Hoàn Thiện Quản Trị Chuỗi Cung ứng Của Sài Gòn Co.opmart Giai đoạn ...

logo xemtailieu Xemtailieu Tải về Hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng của sài gòn co.opmart giai đoạn 2011 2015
  • pdf
  • 12 trang
i LỜI CẢM ƠN Xin trân trọng gửi lời tri ân đến: TS. Đào Thanh Tùng, thầy tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều trong suốt thời gian làm luận văn. Các thầy cô trong Khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Kinh tế quốc dân đã truyền đạt kiến thức và kỹ năng quản lý trong suốt quá trình đào tạo. Các thầy cô trong Viện đào tạo sau đại học đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình học tập, đặc biệt là cô chủ nhiệm. Các tác giả của những tài liệu tham khảo tôi đã sử dụng giúp tôi mở rộng kiến thức. Các lãnh đạo công ty và bộ phận liên quan của Sài Gòn Co.opMart đã cung cấp những thông tin và ý kiến quý giá giúp tôi thực hiện đề tài. Gia đình, người thân đã khuyến khích, động viên, giúp đỡ về mọi mặt để tôi có thể hoàn thành được luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn. Hà Nội, tháng 11 năm 2011 i MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trên thế giới, khái niệm chuỗi cung ứng đang không ngừng phát triển cả về thực tiễn lẫn phương diện lý thuyết. Quản trị chuỗi cung ứng trở thành một bộ phận ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của các doanh nghiệp trên thế giới, đặc biệt là những tập đoàn siêu thị lớn như Walmart (Mỹ), Tesco (Anh), Carrefour (Pháp), Aldi (Đức)… Với các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị như Sài Gòn Co.opMart thì việc nâng cao năng lực quản trị chuỗi cung ứng lại trở thành một hoạt động cần thiết và cấp bách trước ngưỡng cửa thị trường siêu thị trong nước đang gồng mình cạnh tranh với các siêu thị lớn do các tập đoàn siêu thị nước ngoài đầu tư vào Việt Nam như: siêu thị Big C, Metrol, Lotte Mart, Dairy Farm... và tương lai không xa chính là chàng khổng lồ Walmart. Do vậy, Sài Gòn Co.opMart cũng cần xây dựng một chuỗi cung ứng phù hợp để giữ vững và nâng cao sức mạnh cạnh tranh. Chính vì những lý do trên tôi quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu: “Hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng của Sài Gòn Co.opMart giai đoạn 2011 - 2015 ” cho luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh. 2. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa và phát triển những vấn đề lý luận về quản trị chuỗi cung ứng; tìm hiểu các mô hình quản trị chuỗi cung ứng đã được xây dựng thành công trên thế giới. Cập nhật những kỹ năng, xu hướng mới trong việc quản trị chuỗi cung ứng. Nghiên cứu những phương pháp để xây dựng một chuỗi cung ứng hiệu quả. Từ những kiến thức cơ sở về chuỗi cung ứng, những kỹ năng trong quản trị chuỗi cung ứng và thông qua đánh giá thực trạng chuỗi cung ứng của Sài Gòn Co.opMart đề xuất những giải pháp cải tiến chuỗi cung ứng hiệu quả. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ii Nghiên cứu chuỗi cung ứng và hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của hệ thống siêu thị Sài Gòn Co.opMart từ khi thành lập đến nay nhằm đưa ra những giải pháp hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng của Sài Gòn Co.opMart giai đoạn 2011 – 2015. