Hoàng Bá Có Tác Dụng Gì đối Với Sức Khỏe

Trong y học cổ truyền hoàng bá được xem là một trong 50 loại dược liệu cơ bản. Dược liệu này có tác dụng dùng để chữa các bệnh cho người lớn và trẻ em như đi ngoài có máu, tiểu rát, viêm âm đạo, phong hàn, di tinh, mộng tinh,… Tuy nhiên đây là loại thuốc rất tốt cho tiêu hóa. Vậy hoàng bá là gì? Hoàng bá có tác dụng gì? Để hiểu rõ hơn về dược liệu này hãy cùng gia công thực phẩm chức năng Life Gift tìm hiểu về loại thảo dược này nhé!

Hoàng bá là cây gì?

Trước tiên để biết hoàng bá có tác dụng gì hãy tìm hiểu về dược liệu này trước nhé

Dược liệu hoàng bá có 2 loại là:

  • Phellodendron amurense Ruprech hay còn được gọi là quang hoàng bá hoặc hoàng nghiệt
  • Phellodendron chinensis Schneider còn được gọi là xuyên hoàng bá, hòang bì thụ

Hình ảnh hoàng bá:

Hoàng bá có tác dụng gì?
Hoàng bá có tác dụng gì?

Cây hoàng bá thuộc họ cam và loại thương được dùng làm thuốc là Phellodendron amurense Ruprech.

Hoàng bá là loại cây thân gỗ to, sống lâu năm, cây khi trưởng thành có chiều cao khoảng 10 – 30m, có nhiều cành. Vỏ thân dày phân thành hai tầng rõ rệt, sần sùi, có màu xám hoặc xám nâu, mặt bên trong có màu vàng, những cành non sẽ có màu nâu tím.

Lá hoàng bá thuộc dạng lá kép mọc đối nhau, có hình bầu dục hoặc hình trứng thuôn dài, đầu thuôn nhọn, mép nhẵn không có răng cưa. Lá có màu xanh thẫm, mặt trên lá có màu đậm hơn mặt dưới, gân ở mặt dưới lá có phủ lông

Hoa mọc thành chùm ở đầu cành hoặc ngọn thân, có màu vàng lục hoặc màu vàng nhạt. Quả dạng thịt có hình cầu, khi chín quả có màu tím than, mỗi quả chứa 2 – 5 hạt cứng.

Mô tả dược liệu

Mảnh dược liệu hơi cong, dày 0,4 – 0,8cm, chiều dài không nhất định, cạnh không đều. Bên ngoài dược liệu có màu vàng nâu, vàng thẫm hoặc màu nâu nhạt, có những chấm nhỏ màu nâu, có những cạnh và rãnh dọc. Bên trong có màu xám đất nhẹ hoặc màu vàng, mảnh dễ bẻ gãy chia thành nhiều lớp, có sợi có màu vàng tươi. Dược liệu có vị đắng, hơi có mùi, nhắm thấy có chất dính và trơn.

Khu vực phân bố

Tại Trung Quốc, cây mọc nhiều ở Hắc Long Giang, Vân Nam, Tứ Xuyên, Quý Châu, Hà Châu và mọc nhiều ở Xiberi tại Nga.

Tại Việt Nam, hiện dược liệu vẫn phải nhập về, thời gian gần đây đã xin được hạt và bắt đầu trồng thì nghiệm nhưng chưa có quy mô trồng lớn. Hiện nay, dược liệu được trồng ở các tỉnh phía Bắc như Thanh Hóa, Lào Cai, Lai Châu, Vĩnh Phúc,…

Thu hoạch và chế biến

Vỏ thân cây được thu hái vào mùa hè đối với những cây đã sống trên 10 năm. Tuy nhiên, để dược liệu đạt được năng suất tốt nhất thì nên thu hoạch vào thời điểm khí trời huyển sang thu.

Dược liệu sau khi thu hoạch về, cạo bỏ lớp bên ngoài, rửa sạch dược liệu loại bỏ tạp chất. Sau đó, cắt thành từng miếng nhỏ, đem phơi hoặc sấy khô rồi đem chế biến bằng nhiều cách khác nhau như:

