Dụ Về ẩn Dụ Và Hoán Dụ - Học Tốt
-
Hoán Dụ Là Gì? Ví Dụ Chi Tiết - .vn
-
[CHUẨN NHẤT] Hoán Dụ Là Gì? - Top Lời Giải