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp nhằm tiếp cận các số liệu về hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động chuỗi cung ứng nội bộ nói riêng của Sài Gòn Co.opMart. Phương pháp tổng hợp, phân tích trên cơ sở các số liệu thu thập nhằm đưa ra những ý kiến đánh giá về hiệu quả hoạt động của Sài Gòn Co.opMart. Phương pháp điều tra, thăm dò, phỏng vấn lãnh đạo, nhân viên và khách hàng của Sài Gòn Co.opMart. 6. Đóng góp của luận văn Về lý luận: Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp. Về thực tiễn: Đề xuất những giải pháp hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng của Sài Gòn Co.opMart giai đoạn 2011 – 2015. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, kết cấu luận văn gồm 3 chương :  Chƣơng 1 : Một số vấn đề lý luận về quản trị chuỗi cung ứng  Chƣơng 2 : Thực trạng quản trị chuỗi cung ứng tại Sài Gòn Co.opMart  Chƣơng 3 : Giải pháp hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng của Sài Gòn Co.opMart giai đoạn 2011 – 2015. iii CHƢƠNG 1 - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG 1.1. Lịch sử phát triển của quản trị chuỗi cung ứng Thập niên 1980 được xem như là thời kỳ bản lề của quản trị chuỗi cung ứng. Thuật ngữ quản trị chuỗi cung ứng lần đầu tiên sử dụng một cách rộng rãi trên nhiều tờ báo cụ thể là ở tạp chí vào năm 1982. Cạnh tranh trên thị trường toàn cầu trở nên khốc liệt vào đầu thập niên 1980 (và tiếp tục đến ngày nay) gây áp lực đến các nhà sản xuất phải cắt giảm chi phí nâng cao chất lượng sản phẩm cùng với việc gia tăng mức độ phục vụ khách hàng. Khi cạnh tranh ở thị trường Mỹ gia tăng nhiều hơn vào thập niên 1990 kèm với việc gia tăng chi phí hậu cần và tồn kho cũng như khuynh hướng toàn cầu hóa nền kinh tế làm cho thách thức của việc cải thiện chất lượng, hiệu quả sản xuất, dịch vụ khách hàng và thiết kế và phát triển sản phẩm mới cũng gia tăng. Quản trị chuỗi cung cấp trở nên phổ quát hơn như là nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. 1.2. Các khái niệm cơ bản 1.2.1. Chuỗi cung ứng Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia, một cách trực tiếp hay gián tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. 1.2.2. Quản trị chuỗi cung ứng 1.2.2.1. Khái niệm Quản trị chuỗi cung ứng là tập hợp những phương thức sử dụng một cách tích hợp và hiệu quả nhà cung cấp, người sản xuất, hệ thống kho bãi và các cửa hàng nhằm phân phối hàng hóa được sản xuất đến đúng địa điểm, đúng lúc với đúng yêu cầu về chất lượng, với mục đích giảm thiểu chi phí toàn hệ thống trong khi vẫn thỏa mãn những yêu cầu về mức độ phục vụ. 1.2.2.2. Cấu trúc khung của quản trị chuỗi cung ứng iv Hình 1.2 – Cấu trúc khung của quản trị chuỗi cung ứng Quản trị chuỗi cung cấp là việc quản lý các luồng giữa và bên trong các giai đoạn của chuỗi cung cấp để tối đa hóa khả năng sinh lời của toàn bộ chuỗi cung cấp. Các quá trình vĩ mô của chuỗi cung cấp: - Quản trị quan hệ khách hàng (Customer Relationship Management CRM): Tất cả các quá trình tập trung vào giao diện giữa công ty và khách hàng. - Quản trị chuỗi cung cấp (Internal Supply Chain Management - ISCM): Các quá trình trong nội bộ công ty. - Quản trị quan hệ nhà cung ứng (Supplier Relationship Management SRM): Tất cả các quá trình tập trung vào giao diện giữa công ty và nhà cung