Hoán Vị - Chỉnh Hợp - Tổ Hợp | Kiến Thức Wiki | Fandom

Book open close empty Book-empty Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể điền thêm thông tin cho Kiến thức Wiki bằng cách nhấp vào "Sửa đổi".
Hoán vị chỉnh hợp tổ hợp

Nhìn vào bức hình trên để đổi chỗ, thêm bớt hoặc chọn vài cầu thủ tiêu biểu trong đội bóng

Mục lục

  • 1 Hoán vị
  • 2 Chỉnh hợp
  • 3 Tổ hợp
  • 4 Nhận xét
  • 5 Phương trình, bất phương trình, hệ phương trình tổ hợp

Hoán vị[]

Cho tập hợp A gồm n phần tử (n >= 1)

Mỗi kết quả của sự sắp xếp thứ tự n phần tử của tập hợp A được gọi là một hoán vị của n phần tử đó.

  • Công thức: Pn = n! = 1.2.3. ... . (n-1).n
  • Quy ước: 0!=1

Chỉnh hợp[]

Cho tập hợp A gồm n phần tử (n >= 1)

Kết quả của việc lấy k phần tử khác nhau từ n phần tử của tập hợp A và sắp xếp chúng theo một thứ tự nào đó được gọi là một chỉnh hợp chập k của n phần tử đã cho.

  • Công thức: Akn = n ! ( n − k ) ! {\displaystyle \frac{n!}{(n-k)!}}

Tổ hợp[]

Giả sử A có n phần tử (n >= 1). Mỗi tập hợp con gồm k phần tử của A được gọi là một tổ hợp chập k của n phần tử đã cho.

  • Công thức: Ckn = n ! k ! . ( n − k ) ! {\displaystyle \frac{n!}{k!.(n-k)!}}

Nhận xét[]

  • Giữ nguyên số phần tử và thay đổi vị trí là"hoán vị".
  • Lấy ra một số phần tử và sắp xếp vị trí là "chỉnh hợp".
  • Lấy ra một tập con (không tính đến vị trí) là "tổ hợp".

Phương trình, bất phương trình, hệ phương trình tổ hợp[]

  • Bước 1: Đặt điều kiện có nghĩa: Các chỉ số phải là số tự nhiên. Chữ số dưới phải ≥ chỉ số trên.
  • Bước 2: Dùng các công thức của hoán vị, chỉnh hợp và tổ hợp
- Pn = n! = 1.2.3. ... .n! - A n k = n ! ( n − k ) ! = n . ( n − 1 ) . . . . . ( n − k + 1 ) {\displaystyle A^k_n = \frac{n!}{(n-k)!} = n.(n-1). ... .(n-k+1)} Ví dụ: ( n + 5 ) ! n ! = ( n + 5 ) . ( n + 4 ) . ( . . . ) . ( n + 1 ) {\displaystyle \frac{(n+5)!}{n!} = (n+5).(n+4). (...) .(n+1)} - C n k = n ! k ! . ( n − k ) ! = C n n − k {\displaystyle C^k_n = \frac{n!}{k!.(n-k)!} = C_n^{n-k}} - C n k + C n k + 1 = C n + 1 k + 1 {\displaystyle C_n^k + C_n^{k+1} = C_{n+1}^{k+1}} (công thức Pascal)
  • Bước 3: Biến đổi phương trình, bất phương trình đơn giản rồi tìm nghiệm.
  • Bước 4: Đối chiếu với điều kiện rồi kết luận.

Từ khóa » Chỉnh Hợp Chập Là Gì