  • Thái phiến: Vỏ dược liệu đem ủ mềm, sau đó cắt chéo thành các phiến dài khoảng rồi đem phơi hoặc sấy khô
  • Sao vàng: Đem dược liệu sao trên lửa nhỏ, đảo đều tay cho đến khi dược liệu chuyển sang màu vàng đậm
  • Sao tồn tính: Là cho dược liệu vào chảo sao cho đến khi dược liệu cháy đen. Nhấc xuống để nguội rồi phun vào một ít nước nhằm trừ thải hỏa độc và dược liệu này được gọi là hoàng bá thán
  • Tẩm rượu: Lấy dược liệu trộn chung với rượu trắng, ủ khoảng 30 phút cho đến khi dược liệu thấm đều. Sau đó đem sao trên lửa nhỏ cho đến khi dược liệu khô hoàn toàn thì ta thu được tửu hoàng bá
  • Tẩm muối: Cứ 10kg thì 100g muối, hòa tan muối với một lượng nước vừa đủ rồi cho dược liệu vào đảo đều và ngâm 30 phút. Tiếp đó lấy dược liệu đem sao trên lửa nhỏ với cách này ta sẽ thu được diêm hòng bá.

Thành phần hóa học

Thành phần của vỏ hoàng bá chủ yếu là alkaloid như palmatin, phellodendrin, berberin, candicin, jatrorrhizin, magnoflorin

Ngoài ra, còn có limonin, các hợp chất phenolic, obacunon, obaculacton,… Trong lá cây có chứa amurensin, phelamurin, các chất flavon như hyperin, phelodendrosid với aglycon pphelamuretin,…

Trong quả có chứa các kihadalacton A và B cùng với 7 turucalan triterpenoid, limonoid. Tinh dầu quả có chứa geraniol và myreen.

Tác dụng dược lý

Trong đông y

Trong y học cổ truyền hoàng bá có tác dụng gì?

Dược liệu có vị cay, đắng, không độc, có tính hàn nên được quy vào 3 kinh thận, tỳ, bàng quang.

Dược liệu có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, tiêu viêm, an thần, tả hỏa, tư âm, trừ lao,… Hoàng bá chữa các bệnh vàng da, trĩ, tiểu ra máu, bí tiểu, đau lưng, yếu chân, ra mồ hôi trộm, lở loét lưỡi hoặc miệng, mắt bị sưng đau và đỏ, mụn nhọt độc, đau âm ỉ trong xương, tiêu chảy,…

Trong y học hiện đại

Trong Tây y hoàng bá có tác dụng gì?

  • Tác dụng kháng khuẩn: Cao cồn từ vỏ cây hoàng bá có tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều loại vi khuẩn gram âm và gram dương, trong đó có cả trực khuẩn lao. Theo thí nghiệm thực tế trên thỏ bình thường cho thấy với hợp chất lacton trong dược liệu có tác dụng gây hạ đường huyết và ức chế hệ thần kinh trung ương. Đối với thỏ đã cắt bỏ tuyến tụy thì không có tác dụng này.
  • Với hoạt chất berberin có tác dụng tăng tiết mật và có lợi trong việc điều trị giai đoạn mạn tính của bệnh viêm túi mật do sỏi, viêm túi mật với rối loạn vận động đường dẫn mật, những biến chứng của viêm ống mật, viêm gan – túi mật. Tuy nhiên, hoạt chất này ít có tác dụng trong việc điều trị viêm túi mật cấp tính
  • Có tác dụng lợi tiểu và ức chế hoạt tính gây co thắt cơ trơn của acetylcholin và histamin. Dược liệu đã được kết hợp với các loại thuốc hóa dược trong việc điều trị viêm ruột kết mạn tính và cho hiệu quả rất tốt. Đồng thời, hoàng bá được áp dụng trong các bài thuốc điều trị tiêu chảy ở trẻ đạt hiệu quả rất cao. Bên cạnh đó, một viên berberin được áp dụng điều trị trực khuẩn lỵ với hiệu quả vô cùng đáng kể.giảm tiết di
  • Dược liệu được áp dụng trong các công thức kết hợp điều trị lộ tuyến và viêm loét cổ tử cung đạt tỷ lệ khá cao. Thuốc có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm tiết dịch và tái tạo nơi tổn thương cổ tử cung nhanh hơn.
  • Làm giảm huyết áp: Theo thí nghiệm cho thấy nếu tiêm thuốc ở dạng cao nước hoàng bá vào tĩnh mạch hoặc berberin tiêm dưới da có tác dụng hạ huyết áp
  • Chống tiêu chảy, giảm các thành phẩn muối và nước ở phần ruột non.
  • Chống viêm loét dạ dày và kiện vị: Sau khi tiêm berberin dưới da có tác dụng giảm tiết dịch vị. Bên cạnh đó, có thể dùng berberin để điều trị viêm loét dạ dày, giảm tiết dịch vị, máu chảy dạ dày.
  • Có tác dụng nhẹ đối với trùng roi
  • Trên thí nghiệm ở chuột cho thấy chất phellodendrin có khả năng ức chế thần kinh trung ương và chất này có thể gây liệt cơ những tác dụng yếu.
  • Với thành phần myreen trong dược liệu có tác dụng long đờm

Hoàng bá có tác dụng gì đói với sức khỏe?