ứng 1.3. Nội dung của quản trị chuỗi cung ứng 1.3.1. Sản xuất Sản xuất là nói đến năng lực của chuỗi cung ứng để sản xuất và tồn trữ sản phẩm. Các phương tiện sản xuất là các nhà máy và kho. Quyết định cơ bản v đặt ra cho các giám đốc khi quyết định sản xuất là làm thế nào đáp ứng nhanh và hiệu quả. 1.3.2. Hàng dự trữ Hàng dự trữ có mặt trong suốt chuỗi cung ứng và bao gồm mọi thứ từ nguyên vật liệu, bán thành phẩm đến thành phẩm mà được các nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ trong chuỗi cung ứng nắm giữ. Các nhà quản trị phải cân nhắc và quyết định giữa tính sẵn sàng đáp ứng với tính hiệu quả. 1.3.3. Vị trí Các quyết định về vị trí có xu hướng là các quyết định mang tính chiến lược vì chúng gắn chặt một lượng tiền lớn với các kế hoạch dài hạn, tác động mạnh mẽ đến chi phí và các đặc tính của chuỗi cung cấp. Các quyết định về vị trí cũng phản ánh chiến lược cơ bản của công ty trong việc xây dựng và phân phối sản phẩm ra thị trường. 1.3.4. Vận chuyển Có 6 cách vận chuyển cơ bản một công ty có thể lựa chọn: tàu, xe lửa, đường ống, xe tải, máy bay, vận chuyển điện tử. Với các cách thức vận chuyển khác nhau và vị trí phương tiện trong chuỗi cung ứng, các nhà quản lý cần lập ra lộ trình và mạng lưới di chuyển sản phẩm. 1.3.5. Thông tin Thông tin là nền tảng đưa ra quyết định liên quan đến bốn yếu tố quyết định chuỗi cung ứng (sản xuất, hàng tồn kho, vị trí, vận chuyển). Nó là sự kết nối giữa tất cả các hoạt động và hoạt động sản xuất trong chuỗi cung ứng. 1.4. Kinh nghiệm từ một số mô hình chuỗi cung ứng thành công trên thế giới  Mô hình quản trị chuỗi cung ứng của Nike  Mô hình quản trị chuỗi cung ứng của Walmart  Mô hình quản trị chuỗi cung ứng của Dell vi CHƢƠNG 2 – THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA SÀI GÒN CO.OPMART 2.1. Liên hiệp HTX Thƣơng mại TP Hồ Chí Minh (Sài Gòn Co.op) Sau đại hội Đảng lần thứ VI, nền kinh tế đất nước chuyển từ cơ chế bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Ngày 12/5/1989 UBND Thành phố Hồ Chí Minh có chủ trương chuyển đổi Ban Quản lý HTX Mua Bán Thành phố trở thành Liên hiệp HTX Mua bán Thành phố Hồ Chí Minh – Saigon Co.op với 2 chức năng trực tiếp kinh doanh và tổ chức vận động phong trào HTX. Tính đến 06/2011, hệ thống Co.opMart có 51 siêu thị thành viên tập trung chủ yếu tại Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Tây, miền Trung (Cần Thơ, Mỹ Tho, Quy Nhơn, Vĩnh Long, Long Xuyên, Pleiku, Phan Thiết, Biên Hoà, Vị Thanh, Tam Kỳ, Tuy Hoà và Vũng Tàu) và miền Bắc. Co.opMart trở thành thương hiệu quen thuộc của người dân thành phố và người tiêu dùng cả nước, là nơi mua sắm đáng tin cậy của người tiêu dùng. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức hoạt động của Saigon Co.op SAIGON CO.OP KHỐI BÁN LẺ KHỐI KD KHÁC KHỐI ĐẦU TƢ Chuỗi siêu thị Co.opMart XNK và Phân phối Kinh doanh Bất động sản Chuỗi cửa hàng Co.opFood XN Nam Dƣơng Đầu tƣ khác Biểu 2.1 – Mô hình tổ chức các lĩnh vực hoạt động của Saigon Co.op vii 2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động của chuỗi siêu thị Co.opMart TỔNG GIÁM ĐỐC CHUỖI CO.OPMART PHÓ TGĐ Hỗ trợ & Hậu cần PHÓ TGĐ Kinh doanh & Tiếp thị PHÓ TGĐ Quản trị Trung tâm thu mua Phòng Marketing P.kế hoạch & Đầu tư Trung tâm phân phối P.quản lý Chuỗi P.Kế toán P.thẻ & DV khách hàng P.TCHC P.