Hoàng bá có tác dụng chữa:

  • Lở miệng, hôi miệng, viêm loét trong miệng
  • Chảy máu cam
  • Suy nhược thần kinh, trí nhớ sa sút
  • Vàng da, sưng đỏ tuyến vú, phát bối
  • Sưng đau âm hộ do thương hàn thời khí, bị độc công kích
  • Tiêu chảy, kiết lỵ
  • Sưng lưỡi ở trẻ em
  • Chứng sinh cơ nhục kéo da non
  • Điều trị viêm gan cấp tính có các triệu chứng sốt, nước tiểu có màu đỏ, bụng chướng đau, khó đi ngoài
  • ….

Những bài thuốc chữa bệnh từ hoàng bá

Những công dụng của hoàng bá đối với sức khỏe:

Hoàng bá chữa bệnh phong hủi

Lấy hoàng bá và gai bồ kết với lượng bằng nhau, đem hoàng bá tẩm rượu và gai bồ kết đốt tồn tính. Sau đó đem cả 2 tán nhỏ uống cùng với rượu. Tuy nhiên, bài thuốc này nên kết hợp uống trong bôi ngoài từ dầu cây đại phong hòa với rượu để thoa sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất

Chữa sưng cổ họng

Lấy số lượng lớn dược liệu hoàng bá khô nghiền thành bột. Khi dùng lấy một ít dược liệu rồi cho vào ít giấm ăn cho hơi sệt rồi bôi vào chỗ sưng. Nếu bị sưng ở đầu họng dưới thì ngậm trong miệng rồi nuốt từ từ để thuốc ngấm vào cổ, bài thuốc này nên áp dụng này vài lần đến khi hết bệnh.

Hoàng bá chữa nhọt độc

Lấy hoàng bá và xuyên ô đầu với lượng bằng nhau, đem hoàng bá sao vàng và đem nướng xuyên ô đầu rồi lấy cả 2 xay nhuyễn, lấy bã đắp vào vết thương. Sau đó lấy một ít nước gạo cho vào thuốc hơi ướt rồi để khô tự nhiên.

Hoàng bá chữa bệnh tiểu đường khi có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, âm hư hỏa vượng, nhức đầu

Lấy hoàng bá, địa sâm, quy bản, kỷ tử, mộc miên, bá thực mỗi dược liệu 12g; Huyền cập và quốc lão mỗi loại 6g. Đem tất cả dược liệu sắc chia làm 3 lần để uống. Tuy nhiên người mắc bệnh tiểu đường nên áp dụng 2 – 3 tuần liên tiếp

Điều trị viêm tai giữa ở trẻ

Lấy 3g hàng bá khô đem cắt nhỏ, cho vào chén hấp cách thủy trong 20 phút. Tiếp đó gạn lấy dịch nước trong và để nguội, trước khi dùng lấy oxy già rửa sạch tai bị viêm, rồi nhỏ dịch hoàng bá vào tai khoảng 3 – 4 giọt. Sau khi nhỏ xong nằm yên 15 phút để thuốc phát huy tác dụng, ngày nhỏ 2 lần

Chữa lỵ ở bà bầu

Lấy hoàng bá sao với mật cho cháy rồi giã nhỏ với tỏi nướng, liều lượng bằng nhau, tiếp đó vo dược liệu thành viên cõ hạt ngô. Tùy vào tình trạng bệnh, ngày uống 3 lần, lần uống 30 – 40 viên.

Những lưu ý khi dùng hoàng bá

Khi sử dụng hoàng bá người bệnh cần lưu ý đến một số điều sau:

  • Cần phải bào chế sạch vỏ thân cây để oại bỏ các vi khuẩn gây hại, loại bỏ tạp chất
  • Đối với những người bị dị ứng hoặc bị mẫn cảm với các thành phần nào của thuốc tuyệt đối không dùng
  • Các đối tượng bị tiêu chảy do hệ thống tiêu hóa rối loạn, tỳ hư, vị yếu tuyệt đối không được dùng
4.5 / 5 ( 4 bình chọn )

Từ khóa » Hoàng Bá Có Tác Dụng Gì