Điện toán Co.opMart thuần nhất Co.opMart liên doanh Co.opMart nhượng quyền Biểu 2.2 – Sơ đồ bộ máy tổ chức chuỗi siêu thị Co.opMart 2.2. Thực trạng quản trị chuỗi cung ứng tại Co.opMart. 2.2.1. Sản xuất Sài Gòn Co.opMart nhận thức rõ được tầm quan trọng của hoạt động mua tập trung và có nhiều cố gắng tổ chức khai thác thu mua và phân phối hàng hóa theo hướng chuyên nghiệp, xây dựng được hai Trung tâm phân phối lớn diện tích 8.000m2 và 15.000m2 kết hợp với thực hiện mua và thanh toán tập trung hầu hết các mặt hàng. Tỷ lệ thu mua tập trung tăng dần đều từ 20% năm 2000 đến nay đã đạt được hơn 80%. Tỷ lệ đặt hàng tập trung của Co.opMart cũng tăng từ 10% năm 2001 đến nay đã trên 60%. viii 2.2.2. Dự trữ Lượng dự trữ hàng hóa của Co.opMart thường khá lớn, hiếm khi xảy ra hiện tượng thiếu hàng, hết hàng. Điều này giúp Co.opMart luôn đáp ứng kịp thời các nhu cầu của khách hàng – một lợi thế điển hình của Co.opMart. 2.2.3. Vị trí Với chiến lược tổng thể trở thành một nhà bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam, với phương châm “địa ốc đến đâu, bán lẻ đến đó” Co.opMart luôn tìm kiếm và mở rộng các siêu thị thành viên tại những vị trí thuận lợi khắp các địa bàn trên cả nước. Hiện tại, Co.opMart đã có một chuỗi gồm 51 siêu thị thành viên và vẫn đang tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển số lượng các siêu thị thành viên. Co.opMart đặt một trung tâm phân phối tại Bình Dương và miền Tây nhằm tạo thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp đến các trung tâm phân phối và từ trung tâm phân phối đến các siêu thị thành viên. 2.2.4. Vận tải Tùy vào từng trường hợp cụ thể, Sài Gòn Co.opMart sử dụng những phương thức vận chuyển thích hợp và đảm bảo hiệu quả kinh tế như: tàu, xe lửa, xe tải, máy bay. Tại trung tâm phân phối Sài Gòn Co.opMart có một hệ thống xe tải để chuyên chở hành tới các siêu thị thành viên. Đối với những siêu thị đặt xa trung tâm phân phối như Siêu thị Co.opMart Hà Nội thì sử dụng kết hợp xe tải và tàu hỏa. 2.2.5. Thông tin Hiện nay, do công tác quản lý đòi hỏi phần mềm phải có khả năng bảo mật cao, truy xuất từ xa, hỗ trợ ra quyết định... phù hợp với tốc độ phát triển kinh doanh của hệ thống siêu thị Co.opMart, cuối năm 2005 Saigon Co.op đã đầu tư gần 1,5 triệu đô la Mỹ để đặt mua hệ thống điện toán hiện đại ERP từ hai tập đoàn chuyên cung cấp phần mềm của nước ngoài, nhằm hiện đại hóa toàn bộ hoạt động kinh doanh của hệ thống Co.opMart. ix 2.3. Thành tựu & Hạn chế trong Quản trị chuỗi cung ứng của Sài Gòn Co.opMart 2.3.1. Thành tựu  Lựa chọn nhà cung cấp  Hệ thống thông tin  Vấn đề dự trữ  Phân phối - Thị trường tiêu thụ  Chính sách khách hàng  Liên kết với các doanh nghiệp trong nước trong giai đoạn hội nhập 2.3.2. Hạn chế Việc xây dựng các nội dung của quản trị chuỗi cung ứng vẫn còn rời rạc theo từng mảng công việc, từng dự án riêng, thiếu tính liên kết và chưa được hệ thống hóa nâng lên tầm chiến lược một cách hoàn chỉnh. Việc đầu tư nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện thiếu chiều sâu và tính toàn diện đồng thời giữa xây dựng và triển khai còn thiếu đồng bộ, chất lượng chưa cao. CHƢƠNG 3 - GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG CỦA SÀI GÒN CO.OPMART GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 3.1. Chiến lƣợc phát triển của Sài Gòn Co.opMart giai đoạn 2011 – 2015 Chiến lược dài hạn của Sài Gòn Co.opMart là xây dựng chuỗi siêu thị bán lẻ trên khắp các tỉnh thành tại Việt Nam, bao phủ toàn bộ hoạt động bán lẻ và đủ sức cạnh tranh với các siêu thị bán lẻ trong và ngoài nước hiện nay. Riêng với hoạt động quản trị chuỗi cung ứng, Saigon Co.op xác định mục tiêu chiến lược trong giai đoạn 2011 – 2015: Xây dựng, chuẩn hóa hệ thống nhận diện thương hiệu chuỗi siêu thị Co.opMart giúp cho việc phát triển các hệ thống siêu thị thành viên được diễn ra thuận lợi như mục tiêu của Hội đồng quản trị Saigon Co.op đã đặt ra. Đặc biệt, có kế hoạch tìm kiếm những vị trí thuận lợi cho việc đặt các siêu thị thành viên x mới tại Thành phố Hồ Chí Minh, khu vực miền Tây, miền Trung và đặc biệt là khu vực miền Bắc. Hình thành những liên minh chiến lược với các nhà cung cấp, đặc biệt đối với những sản phẩm thực phẩm, nông thủy hải sản. Ký kết những hợp đồng hợp tác chiến lược chính thức với các nhà cung cấp có năng lực. Tập trung phát triển mô hình Trung tâm phân phối theo hướng mở rộng và hiện đại để đảm bảo hàng hóa đáp ứng đầy đủ và kịp thời cho các siêu thị Co.opMart thành viên. Hoàn thiện hệ thống tích hợp thông tin với các hoạt động của chuỗi siêu thị Co.opMart…. Xây dựng chính sách đào tạo nâng cao nghiệp vụ của cán bộ nhân viên trong toàn bộ hệ thống nói chung, nhân sự hoạt động trong lĩnh vực hậu cần nói riêng. 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng của Sài Gòn Co.opMart  Hình thành mối liên kết chiến lược giữa chuỗi siêu thị Co.opMart với khách hàng mục tiêu.  Hình thành mối liên kết chiến lược giữa chuỗi siêu thị Co.opMart với các nhà cung cấp.  Nâng cao hơn nữa giá trị hình ảnh và thương hiệu Co.opMart.  Xây dựng chiến lược marketing hỗn hợp bán lẻ dài hạn cho chuỗi siêu thị Co.opMart.  Xây dựng và phát triển mạng điện toán tập trung và thống nhất của chuỗi siêu thị Co.opMart.  Phát triển nguồn nhân lực cho chuỗi siêu thị Co.opMart. xi KẾT LUẬN Từ một siêu thị Co.opMart Cống Quỳnh được hình thành và ra đời năm 1996, sau 15 năm, Saigon Co.op đã phát triển thành chuỗi 50 siêu thị Co.opMart, hàng trăm cửa hàng Co.op Food và Co.op, đạt giải thương hiệu Việt được yêu thích nhất do người tiêu dùng bình chọn, trở thành nhà bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam và liên tục lọt vào top 500 nhà bán lẻ hàng đầu châu Á - Thái Bình Dương. Co.opMart đã thực sự trở thành “Nơi mua sắm đáng tin cậy - bạn của mọi nhà”. Một phần quan trọng trong chiến lược phát triển của Saigon Co.op là mở rộng mạng lưới kinh doanh bán lẻ. Mục tiêu của Saigon Co.op đến năm 2015, hệ thống Co.opMart đạt 100 siêu thị trên toàn quốc, đồng thời vươn ra một số nước trong khu vực Đông Nam Á. Để làm được điều đó, Saigon Co.op tập trung mọi nguồn lực tăng tốc đầu tư mạnh mẽ và quyết liệt hơn về mọi mặt, tích cực nghiên cứu học tập các mô hình phân phối và bán lẻ hiện đại của thế giới để ứng dụng vào điều kiện của Việt Nam. Đặc biệt Sài Gòn Co.opMart phải tập trung tăng cường đầu tư, hoàn thiện chuỗi cung ứng và hệ thống logistic – Một nền tảng cơ bản để thực hiện các mục tiêu chiến lược. Tải về bản full

Từ khóa » Chuỗi Cung ứng Của Siêu Thị Coopmart